MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương 1: Lý thuyết chung về chiến lựơc kinh doanh trong doanh nghiệp 3
I. Giới thiệu chung về chiến lược 3
1. Khái niệm 3
2. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4
II. Quy trình và phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh 5
1. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn (mục tiêu chiến lược) của doanh nghiệp 5
1.1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp 5
1.2. Mục tiêu chiến lược 6
2. Phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài doanh nghiệp 6
2.1. Môi trường vĩ mô 6
2.1.1 Môi trường kinh tế 7
2.1.2 Môi trường công nghệ 7
2.1.3 Môi trường văn hoá xã hội 8
2.1.4 Môi trường nhân khẩu học 8
2.1.5 Môi trường chính trị - Pháp luật 9
2.1.6 Môi trường toàn cầu 9
2.2. Phân tích ngành và cạnh tranh 9
2.2.1. Sự cần thiết của phân tích ngành và cạnh tranh 10
2.2.2. Mô hình năm tác lực 10
3. Phân tích, đánh giá và phán đoán môi trường bên trong doanh nghịêp 14
3.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp 14
3.2. Tình hình tài chính doanh nghịêp 15
3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp 16
3.4. Nguồn nhân lực 16
3.5. Hoạt động marketing 17
4. Lựa chọn định hướng chiến lược 17
4.1 Yêu cầu khi lựa chọn chiến lược 17
4.2 Lựa chọn định hướng chiến lược 18
5. Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với hai công việc trọng tâm: 20
Chương II: Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Công Trình Hàng Không 21
I. Giới thiệu chung về công ty 21
1. Thông tin chung, lịch sử hình thành và phát triển 21
2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của công ty 22
2.1. Cơ cấu tổ chức 22
2.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 22
II. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp 23
1. Định hướng các mục tiêu dài hạn của công ty giai đoạn 2008-2012 23
2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp 24
2.1 . Phân tích môi trường vĩ mô giai đoạn 2008-2012 24
2.1.1. môi trường kinh tế 24
2.1.2. môi trường công nghệ 25
2.1.3.môi trường văn hóa xã hội 26
2.1.4.môi trường nhân khẩu học 26
2.1.5.môi trường chính trị pháp luật 26
2.1.6. môi trường toàn cầu 27
2.2 Phân tích ngành và cạnh tranh 28
2.2.1 các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 28
2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp 29
2.2.3 Năng lực thương lượng của người mua 32
2.2.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 34
3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE: External factor Evaluation) 34
III.Phân tích môi trường bên trong Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không 38
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh trong thời gian qua 38
2.Tình hình đánh giá về chất lượng xây lắp công trình. 41
3. Bộ máy quản trị công ty 42
4. Tình hình tài chính doanh nghiệp 43
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ 48
6. Nguồn nhân lực của công ty 50
7. Hoạt động marketing 52
8. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE (Internal Factor Evaluation) 54
IV. Xây dựng ma trận SWOT và xác định các phần chiến lược 57
1. Các chiến lược S/O 58
2. Các chiến lược S/T 58
3. Các chiến lược W/O 59
4. Các chiến lược W/T 59
Chương III : Định hướng chiến lược và một số đề xuất 60
I. Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không 60
1. Lựa chọn chiến lược (S1,O2): chiến lược đa dạng hóa đồng tâm xây dựng tòa nha trụ sở làm văn phòng cho thuê 61
2. Lựa chiến lược ( S2, S4; T3) : Thực hiện chiến lược đạt chất lượng vượt trội. 63
II. Một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược của công ty 65
1. Xây dựng bản tuyên bố nhiệm vụ. 65
2. Hoàn thiện bộ máy quản lý chiến lược. 67
3. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing. 68
4. Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu dựa vào chiến lược giá bỏ thầu. 70
5. Huy động vốn và quản lý vốn một cách hiệu quả. 72
6. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo tuyển dụng và bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. 75
7. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong xây lắp. 77
8. Truyền đạt ý tương kinh doanh đã được xây dựng tới các thành viên của công ty. 81
III. Một số kiến nghị với tổng công ty Hàng Không Việt Nam 83
Kết luận 84
Danh mục tài liệu tham khảo 85
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp tăng: chiếm 0.52 điểm.
