Chuyên đề Đẩy nhanh áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ở công ty Da Giầy Hà Nội

Mục lục

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý môi trường 3

I- Hệ thống quản lý môi trường 3

1.ISO và sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3

2.Sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 4

3.Các nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6

4.Một số nét cơ bản về bộ tiêu chuẩn 7

5.Lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLMT theo ISO 14000 11

6.Khó khăn khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 11

7.Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 9000 12

8.Thực trạng áp dụng ISO 14000 trên thế giới 12

II-Chứng chỉ ISO 14001 13

1.Giới thiệu chung về ISO 14001 13

2.Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 14

3.Quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 18

4.Lợi ích của việc thực hiện ISO 14001 21

5.Các điều kiện cần thiết để áp dụng ISO 14001 21

6.Thực trạng áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 22

Phần II:Hoạt động môi trường tại Công ty Da Giày Hà Nội 24

I-Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24

1.Giai đoạn 1912-1958 24

2.Giai đoạn 1958-1970 24

3.Giai đoạn 1970-1990 24

4.Giai đoạn 1990 cho đến nay 25

II-Một số đặc điểm của Công ty Da Giày Hà Nội 26

1.Cơ cấu quản lý 26

2.Sản phẩm và thị trường 30

3.Đặc điểm về nguyên vật liệu 32

4.Đặc điểm về công nghệ trang thiết bị máy móc 34

5.Đặc điểm về lao động 37

6.Một số kết quả kinh doanh Công ty đạt được những năm gần đây 40

III-Thực trạng hoạt động môi trường tại Công ty Da Giày Hà Nội 42

1.Thực trạng môi trường 42

2.Hoạt động quản lý môi trường 45

Phần III: Phương hướng và biện pháp tạo các điều kiện cần thiết áp dụng ISO 14000 tại Công ty Da Giày Hà Nội 52

I-Phương hướng 52

II-Các yêu cầu và điều kiện cần thiết để áp dụng ISO 14001 53

1.Thu hút được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhà quản lý cấp cao nhất 53

2.Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, của toàn thể CNV trong Công ty 55

3.Phải chú ý đến tính đồng bộ và nhất thể hoá của hê thống quản lý 56

4.Cần coi trọng việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường và thực hiện "sản xuất xanh" 59

