Chuyên đề Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hóa thương mại

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI 6

I. Quan niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu. 6

1. Cơ cấu kinh tế. 6

2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 9

2.1. Nội dung của cơ cấu hàng xuất khẩu 9

2.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu cơ cấu hàng xuất khẩu. 10

2.3. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. 11

II. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại. 17

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam. 22

3.1. Ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. 22

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu. 25

3.2.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu. 25

3.2.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu. 29

PHẦN II 33

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 33

MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1991 - 2001 33

I. Hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2001 33

1. Giai đoạn 1991 - 1995 33

2. Giai đoạn 1996 - 2001 34

II. Thực trạng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2001. 36

A. Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu ở Việt Nam. 36

B. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 38

C. Cơ cấu thị trường xuất khẩu, chất lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 42

1. Xuất khẩu gạo 43

2. Xuất khẩu cà phê 47

3. Xuất khẩu cao su 49

4. Xuất khẩu hạt điều 52

5. Xuất khẩu chè 54

Năm 56

III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong giai đoạn qua. 57

A. Những kết quả 57

1. Hàng nông sản xuất khẩu ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thể hiện sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và có những mặt hàng chiến lược có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. 57

2 Hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đã có nét đổi mới sâu sắc, là nền tảng của sự ổn định kinh tế. 59

3. Khối lượng hàng nông sản xuất khẩu có xu hướng tăng. 59

4. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đã từng bước được nâng lên. 60

5. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. 60

6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản ngày càng được mở rộng. 61

