MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. Tính tất yếu của đề tài. 4
2. Mục đích nghiên cứu. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. 5
5. Kết cấu đề án. 5
PHẦN 1- TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CUNG ỨNG CHO DỊCH VỤ LOGISTICS. 7
1.1 . Khái niệm và đặc điểm ngành dịch vụ logistics. 7
1.1.1 Khái niệm. 7
1.1.2. Bản chất kinh tế của logistics. 11
1.1.3.Thị trường logistic và những hiểu đúng nên có. 16
1.1.4.Đặc điểm của ngành dịch vụ logistics. 20
1.1.4.1. Đặc điểm của dịch vụ logistics. 20
1.1.4.2.Vai trò của logistics. 22
1.1.4.3.Tác dụng của dịch vụ logistics. 24
1.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho dịch vụ logistics. 27
1.2.1. Đăc điểm nguồn nhân lực ngành logistics. .27
1.2.2. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ logistics của một số nước và bài học đối với Việt Nam. 28
1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước. 28
a) Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ logistic của bưu chính Singapore. 29
b) Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của Walmart 30
c) Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của Trung Quốc. 32
d) Kinh nghiệm của 100 đối tác chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới. 38
1.2.2.2. Bài học đối với Việt Nam. 54
1.3. Các cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ logistics 53
PHẦN 2- Tình hình phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam thời gian qua và thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 68
2.1. Tình hình phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam thời gian qua 68
2.1.1. Thực trạng ngành Logistics ở Việt Nam hiện nay. 68
2.1.2 Một số cơ hội và thách thức đối với ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 74
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 78
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. 78
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 82
PHẦN 3- Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ logistics tại Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 86
1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực cung ứng ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam. 86
2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cung ứng ngành dịch vụ logistic tại Việt Nam. 87
KẾT LUẬN. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 98
105 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế là chúng tôi lên kế hoạch cho thực hiện các hệ thống chính cho cả vài tháng tới. Chính sự linh hoạt và hỗ trợ cũng những thái độ tích cực của Fidelitone đã giúp Originals tăng trưởng.
Có lẽ những thông tin thú vị mà chúng tôi nhận được- và những yếu tố này cũng dành được sự quan tâm nhất từ bạn đọc- là những thông điệp giải thích làm sao một đối tác có thể xử lý các tình huống khẩn cấp. Ví dụ Carl Stapp, giám đốc phụ trách sản xuất và phân phối của CHF Industries, cho biết Weber Distribution đã dành được sự kính trọng từ ông khi mà công ty của ông mất sự liên lạc với một trong những khách hàng quan trọng. Ông kể “Các container được chuyển đền từ các nhà cung cấp của chúng tôi và không có container nào được chuyển đi. Weber đã quản lý hiệu quả sự gia tăng bất ngờ tồn khotrong khi chúng tôi còn lo giải quyết vấn đề phát sinh với khách hàng. Weber sau đó đã làm việc kỹ lưỡng với chúng tôi và FedEx. Các đơn hàng được cho là đã chuyển đi thông qua các kho phân phối đã được chuyển ngay trực tiếp đến cửa hàng và giao hàng đúng hẹn. Chính quy mô hoạt động, đội ngũ chuyên biệt và hệ thống quản lý kho hiệu quả của Weber đã giúp chúng tôi giải quyết khó khăn phát sinh bất ngờ”
Vận tải đường bộ cũng là một ngành dịch vụ phổi biến đối với nhiều nhà sản xuất và bán lẻ , do đó đóng góp của ngành này cũng được đánh giá cao. Chúng tôi nhận được nhiều đề cử cho các nhà vận chuyển đường bộ lớn nhỏ từ khách hàng. Ví dụ, Joe McAmis, giám đốc vận tải của Rockford Manufacturing cho biết dịch vụ LTL ( vận chuyển hàng không đủ một xe tải) Old Domino Freight Line trở thành một điều đặc biệt và trở thành công cụ giúp công ty của ông xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng nền tảng của thành công.
Đối với các công ty mới thành lập mà hiếm khi có một hệ thống nền tảng logistics., các 3PL đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp họ khởi động hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Jack Weimer, giám đốc phụ trách hoạt động của TranSend International, một công ty mới thành lập, cho biết GlobalWare Solutions đã chứng tỏ khả năng đưa sản phẩm đến khách hàng theo cách hiệu quả và hiệu năng nhất với các hoạt động thiết kế đóng gói và cung cấp phần mềm về kiểm soát giao hàng.