5.Chi phí áp dụng quản lý môi trường ISO 14000 60

6.Triển khai việc đánh giá chu trình sản phẩm 63

III-Biện pháp 63

1.Tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường 64

2.Đào tạo và nâng cao nhận thức CBCNV về ISO 14000 65

3.Áp dụng công cụ 5S 65

4.Kết hợp ISO 9000, ISO 14000 , SA 8000 68

KẾT LUẬN 69

Tài liệu tham khảo 80

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy nhanh áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ở công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, duy trì an ninh trật tự trong công ty, theo dõi chấp hành nội quy, quy chế đã đề ra, công tác quân sự và tuyển dụng quân sự hàng năm. 1.2 Phòng tiêu thụ nội địa Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Lập kế hoạch cụ thế từng đợt cho sản xuất kinh doanh sản phẩm tiêu thụ nội địa và chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến khách hàng, quản lý đại lý và tiêu thụ giầy. Bộ máy quản lý của công ty Da Giầy Hà Nội Giám đốc công ty Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh TT.Kỹ thuật - mẫu Phòng QLCL Xí nghiệp cao su Xí nghiệp giầy vải Phòng TT-nội địa Xí nghiệp giầy da Xưởng cơ điện Phòng tổ chức bảo vệ Phòng hành chính (VP) (Văn phòng) Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Liên doanh Hà Việt-TungShing Trợ lý giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng giúp lãnh đạo công ty trong việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu tiêu thụ để xác định lỗ lãi.Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, theo dõi tình hình tài chính và tài sản. Phòng còn thực hiện báo cáo với ban giám đốc và cơ quan chức năng Nhà nước về tình hình tài chính của công ty. Phòng xuất nhập khẩu Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm xuất hoặc uỷ thác xuất sản phẩm của công ty theo hợp đồng ký kết với khách hàng, nhập khẩu vật tư, máy móc cần thiết theo nhu cầu của sản xuất, gọi vốn đầu tư nước ngoài. Phòng tổ chức-bảo vệ Phòng còn thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự, an toàn cho công ty thực hiện các chức năng liên quan đến vấn đề nhân sự trong công ty. Phòng quản lý chất lượng (phòng ISO) Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật công ty Phòng có chức năng theo dõi, kiểm tra các quy trình công nghệ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm.Xây dựng và thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có chức năng phát triển thị trường, quản lý chung các hoạt động trong toàn công ty, chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. Trung tâm kỹ thuật-mẫu Trung tâm có chức năng nghiên cứu mẫu, chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp để sản xuất hàng loạt, tham gia kiểm soát, điều chỉnh quy trình công nghệ kỹ thuật chế biến của các xí nghiệp. Xưởng cơ điện Xưởng thực hiện chức năng duy trì năng lực hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong công ty ;phát triển năng lực thiết bị ;đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, sát hạch trình độ bậc thợ cho đội ngũ cán bộ công nhân sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cho công ty. 2.Sản phẩm và thị trường 2.1 Sản phẩm Trước khi chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mặt hành truyền thống công ty là da thuộc. Các sản phẩm thuộc gia gồm có : -Da cứng (trâu đế mỏng, đầu đế mỏng, bụng đế mỏng). -Da mềm (Bò Boxcal, da lợn bóng). -Keo công nghiệp. Sau khi chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính của công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.Đây là mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều và thời tiết, mùa vụ và kiểu dáng thời trang.Vì thế trong điều kiện hiện nay đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng công ty đã tung ra thị trường các sản phẩm chủ yếu sau: -Giầy vải cao cấp dùng cho du lịch và thể thao. -Giầy dép nữ thời trang các loại. -Giầy dép giả da xuất khẩu các loại. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các loại máy móc thiết bị dụng cụ cơ điện, cơ khí, nguyên phụ liệu cho ngành da, hóa chất và hàng tiêu dùng.Tuy nhiên, do đặc điểm phương thức kinh doanh và sản phẩm nên các mặt hàng của công ty chủ yếu để xuất khẩu doanh thu xuất khẩu được thể hiện theo biểu sau: Biểu 2: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty da giầy Hà Nội Đơn vị :nghìn đôi Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng các loại (%) Giầy vải 0 0 100 507 1400 76, 2 Giầy da 19 25 7 43 98 6, 5 Giầy thể thao 0 0 15 105 204 15, 8 Sản phẩm khác 0 0 3 10 60 1, 5 Tổng 19 25 125 665 1752 100 Qua bảng ta thấy các mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là giầy vải.Lý do giầy vải và giầy thể thao chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường EU mà người tiêu dùng ở đây có sở thích tiêu dùng giầy vải và giầy thể thao. 2.2 Thị trường Công ty Da Giầy Hà Nội sản xuất và kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm hoạt động trên phạm vi cả nước và nước ngoài.Do đó sản phẩm công ty được tiêu thụ trên nhiều thị trường khác nhau. 2.2.1 Thị trường nội địa Đối với thị trường nội địa hiện nay sản phẩm của công ty tiêu thụ số lượng không lớn, chỉ khoảng 7-8 triệu đôi giầy da và 30 triệu đôi giầy dép các loại.Hoạt động phục vụ thị trường trong nước thông qua các đại lý và ký kết hợp đồng làm sản phẩm cho khách hàng.Do mới chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh giầy dép nên khả năng cạnh tranh so với công ty khác như :Giầy Thượng Đình, Vina Giầy…vẫn còn kém, chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.Các đại lý chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.ở Hà Nội, hiện nay có khoảng 20 đại lý sử dụng để chào hàng với mục đích giới thiệu sản phẩm chứ chưa lấy mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu 2.2.2 Thị trường nước ngoài Đối với sản xuất xuất khẩu, sản phẩm Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trước sản phẩm của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.Kết quả kinh doanh xuất khẩu công ty thể hiện ở biểu 3. Theo những thông tin khai thác thị trường và từ phía khách hàng của phòng xuất nhập nhẩu Công ty Da Giầy Hà Nội, bắt đầu vào vụ giầy năm 2001, số lượng đơn hàng giầy vải giảm hẳn so với các vụ trước. Đây cũng là tình trạng chung đối với tất cả các công ty sản xuất giầy dép xuất khẩu của Việt nam. Nguyên nhân chính là do khách hàng Tây âu và các công ty thương mại môi giới kinh doanh giầy đều tập trung chủ yếu vào Trung Quốc do thị trường này đáp ứng được hầu hết các nhu cầu chính của khách hàng về mẫu mã, giá gia công thấp. Biểu 3: Kết quả xuất khẩu của công ty năm 2000 Diễn giải Số lượng (đôi) Giá trị (USD) 1.Tổng giá trị xuất khẩu(FOB) 628181 1105170 Trong đó :-Giầy vải 518495 783067 -Giầy da 109686 322103 2.Tổng kim ngạch xuất khẩu từng nước a-Giầy vải Đức 148518 340329 Thuỵ sỹ 179125 143300 Hungary 10000 10300 Pháp 85160 108704 Hà Lan 51500 90125 ý 10280 23699 Bỉ 12648 13280 Anh 21246 53330 b-Giầy da ý 10002 8698 Taiwan, Korea 38940 6425 Thụy Điển 4608 44621 Newzealan 1572 1886 úc 15600 56784 Anh 38964 218812 Nhìn vào bảng trên, ta thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty hiện nay là Anh, Pháp, Đức.Năm 2000, giá trị xuất khẩu sang thị trường Anh là 53330 USD, chiếm 25%; Pháp chiếm 10%.Đức chiếm 31%.Như vậy thị trường EU là rất quan trọng. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguồn nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại, bởi trên một đôi giầy vải có thể cần đến 50 loại vật tư khác nhau. Do đó, đặc tính của nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm nên công ty đã phân công nhiệm vụ cho bốn phái viên vật tư (trực thuộc phòng XNK công ty) lo các loại vật tư trong nước phục vụ sản xuất các chủng loại giầy dép. Các vật tư nhập khẩu (chủ yếu là da lợn, da bò...và vải) mà nguồn trong nước khan hiếm hoặc không sẵn có do các cán bộ nghiệp vụ phòng XNK và phòng kinh doanh thực hiện. Vật tư dùng sản xuất giầy vải đa số là công ty tìm nguồn mua trong nước, ngay cả các vật tư chính như vải các loại, cao su và xăng keo, hoá chất. So với giầy vải, sản xuất giầy da cần ít chủng loại nguyên vật liệu hơn nhưng nguyên liệu chính lại chủ yếu là nhập khẩu. Nguyên vật liệu chính cho sản xuất giầy da là giả da PVC, PU và da các loại như: da bò, da lợn, da dê, da cừu, da cá sấu... Thị trường nhập khẩu da chủ yếu của công ty là các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Ngoài ra cả hai loại giầy vải và giầy da cần rất nhiều loại phụ liệu và hoá chất khác như ô dê, dây giầy, tem mác, thùng hộp đóng giầy, bìa tẩy, tẩy gò, xăng keo, nước thoát, nước xử lí... Đế giầy cũng là nguyên liệu chính trong sản xuất giầy dép các loại. Hiện tại, Công ty Da Giầy Hà Nội có một xưởng cao su chuyên thực hiện ép các loại đế theo khuôn đế khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, do tính chuyên môn hoá chưa cao nên xưởng mới chỉ thực hiện được những loại đế cao su đơn giản, còn đế TPR và đế PU hoặc PVC thì chủ yếu là mua của các xí nghiệp chuyên sản xuất đế trong nước hoặc nhập tại chỗ từ Công ty giầy Yên Viên, Xí nghiệp giầy Đình Bảng (liên doanh với Đài Loan)... Về giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 70% còn lại là các nguyên vật liệu phụ. Gọi là các nguyên vật liệu phụ nhưng chúng đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. Điển hình là các hoá chất, không góp phần tạo nên thực thể của thành phẩm nhưng nó lại là yếu tố không thể thiếu trong việc hoàn thiện các tính chất lí hoá của sản phẩm. Mặt khác, việc tăng tỉ trọng nguyên liệu trong nước trên sản phẩm sẽ giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm, chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, tăng được lợi nhuận. Hiện tại, công ty đã có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định như: Nhà máy thuộc da Vinh-Nghệ An; Cơ sở thuộc da Đặng Tư Kí-T.P Hồ Chí Minh; Giả da Phú Vinh-Hải Phòng; Dệt 19-5... 4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị máy móc Quá trình sản xuất giầy vải và giầy da đều tuân theo quy trình công nghệ của TT. Kĩ thuật-Mẫu. Khi thực hiện sản xuất ở các công đoạn, các phân xưởng, ở từng xí nghiệp phải làm đúng theo mẫu đối đã được kí nhận bởi giám đốc TT. Kĩ thuật Mẫu. Sự phân chia giầy vải và giầy da chỉ mang tính chất phân loại theo hai nguyên liệu chính là vải và da chứ chưa nói lên được về mặt kĩ thuật của quy trình sản xuất. Nhìn chung việc sản xuất giầy dép phải giải quyết ba vấn đề: việc pha cắt nguyên liệu ban đầu, việc lắp giáp hoàn chỉnh mũ giầy, việc định hình mũ giầy trên phom và giáp đế giầy hoàn thiện. Các vấn đề này nảy sinh một cách tự nhiên trong quá trình sản xuất được con người giải quyết một cách thông minh, hợp lý và hành thành quy trình sản xuất ngày càng hoàn thiện với các công nghệ cắt-may và gò, ráp đế giày. Công nghệ pha cắt nguyên liệu làm giày dép: Pha cắt nguyên liệu ban đầu theo mẫu thiết kế nhằm chuẩn bị đồng bộ các chi tiết mũ giầy đế giầy của một kiểu giầy nào đó theo số lượng cần sản xuất.Các phương pháp pha cắt phổ biến hiện nay là phương pháp vạch trì cắt kéo, phương pháp pha cắt bằng khuôn chặt máy chặt, phương pháp pha cắt nguyên liệu bằng dao trổ trên