B. Tồn tại và nguyên nhân đạt được những kết quả trên. 62

1.Tồn tại 62

2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên. 64

PHẦN III 70

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 70

CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI 70

I. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu 70

1. Thị trường nông sản thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam 70

1.1 Những vấn đề đặt ra từ thị trường nông sản thế giới 70

1.2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam 75

2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu đến năm 2010. 77

2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu đến năm 2010. 77

2.2 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đến năm 2010 80

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam 85

1. Đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản xuất khẩu. 85

2. Giải pháp về chiến lược sản phẩm 89

3. Vai trò chính phủ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu. 93

4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản. 95

5. Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu 97

5.1 Chính sách khoa học công nghệ 97

5.2 Chính sách về đào tạo cán bộ 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hóa thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới tăng đột biến nên diện tích trồng cà phê tăng mạnh, cho đến nay diện tích và sản lượng cà phê tăng qua các năm; năm 1995 diện tích cà phê làkhoảng 186 ngàn ha, sản lượng 218,1 ngàn tấn; năm 1997 khoảng 240 ngàn tấn, 400 ngàn tấn; năm 1999 khoảng 242 ngàn ha, 486,8 ngàn tấn; năm 2000 có tới 250 ngàn ha với sản lượng 543,5 ngàn tấn. Diện tích trồng cà phê nhiều nhất làvùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chiếm tới 80 - 90% diện tích và từ 85 - 98% sản lượng cà phê của cả nước. Trong cơ cấu cà phê chủ yếu là cà phê Robusta chiếm tới 70% diện tích tập trung vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, còn lại cà phê arabica. Trong thực tế, tuy sản lượng tăng nhanh, nhưng chất lượng rất thấp. Do nhiều yếu tố đem lại, yếu tố chủ yếu đó chính là công nghệ và các cơ sở chế biến cà phê của Việt Nam. Trong một thời gian dài, công nghệ và các cơ sở chế biến ít được quan tâm đầy đủ, một phần là do thiếu vốn đầu tư. Nên trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, tổn thất sau khi thu hoạch còn khá lớn trên 10%. Hiện nay có khoảng 80% khối lượng cà phê được sơ chế tại các hộ gia đình với công nghệ chế biến đơn giản, thô sơ lạc hậu, mang nặng dấu ấn thủ công truyền thống... Đối với một số nhà máy chế biến công suất 750 - 3000kg/ha, nhưng thiết bị các dây truyền lạc hậu, không đồng bộ, tiêu hao nhiều nguyên liệu nhưng chất lượng vẫn kém. Ngành cà phê Việt Nam tuy có những ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trưởng nhanh, năng suất cao, nhưng chất lượng chế biến còn yếu và đang đứng trước khó khăn, thách thức lớn về thị trường và giá cả, nhất là trong tình hình “cung > cầu” trên thị trường thế giới, như niên vụ cà phê năm (1999/2000), giá cả cà phê giảm liên tục. Trong khi đó sản lượng cà phê tăng lên nhiều so với niên vụ trước, lại càng làm đậm nét thêm những khó khăn về mặt tài chính và duy trì các vườn cây. Tuy vậy, ngành cà phê vẫn có vị trí đáng kể trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và trở thành ngành có vị trí chiến lược trong xuất khẩu nông sản. Về thị trường: Trong những năm 1990, Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là sang Liên Xô và các nước Đông Âu theo các hiệp định. Trong giai đoạn 1990 - 1995 ngoài việc xuất khẩu sang các nước SNG và Đông Âu, xuất sang các nước khác thường qua trung gian mạng lưới tiêu thụ của doanh nhân Singapore là chủ yếu (chiếm gần 45%). Từ năm 1995 đến nay khi Mỹ bỏ cấm vận vai trò trung gian của