Weimer nói “Nhân viên của họ rất dễ chịu và sẵn sàng hỗ trợ. Mặc dù sản phẩm của chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng tung ra. Tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào thời điểm mà TranSend tung ra sản phẩm , GlobalWare sẽ giúp việc tung sản phẩm của chúng tôi nhanh hơn mức mà tôi có thể tưởng tượng
Trong số các 3PL được đề cử , chúng tôi cũng nhận được nhiều sự lựa chọn dành cho các nhà giao nhận hơn trước đây, có lẽ điều này thể hiện sự đánh giá cao hơn về kinh nghiệm thực tiển của của các đối tác này.
Ví dụ, Mark Cress, giám đốc vận tải của Misys Healthcare Systems cho biết Airways Freight là một nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải và giao hàng tốt nhất mà ông gặp.
Cress nói “Đặc tính của hệ thống của chúng tôi là rất nhạy cảm về thời gian và chúng tôi cần những đối tác có thể đáp ứng được điều này. Cho dù phải đem đến một thiết bị đặc biệt từ nước ngoài để đảm bảo giao được một thiết bị nặng 2200 pound cho một khách hàng ở vùng nông thôn, thì Airways cũng hoàn thành rất tốt.”
Tim Hulse, giám đốc dịch vụ khách hàng và linh kiện của Diamond Z Manufacturing, một công ty lâm nghiệp và xây dựng, giải thích rằng công ty của ông cần chuyển hàng cả bằng đường biển lẫn đường hàng không.
Ông nói ” Chúng tôi có nhiều khách hàng đánh giá rất cao dịch vụ của Transgroup Worldwide Logistics và đã yêu cầu tất cả các lô hàng của họ đều phải được thực hiện bởi họ. Chúng tôi chuyển các thiết bị thay thế đến nhiều quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, Hà Lan và Úc. Các thiết bị thay thế của chúng tôi rất nặng nhưng Transgroup có thể đảm đương một cách hiệu quả”
Công nhân trí thức
Xu hướng outsourcing đã mở rộng ra ngoài các hoạt động logistics thông thường sang việc cung cấp phân tích tầm quản trị và các hoạt động trí thức bởi các kỹ sư, công ty kiểm toán và một mảng rộng lớn của các nhà tư vấn chuỗi cung ứng
Ví dụ, Craig Tobin, phó chủ tịch điều hành của NewRoads cho rằng Peach State là một công ty thiết kế tuyệt vời giúp họ thiết kế, thực hiện và tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh B2B và B2C.
Ông nói ” họ có một đội ngũ quản lý cực kỳ hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng”
Chúng tôi cũng nhận được một lượng lớn đề cử dành cho các nhà tư vấn và kiểm toán vận tải đã giúp xử lý vận đơn, thuế, và các khia cạnh quản trị liên quan đến các nhà vận chuyển
Al Mazany, giám đốc phụ trách logistics của FMC Technologies cho biết “TransportGistics là một đối tác giúp chúng tôi có thể đánh giá hiệu quả các nhà cung cấp”.
Thậm chí các nhà cung cấp dịch vụ bản thân họ cũng sẵn sàng sử dụng dịch vụ tư vấn dựa trên nền tảng trí thức. Frank Sokol, giám đốc phụ trách thực hiện hệ thống quản trị vận tải của Caterpillar Logistics, nói rằng Nulogx cung cấp dịch vụ tư vấn kịp thời để hỗ trợ cho các yêu cầu về logistics và vận tải đang phát triển.
Sokol nói “Sự hỗ trợ này giúp chúng tôi chuyển từ hệ thống vận tải quản trị theo kiểu phản ứng sang một mạng lưới vận tải tối ưu mà có thể đem lại những dịch vụ tuyệt hảo cũng như tối thiểu chi phí cho khách hàng”
Richard H.Thompson, một đối tác của Charter Consulting cho biết ông đã phối hợp với Chainalytics trong nhiều năm và tin rằng công ty này sẽ giữa vai trò chuyên gia hàng đầu trong mảng tối ưu hoá hệ thống, quản lý tồn kho và quản lý vận tải.