thớt mềm. Chẳng hạn, đối với nguyên liệu da khi pha cắt da lót cừu làm mũ giầy được tiến hành như sau : Bắt đầu cắt từ chân sau bên trái Các chi tiết được đặt dọc theo chiều bai ít nhất -Khi cắt nên cắt thẳng hàng -ở vùng da chân sát bụng và vai cắt những chi tiết chất thấp hơn Công nghệ may mũ giày: Dùng đường may lắp ráp các chi tiết mũ giày đồng bộ thành mũ giày hoàn chỉnh.Ví dụ, quy trình may giày thuyền: -Kết cấu giày thuyền gồm có: các chi tiết ngoài (lắc liền má ngoài và má), các chi tiết lót (lót má, lót lắc, lót hậu), các chi tiết tăng cường (lắc, má, dải vải gia cố mép gấp). -Trình tự lắp ráp: Chuẩn bị Lắp ráp hoàn chỉnh các chi tiết ngoài Lắp ráp hoàn chỉnh các chi tiết lót Lắp ráp phần trong (lót) với bên ngoài. Hoàn thiện và kiểm tra mũ giày Công nghệ gò, ráp dế: Khi đã có mũ giày hoàn chỉnh tại bộ phận sản xuất tiếp theo với một công cụ quan trọng quyết định kiểu dáng giày, dép là phom. Quá trình tạo dáng giày trên phom được thực hiện thông qua động tác gò (thực chất là áp sát và kéo căng mũ giày trên phom) và một số công việc hỗ trợ để nâng cao hiệu quả tạo dáng và định hình. Sau khi gò mũ giày lên phom tiến hành lắp ráp đế giày tạo mối liên kết bền vững giữa mũ giày và đế giày, làm các công việc hoàn thiện đưa ra sản phẩm giày dép hoàn chỉnh. Căn cứ vào lực tác động lên mũ giày khi gò thì có các phương pháp gò khác nhau như gò trên, gò dưới, gò cưỡng bức. Căn cứ vào chất liệu và biện pháp tạo mối liên kết bền vững giữa mũ giày và đế giày có các phương pháp ráp đế khác nhau như phương pháp dán, phương pháp khâu, phương pháp dùng kim loại để tán, đóng đinh. Nếu tính từ thời điểm năm quý II năm 1999 trở về trước, máy móc và trang thiết bị của Công ty Da Giầy Hà Nội có giá trị trung bình, phần lớn là những máy móc đã lạc hậu và hao mòn hết. Nhận thức được tầm quan trọng trên quý III năm 1999, Công ty đã đầu tư mua mới hai dây chuyền sản xuất giầy vải cho năng suất cao. Trong thời gian chuẩn bị các điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 đầu năm 2000, Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới thay thế thiết bị lạc hậu đã hao mòn hết và đồng thời đầu tư nâng cấp, sửa chữa những máy móc, thiết bị đã cũ nhưng còn tận dụng được. Biểu 4 : Một số máy móc thiết bị mua đầu năm 2000 Tên MMTB Số lượng Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá (VNĐ) Giá trị còn lại (tính đến 1/1/2001) 1. Máy gò mũi 1 2000 213.982.000 196.150.000 2. Máy gò hậu 1 2000 92.320.000 84.627.000 3. Máy bồi vải 1 2000 265.072.000 242.983.000 4. Nồi lưu hoá 1 2000 319.765.000 293.118.000 5. Máy thử độ uốn dẻo 1 2000 40.565.000 37.184.000 6. Dàn ép đế 1 2000 419.640.000 384.670.000 7. Máy cán 450 1 2000 152.343.000 139.647.000 8. Máy ra hình 1 2000 129.703.000 118.894.000 9. Máy ép sáu chiều 1 2000 113.600.000 104.133.000 10. Bình tích áp 1 2000 12.205.000 11.187.000 11. Máy định vị 1 2000 5.335.000 4.890.000 Tổng 11 1.764.530.000 1.617.483.000 Theo báo cáo ngày 1/1/2001 của phòng tiêu thụ nội địa, Công ty Da Giầy Hà Nội hiện có khoảng 68 chủng loại máy móc, thiết bị chuyên phục vụ sản xuất giầy dép với tổng giá trị theo nguyên giá là khoảng 13 tỉ đồng.Bước vào năm 2001, sau khi được cấp chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, Công ty đã quyết định đầu tư hơn 3 tỉ đồng để mua sắm thêm máy móc, thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhà xưởng, phòng làm việc...tạo cơ sở và điều kiện cho môi trường làm việc của công nhân viên. Cùng với sự đầu tư thoả đáng cho mua sắm máy móc, thiết bị, Công ty Da Giầy Hà Nội đã có chương trình đào tạo cho người sử dụng tiếp cận và vận hành thiết bị mới có hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng chú ý tới kế hoạch kiểm