Singapore giảm dần, ngành cà phê có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường cà phê khu vực và thế giới. Đến nay cà phê Việt Nam đã có mặt tới 59 nước trên thế giới. Trong đó khoảng 75 - 80 % kim ngạch được xuất khẩu trực tiếp sang 30 nước. Đặc biệt cà phê Việt Nam đã tham nhập được các thị trường có sức mua cao như thị trường Mỹ, Đức, Bỉ, Pháp, Anh, Italia... Trong đó Mỹ đã trở thành một khách hàng lớn số 1 mua cà phê của Việt Nam. Mặt khác cho thấy trong cơ cấu thị trường, tỷ trọng thị trường Châu âu có xu hướng tăng dần qua các năm, thị trường Châu á có xu hướng giảm dần đây cũng là hướng chuyển dịch tích cực trong cơ cấu thị trường. Bởi vì, đối với thị trường Châu Âu, thị trường này luôn có nhu cầu tiêu thụ tương đối ổn định, khả năng thanh toán cao. Một yếu tố đáng kể nữa là ngoài các nhà buôn, thì các nhà xay xát nổi tiếng trên thế giới đã xuất hiện để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp và là những cơ hội và điều kiện, để mở ra một triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Biểu 10: Thị trường tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Châu Âu 38,26 40,56 47,98 56,28 65,32 63,00 64,11 Đông Âu 3,13 2,73 0,77 1,06 1,05 1,71 1,55 Tây Âu 35,13 37,83 47,22 55,22 64,28 61,29 62,56 2. Châu á 42,26 40,66 36,20 28,06 22,54 18,57 20,85 ĐNA 34,11 26,10 31,43 20,28 16,64 12,29 15,72 Bắc á 8,15 14,56 4,77 7,79 5,90 6,28 5,13 3.Châu Mỹ 18,31 17,43 15,5 14,73 10,23 13,34 10,75 4. Châu úc 0,77 1,21 0,2 0,47 0,97 1,16 1,23 5. Trung Đông 0,34 0,15 0,13 0,43 0,86 3,93 3,06 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Thương Mại Xét về lợi thế, cà phê Việt Nam không chỉ có năng suất cao nhất nhì thế giới, mà còn chất lượng, bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào, giá tiền công thấp. Tuy rằng đối thủ cạnh tranh trong khu vực là Indonesia, nhưng vụ mùa của Việt Nam và Indonesia lệch nhau hoàn toàn, do lệch pha cả không gian và thời gian nên vấn đề thị trường tiêu thụ hầu như không vướng mắc, bên cạnh thế giới đánh giá cao về chất lượng thơm ngon tự nhiên mà các nước khác ít có được. Chính vì vậy cà phê Việt Nam càng có điều kiện và lợi thế xâm nhập thị trường, phát huy lợi thế nâng cao sức cạnh tranh. Từ tình hình thực tế sản xuất cà phê những phân tích về lợi thế và bất lợi cho mặt hàng cà phê cho thấy rằng: sản phẩm xuất khẩu còn nghèo về chủng loại đơn điệu về hình thức. Như vậy trong điều kiện tự do hoá thương mại vấn đề gì đặt ra cho sản phẩm cà phê? Nhìn chung giảm thuế quan sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất cà phê trong nước tiếp cận vơí bên ngoài, cạnh tranh và bắt buộc lựa chọn, từ quyết định cụ thể đầu tư vào đâu, bao nhiêu, và hiệu quả... 3. Xuất khẩu cao su Cây cao su có mặt từ lâu ở nước ta, đến nay cây cao su đã phát triển khá ổn định và diện tích ngày càng tăng, hình thành vùng khá tập trung ở Đông Nam Bắc Bộ và Tây Nguyên và còn nhiều diện tích có điều kiện sinh thái thích nghi để trồng và mở rộng cây cao su. Diện tích trồng cao su không ngừng mở rộng, trong vòng 20 năm (1976 - 1996) về diện tích tăng lên 4,6 lần, sản lượng tăng lên 4,8 lần, năng suất tăng lên 1,5 lần. Nhưng so với các nước thế giới và trong khu vực, thì diện tích và sản lượng cao su Việt Nam chỉ bằng 2,6% tổng sản lượng các nước trong khu vực. Tuy vậy mặt hàng cao su vẫn được xác định là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam Biểu 11: Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam Đơn vị tính: ngàn tấn; Triệu USD; % Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sản lượng 81,9 96,6 136 138,1 195 194 191 265 287 300 Kim ngạch 61 74,6 134,5 193,5 263 191 128 147 175 195 % so với SKNXKNS 7,371 8,11 10,51 11,05 12,18 8,56 5,628 4,9 4,4 4,5 Nguồn: Bộ Thương Mại Cũng như các mặt hàng nông sản khác, cao su chịu ảnh