Ông nói “Chainalytics là một công ty đặc biệt có nghiệm rất sâu về chuỗi cung ứng
Vai trò ngày càng lớn của Công nghệ
Không có gì ngạc nhiên, khi rất nhiều đề cử dành ho các công ty về công nghệ với những phần mềm hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng.
Ví dụ, Leona Eggleston, giám đốc phụ trách về IT của Bedoukian Research nói rằng Danbury, một công ty về hoá chất đã sử dụng phần mềm
SmartForecast để dự báo nhu cầu cho hàng hoá trong hơn 10 năm tới.
Giải pháp phần mềm này giúp Bedoukian giữ mức tồn kho ở mức kiểm soát được trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. SmartForecast -một phần mềm dự báo tự động -lựa chọn phương thức dự báo tốt nhất và cugn cấp dữ liệu đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng để quyết định hiệu quả mức độ tồn kho phù hợp.
Eggleston giải thích rằng công ty bà phải sửa đổi dự báo hàng tháng cho một danh mục của hơn 500 loại sản phẩm, nhưng công ty lại không có bộ phận chuyên môn hoá về dự báo và lập kế hoạch
Bà nói “Tính dễ sử dụng là một điều cực kỳ tối cần thiết. Trong khi dự báo chưa bao giờ chính xác, sự chính xác mà chúng tôi có được khi sử dụng SmartForecast đã giúp chúng tôi giảm tồn kho và điều chỉnh hiệu quả kế hoạch sản xuất với nhu cầu của phần lớn khách hàng”
Thậm chí đối với các công ty phụ thuộc vào hạ tầng công nghệ của những nhà cung cấp lớn thì vẫn có vai trò của các công ty chuyên biệt hoá.
SkinCeuticals, nhà cung cấp các giải pháp chăm sóc cho nhiều thị trường tại Mỹ và hơn 35 quốc gia khác, vận hành hoạt động của mình bằng hệ thống ERP (lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp) Oracle 11i. Nhưng để tăng tốc sức mạnh hệ thống ERP đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng, SkinCeuticals phải dụng đến phần mềm của ClearOrbit để nâng cao hiệu năng vận chuyển hàng.
Theo Timm Elrod, Giám đốc phụ trách hoạt động của SkinCeuticals, ClearOrbit đã một bộ giải pháp với giao diện đơn giản giúp SkinCeuticals tăng gấp đôi hiệu năng vận chuyển và giảm diện tích kho bãi xuống 50 phần trăm thông qua việc tích hợp các ứng dụng như là Máy quét mã vạch cầm tay Internec, Máy in mã vạch Zebra, máy in HP, hệ thống tính giá cước UPS, cũng như với máy trạm quét mã vạch tại các điểm bán hàng.
Giải pháp phần mềm của ClearOrbit đòi hỏi phải tiếp cận vào hệ thống cơ sở dự liệu của SkinCeuticals nhưng việc ứng dụng không đòi hỏi phải lập trình tốn kém, cũng như phải tạo ra cấu trúc dữ liệu mới để kết nối các thiết bị ClearOrbit còn cung cấp các giải pháp mở rộng trong hệ thống ERP Oracle đóng vai trò làm cầu nối cho nhiều hệ thống và thiết bị mà SkinCeuticals sử dụng để vận hành hệ thống vận chuyển.
“Thêm nữa, ClearOrbit giúp tăng gấp ba năng lực sử lý đơn hàng, tăng tốc gần 35 phần trăm lượng hàng vận chuyển, giảm lao động tay chân xuống 13 phần trăm, giảm không gian của kho xuống 50 phần trăm, cải thiện sự chính xác của đơn hàng lên trên 99.5 phần trăm”
Khi các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng đang thực sự trở thành công nghệ được ứng dụng rộng rãi, nhiều công ty nắm bắt rất nhanh chóng tầm quan trọng của công nghệ này trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, Kurt Zweig, giám đốc dự án cấp cao của Jcpenney nói rằng ClearTrack đang cung cấp cho họ giải pháp quản lý các sự kiện trong chuỗi cung ứng cực kỳ hiệu quả. Ông giải thích ClearTrack cung cấp phần mềm Mạng Thông Tin ClearTrack cho phép làm việc với nhiều nhà cung cấp thứ ba của Penny để kiểm soát các hoạt động vận tải từ đó đưa ra những cảnh báo cho bất kỳ lô hàng bị đình trệ.
