MỤC LỤCTrang
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 3
I-/ CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÂN LOẠI SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. 3
1.Công nghiệp và những đặc trưng chủ yếu của sản xuất công nghiệp. 3
2. Các phương pháp phân loại sản xuất công nghiệp. 6
II-/ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 8
QUỐC DÂN. 9
1.- Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế. 9
2.- Vai trò và tác động của công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. 10
3.- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công nghiệp. 18
III-/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 22
1.- Các điều kiện tự nhiên. 24
2.- Các điều kiện về kinh tế xã hội. 24
3.- Các điều kiện về chiến lược - chính sách của Chính phủ. 34
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THỜI GIAN QUA (1995-1999) 38
I-/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ. 38
1.- Điều kiện tự nhiên. 39
2.- Dân số và nguồn nhân lực. 48
3.- Kết cấu hạ tầng. 52
4.- Cơ cấu kinh tế. 54
II-/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THỜI KỲ 1995 - 1999. 57
1.- Quy mô tốc độ tăng trưởng công nghiệp qua các năm. 57
2.- Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tọng điểm. 59
3.- Mức độ tâp trung công nghiệp trên địa bàn trọng điểm. 62
4.- Một số ngành công nghiệp quan trọng của vùng. 64
III-/ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 67
1.- Những thành tựu chủ yếu. 67
2.- Những tồn tại và nguyên nhân. 68
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2010 72
I.- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
ĐẾN NĂM 2010. 72
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2010. 74
1.- Căn cứ xác định phương hướng. 74
2.- Phương hướng phát triển chủ yếu của công nghiệp trên địa bàn
trọng điểm đén năm 2010. 76
III-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BĂC BỘ 81
1.- Các giải pháp. 81
2.- Một số kiến nghị bước đầu. 92
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
MỤC LỤC 99
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn trọng điểm Bắc Bộ đã thăm dò khoảng 2,5 tỷ tấn bằng 42% toàn vùng Bắc Bộ, tập trung ở khu vực Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Hải Dương: trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, tập trung tại khu vực Nhị Chiểu (Kim Môn), có giao thông bộ và thuỷ rất thuận lợi. Đá vôi khu vực này chất lượng tốt lại gần mỏ sét lớn, hiện đang khai thác phục vụ cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch công xuất 1,1 triệu tấn/năm, ngoài ra cho sản xuất xi măng lò đứng và sản xuất vôi của địa phương.
+ Hải Phòng: trữ lượng đã thăm dò khoảng 800 triệu tấn, hiện đang khai thác mỏ đá vôi Tràng Kênh công suất 90 vạn tấn/năm, cung cấp cho xi măng Hải Phòng và sản xuất đất đèn Tràng Kênh. Đá vôi Tràng Kênh có chất lượng tốt cho sản xuất xi măng. Xét về điều kiện khai thác đá vôi, đất sét và điều kiện giao thông vận tải, ở khu vực Tràng Kênh có khả năng xây dựng nhiều nhà máy xi măng lớn.
+ Quảng Ninh: trữ lượng 1,3 tỷ tấn tập trung ở khu vực Hoành Bồ hiện nay địa phương đang khai thác để làm xi măng lò đứng và nung vôi. Đây là khu vực tương lai sẽ xây dựng được thêm một số nhà máy xi măng lớn.
ă Sét cho xi măng và gạch ngói
Với đặc điểm chung của cả vùng Bắc Bộ, trên địa bàn trọng điểm sét được phân bố đều khắp, đặc biệt gần các mỏ đá vôi đều có sét chất lượng tốt. Theo đánh giá của tổng cục địa chất , trữ lượng sét cho xi măng khu vực Hải Dương - Hưng Yên - Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 200 triệu tấn.
Sét làm gạch ngói phân bố đều các khắp các tỉnh trên địa bàn trọng điểm, trong đó có những loại sét rất tốt ở khu vực Giếng đáy - Quảng Ninh có khả năng sản xuất gạch trang trí, ở các tỉnh Hải Dương - Hưng Yên - Hải Phòng và Hà Nội sét gạch ngói thường nằm trong các khu vực đất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa. Vì vậy việc phát triển gạch ngói trên địa bàn trọng điểm đòi hỏi phải tính toán hiệu quả kinh tế giữa phát triển lương thực thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng.
ă Cát thuỷ tinh và cát xây dựng.
Cát thuỷ tinh có ở ven biển Quảng Ninh song trữ lượng không lớn. Cát xây dựng khá phong phú, tập trung nhiều ở sông Hồng. ở Hà Nội có nhiều khu vực khai thác lớn, điều kiện khai thác thuận lợi.
1.2.2. Nguồn nước cho phát triển công nghiệp.
Địa bàn trọng điểm Bắc Bộ nằm trong vùng có tài nguyên nước rất phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm.
