Chuyên đề Điều tra tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản ở địa bàn Đồng Hới, Quảng Bình

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I. Tình nuôi thuỷ sản ở tỉnh quảng bình 2

II. Một số bệnh điều tra trên tôm 3

1. Bệnh trên tôm thẻ chân trắng 3

1.1. Bệnh đốm trắng ( White spot disease ) 3

a) Những hiểu biết chung về bệnh đốm trắng 3

* Bệnh đốm trắng do virus 3

Tác nhân gây bệnh: 3

Hình 3: Cấu tạo của virus đốm trắng 3

Dấu hiệu bệnh lý 3

1.2 Bệnh đỏ thân 7

a) Những hiểu biết chung về bệnh đỏ thân 7

Tác nhân gây bệnh 7

Dấu hiệu bệnh lý 7

Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh 8

1.3 Bệnh đen mang 9

a) Những hiểu biết chung về bệnh đen mang 9

Tác nhân gây bệnh 9

Dấu hiệu bệnh lý 9

Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh 9

1.4 Bệnh mòn đuôi, cụt râu 10

a) Những hiểu biết chung về bệnh mòn đuôi, cụt râu 11

Tác nhân gây bệnh 11

Dấu hiệu bệnh lý 11

Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh 11

2. Bệnh trên tôm sú 12

2.1 Tình hình dịch bệnh 12

2.2 Phòng bệnh 14

II. BỆNH TRÊN CÁ 16

1 Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ 16

2. Hội chứng lở loét trên cá chim trắng 17

3. Bệnh nấm thuỷ mi . . 18

C. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP.21

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Điều tra tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản ở địa bàn Đồng Hới, Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn tỉnh chỉ có khả năng sản xuất và dịch vụ được khoảng 65 triệu con (trong đó sản xuất được 17,7 triệu con PL15 tôm sú), chiếm 24,5% lượng tôm giống cung ứng trên địa bàn. Năm 2010 Trung tâm đã chủ động sản xuất và dịch vụ trên 30 triệu con giống tôm sú và 70 triệu con giống tôm thẻ nhằm đáp ứng khoảng 30-35% nhu cầu giống thủy sản mặn lợ trong toàn tỉnh. II. Một số bệnh điều tra trên tôm 1. Bệnh trên tôm thẻ chân trắng 1.1. Bệnh đốm trắng ( White spot disease ) a) Những hiểu biết chung về bệnh đốm trắng * Bệnh đốm trắng do virus Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh đốm trắng là virus hội chứng đốm trắng (WSSV) hoặc virus đốm trắng (WSV), loại virus có DNA mạch đôi (dsDNA). - Về đặc điểm của nhóm virus này là: Hình que, chiều dài từ 250 – 380 nm, chiều ngang từ 80 – 120 nm - Về cấu tạo cơ thể gồm có 3 phần là: Nhân dsDNA, vỏ (capsid) và màng vỏ ( glucid, lipid, protein, men ). Hình 3: Cấu tạo của virus đốm trắng Dấu hiệu bệnh lý - Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng thường thể hiện dấu hiệu khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút rõ ràng, cá biệt có trường hợp tăng cường độ bắt mồi hơn bình thường, sau vài ngày mới có dấu hiệu bỏ ăn. - Tôm bệnh thường dạt bờ, bơi lờ đờ với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vỏ kitin, đặc biệt là các đốm trắng tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cùng. Những đốm trắng thường có đường kính từ 0.2 – 2 mm - Tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỷ lệ chết cao, có thể tới 90 – 100% trong vòng 3 – 7 ngày. - Thường liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân. - Những dấu hiệu khác: đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ, bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám. Hình 4: Tôm bị bệnh đốm trắng, vỏ đầu ngực thấy rõ các đốm trắng + Dấu hiệu bệnh tích: Những tế bào bị nhiễm virus có nhân tế bào phình to, trong đó có chứa chất duy nhất một thể vùi (Inclusion bodies) hình cầu hoặc hình trứng bắt màu thuốc tím hồng của Hematoxylin. Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra dịch bệnh đốm trắng như: - Do con giống có mang mầm bệnh. Theo phản ánh của người nuôi ở vùng nghiên cứu thì mặc dù hầu hết các hộ đều sử dụng con giống đã qua kiểm dịch (trừ một số hộ sử dụng con giống Trung Quốc chưa qua kiểm dịch) nhưng do khâu kiểm dịch không đảm bảo nên con giống vẫn mang mầm bệnh. - Do môi trường nuôi không đảm bảo, người nuôi thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý các yếu tố môi trường (không đo nhiệt độ, hàm lượng khí độc thường xuyên), trong khi đó người nuôi lại thả với mật độ rất cao (trung bình 158 con/m2, có hộ còn thả với mật độ từ 200 – 300 con/m2). Trong khi theo khuyến cáo của ngành là từ 60 – 80 con/m2. Chính do mật độ lớn đã làm cho môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng và đây là môi trường “lý tưởng” để virus đốm trắng phá hoại. - Do lây lan từ hộ này qua hộ khác. Ở đây, ao nuôi của các hộ quá gần nhau; mặt khác hầu hết các hộ nuôi không sử dụng ao lắng, ao xử lý nước mà chủ yếu lấy nước vào và thải nước trực tiếp ra môi trường. Vì vậy khi một hộ nuôi bị nhiễm thì các hộ khác cũng không tránh khỏi. - Do các hộ nuôi không tuân thủ lịch thời vụ nên tôm dễ bị bệnh và vụ chính phải hứng chịu bệnh tồn lưu trong môi trường. Trong khi điều tra chúng tôi thấy một số hộ nuôi đang xuất bán tôm, một số hộ khác mới thả giống, còn một số hộ nữa thì đang cải tạo ao. Nói chung, ở đây không có sự thống nhất giữa các hộ nuôi. Đây cũng là nguyên nhân làm cho dịch bệnh dễ bùng phát. - Do công tác cải tạo ao sau khi tôm bị bệnh chưa đảm bảo nên nhiều hộ nuôi có tôm bị bệnh liên tục giữa các vụ nuôi. Biện pháp phòng bệnh + Đối với nguồn bệnh: - Sử dụng tôm bố mẹ không mang mầm bệnh trong sinh sản nhân tạo. - Chọn đàn giống không nhiễm virus bằng kỹ thuật PCR. - Hạn chế tối đa không để các loài giáp xác hoang dã nhiễm bệnh trở thành nguồn bệnh bằng cách khi có ao nuôi tôm bị bệnh không xả nước chưa xử lý ra kênh làm ô nhiễm nguồn nước. Nước ao khi bị nhiễm WSD cần dùng chlorine > 70 ppm để xử lý trước khi thải ra môi trường. - Khi có dấu hiệu bị bệnh phải vớt ngay những con lờ đờ, tấp mé và những con chết ra khỏi ao để tránh mầm bệnh lây lan. + Đối với nhân tố trung gian truyền bệnh: - Nhất thiết phải có ao lắng, nước được xử lý để ít nhất 5 ngày. Xử lý nước có thể dùng formol 30 – 50 ppm, clorine 30 – 60 ppm... để làm mất khả năng cảm nhiễm tự do của virus trong môi trường nước. Công nhân, dụng cụ cũng có thể là nhân tố trung gian truyền bệnh. + Đối với động vật cảm thụ: Tăng sức đề kháng cho tôm đặc biệt giai đoạn 1 – 2 tháng sau khi thả nuôi bằng cách: Quản lý tốt môi trường nuôi, quản lý tốt thức ăn, bổ sung vitamin C và khoáng vi lượng.. Biện pháp trị bệnh Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy một số loại thảo dược như dịch chiết cây chó đẻ răng cưa, cây cỏ sữa lá nhỏ, tỏi… có khả năng tốt trong điều trị bệnh đốm trắng gây ra trên tôm nuôi. Nhưng đến nay vẫn chưa có thống kê rõ ràng công dụng của những loại thảo dược này. *) Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Những năm gần đây, một hội chứng bệnh khác ở tôm có nhiều biểu hiện lâm sàng là các đốm trắng đã được xác định và thông báo với cái tên là “hội chứng vi khuẩn đốm trắng” (BWSS), (Wang và cộng sự 1999 – 2000). Vì những biểu hiện lâm sàng tương tự như vậy nên đã gây sự lúng túng trong khi kiểm tra sơ bộ bệnh đốm trắng bằng kỹ thuật PCR cơ bản, tôm có những biểu hiện lâm sàng của virus bệnh đốm trắng lại cho kết quả âm tính. Những ảnh hưởng lâm sàng của hội chứng vi khuẩn đốm trắng nhỏ hơn rất nhiều so với bệnh đốm trắng, mặc dù người ta lưu ý rằng nếu bị nhiễm nặng có thể làm giảm sự lột xác và tốc độ lớn. Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Bacillus subtilis Dấu hiệu bệnh lý: Tôm sinh trưởng bình thường không có dấu hiệu tôm bị chết. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra nhìn rõ hơn. Đốm trắng hình tròn nhỏ hơn đốm trắng của bệnh virus (WSSV). Soi mẫu tiêu dưới kính hiển vi, đốm trắng có dạng hình địa y, ở giữa rỗng khác với đốm trắng do virus có đốm đen ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong. Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ (Wangetal. 2000). b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra * Bệnh do virut - Mùa vụ xuất hiện: Sau 30-45 ngày - Tỷ lệ cảm nhiễm: > 50 % - Tỷ lệ chết: 40-50% => Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ lệ cảm nhiểm bệnh này tương đối cao, tỷ lệ chết từ 50-60 % gây thiệt hại đối với người nuôi. * Bệnh do vi khuẩn - Mùa vụ xuất hiện: Sau 30-45 ngày - Tỷ lệ cảm nhiễm: 35-40 % - Tỷ lệ chết: 20-30% Trái: Đốm trắng do vi khuẩn Phải: Đốm trắng do virus Hình 5: Sự khác biệt giữa đốm trắng do vi khuẩn và đốm trắng do virus 1.2 Bệnh đỏ thân a) Những hiểu biết chung về bệnh đỏ thân Tác nhân gây bệnh Bệnh do virus gây hoại tử cơ (infectious my one crosis virus IMNV) Dấu hiệu bệnh lý - Dấu hiệu đặc trưng là tôm bị đục phần cơ đuôi sau đó lan ra toàn thân. - Tôm mắc bệnh lúc đầu có dấu hiệu giảm ăn, nổi lên mặt nước. Khi bị nhiễm nặng tôm bơi lờ đờ, dạt vào bờ rồi chết. Tỷ lệ tôm chết có thể lên tới 40 – 60% trong ao nhiễm, thậm chí cao hơn. - Diễn biến của bệnh thường chậm, hiếm khi tôm chết hàng loạt. Lúc mới bị bệnh tôm chết rải rác vài con, sau đó chết nhiều hơn. - Mùa vụ xuất hiện: Bệnh này thường phát sinh khi nhiệt độ giảm thấp. Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh đỏ thân cũng tương tự như đối với bệnh đốm trắng. Biện pháp phòng bệnh - Sử dụng con giống và tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có qua kiểm dịch và không mang mầm bệnh. - Quản lý tốt các yếu tố môi trường, tránh hiện tượng để tôm bị sốc. Thường xuyên đo các yếu tố như: độ mặn, pH, DO, NH3, H2S, nhiệt độ nước … để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần quản lý tốt màu nước ao nuôi, điều tiết môi trường sinh thái cho phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của tôm, định kỳ dùng men vi sinh bón xuống ao nuôi, sử dụng thuốc tiêu độc… - Sử dụng tỏi giả hoặc một số loại thuốc trộn vào thức ăn để phòng bệnh và tăng khả năng đề kháng cho tôm. - Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, khả năng bắt mồi của tôm nếu thấy có hiện tượng bất thường thì phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử lý. Trị bệnh Cũng giống như các bệnh do virus khác, đối với bệnh đỏ thân thì phòng bệnh là chủ yếu còn việc trị bệnh là rất khó khăn và gần như không có hiệu quả. Khi tôm mắc bệnh ta trộn Phu-ran vào thức của tôm ( Thông tin khoa học - kỹ thuật Việt Hoa, 2002). Ngoài ra, hiện nay còn có một số thuốc khác nữa cũng được sử dụng. b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra - Mùa vụ xuất hiện: Sau 40-60 ngày - Tỷ lệ cảm nhiễm: 40-50 % - Tỷ lệ chết: 15-20 % 1.3 Bệnh đen mang a) Những hiểu biết chung về bệnh đen mang Tác nhân gây bệnh Bệnh đen mang có rất nhiều tác nhân gây ra cụ thể là: - Trong ao xảy ra hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm chất hữu cơ cao, các vật chất lơ lững trong ao sẽ bám vào mang tôm làm cho mang chuyển sang màu vàng, nâu, đen. - Tôm có hiện tượng bị đóng rong do các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu. - Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm Fusarium cũng làm xuất hiện các sắc tố màu đen. - Điều kiện pH của ao nuôi thấp, có nhiều ion kim loại nặng như sắt (Fe3+), nhôm (Al3+), muối của các kim loại này kết tụ trên mang tôm làm cho mang chuyển màu đen. Dấu hiệu bệnh lý - Lúc mới bị bệnh thì dấu hiệu không rõ ràng. Nhưng khi bị nặng tôm giảm ăn, quan sát trên mang tôm thấy có màu đen, có nhiều sinh vật bám bịt đầy mang