Zweig nói “Khi mà những thách thức đang ngày càng tăng bởi sự thay đổi liên tục trong kế hoạch của JCPenney, ClearTrack đã thực hiện một điều tuyệt vời giúp JCPenney vượt qua những khó khăn. ClearTrack rất nhanh nhạy trong việc đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi và đặc biệt là có những giải pháp hỗ trợ rất tốt”
Năm nay, chúng tôi cũng nhận được nhiều đề cử cho dịch vụ công nghệ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh toàn cầu. Ví dụ, Kelly O’Rourke, Giám đốc IT sản xuất và R&D toàn cầu của National Instruments, nói rằng Kewill Solution đã trở thành một đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng. Kewill đã cung cấp các giải pháp tự động hoá các hoạt động tuân thủ xuất khẩu, bao gồm chứng từ xuất khẩu cho phân phối và khả năng đưa ra các báo cáo về các chuyến hàng theo từng mặt hàng.
Ông nói “Kewill đã giúp loại bỏ gánh nặng về việc phải tham khảo quá nhiều dữ liệu về quy định của chính phủ cũng như tự động hoá quy trình xử lý các yêu cầu về tuân thủ xuất khẩu vốn dĩ rất phức tạp và liên tục thay đổi”
Các nhân viên của National Instruments tham gia vào quản lý và xử lý các đơn hàng lúc này dễ dàng tuân thủ các quy định về xuất khẩu mà không tốn nhiều sức lực. Một nhân viên nhập dữ liệu khách hàng vào hệ thống Oracle của công ty. Kewill sẽ kiểm tra trong danh sách các yêu cầu về xuất nhập khẩu ( giấy phép, quy định cấm hay hạn chế ..) để đưa ra quyết định xuất khẩu. Những nhân viên được trang bị Kewill sẽ bao gồm nhiều bộ phận từ bán hàng, quản lý đơn hàng, quản lý kho bãi và logistics .
O’Rourke nói ” Kewill tích hợp vào hệ thống ERP Oracle của chúng tôi để loại bỏ những lỗi lặp lại khi xử lý, lưu trữ và báo cáo dữ liệu.Việc chúng tối nhanh chóng tích hợp phần mềm của Kewill với ERP của Oracle đã đem lại hiệu năng và chất lượng dịch vụ cực kỳ ấn tượng mà trực tiếp đem lại lợi ích cho khách hàng của chúng tôi. Kewill đã trở thành một phần của hệ thống chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục hướng tới sự đổi mới và thành công”
Sự đánh giá cao vai trò của Công nghệ dành cho kinh doanh quốc tế không chỉ giới hạn ở các giải pháp phần mềm mà còn mở rộng sang một xu hướng phát triển dịch vụ có quản lý. Ví dụ, International Truck and Engine Corporation (ITEC), một nhà cung cấp hàng đầu về động cơ diesel tầm trung, xe tải, xe bus trường học, xe tải nặng, đã outsource phần lớn hoạt động thương mại tại Mỹ bao gồm quản lý hệ thống thuế trong khối NAFTA và hệ thống HTS trong khu vực Bắc Mỹ. Ben Bauman, giám đốc logistics toàn cầu và tuân thủ thương mại của ITEC nói rằng công ty phải quản lý hơn 300 ngàn linh kiện và phải phân loại hơn 5000 chủng loại sản phẩm mỗi tháng. Việc này không thể hoàn trong điều kiện nguồn lực hạn chế của công ty.
ITEC đã chuyển phần công việc sang JPMorgan Chase Vastera, và giảm bớt công việc này thông qua thuê thêm 12 nhân viên mới. Bằng việc thuê ngoài, ITEC đã đáp ứng thậm chí vượt qua các mục tiêu nhanh chóng bằng việc tận dựng lợi thế của Vastera một chuyên gia về quản lý thương mại toàn cầu . Hơn nữa, ITEC đã tiết kiệm được hàng triêu USD hàng năm từ việc quản lý hiệu quả.
Vai trò của công nghệ cũng nhanh chóng mở rộng sang các thiết bị như Nhận Dạng Bằng Sóng Radio, Nhận Dạng Bằng Quang HỌc và nhiều giải pháp quản lý và thu thập dữ liệu khác.