Do đó công ty cần đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố này để có hướng phát triển hợp lý. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tổng điểm theo trọng số trên của công ty CP công trình Hàng không là 2.78 điểm cao hơn mức trung bình là 2.5 là không nhiều. Điều này chứng tỏ là những yếu tố bên ngoài có tác động thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên có thể là do công ty chưa đánh giá đúng sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, phản ứng yếu trước những cơ chế, chính sách thay đổi thường xuyên của nhà nước
III.Phân tích môi trường bên trong Công ty cổ phần Công Trình Hàng Không
Trước khi đi sâu vào phân tích các nhân tố môi trường bên trong của DN, ta sẽ xem tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Và đánh giá về chất lượng xây lắp công trình của công ty trong thời gian gần đây để phục vụ cho việc xây dựng ma trận SWOT ở phần sau
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh trong thời gian qua
Đối với hoạt động xây lắp các công trình trong và ngoài ngành hàng không, bảo dưỡng, tu dưỡng đường bay, sân bay năm 2007:
Yếu tố đầu ra của Công ty qua hoạt động xây lắp, bảo dưỡng tạo ra các công trình hoàn xây lắp, bảo dưỡng thành thiện. Trong đó các công trình được các thực hiện trong miền Nam chiếm khá lớn và chiếm khoảng 70% doanh thu thu được từ hoạt động này. Như vậy thị trường trong Nam có sự hoạt động sôi nổi hơn thị trường ngoài Bắc. Trong nước công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn do vậy công ty luôn phải lập ra các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho mình. Năm 2006 doanh thu của công ty đạt 156.217.284.257 VNĐ, năm 2007 doanh thu chỉ đạt 115.263.395.351 VNĐ chứng tỏ doanh thu năm 2007 có giảm so với năm 2006 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 2.090.221.484 VNĐ trong khi lợi nhuận năm 2006 chỉ đạt 1.777.707.770 VNĐ. Điều này là do công ty đang áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm chi phí, giá thành của sản phẩm, nhằm tăng yếu tố cạnh tranh cho dầu ra của công ty.
Bảng 2: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Công trình Hàng Không năm 2003- 2007:
(ĐVT: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Tổng doanh thu
93,318
111,765
124,816
136,369
115,263
2
Doanh thu xuất khẩu
0
0
0
0
0
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
2,201
2,741
512
2,793
2,903
4
Lợi nhuận sau thuế
1,497
1,974
369
2,011
2,090
5
Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
6,931
10,339
12,262
10,257
9,930
6
Vốn lưu động bình quân trong năm
111,506
159,486
187,463
126,493
160,447
7
Số lao động bình quân trong năm
123
129
133
140
146
8
Tổng chi phí sản xuất năm
85,989
102,088
117,629
125,815
108,492
( Nguồn: theo số liệu báo cáo từ Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ngày 31/12/2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 của công ty cổ phần Công trình Hàng Không)
Bảng 3: Bảng thống kê sự tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính của công ty CP Công trình Hàng Không năm 2003- 2007:
(ĐVT: Triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
2004-2003
2005-2004
2006-2005
2007-2006
Tương đối
Tuyệt đối(%)
Tương đối
Tuyệt đối(%)
Tương đối
Tuyệt đối(%)
Tương đối
Tuyệt đối(%)
1
Tổng doanh thu
18,447
20
13,051
12
11,553
9
(21,105)
(15)
2
Doanh thu xuất khẩu
-
-
-
-
-
-
-
-
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
540
25
(2,229)
(81)
2,281
446
110
4
4
Lợi nhuận sau thuế
476
32
(1,605)
(81)
1,642
446
79
4
5
Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
3,408
49
1,923
19
(2,005)
(16)
(327)
(3)
6
Vốn lưu động bình quân trong năm
47,980
43
27,977
18
(60,970)
(33)
33,954
27
7
Số lao động bình quân trong năm
6
5
4
3
7
5
6
4
8
Tổng chi phí sản xuất trong năm
16,099
19
15,541
15
8,186
7
(17,323)
(14)
Qua bảng trên ta thấy sự biến động của các chỉ tiêu như sau:
Số lượng các công trình thi công: Nói chung qua các năm từ 2003-2007 số công trình thi công có tăng dần và rất ổn định.
