Chuyên đề Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4. Nội dung của đề tài bao gồm 3

NỘI DUNG 4

Chương I: Vai trò của ngành trông cây ăn quả trong quá trình phát triển Điều kinh tế xã hội tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 4

1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 4

1.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu. 4

1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 6

1.2 Vai trò của ngành nông nghiệp và ngành trồng cây ăn quả 9

1.2.1 Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 9

1.2.2 Vai trò của ngành trồng cây ăn quả đối với ngành trồng trọt và đối với kinh tế nông nghiệp 12

1.2.3 Kinh nghiệm một số nước về phát triển ngành trồng cây ăn quả 14

Chương II. Phân tích thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 19

2.1 Phân tích thực trạng phát triển ngành trồng cây ăn quả của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 19

2.1.1 Thực trạng phát triển ngành trồng cây ăn quả của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 19

2.1.2 Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua 26

2.1.3 Những khó khăn đang gặp phải 32

2.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 36

2.2.1 Quan tâm nhiều đến giống cây 38

2.2.2 Kết hợp hài hoà giữa đa canh và chuyên canh 39

2.2.3 Cơ giới hoá nông nghiệp 40

2.3 Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 42

Chương III. Định hướng và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 47

3.1 Định hướng thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 47

3.1.1 Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá có quy mô, hiện đại, hiệu quả và bền vững. 48