Ví dụ, Alex Kumfert, giám đốc phụ trách nguồn nguyên liệu dây chuyền láp ráp của Ford Motor tại Ontairo, Canada, nói rằng WhereNet đã cung cấp một dịch vụ và hỗ trợ xuất sắc trong việc thiết kế và ứng dụng các thiết bị theo dõi và chuyển tải thông tin không dây cho Ford.
Với việc một lượng lớn hàng tồn kho toàn cầu chuyển thành những container hàng trên khắp thế giới, công nghệ cũng giúp dòng chảy container này trở thành một phần trong chuỗi cung ứng. Kwang Chen, Giám đốc IT khu Bờ Tây của APM Terminals ở Los Angeles nói rằng APS Technology Group đã cung cấp một giải pháp đặc biết trong bối cảnh hệ thống cảng đang hoạt động rất phức tạp giúp ngành công nghiệp container cải thiện quy trình kinh doanh hiệu quả.
Chúng tôi nhận được một lượng lớn đề cử đển không ngờ dành cho các giải pháp phần mềm chuyên môn hoá phản ánh sư tăng tốc hoạt động kinh doanh trên internet. Ví dụ, Greg Tennyson, phó chủ tịch phụ trách mua hàng của Oracle Corporation, đã đề cử Aravo Solutions bởi công ty này đã cung cấp những công cụ xuầt sắc trong việc cho phép nhà cung cấp có thể quản lý danh mục sản phẩm của mình trực tuyến. Aravo cho phép nhà cung cấp tạo nội dung, kiểm soát chất lượng và kiểm tra dữ liệu trong phạm vi môi trường của từng người mua, và nhanh chóng xác định sai sót và xử lý trước khi người mua nhận dữ liệu.Bottom of Form
Bảng 2.1 Danh sách một số đối tác chuỗi cung ứng hàng đầu tiêu biểu
Công ty/Đối tác
Thông điệp của khách hàng
AirWays Freight
dịch vụ vận tải và phân phối tốt nhất mà chúng tôi từng sử dụng
Amtrex Global Logistics
Có hệ thống đánh giá quản lý hoạt động rất mạnh
APL Logistics
Đối tác toàn diện trong việc quản lý các nhà cung cấp
Bax Global
Sự lựa chọn của chúng tôi trong vận chuyển hàng nặng
BNSF Logistics
Họ luôn đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn
C.H.Robinson
Họ đem lại chất lượng hàng đầu trong vận tải
Caterpillar Logistics
Dịch vụ tích hợp toàn cầu và kinh nghiệm số một về các giải pháp logistics
DHL
Nhà cung cấp dịch vụ cho chúng tôi ở mọi ngóc ngách của thế giới
DSC Logistics
Họ quản lý việc phân phối và đóng gói sản phẩm vô cùng trơn tru
EGL Eagle Global Logistics
Họ là nhà cung cấp dịch vụ ưa thích của chúng tôi ở cả Bắc Mỹ và nước ngoài
Expeditor’s International
Một đối tác thực sự trong việc giúp chúng tôi giải quyết các khó khăn hàng ngày
FedEx
Dịch vụ hoàn hảo và liên tục gia tăng giá trị cho khách hàng
GeoLogistics
Luôn là lựa chọn cho các hoạt động logistics của chúng tôi ở Châu Á Thái Bình Dương
Hanjin
Một nhà chuyên chỡ đường biển tuyệt vời với dịch vụ rất tốt
Maersk Logistics
Dịch vụ rất tốt tại khu vực Châu Á
Manugistics
Giải pháp của họ rất hiệu quả trong việc lên kế hoạch
Menlo Worldwide
Dịch vụ có sự tin cậy cao
Nippon Express
Những dịch vụ mà họ cung cấp cho chúng tôi đều hoàn thành rất tốt
Nonstop Delivery
Họ cá biệt hoá dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu của chúng tôi
NYK Logistics
Họ rất hiểu chuỗi cung ứng của chúng tôi và luôn đưa ra các giải pháp tốt nhất
OIA Global Logistics
Họ chỉ ngừng làm việc khi mà công việc hoàn thành tốt đẹp và hiệu quả
Oracle
Không có giới hạn nào mà họ không vượt qua
Penske Logistics
Luôn đảm bảo chuỗi cung ứng của chúng tôi hoạt động trơn tru
Ryder System
Khả năng đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi rất cao
1.2.2.2. Bài học đối với Việt Nam
Sau đây là một số bài học đối với Việt Nam về kinh nghiệm để cung ứng tốt dịch vụ logistic cũng như quản lý tốt chuỗi cung ứng :
*) Bài học 1 : Kinh nghiệm rút ra từ thất bại từ việc đồng bộ hóa giữa dự đoán nhu cầu và kế hoạch cung ứng trong quá trình ứng dụng hệ thống mới quản trị chuỗi cung ứng.