tôm. - Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: Tôm có hiện tượng nổi đầu, bơi lờ đờ… Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh đen mang như: - Do nguồn nước lấy vào ao có mang mầm bệnh. - Do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh đen mang phát triển. - Do điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều điểm thuận lợi cho mầm bệnh sinh trưởng và phát triển tốt. - Do quá trình chăm sóc không đảm bảo, tôm yếu hoặc bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Biện pháp phòng bệnh - Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi tôm, cần xây dựng ao lắng bệnh cạnh ao nuôi, tránh lấy và thải nước trực tiếp ra môi trường. - Quản lý tốt môi trường ao nuôi bằng cách quản lý thức ăn, thường xuyên đo các chỉ tiêu lý, hoá như: nhiệt độ nước, độ mặn, NH3, H2S, pH... và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. - Thường xuyên Syphon đáy để loại bỏ các chất bẩn ra khỏi ao nuôi để hạn chế sự phát triển của vị khuẩn gây bệnh đen mang. - Sử dụng thuốc diệt khuẩn định kỳ hoặc khi môi trường ao nuôi trở nên xấu. - Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng khả năng đề kháng cho tôm. - Thường xuyên dùng men vi sinh (BRE-2, Actizyme), 3 lần/tháng; hoặc đường cát 1- 3 ppm, 3 ngày/lần. - Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy. Biện pháp trị bệnh Khi tôm bị mắc bệnh trước hết cần thay nước, thực hiện các biện pháp tiêu độc, dùng thuốc sát trùng như BKC, Formalin,... Ngoài ra cũng có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn. Nếu thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ cho kết quả rất khả quan. b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra * Bệnh do virut - Mùa vụ xuất hiện: Sau 30 ngày - Tỷ lệ cảm nhiễm: 20 % - Tỷ lệ chết: 2-5 % => Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ lệ cảm nhiểm bệnh này tương đối thấp cao, tỷ lệ chết từ 2-5%. 1.4 Bệnh mòn đuôi, cụt râu a) Những hiểu biết chung về bệnh mòn đuôi, cụt râu Tác nhân gây bệnh Bệnh mòn đuôi, cụt râu do vi khuẩn sống ký sinh trên tôm có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin gây ra. Dấu hiệu bệnh lý - Cũng giống như bệnh đen mang, lúc mới bị bệnh thường có dấu hiệu không rõ ràng nên nếu không quan sát kỹ rất khó phát hiện bệnh. - Khi bị nhiễm nặng, tôm có dấu hiệu giảm ăn, nổi lên mặt nước. Quan sát tôm bệnh thấy râu và đuôi bị ăn mòn. Nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh Nguyên nhân Tương tự như bệnh đen mang Biện pháp phòng bệnh - Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. - Quản lý tốt môi trường ao nuôi, tránh hiện tượng nước ao bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Thường xuyên syphon đáy để loại bỏ thức ăn dư và chất thải của tôm ra khỏi ao nuôi nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. - Định kỳ sử dụng men vi sinh. - Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể trộn thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Biện pháp trị bệnh Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh cần tiến hành khoanh vùng không để lây lan sang ao khác, đồng thời phải thay nước với lượng thích hợp. Sau đó đánh thuốc diệt khuẩn (dòng Cl2 hoặc dòng I2). Ngoài ra cũng cần trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho tôm. Đây là bệnh dễ chữa trị nên chỉ cần thực hiện tốt các biện pháp trên thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh. b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra - Mùa vụ xuất hiện: Sau 45-60 ngày - Tỷ lệ cảm nhiễm: 30-40 % - Tỷ lệ chết: 5-10% => Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ lệ cảm nhiểm bệnh này tương đối cao, tỷ lệ chết từ thấp nhưng ảnh hưởng đến chất lượng tôm. 2. Bệnh trên tôm sú 2.1 Tình hình dịch bệnh a) Bệnh thường