3.1.2 Phát triển và nâng cao chất lượng giống cây trồng 48

3.1.3 Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. 49

3.1.4 Các chỉ tiêu đặt ra trong thời gian tới 51

3.2 Một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 51

3.2.1 Về quy hoạch 51

3.2.2 Về khoa học công nghệ 54

3.2.3 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 57

3.2.4 Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư 60

3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực 60

3.2.6 Một số chính sách hỗ trợ 62

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong chuyển giao kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng kỹ thuật xử lý cho cây ra trái trái mùa cũng như bảo quản. Nhà vườn Đồng Bằng Sông Cửu Long xứng đáng là những "nông dân siêu hạng" khi buộc trái cây phải ra trái nghịch mùa, thậm chí có loại còn xuất hiện liên tục trong năm trên thị trường như nhãn, bưởi, cam, sầu riêng... Sức ép vì giá cả khiến nhà vườn đã lập nên được kỳ tích như thế. Và từ trái cây trái mùa giá bán cao gấp 2 –3 lần chính vụ mà nhà làm vườn đều khá giả. So với làm lúa mỗi năm 2 – 3 vụ trên diện tích 1.000 m2 cho thu nhập tối đa 3 – 4 triệu đồng/năm thì cũng diện tích ấy như trồng sầu riêng, cam sành hay bưởi năm roi sẽ cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Đi vào các làng chuyên canh cây ăn quả như cam sành Tam Bình (Vĩnh Long), cù lao Ngũ Hiệp (Tiền Giang) sẽ thấy quang cảnh làng quê khác hẳn: nhà mái ngói đỏ au, đường xá tráng bê tông sạch đẹp, các tiện ích như điện - đường - trường - trạm đầy đủ. Thông qua sự trợ giúp của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam tại các tỉnh trọng điểm về vườn chuyên canh đã có trên 4.000 lượt hộ nông dân được tập huấn IPM trên cây có múi, hàng trăm cơ sở sản xuất giống cây ăn quả tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long được chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cây ăn quả sạch bệnh. Ngoài ra, nhà vườn còn được tập huấn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn GAP, những giải pháp thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng vừa phù hợp với các tiêu chí an toàn và bảo vệ môi sinh môi trường. Tỉnh Tiền Giang cũng đang triển khai chương trình "Hỗ trợ toàn diện phát triển cây vú sữa lò rèn giai đoạn 2007-2013" với kinh phí trên 4 tỉ đồng đồng thời qui hoạch vùng trồng vú sữa lò rèn lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long tại 17 xã ven sông Tiền thuộc hai huyện Cai Lậy và Châu Thành với tổng diện tích khoảng 7.000 ha. Như vậy chúng ta đã tổ chức sản xuất đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nhà vườn, như: kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế biến và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc phát triển diện tích trồng các giống cây lợi thế, Chính phủ nước ta đã nhanh chóng xúc tiến việc ký kết các hiệp định kiểm dịch thực vật với các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật để trái cây Việt Nam có thể thâm nhập các thị trường rộng lớn này. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng trái cây của Việt Nam trong các năm vừa qua với kim ngạch không ngừng tăng qua các năm: năm 2004 là 178.8 triệu USD, năm 2005 là 235.5 triệu USD và năm 2006 tăng lên 259 triệu USD. Theo trung tâm thông tin thương mại (Bộ Công thương) thời gian qua giá trị xuất khẩu trái cây trái vụ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái cao hơn 20% so với giá trị trái cây chính vụ. Nhiều loại trái cây Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc vẫn giữ được ưu thế với sản lượng xuất đạt gần 60 tấn/tuần, tăng 10 tấn/tuần so với tháng trước. Các loại trái cây xuất khẩu nhiều như xoài, sầu riêng, vú sữa, cam sành, măng cụt, na Sài Gòn,… Vài năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng trái cây của Việt Nam không ngừng tăng lên đã dẫn đến phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn ra mạnh mẽ. Nhiều nhà vườn đã mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Tính đến thời điểm này, toàn vùng có khoảng 300.000ha cây ăn trái, tăng 22.000ha so với năm 2005. Trong số này có gần 120.000ha trồng cây ăn trái đặc sản như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng... tập trung ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre. Song song với việc tăng nhanh diện tích vườn, nhu cầu cây giống cũng trở nên cấp thiết. Hiện nay trên thị trường cây giống Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện đang cạnh tranh gay gắt. Nhiều cơ sở phải mở rộng thị trường ra miền Đông, miền Trung, Tây Nguyên... Nếu không chú trọng vấn đề chất lượng, tạo uy tín cho thương hiệu thì khó mà cạnh tranh được. Có nhiều cơ sở sản xuất giống cây đã hạ giá cả giống cây hoặc luôn tìm các giống cây mới, làm tăng sức ép giá lên các giống cây truyền thống. Hiện nay các loại giống mới đưa ra thị trường giá thường cao hơn giá các cây giống truyền thống, giá thường từ 20.000 – 25.000 đồng/cây, trong khi đó giá của cây giống truyền thống chỉ có từ 5.000 – 10.000 đồng/cây. Điều này đã càng khẳng định hơn việc các nhà vườn đã chú trọng đến các giống cây có giá trị kinh tế cao dần loại bỏ những giống cây không có giá trị kinh tế. Hiện trên thị trường các loại giống cây trồng mới có mức giá khá cao: dừa xiêm lùn 20.000 - 25.000 đồng /cây, ổi ruột tím 20.000 đồng /cây, chanh ôtxtrâylia không gai 20.000 đồng /cây, xoài tứ quý 15.000 - 20.000 đồng /cây. Xoài cát Hòa Lộc, mít ruột đỏ, mít nghệ, măng cụt, vú sữa Lò Rèn, vú sữa bơ... dao động từ 8.000 đến 15.000 đồng /cây. Theo dự báo của các cơ sở sản xuất, giá các loại cây giống trong khu vực khá ổn định, riêng sầu riêng, xoài tứ quý, chanh ôtxtrâylia... sẽ được nhà vườn có sự quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Từ đầu năm đến nay, cây giống sầu riêng các loại trên thị trường sốt nhẹ. Các loại sầu riêng cơm vàng hạt lép, monthoong, cơm sữa hạt lép... đang được tiêu thụ mạnh, giá dao động 15.000 – 20.000 đồng/cây. Bên cạnh việc chú trọng giống thì việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trái cây ăn trái cũng đựơc nhà vườn chú ý quan tâm. Nhìn chung tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã mang lại kết quả ban đầu rất khả quan. Và trong tương lai, xu hướng này sẽ càng mở rộng và phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước. Giải quyết được vấn đề việc làm, nghèo đói, công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông thôn nói chung và khu vực nói riêng. 2.1.3 Những khó khăn đang gặp phải Theo nghiên cứu về tình hình phát triển cây ăn trái mấy năm gần đây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chỉ ra một số tồn tại như: Cây giống chưa được quản lý chặt chẽ, diện tích cây ăn quả tăng nhanh, nhưng chủ yếu vẫn là vườn tạp… Nghề vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất manh mún, mỗi người chỉ có vài công đất, lớn nhất cũng chỉ 3 -5 công và trên mảnh vườn đó có đủ các loại trái cây. Kỹ thuật ứng dụng trọn gói từ sản xuất tới công nghệ sau thu hoạch hầu như không có, mặc dù thời gian gần đây, giống cây trồng đã được các trường đại học và viện cây ăn trái chú ý nhiều hơn. Đã có giống tốt, giống xác nhận nhưng các giống cây trồng này vẫn chưa đến tay nhiều nhà vườn Ở các nước phát triển, diện tích trồng cây ăn trái của một người có thể vài hecta. Còn ở Việt Nam, một hộ gia đình có diện tích vườn cây ăn trái 1 ha là rất ít. Hiện nay, Nhà nước chỉ mới thấy được tiềm năng của ngành trái cây, trong khi các nước khác đã đi trước chúng ta khá lâu. Thái Lan đã xác định ngoài cây lúa, là cây ăn trái và họ đã đi trước Việt Nam những 30 năm về nghiên cứu và các mặt khác... Còn Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu. Tuy chậm nhưng Nhà nước cũng đã thấy ngành cây ăn trái là ngành có tiềm năng rất mạnh sau cây lúa. 2.1.3.1 Quy mô nông hộ nhỏ và trồng nhiều chủng loại Đất nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng lớn về cây ăn trái. Đến nay Việt Nam đã có khoảng 767 ngàn ha cây ăn trái, cho sản lượng 6,5 triệu tấn nhưng hầu hết vẫn là vườn tạp. Vùng trồng cây ăn trái tập trung còn rất ít (khoảng 16%). Kết quả khảo sát và thu thập nguồn gen cây ăn qủa của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho thấy có trên 30 chủng loại cây ăn quả được trồng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nông hộ trồng cây ăn qua đa số có qui mô nhỏ, nông hộ có diện tích nhỏ là 0,3 ha và cao nhất là 2,5 ha/hộ (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2006), trong đó loại vườn trồng từ 2-3 loại cây ăn quả chiếm từ 74,1-85% số hộ, vườn trồng trên 3 cây chiếm từ 14,3-24,6% số hộ. Từ đó có thể thấy được việc hiện nay chúng ta chỉ quan tâm đến tổ chức lại sản xuất đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nhà vườn, như: kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế biến và thị trường ... nhưng chưa chú trọng đến công tác giống và một phần canh tác do đó hiện tượng vườn tạp diễn ra khá phổ biến. Việc vườn tạp diễn ra phổ biến cũng một phần là do nghề