Giá trị sản lượng xây dựng qua tăng nhanh qua các năm từ 2003 đến 2006 đặc biệt cao nhất năm 2006 đạt 116,717 triệu đồng. Sang năm 2007 giá trị sản lượng xấy dựng giảm xuống một chút đạt 95,481 triệu đồng, do một số công trình chưa quyết toán.
Doanh thu tăng dần từ 2003 đến 2005, nhưng giảm dần ở 2006 và 2007.
Lợi nhuận năm 2004 so với 2003 tăng 25%, nhưng 2005 so với 2004 thì giảm 81% do lợi nhuận của công ty năm 2005 quá thấp chỉ đạt 369tr. Sang năm 2006 thì lại tăng 446% so với 2005. Hai năm 2007, 2006 công ty kinh doanh khá tốt và có tăng trưởng mặc dù doanh thu giảm do các biện pháp tiết kiệm chi phí của công ty.
Giá trị tài sản cố định năm 2003, 2004, 2005 tăng dần do chế độ tăng đàu tư vào tài sản cố định, đến năm 2006,2007 giảm do thanh lý bớt tài sản cũ, lạc hậu..
Giá trị vốn lưu động tăng từ 2003 đến 2005, riêng 2006 giảmvà đến 2007 lại tăng lên.
Số lao động tăng dần các năm từ 2003 đến 2007.
Tổng chi phí sản xuất 2004 so 2003 tăng nhiều 19%, nhưng 2005 so với 2004 tăng ít hơn 15%, năm 2006 so với 2005 chỉ tăng 7% và năm 2007 sơ với 2006 thì đã là giảm được chi phí 14% chứng tỏ năm 2007 công ty đã áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí rất hữu hiệu.
2.Tình hình đánh giá về chất lượng xây lắp công trình.
Chất lượng xây lắp công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố tham gia vào quá trình thi công (chất lượng vật liệu; chất lượng cán bộ; công nhân; chất lượng máy móc thiết bị thi công…) cho nên để đánh giá chất lượng xây lắp của công trình ta phải đánh giá chất lượng của từng yếu tố tham gia vào công trình thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật đã được quy định trong tiêu chuẩn của bộ xây dựng và của công ty. Tuy nhiên ở đây để đánh giá giá trị tổng quát ta chỉ tính đến mặt giá trị ( tức là đánh giá giá trị xây lắp công trình thông qua đánh giá các thiệt hại của công ty về mặt giá trị do không đảm bảo chất lượng xây lắp gây ra)
Ví dụ như tỷ lệ thiệt hại do không đảm bảo chất lượng của trung tâm xuất nhập khẩu hàng không Arimex được tính bằng mức độ thiệt hại do không đảm bảo chất lượng xây lắp trên tổng giá trị xây lắp bằng 27.728.626/5.545.725.300=0.5%
Để đánh giá chất lượng xây lắp, hàng năm công ty cổ phần công trình Hàng Không thực hiện phân tích chất lượng xây lắp các công trình tương tự như đối với Arimex ở trên rồi tổng hợp số liệu để đưa ra bảng tổng hợp đánh giá chất lượng.