hưởng lớn về công nghệ chế biến. Công nghệ khai thác và chế biến cao su trên thực tế đã có những thay đổi đáng kể cơ bản đáp ứng yêu cầu chế biến mủ hiện nay. Trước những năm 1994 có thể nói công nghệ khai thác lạc hậu, toàn ngành chỉ có 21 nhà máy chế biến mủ, tổng công suất thiết kế 70 ngàn tấn/năm. Sản lượng chỉ đạt 45 ngàn tấn ché biến mủ, gần 60% số xưởng chế biến lại nằm trongtình trạng công nghệ lạc hậu, chi phí giá thành cao. Hiện nay chúng ta đã có một số nhà máy hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, các nhà máy chế biến có tổng công suất tới 170 ngàn tấn mủ chế biến/năm, đảm bảo sơ chế hết toàn bộ sản lượng mủ cao su khai thác. Các nhà máy cở vừa và nhỏ, đang được sử dụng ở mức độ cơ khí hoá và tự động hoá cao có sản phẩm chất lượng tốt và đồng đều được ưa chuộng trên thế giới Đặc biệt sự khác biệt với hai mặt hàng trên thì cao su là mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Nhu cầu giảm tại các nước vốn là những siêu thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... kết hợp với sự mất giá đồng nội tệ tại các nước sản xuất chính (Thái Lan, Indonesia, Malaysai) đã đẩy giá cao su xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Tuy có dấu hiệu hồi phục, giá cao su tăng lên vào năm 2000 nhưng vẫn chậm, thị trường cao su vẫn chưa cải thiện. Cung lớn hơn cầu tới khoảng 19% (khoảng 1,3 -1,5 triệu tấn). Việt Nam khối lượng và năng lực sản xuất còn bé chỉ đạt 3,5 - 4,0% so với sản lượng cao su thế giới và xuất khẩu 5% so với lượng cao su trao xuất nhập khẩu trên thế giới, nên chịu ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới. Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn như trong những năm qua (1998 - 2000) giá thấp, thị trường thu hẹp, hàng tồn kho lớn và ứ đọng nhiều Về thị trường tiêu thụ: Việt Nam sản xuất cao su thiên nhiên chủ yếu là để xuất khẩu, tỷ lệ tiêu dùng trong nội địa thấp chỉ chiếm khoảng 20% Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước đây là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, là thị trường truyền thống, nhưng sau khi có biến động về chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị trường mới, nhất là các nước trong khu vực. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt 30 nước trên thế giới, trong đó nước nhập nhiều như: Pháp, Đức, ý, Hà Lan, Ailen, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Biểu 12: Thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam (%) Nước 1995 1996 1997 1998 19959 2000 2001 1. Châu á 92,76 93,12 85,22 78,90 77,24 70,17 66,2 Đông Nam á 7,63 7,87 19,61 12,42 26,61 12,79 13,4 Bắc á 85,12 85,25 65,61 66,48 50,63 57,39 53,8 2.Châu Âu 7,08 6,80 14,13 19,11 21,28 27,17 29,65 Đông Âu 0,79 1,66 0,47 0,33 3,14 10,76 11,7 Tây Âu 6,29 5,15 13,66 18,78 18,13 16,41 17,95 3.Châu Mỹ 0,16 0,77 0,46 0,87 1,14 1,16 2,2 4. Châu úc 0,00 0,00 0,02 0,48 0,25 0,18 0,15 5. Trung Đông 0,00 0,00 0,17 0,64 0,08 1,32 1,8 Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Thương Mại Trong ba năm gần đây chúng ta đang chuyển mạnh từ thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu và trong khu vực Châu á sang các nước Tây Âu và các nước có sức mua cao ( Mỹ, Anh, Nhật...) và thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Riêng năm 1997 xuất sang Trung Quốc 30 ngàn tấn, năm cao nhất tới 80 ngàn tấn (1998), tuy không ổn định và bị Trung Quốc luôn tìm cách ép giá. Gần đây họ lại “nâng cấp” cao su nhập khẩu tiểu ngạch lên chính ngạch, tăng thuế nhập khẩu lên trên 40%, các thương gia Trung Quốc cũng ép mạnh Việt Nam. Song là một thị trường có tiềm năng, do vậy cần có sự nghiên cứu và sự chỉ đạo thống nhất của Chính Phủ, đàm phán ký các hiệp định hoặc hợp đồng ổn định hạn chế những rủi ro và mất mát lợi ích của ngành cao su Trên thực tế chúng ta chưa có mấy lợi