sản xuất cây giống còn nhiều phức tạp. Hiện nay, số lượng vườn ươm ở Đồng bằng sông Cửu Long quá nhiều và rất khó quản. Công việc nghiên cứu và sản xuất cây giống là khâu rất quan trọng trong việc sản xuất trái cây vì từ cây giống sẽ cho ra chất lượng sản phẩm, nhưng nếu khâu giống không quản lý tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ đồng đều của trái cây. Đây là cái gốc của việc sản xuất trái cây, không giải quyết được cái gốc sẽ rất khó cho nghề vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2.1.3.2 Từ thu hoạch cho đến chế biến. Nghề vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long còn rất bề bộn, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là công tác giống và một số biện pháp canh tác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Việc các nhà vườn sản xuất nhỏ lẻ manh mún đã gây khó khăn cho các nhà chế biến trái cây gặp khó khăn trong việc thu mua bảo quản. Hiện nay, tuy có tổ chức lại sản xuất đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nhà vườn, như: kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế biến và thị trường… nhưng chưa đồng bộ. Các biện pháp khác đặc biệt là vấn đề sau thu hoạch bao gồm chế biến chưa được chú ý. Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản trái cây còn ở dạng thủ công. Theo thống kê trái cây Việt Nam thất thoát sau thu hoạch 30%, chúng ta sản xuất được 6 triệu tấn/năm, thì mất đi 2 triệu tấn, việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ dẫn tới chất lượng trái cây không đồng đều, vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất làm giảm khả năng cạnh tranh trong việc xuất khẩu tới các thị trường khó tính như: EU, Nhật, Mỹ,… Sử dụng nhiều phân đạm trong sản xuất trái cây làm cho trái cây dễ bị thối khi vận chuyển đi xa là vấn đề cần quan tâm Trái cây chín rụng mà không có người đến thu mua là một minh chứng cho công tác quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó công tác bảo quản trái cây cũng còn nhiều hạn chế khi phương pháp phổ biến của nông dân lúc thu hoạch trái cây vẫn rửa bằng nước khiến trái cây mau thối nhũn, khó bảo quản, trong khi trái cây của Mỹ hoặc Thái Lan vẫn tươi nguyên sau cả tháng thu hoạch. Theo tính toán của các nhà khoa học, Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là vùng có tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao nhất nước với mức thất thoát khoảng 20%, trong đó tổn thất sau thu hoạch của trái cây tới 30%. Một chuyên gia của Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã cảnh báo rằng nếu Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ đầu tư cho kỹ thuật giống, trồng à không quan tâm chu đáo đến kỹ thuật thu hái, bảo quản như tình trạng hiện nay thì công lao cũng lại trả về đất. Đó là thực trạng mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có lối ra. Bên cạnh đó thì là dịch vụ sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long còn rất kém. Các dịch vụ sau thu hoạch như: đóng gói, tồn trữ và bảo quản … chưa được phục vụ chu đáo. Kết quả là khi xuất khẩu ra nước ngoài, trái cây của chúng ta bị hư hỏng nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trái cây xuất khẩu của nước ta. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho sản lượng xuất khẩu của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng. 2.1.3.3 Trái cây nội đang dần bị mất thị trường trong nước Việc các chủng loại cây ăn quả được sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tập quán của người nông dân, sử dụng nhiều phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, chỉ có một bộ phận nhỏ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật. Chính những biên pháp sản xuất không có hiệu quả như trên đã dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao dẫn đến viêc giá cả của ta cao hơn các sản phẩm cùng loại của một số nước trong khu vực như: trái sầu riêng Ri-6 giá bán lẻ là 25.000 đ/kg, trong khi sầu riêng của Thái Lan nhập sang cũng chỉ tới 10.000đ/kg – 15.000đ/kg, xoài cát Hòa Lộc loại I bán đến 40.000-50.000đ/kg, bưởi da xanh 25.000đ/kg, măng cụt Việt Nam có giá từ 18000 đến 22.000 đ/kg, măng cụt Thái Lam có giá là 12.000 đ/kg. Do nhiều người tiêu dùng có tâm lý thích hàng ngoại có chất lượng ngon hơn mà giá không cao hơn so với hàng nội là bao nhiêu. Điều này như một hồi chuông báo động cho thị trường cây ăn quả trong nước đang có nguy cơ bi mất bởi trái cây nhập ngoại. Việc giá trái cây nhập có giá thành thấp hơn chất lượng không kém gì chất