B ảng 4:Chất lượng xây lắp công trình của công ty Cổ phần Công trình Hàng không năm 2004-2007
Năm
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
Giá trị xây lắp
Tỷ đồng
84.5
86.7
103.7
127.3
Giá trị thiệt hại do không đảm bảo chất lượng
Triệu đồng
172
196
217
215
Tỷ lệ thiệt hại
%
0.2
0.23
0.21
0.197
Tỷ lệ thiệt hại trung bình
%
0.209%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chất lượng xây lắp công trình của công ty Cổ phần Công trình Hàng không những năm qua tương đối ổn định. Tỷ lệ thiệt hại do không đảm bảo chất lượng bình quân mỗi năm là 0.209%, tỷ lệ này không phải là quá cao song công ty còn có thể giảm xuống được nữa. Năm 2005 tỷ lệ thiệt hại do không đảm bảo cao nhất là 0.23% nguyên nhân là do một nhà xưởng khi thiết kế đấu thầu đã tính thiếu khối lượng bê tông sàn (xấp xỉ bằng 100 triệu). Năm 2007 tỷ lệ thiệt hại do không đảm bảo chất lượng của công ty đạt mức thấp nhất là 0.197% ở dưới mức tỷ lệ bình quân các năm. Điều này chứng tỏ những nỗ lực trong năm qua của công ty về các mặt công tác nhằm nâng cao chất lượng xây lắp đã có hiệu quả và càng khuyến khích toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty tự tin với những nỗ lực, những công việc mình đang và sẽ làm để nâng cao hơn nữa chất lượng xây lắp công trình của đơn vị mình, qua đó nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng.
Bộ máy quản trị công ty
Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nhỏ của công ty đều do bộ máy quản trị của công ty xây dựng và tổ chức thực hiện. Vì vậy mà tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn và chất lượng bộ máy quản trị của công ty
Do đó để đảm bảo cho việc tổ chức cũng như sản xuất có hiệu quả công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ theo hình thức quản lý trực tuyến - chức năng. Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông bao gồm các cổ đông biểu quyết, họ là những người có quyết định cao nhất tại công ty. Tiếp đến là hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc công ty. Giám đốc là người đại diện pháp nhân và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc là các trưởng phòng ban chức năng, giám đốc các xí nghiệp trực thuộc. Với mô hình này công ty đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo, đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, quy trách nhiệm rõ rang khi có sai lầm và gánh nặng được chia sẻ.
Tuy nhiên hạn chế trong khả năng tổ chức là công ty chưa thành lập riêng được bộ phận chuyên trách làm công tác đấu thầu, không có phòng dự án, cũng như chưa tập trung lực lượng thiết kế vào 1 đơn vị. Bên cạnh đó, tuy là đã nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm trong xây lắp ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của mình nhưng công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống kiểm định công trình. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có kế hoạch tổ chức thêm các phòng ban chức năng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty mình cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.
4. Tình hình tài chính doanh nghiệp
Là một công ty xây dựng nên vấn đề sử dụng vốn trong công ty CP CTHK có nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.
Thứ 1: Do quá trình xây lắp 1 công trình thường kéo dài, quy mô lớn nên phải huy động khối lượng vốn lớn nhằm cung cấp lien tục cho việc thi công công trình
Thứ 2: Không phải công trình nào khi thực hiện xong đưa vào bàn giao và sử dụng cũng được các chủ đầu tư thanh toán ngay mà thực tế có rất nhiều công trình không được thanh toán ngay. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn , gây khó khăn cho công ty trong việc thi công những công trình tiếp theo.
Thứ 3: Chủ đầu tư luôn yêu cầu phải có một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng , chiếm khoảng 10 – 15% tổng giá trị hợp đồng công trình trúng thầu nên công ty cần phải có một lượng tiền dự trữ lớn để có thể nhanh chóng đáp ứng điều kiện bắt buộc này.
Khi bắt đầu thành lập công ty có tổng số vốn là 2.218 triêu dồng trong đó:
vốn cố định: 218.000.000đ
Vốn lưu động: 2000.000.000
Đến tháng 6/1998 vốn kinh doanh của công ty tăng lên đến 9.668.000.000 đ, và tính đến nay chỉ riêng vốn điều lệ của công ty đã đạt 26.527.685.865 VNĐ. Qua đây có thể thấy rằng nguồn vốn của công ty không ngừng được tích luỹ và ngày càng lớn mạnh.
Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn chính sau:
Vốn ngân sách cấp: Từ tổng công ty HKVN.
Vốn tự bổ sung
Vốn vay tín dụng.
Sau đây là nhận xét và đánh giá một số chỉ tiêu , tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng 5: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Tài sản lưu động
111,506
159,486
187,463
126,493
160,447
2
Tài sản cố định
6,931
10,339
12,262
10,257
9,930
3
Tổng tài sản
118,437
169,825
199,725
136,750
170,377
4
Tổng nợ
98,937
144,505
173,052
107,662
140,098
5
Nguồn vốn chủ sở hữu
19,500
25,320
26,673
29,088
30,279
6
Tổng nguồn vốn
118,437
169,825
199,725
136,750
170,377
7
Nợ ngắn hạn
97,233
143,018
171,711
107,375
101,794
8
Hàng tồn kho
71,014
75,757
75,224
41,424
67,302
9
Doanh thu thuần
93,318
111,765
124,816
136,369
115,263
10
Lợi nhuận ròng
1,497
1,974
369
2,011
2,090
Công ty cổ phần công trình Hàng không.
(Đvt: Triệu đồng)
( Nguồn: theo số liệu báo cáo từ Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ngày 31/12/2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 của công ty cổ phần Công trình Hàng Không) (Đvt: Triệu đồng)
Bảng 6: Bảng t ính một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần công trình Hàng không.
(ĐVT: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
1
Tài sản cố định/ Tổng tài sản
%
5.85
6.09
6.14
7.50
5.83
2
Tài sản lưu động/ Tổng tài sản
%
94.15
93.91
93.86
92.50
94.17
3
Tổng nợ / tổng nguồn vốn
%
83.54
85.09
86.65
78.73
82.23
4
Nguồn vốn CSH /Tổng nguồn vồn
%
16.46
14.91
13.35
21.27
17.77
5
Khả năng thanh toán hiện thời
lần
1.15
1.12
1.09
1.18
1.58
6
Khả năng thanh toán nhanh
lần
0.42
0.59
0.65
0.79
0.92
7
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
%
5.85
6.09
6.14
7.50
5.83
8
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
%
83.69
70.08
66.58
107.81
71.84
9
Hiệu suất sử dụng tổng TS
%
78.79
65.81
62.49
99.72
67.65
10
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
%
1.60
1.77
0.30
1.47
1.81
11
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
%
1.26
1.16
0.18
1.47
1.23
12
Tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH
%
7.68
7.80
1.38
6.91
6.90
( Nguồn: tính theo số trên và tính theo các công thức đã nêu)
Qua những số liệu trên ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính của công ty như sau:
Tình hình cơ cấu tài sản nguồn vốn
Qua bảng phân tích tình hình cơ cấu tài sản nguồn vốn ta thấy Tỷ trọng TSCĐ/Tổng TS năm 2003 là: 5.85, năm 2004 là 6.09, năm 2005 là 6.14, năm 2006 là 7.50, năm 2007 là 5.83. Từ 2003 đến 2006 tỷ lệ này liên tục tăng chứng tỏ từ năm 2003 đến năm 2006 doanh nghiệp liên tục đầu tư mua sắm thiết bị máy móc để phục vụ cho việc kinh doanh, đến năm 2007 con số này chỉ là 5.83, giảm đi so với các năm trước là do công ty thanh lý một số máy móc cũ kỹ, lạc hậu.
Từ bảng trên ta thấy Tỷ trọng TSLĐ/ Tổng TS qua các năm đều lớn hơn 90%,do đặc thù của công ty xây dựng nên tỷ trọng này khá cao, TSLĐ nằm chủ yếu trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang do đó tương đối rủi ro và mạo hiểm.
Hệ số nợ qua các năm đều lớn hơn 80% (trừ năm 2006 đạt gần 80%) chứng tỏ doanh nghiệp chưa thanh toán tiền mua nguyên vật liệu và chưa thanh toán một số khoản nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghệp là chưa cao.