tra định kì máy móc, thiết bị để bảo dưỡng và kịp thời sửa chữa những máy móc hỏng. 5. Đặc điểm về lao động Theo bảng thống kê cán bộ công nhân viên trong Công ty tính đến hết tháng 6-2001 của phòng tổ chức thì tổng số lao động trong công ty là 1058 người. Cụ thể, ta có thể theo dõi ở bảng bên. Theo bảng thống kê lao động nữ chiếm đa số 61, 1% (651người) trong tổng lực lượng lao động của Công ty, chủ yếu là lao động phổ thông trực tiếp sản xuất, còn lại lao động gián tiếp và làm quản lí không nhiều. Số lao động phổ thông nữ làm việc tập trung ở các phân xưởng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo của người phụ nữ và nhìn chung công việc đều khá nhẹ nhàng như: phân xưởng chặt, phân xưởng may, phân xưởng gò và phân xưởng hoàn tất. Trong khi đó lao động nam chiếm tỉ trọng 36, 5% (407 người) lại có tỉ lệ lao động là quản lí và nhân viên văn phòng nhiều hơn nữ. Lao động phổ nam thông lại chủ yếu phân bổ ở các xưởng cơ điện, xưởng cán, xí nghiệp cao su...là những công việc đòi hỏi sự nặng nhọc và tính kỉ luật cao. Do tính chất sản xuất trực tiếp nên số lao động phổ thông trực tiếp trong công ty rất đông, theo thống kê là 781 người (chiếm 74%), còn lại 277 người (26%) là nhân viên văn phòng và quản lí. Trong số 90 người làm công tác quản lí có tới 62 người (69%) tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học. Con số này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lí có kiến thức về kinh tế, tài chính và quản lí nhân lực của Công ty là khá mạnh. Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của công ty kể cả cán bộ làm công tác quản lí và công nhân dần dần được trẻ hoá. Số lao động dưới 25 tuổi khoảng 709 người (chiếm 67% tổng lực lượng lao động toàn công ty); số lao động trong độ tuổi từ 25-35 là 224 người (chiếm 21, 2%); số lao động trên 35 tuổi là 125 người (chiếm 11, 8%). Về trình độ tay nghề của công nhân, bậc thợ trong Công ty được thể hiện qua biểu đồ sau: Ta thấy công nhân bậc 1 và bậc 2 chiếm tỉ lệ rất cao (60, 69% và 32, 01%) trong khi đó số công nhân lành nghề (bậc 3 trở lên) lại rất ít. Đặc biệt thợ bậc 6, bậc 7 hầu như không có, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề của công nhân còn tương đối thấp, số lượng kĩ sư và công nhân bậc cao chưa có nhiều nên Công ty cần có những biện pháp thiết thực nhằm vừa lao động vừa đào tạo thêm nhiều công nhân có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân tỉ lệ thợ lành nghề trong Công ty còn thấp là do Công ty Da Giầy Hà Nội mới chuyển đổi từ thuộc da sang làm giầy dép từ hơn 3 năm nay nên số lượng công nhân mới còn nhiều, chưa được đào tạo hoàn chỉnh và chưa có kinh nghiệm nhiều, chủ yếu là vừa học vừa làm để quen công việc. Dự đoán của Công ty là trong vòng 5-10 năm tới, số lượng công nhân có tay nghề cao từ bậc 4-bậc 7 sẽ chiếm khoảng 40% tổng số công nhân trong toàn công ty. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển của một công ty. Vì vậy, chú ý đầu tư cho công tác phát triển và quản lí nguồn nhân lực là mối quan tâm đặc biệt của Công ty Da Giầy Hà Nội. Bảng thống kê CBCNV công ty Da Giầy Hà Nội Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2001 Người lập biểu 6. Một số kết quả kinh doanh của Công ty Da Giầy Hà Nội đạt được trong những năm gần đây. Năm 1999 đánh dấu một sự chuyển biến, một bước ngoặt lớn đối với Công ty Da Giầy Hà Nội. Đó là việc Công ty chuyển hẳn từ lĩnh vực thuộc da sang hoạt động sản xuất giầy xuất khẩu. Khi đó năng lực tài chính của Công ty còn yếu, bộ máy quản lí còn nặng nề, chưa hiệu quả. Đặc biệt Công ty thiếu những cán bộ chủ chốt, dày dạn kinh nghiệm về kĩ thuật, mẫu mốt cũng như cán bộ quản lí sản xuất, quản lí chất lượng sản phẩm. Được sự hỗ trợ và