Báo cáo tài chính của Nike được công bố vào 26/2/2001 đã làm cho các nhà đầu tư không thấy hài lòng khi doanh thu và lợi nhuận đều thấp hơn kỳ vọng. Kết quả là giá cổ phiếu của Nike đã giảm hơn 20% chỉ vòng một tuần. Giải thích cho sự kém hiệu quả về tài chính là việc ứng dụng mới chương trình lên kế hoạch cung ứng. Việc ứng dụng chương trình dự đoán nhu cầu của I2 Technology nhằm mục đích là giảm tồn kho nguyên liệu và sự chậm trễ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, CEO Phil Knight cho rằng mục tiêu này không đạt được mà còn dẫn đến việc tạo ra tồn kho vừa dư thừa với những đôi giày có nhu cầu thấp vừa thiếu hụt những đôi giày có nhu cầu cao PHỤ LỤC
Một số cảng biển tại Việt Nam:
[2]. Có thể giải thích điều này như sau: với hệ thống quản lý đơn hàng, do nhà cung cấp SAP quản lý và thực hiện, đơn hàng sẽ được đưa từ các nhà bán lẻ của Nike đến các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên do khó khăn để đồng bộ hóa thông tin giữa hệ thống SAP và I2, Nike đã gởi những đơn hàng không chính xác tới nhà máy. Kết quả là hàng ngàn đôi giày được đưa lên chuyền sản xuất ở các nhà máy Châu Á mà các nhà bán lẻ thật sự không cần. Kết quả là Nike đã phải giải quyết lượng hàng tồn kho theo mức giá không có lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận.
Hình 1.8 Hình minh hoạ về chuỗi cung ứng của Nike
*) Bài học 2 : Xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh.
Theo AMR Research yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Hiểu được điều này, Nike đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Nike mong muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
*) Bài học 3 : Đầu tư và xây dựng lại hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng.
Kể từ khi gặp thất bại trong việc thực hiện chương trình dự đoán nhu cầu do I2 Technology cung cấp, Nike đã mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin vốn là “xương sườn” của chuỗi cung ứng. Dưới sự dẫn dắt của Charles D.Denson, đồng chủ tịch tập đoàn Nike với Mark G. Parker
Tân cảng Sài Gòn- cảng biển lớn nhất Việt Nam.
Bốc dỡ hàng ở cảng Cái Lân- Quảng Ninh.
Bốc xếp hàng container tại Cảng Sài Gòn
Một số sân bay ở Việt Nam.
[3], Nike đã đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống thông tin mới nhằm thay thế hệ thống cũ vốn được xây dựng một cách vội vàng mà kết quả là hơn 27 hệ thống thông tin toàn cầu khác nhau không thể tích hợp được. Kết quả của việc đầu tư này đã đưa đến việc thiết kế và sản xuất nhanh hơn, lợi nhuận tăng 42.9% năm 2003 so với với mức trung bình 39.9% trong vòng năm năm trước.
*) Bài học 4 : Nâng cao sự cộng tác (collaboration) với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Thật sự khó khăn để quản lý hơn hàng trăm nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tại Châu Á và hơn 19 000 nhà bán lẻ phân phối sản phẩm trên toàn cầu. Để nối liền giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, Nike đã xác định sự cộng tác là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Điều này được thể hiện rõ trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp. Nike sẽ từ chối đặt hàng nhà sản xuất nếu như nhà sản xuất đó không thể hiện thái độ hợp tác trong quá trình lựa chọn. Hay như Nike cùng với các công ty như HP, Home Depot, IKEA, Mattel đã cộng tác với các hãng vận chuyển thành lập “Clean Cargo Group” đóng góp đến sự phát triển bền vững vận tải biển.
*) Bài học 5 : Thực hiện tốt quản lý hàng trả lại (reverse logistics) nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội.