lượng của trái cây trong nước đã dẫn đến việc nhập khẩu một cách ồ ạt trái cây vào thị trường nội địa. Trong thời gian gần đây thị trường trái cây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang xuất hiện rất nhiều loại trái cây ngoại nhập khác: Măng cụt, sầu riêng Thái Lan; nho Chilê... Sự đa dạng của trái cây ngoại nhập đang khiến thị trường trái cây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tuột giá chưa từng có. Nhiều loại trái cây vốn là đặc sản của vùng cũng bị ảnh hưởng làm cho giá bán cũng giảm thấp hơn năm trước.Theo nhiều sạp bán lẻ ở Cần Thơ và các chủ vựa ở Tiền Giang, Vĩnh Long..., so với cùng thời điểm năm trước hoặc đầu vụ năm nay, hiện giá nhiều loại trái cây đã giảm đến 40-50%: Măng cụt giá chỉ còn 18.000 đồng/kg (giảm trên10.000 đồng/kg); khóm loại 1 dưới 1.000 đồng/kg (giảm 50% so với vụ trước)... Không chỉ mất giá mà ngay cả thị trường đầu ra cũng là một vấn đề nan giải. Theo chủ nhiệm hợp tác xã Thạnh Thắng (xã Hoả Tiến ) cho biết: số lượng cung ứng cho siêu thị ở Cần Thơ là 1 tấn/tuần nhưng không đáng kể so với sản lượng của 1000 ha cây ăn quả được trồng tại hợp tác xã. Đi thấy trái cây ngoại tràn ngập thị trường như hiện nay, trái cây ngoại xuất hiện nhiều nhất là măng cụt, bòn bon Thái Lan, sầu riêng, me ngọt. Chưa kể các loại táo, mận của Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Giá các loại trái cây của nước ngoài những năm trước thường cao hơn trái cây nội nhưng năm nay giá thường chỉ bằng hoặc thấp hơn. Chất lượng, mẫu mã lại đẹp hơn, ngon hơn nên người tiêu dùng thường chọn trái cây ngoại để mua. Đều này làm cho nhà vườn sản xuất thua lỗ, sản phẩm khó cạnh tranh ngay chính trong thị trường nội địa. Ngoài ra còn có một nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với trái cây ngoại là việc xây dựng thương hiệu. Phần lớn nhà doanh nghiệp chưa quan tâm và đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm nên hầu hết lượng trái cây xuất khẩu mang nhãn hiệu nước ngoài. 2.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cuộc sống của đa số nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thời gian qua còn khó khăn; đời sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc các lĩnh vực nông - lâm - ngư ở trình độ thấp. Mặt khác, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống chỉ mới manh nha trong mấy năm gần đây, chưa hướng vào chiều sâu để có những sản phẩm chất lượng cao, bền vững, phù hợp với yêu cầu “đủ sức cạnh tranh” khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Từ đó dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất chạy theo giá cả thị trường, phá vỡ nhiều vùng quy hoạch, vùng đã bố trí cây trồng vật nuôi ổn định, hình thành những phong trào tự phát “hết trồng rồi chặt” diễn ra liên tục trong những năm qua. Do tồn tại của nền sản xuất nhỏ, cá thể, thường xuyên thiếu vốn và không gắn với thị trường ổn định, chưa được đầu tư khoa học - công nghệ đúng mức và phù hợp; cơ sở hạ tầng không đồng bộ, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tràn lan khó kiểm soát. Dẫn đến năng suất bấp bênh, sản lượng, chất lượng không đồng đều, không ổn định gây khó khăn cho đầu tư chế biến, hàng hóa khó tìm thị trường tiêu thụ ổn định, không đủ sức cạnh tranh về nhiều mặt, nhất là thường hay bị vướng những rào cản kỹ thuật do các thị trường lớn dựng lên. Còn ngay trên thị trường sân nhà cũng có thể không đủ sức cạnh tranh trước hàng triệu tấn nông sản chất lượng cao, giá thành hạ. Một vấn đề quan trọng khác, và là yếu tố sống còn khi tham gia hội nhập mà cả nông dân lẫn nhiều nhà DN ở miền Tây cần có ý thức và nhận thức về việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là các mặt hàng có tính chất truyền thống, hay đặc thù của địa phương. ở miền Tây đã và đang từng có những đặc sản nổi tiếng nhưng nay đang có khả năng mai một, hoặc bên bờ vực mất hết, cả nông dân và nhà kinh doanh cần có ý thức bảo vệ tốt nhằm khai thác lâu dài và có thể hình thành thương hiệu mạnh. Bên cạnh đó, nhiều sản vật khác rất được các thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nhưng cũng chưa có nhãn hiệu uy tín và cũng chưa có đủ điều kiện để hình thành thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh. Trong quá trình chuyển đổi cớ cấu, phát triển sản xuất trái cây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn do nông dân phát triển tự phát là chính, vai trò của khoa học và công nghệ còn khá khiêm tốn trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Với lợi thế đất đai khí hậu ôn hoà, nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng: Trái cây bị thua về lợi thế cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, độ đồng đều không cao, kém hấp dẫn và giá bán cao. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới muốn đẩy mạnh xuất khẩu trái cây ra thị trường quốc tế, cần có một thương hiệu mạnh. Quá trình xây dựng thương hiệu chính là đảm bảo và nâng cao chất lượng cho sản phẩm trái cây. Việc chuyển dịch cơ câu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng chính nhằm mục đích xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trái cây của vùng với mục tiêu giữ vững thị trường trong nước đẩy mạnh ra thị trường quốc tế. 2.2.1 Quan tâm nhiều đến giống cây Giống cây ăn trái vẫn được xếp vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất trái cây hàng hoá. Khác với sản xuất lúa, có thể đổi giống theo vụ, với trái cây là hàng chục năm. Khác với rau, hiện ta đang sản xuất chủ yếu bằng giống nhập, còn đối với cây ăn trái thì phần nhiều dùng giống bản địa. Người sản xuất khi lựa chọn giống cây ăn trái thì phần nhiều chỉ quan tâm đến hiệu quả sản xuất, ít chú trọng đến việc phân biệt giống nhập hay giống bản điạ, giống do đâu tạo ra. Hiện nay, trong sản xuất trái cây đã có nhiều giống nhập, nhưng giống cây bản địa vẫn được sử dụng trên phần lớn diện tích, do lợi thế thích hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác. Để phát huy được thế mạnh của những giống cây nội địa đặc sản của vùng, Đồng Bằng Sông Cửu Long cần xác định và mở rộng diện tích ra vùng điều kiện đất và sinh thái khí hậu thích hợp. Tăng diện tích vườn chuyên canh với những cây ăn trái đặc sản của vùng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu tạo ra những giống cây mới dựa trên những nguồn gen sẵn có của vùng, nhằm tạo ra sự phong phú đa dạng về chủng loại cho trái cây của vùng mà vẫn thích nghi với môi trường của vùng.Thời gian tạo chọn giống cây ăn trái mới cần 10 – 15 năm, nhưng sau đó năm nào ta cũng có thể có giống mới giới thiệu vào sản xuất. Chẳng hạn như cây thanh long, trước đây chỉ phát triển ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ bằng giống vỏ đỏ ruột trắng. Hiện nay, đã có giống thanh long trồng được ở cả nứơc dễ dàng, đó là giống thanh long ruột đỏ. 2.2.2 Kết hợp hài hoà giữa đa canh và chuyên canh Chỉ có con đường chuyên canh hoá mới có thể có nông sản hàng hoá đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho thị trường, thuận lợi cho công việc chuyển giao giống và kỹ thuật mới. Tuy nhiên điều kiện của ta không cho phép thực hiện chuyên canh như ở nước rộng lớn, người thưa, nền kinh tế phát triển như Ôxtrâylia, Italia, Mỹ… Chính vì thế việc sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thể hiện một biện pháp kết hợp hài hoà giữa chuyên canh và đa canh là: vùng chuyên canh thực hiện bởi nhiều nông hộ đa canh, hay chuyên canh một vài loại cây nào đó trên nền vườn đa canh, làm sao để cho các hợp phần đa canh hỗ trợ nhau cùng phát triển.Thời gian qua, việc quy hoạch các vùng đất cho chuyên canh cây ăn trái của chính quyền địa phương ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thời gian qua rất chậm chạp. Do vậy để tự cứu mình, nhiều hộ trồng cây ăn trái đã tự liên kết thành lập các tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ trái cây như hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc ở Tiền Giang, hợp tác xã cam sành Tam Bình (Vĩnh Long), hợp tác xã bưởi long Cổ Cò (Tiền Giang)... và các hợp tác xã trên đã họat động rất thành công. Từ đó có thể thấy, là hiện nay, những chủng loại trái cây nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long như sầu riêng Chín hóa, Bưởi da xanh Hai Hoa, xoài cát Thanh Sơn… hầu hết đều do người nông dân tự mày mò, rồi tự nhân giống lấy, chứ không phải của các viện nghiên cứu hay các nhà khoa học tạo ra. Những thành quả đó là đáng ghi nhận, nhưng nếu thiếu sự tác động của Nhà nước là đã bỏ qua cơ hội. Việc nhân giống nếu cứ để người nông dân tự làm thì mãi mãi mãi sẽ không bao giờ có một nền công nghiệp như mong ước. Trước những bất cập mà thực tế đã và đang diễn ra Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu, đề xuất và giúp nông dân thực hiện mô hình trồng cây ăn quả một cách hợp lý nhất. Viện đã đưa ra những kết quả nghiên cứu nhằm giúp đỡ người nông dân như: trồng xen kẽ ổi với cam, quýt vì ổi toát ra mùi, xua đuổi rầy chổng cánh – môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh do virus