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ hiện thời của doanh nghiệp từ năm 2003-2007 đều tốt (>1) hay dự trữ TSLD dư thừa để thanh toán cho nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh của năm 2007 đạt 1.58, năm 2006 đạt 1.18 vậy năm 2007 so với năm 2006 tăng hơn là 0.50 như thế cho thấy năm 2007 khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá cao, doanh nghiệp đã có những biến chuyển rõ rệt sau khi cổ phần hoá, tăng cường uy tín cho khách hàng.
Hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2006 đạt mức cao nhất đạt mức 7.5, trong năm này công ty sự sử dụng tài sản cố định mới đầu tư nhiều, đến năm 2007 đã giảm hơn so với năm 2006 do công ty đã thanh lý một số máy móc cũ kỹ, lạc hậu nên giá trị tài sản cố định trong công ty giảm.
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty năm 2006 cao nhất đạt là 107.81%. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty năm 2007 là 71.84% trong khi năm 2006 là 107.81% giảm so với năm 2006 là 35.97%. Việc giảm này là do một số công trình doanh nghiệp đã hoàn thành nhưng chưa nghiêm thu, khiến cho các khoản phải thu tăng và đẫn đến tăng TSLĐ.
Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2004 so với 2003 tăng và tương đối ổn định. Tuy nhiên năm 2005, tỷ lệ này chỉ đạt 0.30 do trong năm này chi phí của công ty rất cao đáng kể đến là chi phí khác phát sinh đột xuất nên lợi nhuận của công ty giảm, thấp hơn so với các năm trước. Đến năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên đạt 1.47. Năm 2007 tỷ lệ này đạt 1.81 một đồng doanh thu có thể tạo ra 1.81 đồng lợi nhuận. Do năm này công ty hạn chế được các khoản giảm trừ doanh thu, giảm chi phí, làm lợi nhuận của công ty năm sau tăng hơn năm trước do vậy tỷ suất sinh lời của công ty tăng, ta thấy công ty đã kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tỷ suất sinh lời trên trên tổng tài sản năm 2004 so với 2003 tăng và tương đối ổn định. Tuy nhiên năm 2005, tỷ lệ này chỉ đạt 0.18. Đến năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên đạt 1.47. Năm 2007 tỷ lệ này đạt 1.23 tức là một đồng tài sản có thể tạo ra 1.23 đồng lợi nhuận, ta thấy công ty đã kinh doanh có hiệu quả hơn trong hai năm 2006, 2007.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu năm 2006 và năm 2007 tăng so với năm 2005 điều này chứng tỏ là công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn so với năm 2005.
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Bên cạnh việc một số máy thiết bị được nhập từ nước ngoài như Mỹ, Nhật, Italia... thì hệ thống máy móc thiết bị của công ty CP công trình hàng không chủ yếu được tiếp nhận từ các sân bay và đa số thiết bị phục vụ thi công trên sân nền đường. Chính điều này cũng là ưu thế của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác khi công ty tiết kiệm được chi phí khi phải đi mua các thiết bị này. Nhưng đa số các thiết bị được tiếp nhận thường là thiết bị cũ và tuổi đời sắp hết cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hiện nay tổng diện tích mặt bằng gần 20.000 m2, công ty có trụ sở chính tại sân bay gia lâm, các chi nhánh ở các tỉnh thành phố và các văn phòng đại diện tại các cụm cảng ở cả ba miền Bắc _ Trung _ Nam, hệ thống kho bãi của công ty phần lớn nằm ở khu vực cụm cảng hàng không miền Nam _ sân bay Tân Sơn Nhất và một phần ở khu vực sân bay Nội Bài, sân bay gia lâm Miền Bắc. Với sự phân bổ địa lý như trên và số lượng mây móc hiện có thì công ty không thể đáp ứng đủ nhu cầu thi công công trình. Vì vậy công ty vẫn phải thường xuyên thuê máy móc bên ngoài vừa để đảm bảo tiến độ thi công vừa giảm chi phí vận chuyển máy móc. Tuy nhiên công ty phải chịu giá thuê cao và có khi chất lượng của những máy này không đảm bảo từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình. Do vậy những năm gần đây công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm thêm một số lượng lớn các loại máy móc mới hiện đại để khắc phục tình trạng trên. Sau đây là một vài số liệu về đặc điểm trang thiết bị của công ty được cho ở bảng dưới đ ây:
Bảng 7: Bảng kế hoạch đầu tư trang thiết bị của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị: 100.000 đồng
TT
Danh mục
trang thiết bị
đơn vị
tính
kế hoạch
thực hiện
số lượng
kinh phí
số lượng
kinh phí
1
Máy khoan cầu K525
chiếc
1
21
1
21
2
Máy trộn vữa 80l Nhật
-
2
10
3
20
3
Xe tải nhẹ 2-5 tấn
-
1
75
1
75
4
Gầm giáo công nghiệp
m2
1500
150
1000
100
5
Cốt pha thép định hình
-
1000
50
2000
100
6
Máy cắt khe bê tông
chiêc
1
50
1
45
7
Máy khoan mẫu thí nghiệm bê tông
-
1
35
1
35
8
Dụng cụ thiết bị đo kiểm tại công ty
bộ
1
80
1
80
Tổng cộng
471
476
( Nguồn văn phòng công ty)
Từ những phân tích về cơ sở vật chất trên cho thấy công ty CPCTHK trong những năm gần đây đã chú trọng tới kế hoạch đầu tư về máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt cho các công trình mà công ty thi công , cộng với lợi thế rất lớn về việc sở hữu một diện tích đất rộng – đây là một lợi thế mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Do vậy công ty cần tận dụng được lợi thế này để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
6. Nguồn nhân lực của công ty
Lao động của công ty trong những năm gần đây tương đối ổn định, không có nhiều biến động lớn. Theo như bảng số lượng và cơ cấu lao động đã trình ở trên, tính đến tháng 1 năm 2008 tổng số lao động của công ty là 148 người. Số người có trình độ đại học và trên Đại học là 64 người,chiếm 43% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.. Đây là thế mạnh vô vùng lớn đòi hỏi công ty CPCTHK cần phải phát huy hết tác dụng. Song bên cạnh đó thì nhân công vẫn còn điểm yếu là trình độ của cán bộ quản lý , cán bộ làm công tác kinh doanh còn kém do bị ảnh hưởng từ cơ chế cũ để lại, chưa có sự linh hoạt và quyết đoán trong kinh doanh.
Nhìn chung lao động của công ty có thể được phân thành ba cấp chất lượng như sau:
Lao động có trình độ đại học và trên đại học: chủ yếu là các cán bộ quản lý và các kỹ sư xây dựng. Họ có nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm, ký kết các hợp đồng xây dựng, chuẩn bị hồ sơ đấu thầu các công trình, tổ chức sản xuất, giám sát kỹ thuật thi công ngoài hiện trường.
Công nhân kỹ thuật: Là các công nhân sửa chữa, vận hành đường dây và trạm điện, công nhân trực tiếp vận hành trạm điện, công nhân vận hành các máy sản xuất thi công.
Lực lượng lao động phổ thông: Có trình độ thấp chủ yếu là lao động ở các bộ phận duy tu, cắt bỏ, bảo dưỡng đường băng sân đỗ. Đối với một số nhân viên bán hàng vật liệu xây dựng thì được đào tạo bài bản về cách thức bán hàng.
Mặc dù số lao động trên danh sách của công ty là 148 người nhưng trên thực tế số lao động của công ty lớn hơn nhiều. Lý do là vì khi đang trong thời vụ kinh tế, những công nhân làm trong biên chế không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng nên công ty phải thuê thêm lao động ở ngoài. Lực lượng lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng lớn họ lao động theo hợp đồng. Đối với những người này công ty trả lương khoán theo sản phẩm. Thuê lao động ngoài là tình trạng phổ biến của các công ty xây dựng, dù nó tạo ra sự linh hoạt trong ngành xây dựng nhưng các lao động ngoài này phần lớn là người có dân trí thấp, không qua đào tạo quy củ, vì vậy việc quản lý họ là rất khó, nhất là trong vấn đề kỷ luật và an toàn lao động.