Hoạt động quản lý hàng trả lại (reverse logistics) thường được xem là một hoạt động không đem lại lợi ích và tốn chi phí trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên ngày nay nhiều công ty đã xem hoạt động này như một hoạt động chiến lược mà có khả năng nâng cao được tính cạnh tranh chuỗi cung ứng trong dài hạn. Khách hàng thường quan sát hành vi của công ty và sự tín nhiệm của họ dành cho công ty có thể được nâng lên thông qua việc xử lý tốt quản lý hàng trả lại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nike thu hồi lại các đôi giày đã qua sử dụng và tái sản xuất lại thành những sân bóng rổ và những đường chạy dành cho cộng đồng như một nỗ lực đóng góp lại cho xã hội. Công ty tin tưởng rằng hoạt động này sẽ nâng cao được giá trị thương hiệu và tạo nên sự trung thành đối với khách hàng.
*) Bài học 6: Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” (business continuity) nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động “thuê ngoài”.
Theo các chuyên gia, hoạt động thuê ngoài có thể tiết kiệm chi phí, tuy nhiên những rủi ro đi kèm cần phải được quản trị tốt. Rõ ràng nhất là việc mất đi một nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng có thể đem đến những ảnh hưởng không tốt đối với những nhà sản xuất hay là khách hàng, vốn là những mắt xích trong chuỗi. Nhìn thấy được điều này, Nike đã xây dựng chương trình “kinh doanh liên tục” trong đó xác định rõ từng người sẽ quản trị rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi.
Vậy với những thay đổi lớn trong quản trị chuỗi cung ứng, Nike đã được AMR Research xếp vào vị trí thứ 21 trong 25 công ty thực hiện quản trị chuỗi cung ứng tốt nhất. Việc đầu tư lớn vào hệ thống thông tin đã tạo nên nền tảng cơ bản trong chuỗi cung ứng. Chính điều này cho phép việc quản lý đơn hàng từ nhà bán lẻ đến nhà sản xuất hiệu quả hơn cũng như nâng cao được sự cộng tác trong các bên trong chuỗi cung ứng. Điều này đã giúp Nike đạt được nhiều hiệu quả về tài chính – một cơ sở để AMR
1.3. Các cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều yếu tố và các yếu tố này tạo thành chuỗi logistics (logistics chain). Cụ thể ta có thể nêu một số yếu tố cơ bản cần có trong dịch vụ logistics như sau:
1. Yếu tố vận tải: Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì vận tải giao nhận là khâu quan trọng nhất và thường chiếm trên 1/3 tổng chi phí của hoạt động logistics.
2. Yếu tố Marketing:
3. Yếu tố phân phối
4. Yếu tố quản trị
5. Các yếu tố khác: kho bãi, nhà xưởng, phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, tài liệu kỹ thuật
Nhóm “Những người bạn về logistics” trong WTO phân loại các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics gồm:
Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (non core logistics service): Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.
Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN để ký kết tại Hội nghị Không chính thức các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) vào tháng 5/2007. Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng Lộ trình này. Tháng 8/2006 và tháng 1/2007, Việt Nam đã tổ chức hai Hội nghị Tham vấn ASEAN về logistics tại Hà Nội với sự tham gia rộng rãi của đại diện các nước ASEAN, giới doanh nghiệp và các học giả liên quan trong khu vực. Trong ASEAN, bản dự thảo Lộ trình Hội nhập nhanh ngành logistics đã được thảo luận tại các diễn đàn khác nhau như Hội nghị các Quan chức kinh tế cao cấp (STOM), Hội nghị các Quan chức Cao cấp về viễn thông (TELSOM) và các Ủy ban chức năng của ASEAN như Ủy ban điều phối về Hải quan (CCC), Ủy ban điều phối về dịch vụ (CCS). Hiện nay, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã tổng hợp lấy ý kiến của các nước, các nhóm công tác để hoàn chỉnh dự thảo lần 3 (dự thảo cuối cùng) của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics.
Theo nội dung của dự thảo lần 3 của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN, thời hạn cuối cùng để tự do hóa các phân ngành thuộc dịch vụ logistics là năm 2013, nhưng phương pháp tiếp cận để xử lý vấn đề tự do hóa sẽ được thảo luận và thống nhất trong khuôn khổ Ủy ban điều phối về dịch vụ ASEAN (CCS). Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau:
Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC 741)
Dịch vụ kho bãi (CPC 742)
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748)
Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749)
Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**)
Dịch vụ đóng gói (CPC 876)
Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC)
Dịch vụ vận tải hàng h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7823.doc