gây ra. Trồng ổi trước khi trồng cam, quýt sáu tháng mới có khả năng toát mùi đuổi rầy chổng cánh. Sau trồng ổi độ 1 năm là có trái thu hoạch, lấy ngắn nuôi dài ở vườn cam, quýt. Vườn đa canh hiệu quả kinh tế cao, khác hẳn với vườn tạp trồng tuỳ tiện kém hiệu quả. Người nông dân sẽ khó tiếp nhận khuyến cáo nào chỉ nhằm vào hoạt động sản xuất của họ mà không quan tâm đến những lợi ích hợp của vườn đa canh mà họ đang thực hiện. Khi đã xác định được cây ăn quả đặc sản chuyên canh ở vùng nào đó, phải kiên quyết khắc phục tình trạng giống kém, bị pha tạp. Chẳng hạn, bưởi là cây thụ phấn nhờ hạt phấn đực bên ngoài khoảng 30%, nếu để tình trạng vùng trồng bưởi Năm Roi lẫn với các giống bưởi khác sẽ khiến chất lượng trái bị xuống cấp, vốn không hạt thành có hạt. Điều này không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn góp phần phát triển sản xuất bền vững và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ, giảm rủi ro. Hệ sinh thái VAC trong phạm vi của các nông hộ bao gồm cây ăn quả chủ lực tuỳ theo vùng, như vú sữa, sầu riêng, bưởi, xoài, sơ ri…, dưới tán vườn có thể nuôi bò thịt, heo hướng nạc, gia cầm… Dưới ao thả các loại cá phù hợp với yêu cầu hàng hoá của vùng. Đây là mô hình sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay thì mô hình VAC là cách tiết thực nhất để giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Cũng cần có những đề tài xây dựng vườn cây ăn quả mẫu đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất trong nước, cũng như ở Thái Lan, Malaysia… để nhân rộng. 2.2.3 Cơ giới hoá nông nghiệp Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đang được nghiên cứu phát triển một cách nghiêm túc, nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng vùng. Việc bảo quản trái cây của vùng sau thu hoạch cũng là điều trăn trở, bức xúc của bà con nông dân, nguyên nhân là thiếu công nghệ bảo quản phù hợp, thiếu năng lượng, chi phí khá cao trong bảo quản lạnh. Hiện nay, trái cây của vùng chủ yếu là bán tươi, giá thành bấp bênh ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của bà con nông dân, khả năng tích luỹ mua sắm máy móc, trang thiết bị là rất khó, chưa tạo ra sản phẩm có thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp Việc sử dụng các sản phẩm sau thu hoạch như vỏ trấu, xác mía, dừa, vỏ quả dứa… trở thành điện năng tiêu thụ trong sản xuất và đời sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn rất hạn chế. Cơ giới nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là công cụ quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Phát triển cơ giới hoá nông nghiệp là thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật về phương thức sản xuất, là yếu tố chủ yếu để hiện đại hoá nền nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp hàng hoá. Vấn đề là cần hình thành bước đi trong quá trình phát triển, xác định cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đường lối, chính sách và quy hoạch đối với từng lĩnh vực cơ giới hoá phục vụ  có hiệu quả. Theo đánh giá của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch về thực trạng sử dụng máy móc cơ điện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp chỉ có thể phát triển một cách đúng hướng, vững chắc và hiệu quả khi có đủ định hướng phát triển với đầy đủ cơ sở thực tiễn khoa học. Đó là kết quả nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng vùng. Cần đặt mối liên hệ giữa thị trường và sản phẩm chế biến để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đổi mới nâng cao năng lực sản xuất. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam vừa đưa vào hoạt động Bệnh Viện Cây ăn quả Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự ra đời của bệnh viện này với chức năng, nhiệm vụ như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trông và chăm sóc cây ăn quả cho nông dân. Ngoài ra, còn tư vấn, phòng trị bệnh bảo vệ thực vật, thực hiện công tác an toàn thực phẩm đối với cây ăn quả. Việc thành lập Bệnh Viện Cây ăn quả đã tạo sự phấn khởi với nhà vườn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp nông dân trồng cây ăn quả hiệu quả hơn, phòng trị kịp thời trong kỳ hội nhập quốc tế. Phát triển cây ăn quả gắn với thế mạnh và điều kiện của từng địa phương, theo vùng chuyên canh. Cần mạnh dạn loại bỏ những giống cây có chất lượng thấp bằng những giống có chất lượng hơn như: sầu riêng Ri6, monthong, các giống bưởi chua bằng gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10073.doc
Tài liệu liên quan