gặp ở tháng nuôi đầu tiên: Theo điều tra, có 4 nhóm bệnh xuất hiện trong giai đoạn này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi. - Bệnh MBV: Tôm nhiễm MBV ở các mức độ khác nhau với tần suất khá cao (>50% số ao). Tuy nhiên, nhìn chung tôm bị nhiễm MBV chỉ ở mức nhẹ và tập trung chủ yếu ở các ao cũ tại khu nuôi tập trung. - Bệnh đốm trắng bộc phát và gây thiệt hại toàn bộ cho ao nuôi ở ngay tháng nuôi thứ nhất, khi tôm 27-30 ngày tuổi. Tuy nhiên tần suất xuất hiện khá thấp (7,3%). Trong quần đàn tôm bị chết do bệnh đốm trắng có trường hợp ghi nhận tôm chết đi kèm với dấu hiệu nhiễm virus đầu vàng. - Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nước ao và tôm bị phát sáng cũng được ghi nhận với tần suất xuất hiện khá thấp (<10%). - Bệnh đỏ thân xuất hiện ở cuối tháng nuôi đầu tiên và đi kèm với tôm bị nhiễm khuẩn. Trường hợp này có thể do vi khuẩn gây nên, khác với hội chứng đỏ thân đốm trắng làm tôm chết hàng loạt. b) Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ hai Ðây là giai đoạn tôm rất nhạy cảm với các mầm bệnh, nhất là đối với virus đốm trắng, đầu vàng, MBV... - Bệnh đốm trắng: Nhìn chung ở các ao được khảo sát, tôm chết do virus đốm trắng tăng hơn 8 lần so với tháng nuôi đầu, có thể phân làm 3: nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng, nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng và có thể cộng hưởng do virus đầu vàng, nhóm ao tôm chết do hội chứng đỏ thân đốm trắng. Tôm chết có độ tuổi từ 36-56 ngày nuôi, nhiều nhất là ở 40-50 ngày nuôi. - Bệnh MBV: Nhìn chung số trường hợp tôm bị nhiễm MBV giảm rõ rệt ( 50%, trong đó hầu hết các trường hợp đều đi kèm với mảng bám hoặc đóng rong. Có 4 trường hợp tôm bị nhiễm khuẩn và đỏ thân, các trường hợp này tôm đều nhiễm virus đốm trắng và bộc phát bệnh. - Bệnh hoại tử mắt: Bệnh này làm cho tôm mất khả năng định vị phương hướng, chúng bơi lờ đờ sát mặt nước, không ăn được và chết. Bệnh xuất hiện ít, lẻ tẻ, số lượng tôm bị bệnh chỉ vài con. - Bệnh mềm vỏ: Các trường hợp tôm bị mềm vỏ xảy ra ở tôm nuôi trong ao nước ngọt, độ kiềm và độ mặn rất thấp, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%). - Bệnh đỏ thân kèm theo sự biến đổi bất thường của khối gan tụy đã được ghi nhận, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%), các trường hợp này đều bị bộc phát bệnh đốm trắng một thời gian ngắn sau đó. c) Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ ba - Bệnh đóng rong: Hầu hết các ao (95%) đều ghi nhận trường hợp có tôm bị mảng bám, một số nhỏ trường hợp tôm bị đóng rong và ký sinh trùng. Tuy nhiên số lượng tôm bị bệnh này không lớn, đa số chỉ xuất hiện rải rác tần suất xuất hiện khá nhỏ (<5%). - Bệnh nhiễm khuẩn: Giai đoạn này bệnh nhiễm khuẩn nhìn chung tương đối phổ biến hơn và xuất hiện hầu như suốt thời gian trong tháng với cường độ nhiễm nặng, nhẹ khác nhau tùy thuộc nhiều vào điều kiện nước ao xấu hay tốt (chủ yếu là mức nhiễm bẩn hữu cơ). - Bệnh mềm vỏ: Hầu như ở các ao trường hợp tôm bị bệnh mềm vỏ rất ít thấy trong giai đoạn này, nếu có chỉ là vài cá thể được phát hiện trong mỗi quần đàn, chủ yếu trong trường hợp tôm nhỏ hay yếu, ăn yếu, sức khỏe yếu dẫn đến vỏ mềm. - Bệnh MBV: Ở hai tháng nuôi sau của vụ nuôi, MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu. - Bệnh đốm trắng: Hội chứng đỏ thân đốm trắng và bệnh đốm trắng tiếp tục xảy ra đầu tháng nuôi thứ 3, ở độ tuổi 65-70 ngày, gây chết rất nhanh, dẫn đến thiệt hại toàn bộ ao nuôi, tuy nhiên tần suất xuất hiện bệnh không cao (9,7%). c) Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ tư - Bệnh đóng rong: Nhìn chung giai đoạn này hầu hết các ao đều ghi nhận tôm có bị mảng bám kết hợp với nhiễm khuẩn, ngay cả những ao tôm bình thường, tuy nhiên số lượng cá thể rất ít. Trong điều kiện ao nuôi bị nhiễm bẩn hữu cơ khá nặng, tôm bị stress nhiều, tôm yếu và giảm khả năng tự làm sạch có thể là nguyên nhân chính gây bệnh. - Bệnh MBV: Trong giai đoạn này MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận là có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu. - Bệnh đốm trắng: Nhìn chung ở các ao theo dõi, giai đoạn này tôm không chết do bộc phát bệnh đốm trắng, chỉ ghi nhận trường hợp tôm yếu và bị tấp mé với số lượng rất ít cá thể mang dấu hiệu bệnh đốm trắng. 