Bảng 8: số lượng và cơ cấu lao động của công ty CPCTHK(ĐVT: Người)
chỉ tiêu
1/2006
%
1/2007
%
1/2008
%
Tổng số lao động
163
100
142
100
148
100
Trình độ ĐH và trên ĐH
54
33.1
55
38.7
64
43.2
Trình độ cao đẳng
3
3
3
Trình độ trung cấp
22
17
15
Trình độ sơ cấp
8
7
7
Công nhân kĩ thuật
57
48
48
Lao động phổ thông
18
12
11
(nguồn: Văn phòng công ty
công tác đào tạo:
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên chưa được quan tâm một cách thích đáng . Do đó không nắm bắt được kịp thời sự thay đổi của thị trường và yêu cầu khó tính của khách hàng . Điều này ảnh hưởng đến cái nhìn tổng quan và hướng đi đúng đắn của công ty , gây cản trở cho việc giành được các cơ hội kinh doanh trên thị trường.
công tác tiền lương:
Bên cạnh hình thức trả lương khoán với các công nhân làm việc theo hợp đồng , công ty áp dụng hình thức trả lương cấp bậc công việc tính theo hệ số căn cứ trên mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước . Chế độ tiền thưởng cũng được áp dụng đối với từng hạng mục công trình doanh nghiệp thi công cho những lao động làm việc hiệu quả , năng suất cao. Với kết quả kinh doanh những năm qua , lương bình quân của công ty luôn ở mức khá. Công ty ngày càng chú trọng hơn tới đời sống của cán bộ công nhân viên.
7. Hoạt động marketing
Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp thì một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp là phải nắm được thông tin về thị trường đặc biệt là thông tin về đối thủ cạnh tranh. Những thông tin chính xác kịp thời và đầy đủ là điều kiện cần và tiên quyết để xác định nhiệm vụ sản xuất và tổ chức sản xuất cho doanh nghiệp. Thông tin sai lệch, chậm chễ hoặc không đầy đủ đã dẫn đến tình trạng phải chi phí rất nhiều thời gian công sức tiền của nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Do không có thông tin đầy đủ về thị trường và thông tin về đối thủ cạnh tranh trong nhiều trường hợp công ty cổ phần công trình Hàng không đã mất cơ hội kinh doanh. Mặc dù công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhưng do công tác thị trường còn yếu, công tác nghiên cứu số liệu, thị hiếu, tiêu dùng phục vụ cho công tác xây dựng hồ sơ thầu còn yếu chưa phát huy được thế mạnh và năng lực sở trường của mình trong nền kinh tế thị trường nên công ty đã phải trả giá khá đắt cho dự án tòa nhà trung tâm quản lý bay, dự án hệ thống cống ngầm bình dương. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chức năng marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy đòi hỏi công ty phải có bộ phận chuyên phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra các thông tin thị trường, thông tin khách hàng. Trong đó việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Ngoài ra một trong những chức năng quan trọng của marketing là tạo ra một hình ảnh đẹp về công ty trong mắt bạn hàng. Do đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty so với các doanh nghiệp khác đang hoạt đông trong ngành
à Qua phân tích các yếu tố bên trong như đã trình bày ở trên, ta có thể thấy công ty Công ty Cổ phần Công trình Hàng không có những điểm mạnh và điểm yếu sau:
Các điểm mạnh:
Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo, đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, quy trách nhiệm rõ ràng khi có sai lầm và gánh nặng được chia sẻ.
Tình hình tài chính ngày càng lớn mạnh, lợi nhuận mỗi năm một tăng trong đó nguồn thu từ ngành xây lắp chiếm 85.74% doanh số của toàn công ty. Khả năng vay vốn và trả nợ tốt
Công ty Cổ phần Công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11993.doc