thế, trước mắt cũng như lâu dài tập trung cũng cố các thị trường truyền thống và tạo lập các thị trường Đông, Tây Âu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc Mặt khác, trong thực tế cho thấy rằng Việt Nam nước xuất khẩu cao su tự nhiên với sản phẩm sơ chế là chủ yếu, với thuế xuất hiện nay rất thấp (1%). Do vậy, có thể khẳng định rằng trong điều kiện tự do hoá và cụ thể hơn trong quá trình cắt giảm thuế xuất khẩu cao su sơ chế không ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu cũng như ngân sách Nhà nước, mà trái lại là cơ hội thuận lợi ho ngành cao su Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường, một khi sự bảo hộ trong nước với hàng rào thuế quan của các nước đanh nhập khẩu cao su Việt Nam giảm xuống hoặc không còn nữa. Từ sự phân tích về thực trạng của mặt hàng cao su xuất khẩu trên, ta thấy sự đơn điệu, nghèo nàn trong cơ cấu sản phẩm và số lượng quá ít là một khó khăn nhất trong các khó khăn của ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới khi đối mặt với nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới 4. Xuất khẩu hạt điều Qua bảng số liệu cho ta thấy, diện tích cây trồng cũng như năng suất tăng lên rõ rệt qua từng năm. Cụ thể trong vòng 20 năm diện tích điều tăng gấp 8,3 lần; sản lượng tăng gấp 9 lần. Cây điều đã hình thành những vùng sản xuất tập trung lớn như: Vùng Đông Nam Bộ 149.000 ha (60% diện tích); Vùng Duyên Hải miền Trung 61.000 ha (24% diện tích); vùng Tây Nguyên 27.000 ha (11%); Vùng ĐBSCL 13.000, chiếm khoảng 5% diện tích điều cả nước. Đến nay sản lượng điều Việt Nam đã vượt Indonesia, dẫn đầu Châu á và đứng thứ ba thế giới, chỉ sau ấn Độ, Braxin. Biểu 13: Tình hình sản xuất – xuất khẩu điều Việt Nam Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1.Tổng Diện tích (1000ha) 197 250 250 250 255 255 2.DT kinh doanh (1000ha) 175 180 180 170 182 189 199 3.Sản lượng điều thô(1000tấn) 110 126 140 110 128 132 140 4.Năng suất bình quân(tạ/ha) 62,8 70,0 77,7 65,0 69,3 70,0 70,3 KL xuất điều nhân (tạ/ha) 18,26 23,79 33,33 26,0 26,05 27,0 40,9 5. KNXK (triệu USD) 90 110 133 110 117 120 144 Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam 1999 Trước năm 1995 chỉ xuất khẩu hạt điều thô là chủ yếu nay đã tăng cường được các cơ sở chế biến, chủ yếu chuyển sang xuất điều nhân đưa sản lượng xuất khẩu năm 1997 đạt 33 ngàn tấn (kể cả phần nhập khẩu điều thô cho chế biến cho xuất khẩu), tăng 12 lần so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu tăng một cánh đáng kể từ 14 triệu USD (1990) lên 133 triệu USD (1997). Điều nhanh chóng trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu đứng vào hàng thứ 4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cũng như các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác, giá mặt hàng điều phụ thuộc khá lớn vàp phẩm cấp (ấn Độ chia thành 24 cấp khác nhau ). Sự chênh lệch giữa các cấp (cao/thấp) có thể từ 2.000 - 4.000 USD/tấn. Điều này cho thấy sự lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu phụ thuộc vào công nghệ chế biến. ấn Độ, Braxin, Indonesia là những nước luôn cải tiến công nghệ, đáp ứng những sản phẩm chất lượng cao. Tuy vậy giá nhân điều tương đối ổn định, trong suốt thập kỷ 80 và ở đầu thập kỷ 90, với mức 5.500 - 6.000 USD/tấn và đang có xu hướng tăng chậm, bình quân 2,5 - 3,0%/năm, là cơ hội cho những nước có điều kiện trồng điều như Việt Nam nhanh chóng phát triển và khẳng định vị trí. Vậy đối với công nghệ chế biến của Việt Nam như thế nào? Trong thời gian qua, chế biến điều đã có những thay đổi mới đáng kể, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chế biến hiện nay. Năm 1997 đã có 60 xí nghiệp chế biến điều qui mô từ 1.000 - 10.000 tấn hạt/ năm, đưa tổng công suất chế biến đạt 160.000 tấn hạt/năm. Tuy vậy trình độ kỹ thuật về chế biến còn thủ công chi phí lao động thủ công còn lớn chất lượng còn thấp. Theo đánh giá hiện nay các cơ sở chế biến điều đang ở mức trung bình. Đáng lưu ý hơn là nguồn nguyên liệu trong nước không đủ khả năng đáp ứng cho ngành chế biến điều trong nước, do đó phải nhập điều thô - chính vấn đề này đặt ra cho ngành điều một cơ hội cũng như thách thức mới trong khi khả năng trồng điều có thể phát triển mạnh hơn. Đối với thị trường tiêu thụ: Biểu 14: Thị trường tiêu thụ điều xuất khẩu của Việt Nam (%) Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Châu á 93,69 85,15 70,19 57,99 53,64 40,78 39,51 Đông Nam á 11,44 3,81 6,19 0,33 0,31 0,46 0,50 Bắc á 82,25 81,36 64,71 57,66 53,32 40,32 39,01 2.Châu Mỹ 1,25 7,64 13,36 14,36 19,35 26,45 27,56 3.Châu úc 2,68 5,29 10,61 15,90 13,72 14,88 15,98 4.Châu âu 2,37 1,89 5,07 11,35 12,79 17,89 16,95 Đông âu 0,00 0,00 0,00 0,08 0,17 0,00 0,13 Tây âu 2,37 1,89 5,07 11,27 12,82 17,89 16,82 5.Trung Đông 0,00 0,00 00,6 0,40 0,30 0,00 0,00 Tổng cộng(%) 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn :Bộ Thương Mại Qua số liệu trên, cơ cấu thị trường tiêu thụ điều xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thị trường Châu á, tuy vậy qua các năm tỷ trọng của các thị trường này giảm dần. Nhưng một tín hiệu đáng mừng đó mặt hàng điều đã xâm nhập khá tốt đối với các Châu còn lại của thế giới, thể hiện sự tăng tỷ trọng qua các năm trên biểu 14. Mặt khác, theo tình hình và triển vọng mậu dịch điều trên thế giới, chỉ tính riêng 3 nước (ấn Độ, Braxin, Việt Nam) về sản xuất và xuất khẩu điều chiếm 92% khối lượng trao đổi mậu dịch trên thế giới. Năm 1997 dung lượng trao đổi mậu dịch vào khoảng 150 ngàn tấn. Các nước nhập khẩu điều nhân lớn nhất là các nước thuộc khối NAFTA (Mỹ, Canada, Mexico...) nhập khoảng 50% lượng điều nhập khẩu thế giới; khối EU khoảng 30%; các nước khác 20% dung lượng trao đổi trên thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điều trên thế giới trong những năm tới rất cao, khoảng 150-200 ngàn tấn mỗi năm. Dự kiến nhập khẩu mặt hàng nhân điều và dầu vỏ điều nhiều nhất vẫn là các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Đức, Canada. Còn một số thị trường lớn như Trung Quốc, ấn Độ lại có nhu cầu nhập khẩu điều thô rất lớn. Từ sự phân tích trên về sự phát triển của ngành điều cho thấy rằng ngành điều không gặp nhiều khó khăn đối với thị trường tiêu thụ, khả năng phát triển ngành điều là rất lớn. Và trong những năm tới, khó khăn đối với các mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng điều nói riêng, vẫn là công nghệ chế biến; cơ cấu mặt hàng. 5. Xuất khẩu chè Theo tài liệu của tổ chức FAO đánh giá đến năm 1997, Việt Nam là nước đứng thứ 10 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Do điều kiện tự nhiên - sinh thái thuận lợi, mặt khác chè ngày càng được khẳng định vị trí quan trọng và được thế giới ưa chuộng. Giá cà phê thế giới nhìn chung có xu hướng tăng từ đầu những năm 1997 đến nay, như một thứ hàng thay thế (bổ sung) đã khuyến khích hướng chuyển sang tiêu thụ chè làm cho chè “lên ngôi”. Là những yếu tố thuận lợi cho các nước trồng và chế biến chè như Việt Nam trước những yếu tố thuận lợi của thế giới. Chính điều này tạo đà sự phát triển ngành chè Việt Nam, điều này thể hiện rất rõ: Ngành sản xuất chè ngày một phát triển cả về diện tích chè, năng suất sản lượng. Diện tích tăng bình quân 3,3%/năm, đặc biệt về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè trong giai đoạn (1996 - 2000) đã có bước tiến rõ rệt. Sản lượng và kim ngạch tăng khá nhanh ( sản lượng tăng 11,2%/năm, kim ngạch tăng 12,8%/năm - lớn hơn tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu ). Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm ) thì khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ bé chỉ chiếm < 3% thị phần. Đây cũng là hạn chế cho ngành chè Việt Nam tiếp cận buôn bán mậu dịch với các bạn hàng lớn và ổn định. Hơn thế nữa trong sản xuất, năng suất thấp chỉ đạt 3,5 - 3,8 tấn/ha (bút tươi) tương đương 0,6 - 0,7 tấn/ha (bút khô) chỉ bằng một nửa so với thế giới và Châu á. Biểu15: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam Chỉ tiêu Năm Diện tích (1000ha) DTKD (1000ha) Sản lượng chè búp khô Xuất khẩu (1000tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệuUSD) 1990 60 44,4 32,2 16,1 24,7 1991 60 45,8 33,1 10,6 13,7 1992 62,9 50,0 36,2 12,7 18,2 1993 63,4 49,2 37,7 21,2 27,9 1994 67,3 51,7 52,0 12,5 32,5 1995 66,7 52,1 40,2 18,8 25,0 1996 74,8 60,2 46,8 20,8 29,0 1997 78,6 63,9 52,3 32,3 47,9 1998 82,5 63,5 55,0 34,0 50,0 1999 84,6 69,2 64,6 36,0 52,0 2000 86,0 70,1 66,0 36,5 53,0 2001 95,6 75,8 67 58 66,4 Nguồn : Vụ kế hoạch và quy hoạch _Bộ NN và PTNT Tình trạng chung của các mặt hàng nông sản Việt Nam là công nghệ chế biến bao giờ cũng trở thành vấn đề đáng phải quan tâm. Mặt hàng chè cũng không loại trừ, công nghệ và các cơ sở chế biến chè của Việt Nam trong những năm gần đây tuy được quan tâm đổi mới một bước, song so với yêu cầu về chất lượng và sự phong phú đa dạng sản phẩm còn nhiều bất cập. Hiện nay có 75 cơ sở chế biến chè công nghiệp và hơn 1000 cơ sở chế biến nhỏ với tổng công suất khoảng 1.100 tấn búp tươi/ngày. Công nghiệp chế biến mới đạt 60% chè nguyên liệu, nhưng phần lớn các nhà máy xây dựng từ lâu, thiết bị cũ nên chi phí và giá thành cao, chất lượng thấp. Trong những năm gần đây có một số cơ sở liên doanh hợp tác chế biến chè với công nghệ tiên tiến. Tỷ lệ chè chế biến công nghiệp được nâng lên từ 60 -70%, chế biến thủ công chỉ còn 30%. Mặt hàng chè cũng không tránh được số phận chung của một số mặt hàng nông sản là cung lớn hơn cầu. Sự biến động “ cung - cầu” làm giá chè thế giới giảm gây áp lực giảm giá chè xuất khẩu của Việt Nam (năm 1999 thấp hơn 1998 là 8%, vào năm 2000 thấp hơn 1998 là 5%). Đương nhiên đây là khó khăn lớn mà ngành chè phải đối mặt, trước yêu cầu phát triển. Thị trường tiêu thụ: Tiêu dùng chè nội địa hiện nay chiếm khoảng 40 - 45%, trong những năm tới mở rộng hơn thị trường nội địa chiếm tới 50%, còn xuất khẩu chiếm 50%, nhưng nhìn chung về thị trường xuất khẩu chè tuy đã xuất khẩu trên 15 nước (ngoài Trung Cận Đông, chè đã mở rộng thêm các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hông Kông, Pháp) nhưng qui mô mỗi nước quá nhỏ bé và phân tấn thiếu vững chắc và không có bạn hàng chính. Do vậy trong những năm tới đây cần đẩy mạnh công tác tiếp thị ở trong nước và ngoài nước để tạo lập và mở rộng thị trường, hướng thị trường xuất khẩu chính: Irắc, Nga, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Pakistan và một số nước vùng Nam á. Tiếp tục giữ vững và mở rộng các thị trường trên cơ sở lấy yếu tố chất lượng và giá để cạnh tranh. Đối với các thị trường truyền thống, trung cận đông với thị phần 49%, SNG và Châu Âu 27,24%, các nước khác 23,76% đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu về chủng loại, chất lượng để đáp ứng thị trường có sức mua cao theo hướng 93,18% chè đen các loại và 8,62% chè xanh và hương (thị trường Nhật Bản, Đài Loan). Ngoài ra tiếp tục củng cố và khai thác thị trường Trung Quốc. Do vậy Việt Nam cần tăng cường sản xuất nguyên liệu bằng đầu tư thâm canh, phục hồi vườn chè xấu, giống cũ, đảm bảo thuỷ lợi tưới. Theo các chuyên gia FAO cho rằng: “nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn chè là yếu tố quyết định tương lai của ngành chè Việt Nam”. Ngoài ra ta cần tập trung đầu tư vào chế biến chè ngon, chè sạch, chè chữa bệnh, khai thác lợi thế tiểu khí hậu sản xuất chè đặc sản vùng cao, bao bì đẹp hấp dẫn đi vào những thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay. Biểu 16: Cơ cấu thị trường tiêu