ủng hộ của Bộ công nghiệp, Tổng công ty Da giầy Việt nam, UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp trong ngành như Công ty Giầy Hiệp Hưng, Công ty Da Giầy Hà Nội đã bước đi những bước đầu vững chãi trên con đường mới. Dựa vào bảng thống kê một số kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty qua các năm sau đây, ta có thể có được cái nhìn sâu hơn về qúa trình phát triển của Công ty. Biểu 5:Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Do mở rộng sản xuất kinh doanh nên sản lượng sản xuất của Công ty hàng năm tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm cũng tăng cao. Cụ thể là, năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6, 594 tỉ đồng (từ 2.406 tỉ năm 1998 lên 9 tỉ năm 1999), ứng với tăng 274%.Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17, 29 tỉ đồng, vượt kế hoạch đề ra là 4, 29 tỉ và tăng 8.29 tỉ đồng (ứng với 92%) so với năm 1999.Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6, 26 tỷ đồng, ứng với tăng 407%. Sở dĩ sản lượng tăng mạnh trong hai năm 1999 và 2000 là do Công ty mới đưa vào khai thác 2 dây chuyền giầy vải và 1 chuyền giầy da cho năng suất cao. Cùng với việc tăng mạnh về sản lượng, Công ty đã nắm bắt nhanh chóng và kịp thời các thông tin thị trường và thông tin từ phía khách hàng do có một đội ngũ cán bộ Marketing có kinh nghiệm, được đào tạo cơ bản về kiến thức marketing thị trường trong nước, quốc tế và nghiệp vụ xuất khẩu. Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và một số hội chợ quốc tế ở cả phạm vi hội chợ chuyên ngành và hội chợ hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp đồng thời tích cực khai thác lợi thế thương mại điện tử qua hệ thống Internet, Website của công ty để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Kết quả, Phòng XNK của Công ty đã tìm và kí kết được nhiều đơn hàng giầy xuất khẩu có số lượng lớn, giá tốt và đã có nhiều khách hàng cam kết đặt hàng thường xuyên tại Công ty. Phòng tiêu thụ nội địa của Công ty cũng xúc tiến thiết lập các đại lí trên toàn quốc để thúc đẩy sản lượng tiêu thụ nội địa. Tính đến tháng 6/2001, Công ty đã có mạng lưới rộng lớn gồm 40 đại lí bán và giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Do đó doanh thu hàng năm của Công ty tăng tương ứng với sản lượng tiêu thụ: năm 1999 tổng doanh thu đạt 12 tỉ đồng, tăng 8, 2 tỉ (ứng với 223%) so với năm 1998; năm 2000 đạt 25 tỉ đồng, tăng 13 tỉ (ứng với 108%) và năm 2001, tổng doanh thu của Công ty đã đạt 53, 29 tỉ (kế hoạch đề ra là 29 tỉ). Doanh thu tăng mạnh chủ yếu do sản lượng giầy xuất khẩu tăng. Nếu kim ngạch XK năm 1998 chỉ đạt 23.000 USD thì năm 1999 đã đạt 450.000 USD tăng 427.000USD (ứng với 1856, 5%). Đến năm 2000 kim ngạch XK đã đạt 1.187.000 USD, tăng 737 USD (ứng với tăng 161%) so với năm 1999. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 1.528.000 USD-ứng với tăng 181%. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tăng cao liên tục qua các năm là do thị trường xuất khẩu cho sản phẩm giầy dép của Công ty ngày càng được củng cố, sản phẩm ngày càng có chất lượng ổn định, chiếm được lòng tin của khách hàng Châu âu. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Da Giầy Hà Nội được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị :triêu đồng Qua bảng trên ta thấy nổi nên một số điều quan trọng: doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng nhanh chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty là hướng về xuất khẩu. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 1999 nộp 350 triệu đồng, tăng 230 triệu (ứng với 192%) so với năm 1998; năm 2000 nộp 850 triệu, tăng 500 triệu (ứng với 142%) so với năm 1999. Và chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2001, số tiền nộp Ngân sách Nhà nước đã lên tới 850 triệu đồng, bằng với con số thực hiện của cả năm 2000. Trên đây là toàn bộ hoạt động của Công ty Da Giầy Hà Nội được đánh giá một cách tổng thể, qua đó ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh và hướng phát triển của Công ty. Để có được những kết quả nói trên, toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty đã phấn đấu không biết mệt mỏi, không ngừng học hỏi cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn khách hàng một cách tốt nhất. III-Thực trạng hoạt động môi trường tại công ty Da Giầy Hà Nội 1. Thực trạng môi trường của Công ty Với đặc thù sản xuất mặt hàng tiêu dùng có quy mô lớn, lượng nguyên liệu tiêu thụ phục vụ sản xuất hàng năm cao. Số lao động của doanh nghiệp đông nên trong những năm qua Công ty luôn kết hợp công tác bảo vệ môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nằm trên đường Tam Trinh bên bờ sông Kim Ngưu, có cơ sở sản xuất nằm ở ngoại ô thành phố, ít dân cư. Đằng sau là một hồ nước lớn sẽ tạo không khí mát mẻ cho khu sản xuất.Tuy nhiên, Công ty nằm ngay cạnh Công ty Giầy Thăng Long cùng sản xuất ngành da giầy nên cần phải có sự hợp tác trong công tác môi trường. Chẳng hạn, cảnh quan khoảng sân của Công ty giáp với khu sản xuất Công ty Giầy Thăng Long nên dễ gây tiếng ồn, không khí bụi. Xây dựng cơ sở sản xuất có tính khoa học đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn. Công ty xây dựng hệ thống thoát nước và đường đi lại bao quanh vừa thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa vừa thuận lợi cho công tác cứu hoả và tạo khoảng cách với môi trường dân cư. Công ty đang đầu tư xây dựng khu văn phòng hai tầng khang trang vì hiện nay các phòng ban tạm thời làm việc tại dãy nhà cấp 4. Khu văn phòng nằm gần cửa ra vào Công ty, tách biệt khu sản xuất, trong đó xí nghiệp cao su tách riêng một khu để hạn chế những yếu tố ảnh hưởng môi trường và xí nghiệp giầy vải, xí nghiệp giầy da một khu. Tại xí nghiệp các dây chuyền sắp xếp một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho nhau, tổ chức bộ phận bồi và in, chặt và may, các dây chuyền và gò theo hướng tập trung về một mối (theo công nghệ) nhằm tận dụng triệt để và phát huy năng lực sản xuất tổng hợp của từng bộ phận này và góp phần vào công tác điều độ kế hoạch chung trong toàn Công ty. Công ty đã trồng nhiều cây xanh, giữa khoảng sân xây biểu tượng Công ty kết hợp đài phun nước tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp cho Công ty. Nhà xưởng được xây dựng thông thoáng do Công ty lắp đặt hệ thống đèn Nêon chiếu sáng kết hợp ánh sáng tự nhiên để đảm bảo công nhân thao tác các công đoạn chính xác. Đồng thời, hệ thống thông gió thổi mát trong nhà xưởng cũng được quan tâm bằng việc mở rộng nhiều cửa sổ, tận dụng thông gió tự nhiên và quạt trần với công suất lớn tạo sự luân chuyển không khí. Tuy nhiên, vào mùa hè với nhiệt độ cao trong nhà xưởng không khí vẫn oi bức do hệ thống xử lý bụi,quạt thông gió chưa đầu tư đầy đủ. Đặc biệt, do nguyên liệu sản xuất của Công ty là da, cao su, chất hoá học...nên có nhiều mùi dễ gây độc hại đối với người lao động nên các hệ thống xử lý mùi là cần thiết taị các xí nghiệp. Nhìn chung cảnh quan môi trường Công ty tạo hạn chế các tác động gây ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên, các chỉ tiêu mức gây ô nhiễm môi trường chưa có vì công ty chưa tiến hành các hoạt động đánh giá chính thức.Trong sản xuất công ty chỉ phân loại các thiết bị gây tác động môi trường và xử lý chưa triệt để và hiệu quả. Xưởng cơ điện có chức năng quản lý các thiết bị liên quan đến môi trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8401.DOC
Tài liệu liên quan