2.2 Phòng bệnh Ðể phòng bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, bà con nuôi tôm có thể tham khảo một số nguyên nhân chính sau đây dẫn đến bộc phát dịch bệnh trên tôm sú nuôi: a) Yếu tố ngoại cảnh - Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng đất nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc ở vùng chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ. - Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ, không đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh thoát không tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây nhiễm bẩn cho khu nuôi. Ðối với các khu nuôi bán thâm canh và thâm canh tập trung, việc không có hệ thống xử lý nước thải tốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiễm bẩn hữu cơ nghiêm trọng cho vùng nuôi chỉ trong vòng 2-5 năm. - Không ngăn chặn sinh vật mang mầm bệnh (trong đó tôm hoang dã, giáp xác nhỏ, phù du sinh vật, ấu trùng, côn trùng) xâm nhập dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm (đốm trắng, đầu vàng) tăng lên. b) Yếu tố kỹ thuật Ðây là khâu quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý ao, góp phần rất lớn cho vụ nuôi thành công. Các trở ngại thường gặp là: - Thiếu hệ thống thiết bị công trình phụ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường tối ưu cho tôm nuôi. - Không gây màu nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao nuôi thâm canh hiện nay) dẫn đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Ðây được xem là yếu tố rất quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. - Quản lý chất lượng nuớc ao: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH, nhiệt độ vượt khoảng cho phép...tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công. - Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm, làm tôm bị mềm vỏ, chậm lớn hoặc mang mầm bệnh. - Quản lý sức khỏe tôm nuôi: quan sát và ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu hiện bên ngoài của tôm, kiểm tra sự xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu vàng) để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. c) Chất lượng con giống Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi. - Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại. - Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác. - Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau. - Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng. d) Các yếu tố khác - Tiêu chuẩn hóa đối với các hệ thống công trình (hệ thống kênh mương, hệ thống ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải), các công trình hạ tầng phục vụ cho các khu vực nuôi bán thâm canh, thâm canh tập trung. - Hoạt động khuyến ngư và định kỳ tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi. - Ðề ra các giải pháp, các quy định bảo vệ cho cộng đồng khu vực nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như: biển báo ao có tôm bị bệnh, thông báo việc thải nước từ các ao có tôm bị bệnh. - Xây dựng các khuyến cáo về tính mùa vụ cho người nuôi tôm. II. BỆNH TRÊN CÁ 1 Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ a) Hiểu biết chung về bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ - Tác nhân gây bệnh: Do loài Reovirus gây ra. Nhân có mang ARN, không có vỏ, hình khối cầu. - Đặc điểm dịch tể học: Xuất hiện vào cuối xuân đầu hè ở nhiệt độ 24 – 300C. Gặp chủ yếu ở giai đoạn cá giống, giai đoạn trưởng thành ít gặp. - Dấu hiệu bệnh lý: + Có hiện tượng cá chết, màu sắc nhợt nhạt, xuất hiện trên thân và mang, da màu tối sẫm và nổi lờ đờ trên mặt nước. + Toàn bộ cơ quan bên trong bị xuất huyết. - Phương pháp chẩn đoán: + Dựa vào đặc điểm dịch tể học + Dấu hiệu bệnh lý + Phương pháp mô bệnh học - Phương pháp phòng, trị bệnh: + Áp dụng các biện pháp phòng chung. + Tiêm vacxin phòng bệnh b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra - Mùa vụ xuất hiện: cuối mùa xuân - Tỷ lệ cảm nhiễm: 40 – 50% - Tỷ lệ chết: 20 – 30% => Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ lệ cảm nhiểm bệnh này tương đối cao, tỷ lệ chết từ 20 – 30% gây thiệt hại đối với người nuôi, đặc biệt là ở giai đoạn cá giống. 2. Hội chứng lở loét trên cá chim trắng a) Hiểu biết chung về bệnh lở loét ở cá Tác nhân gây bệnh: Hiện nay cưa xác định được các tác nhân rõ ràng.khi nghiên cứu phát hiện ra các tác nhân sau: + Virus: Rhapdo virus, Bina virus. + Vi khuẩn: Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas. + Nấm: Achlyla, Saprolegnia. + Ký sinh trùng: nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ, giáp xác. + Yếu tố vô sinh: chất hữu cơ, khí độc, thuốc trừ sâu… tạo điều kiện cho dịch bệnh này phát triển. - Đặc điểm dịch tể học: + Ký chủ nhiễm bệnh: cá trê, trắm cỏ, lóc, tra, bống tượng… + Mùa vụ xuất hiện: Xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa ở miền Nam, ở miền Bắc: cuối xuân, đầu hè. Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện những đốm đỏ trên cơ thể, sau 1 thời gian các đốm đỏ hoại tử và lở loét, nội quan xuất huyết, ruột không có thức ăn. Cá bị nhiễm bệnh này ở trạng thái không bình thường, cá bơi chậm chạp hoặc bơi một cách điên loạn. Phương pháp chuẩn đoán: + Dựa vào dấu hiệu bệnh lý + Đặc điểm dịch tể học + Giải phẩu cơ quan nội tạng. - Biện pháp phòng, trị bệnh: + Phòng bệnh: Dùng vôi nung 20ppm rắc xuống ao 1 tuần/ lần. Sử dụng muối ăn NaCl 3 – 4% tắm trong vòng 5 – 10 phút. + Trị bệnh: Sử dụng thuốc tím 5ppm tắm cho cá trong vòng 10 – 30 phút. Sử dụng Oxytetracyline: 50 – 100g/ 1kg cá. Chế phẩm sinh học điều chế từ thảo dược KN – 04 – 12 với kiều lượng: 2 – 4g/ kg cá/ ngày. b) Nhận xét tình hình bệnh trong quá trình điều tra - Mùa vụ xuất hiện: Mùa xuân - Tỷ lệ cảm nhiểm: 20% - Tỷ lệ chết: 5 – 10% => Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ lệ cảm nhiểm và tỷ lệ chết bệnh này trên cá chim trắng tương đối thấp. 3. Bệnh nấm thủy mi Tác nhân gây bệnh Nguyên nhân gây ra bệnh này là 2 giống nấm thường có trong nước, nhất là nước bẩn và trong bùn ao là Saprolegnia và Achlya, thuộc họ Saprolegniaceae. Sợi nấm dài và trong, có phân nhánh hoặc không phân nhánh, không có vách ngăn. Phần dưới cắm sâu vào tổ chức cơ thể cá, phần trên lơ lửng trong nước trông như bông, vì thế người nuôi cá miền Nam gọi là bệnh "bệnh bọ gòn". Đặc điểm dịch tể học Bệnh nấm thủy mi có thể ký sinh và gây tác hại lớn cho các loài cá nước ngọt từ trứng (trong trại sản xuất giống) đến giai đoạn cá thịt. Mùa vụ phát triển: vào mùa xuân, mùa thu đặc biệt là mùa đông ở miền bắc. Nhiệt độ nước 18-25 oc Dấu hiệu bệnh lý Khi mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối sợi nấm đâm sâu vào khe của tổ chức da và mang của cá. Phần đầu lơ lửng trong nước có màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy, đen sẫm. Bệnh thường xảy ra ở cá mè, rô phi, tra bị thương... Khi nấm đã phát triển trong tổ chức của cá, điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản ở địa bàn Đồng Hới-Quảng Bình.doc
Tài liệu liên quan