thụ chè xuất khẩu của Việt Nam (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. Châu á 26,43 39,48 27,41 21,75 37,98 39,56 Đông Nam á 6,08 8,71 6,86 6,73 3,99 6,08 Bắc á 20,35 30,77 20,54 15,02 33,99 33,48 2.Châu Âu 35,03 18,50 21,63 14,88 14.66 16,07 Đông Âu 29,04 12,21 2,39 3,66 4,85 8,24 Tây Âu 5,98 6,29 19,25 11,22 9,81 7,84 3.Trung Đông 37,67 42,02 50,28 62,54 45,54 43,67 4. Châu Mỹ 0,87 0,00 0,64 0,47 1,33 0,67 5. Châu úc 0,00 0,00 0,04 0,35 0,49 0,02 Tổng cộng(%) 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trên cơ sở phân tích, có thể đánh giá tổng quát: Ngành chè Việt Nam là ngành có khả năng phát triển và triển vọng về thị trường, tương lai có khả năng cạnh tranh nâng cao được hiệu quả là ngành có ý nghĩa lớn về kinh tế – xã hội và cải thiện môi trường. Khó khăn trong thời gian tới vẫn là công nghệ chế biến và cơ cấu mặt hàng. III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong giai đoạn qua. Nhìn nhận chung về thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam (đóng góp 43%GDP: 14,3 tỷUSD/30,16 tỷUSD năm 2000) đang đến ngưỡng. Theo lý thuyết, sau 5 - 7 năm xuất khẩu tăng trưởng cao liên tục sẽ “ đụng” ngưỡng nếu không thay đổi cơ cấu. Thực tế, bình quân 5 năm qua nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của ta đạt mức rất cao 21,3%/năm, trong khi cơ cấu hàng xuất khẩu gần như không thay đổi nói chung và mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng. Từ sự phân tích thực trạng của các mặt hàng chủ lực trên ta thấy: sản lượng gạo đã đụng đến ngưỡng 31 triệu tấn, không thể tăng thêm nếu muốn sản xuất hiệu quả, bền vững; xuất khẩu gạo cũng đụng đến trần 4 - 4,5 triệu tấn vì dung lượng thị trường chỉ cho phép như vậy. Cà phê vắt kiệt sức đất cũng chỉ đạt 850 ngàn tấn mà hiệu quả chưa cao, chưa đạt 500 triệuUSD. Tuy rằng đối với cà phê vấn đề thị trường không gặp khó khăn nhưng nhu cầu không tăng, giá giảm gây ra một sự khó khăn trong việc sản xuất cũng như xuất khẩu. Phân tích thêm các mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam là cao su, hạt tiêu, hạt điều, lạc nhân, chè... đến tới ngưỡng, không thể tăng 15 - 16% mỗi năm, trong khi đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung đang nằm trong tình trạng “cung > cầu” . Những áp lực đó đang đè nặng lên đôi vai nền kinh tế vốn có điểm xuất phát thấp, điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận đánh giá mình một cách nghiêm khắc nhất để từ đó mạnh dạn điều chỉnh tìm hướng đi thích hợp trong điệu kiện tự do hoá thương mại như hiện nay. Thiết nghĩ, thời điểm hiện nay là tốt nhất để điều chỉnh, cải cách cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng. Để có bước đi “đúng hướng” và “thích hợp” thì phải nhìn nhận, đánh giá lại tất cả những gì đã đạt được, những gì tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua. A. Những kết quả 1. Hàng nông sản xuất khẩu ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thể hiện sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và có những mặt hàng chiến lược có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Khi đánh giá về thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất khẳng định thành công lớn nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia vào thị trường, trong đó có một số mặt hàng có thứ hạng cao trong thị phần như: cà phê, gạo, hồ tiêu, điều... Có thể thấy, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam đang dần hoà nhập vào xu thế chung của nông nghiệp toàn cầu và khu vực. Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trước hết thể hiện ở nhịp độ phát triển của giá trị của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp trong suốt giai đoạn đổi mới ở cả 2 lĩnh vực trồng trọt và c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33597.doc
Tài liệu liên quan