- Về nước mặt: Tổng diện tích nước lưu vực các sông chảy vào vùng Bắc Bộ là 19200 km2, tổng lưu lượng nước chảy trong vùng Bắc Bộ khoảng 104 tỷ m3 chiếm 19% lượng nước toàn quốc.
- Ngoài nước mặt tiềm năng nước ngầm vùng đồng bằng trọng điểm cũng khá phong phú, tính cho cả vùng Bắc Bộ có khoảng 20,5 tỷ m3/năm. Đây là nguồn nước dự trữ quan trọng bổ xung cho những khu vực thiếu nước mặt.
Nhìn chung vùng Bắc Bộ cũng như vùng trọng điểm Bắc Bộ là vùng thuận lợi về nước cho phát triển công nghiệp, tuy vậy do tác động của tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế và xã hội, nước ở khu vực này cũng nảy sinh những khó khăn cần giải quyết
- Nguồn nước mặt lớn nhưng phân bố không đều theo mùa, tập trung chủ yếu vào tháng lũ ( từ tháng 7 đến tháng 9) chiếm 50 - 60 % tổng lượng nước dùng trong năm và thường kéo theo lũ, xảy ra bất thường gây tác hại cho phân bố công nghiệp. Mùa cạn kéo dài 7 - 8 tháng, lượng nước mùa cạn chiếm 10 - 35% tổng lượng nước cả năm; vào tháng kiệt sông Hồng, sông Thái Bình lưu lượng trung bình tháng chỉ bằng 17% so với lưu lượng trung bình năm. Vào mùa cạn một số khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh cấp nước khó khăn.
Nước phân bổ không đều, ở vùng ven biển, đặc biệt vùng cửa sông do ảnh hưởng của thuỷ triều nên bị nước mặn xâm nhập. Nói chung, các sông chính cách biển khoảng 30 -40 km độ mặn nước sông trên mức tới hạn cho phép. Khu vực Hải Phòng, ven biển Quảng Ninh thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phải lấy nước ngọt từ xa về cho công nghiệp và sinh hoạt. Đây là trở ngại lớn cho phát triển công ngiệp khu vực này.
Ngoài tác động của tự nhiên trong quá trình phát triển công ngiệp và đô thị, thời gian qua, do quản lý nước chưa chặt chẽ, các biện pháp làm sạch và xử lý nước thải không được chú ý, nguồn nước mặt ngày càng phải tải quá nhiều chất độc hại gây ô nhiễm, điển hình ở Hà Nội và Hải Phòng.
1.2.3. Khả năng đất xây dựng công nghiệp.
Cùng với nguồn nước, yếu tố đất đai tạo khả năng sức chứa để phát triển công nghiệp. Nhìn tổng thể, đất xây dựng trên địa bàn trọng điểm nhiều, song ở mỗi khu vực có thuận lợi và khó khăn khác nhau:
-ở vùng đất đồi, vùng cánh cung Đông Triều trên đất Phả Lại, Chí Linh (Hải Dương) kéo đến Biểu Nghi (Quảng Ninh) có các dải đồi thoải, độ cao từ 25 - 50 m. Đây là khu vực không lấy vào đất nông nghiệp, ngoài các khu cụm công nghiệp hiện có còn có thể mở rộng hoặc xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp nhưng cần phải tính đến hiệu quả của khu công nghiệp. Khó khăn nhất ở khu vực này là phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cấp nước khó khăn, xa các trung tâm khoa học kỹ thuật.
-ở khu vực Hà nội, Hải Phòng và một phần của Hải Dương, Hưng Yên là vùng đất phù sa màu mỡ, chủ yếu là đất lúa, dân cư đông đúc. Việc phát triển công nghiệp ở khu vực này thường phải lấy vào đất màu mỡ. Đây là một khó khăn lớn cho quá trình phát triển công nghiệp vào khu vực này, đòi hỏi phải có sự tính toán cụ thể, chi tiết.
1.2.4. Khả năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
w Về nông nghiệp.
Đất nông nghiệp trên toàn địa bàn khoảng 31,8 vạn ha, trong đó cây hàng năm 27,5 vạn ha phần lớn là đất tốt, đã được thuỷ lợi hoá đến mức độ nhất định (chủ động tưới tiêu). Trong thời gian tới đất nông nghiệp của vùng vẫn có thể tăng thêm song không nhiều, ước khoảng 14.000 ha. Trong đó lúa nước chỉ tăng thêm 2000 ha, còn lại là cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhìn chung, đất nông nghiệp trên địa bàn trọng điểm không nhiều và mất nhiều cho phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, đất tăng thêm do khai hoang, lấn biển không đáng kể. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn trọng điểm chủ yếu do thâm canh, tăng năng suất mới có khả năng cung cấp nguyên liệu (đay, cói, lạc, đỗ tương, rau quả) cho phát triển công nghiệp. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chăn nuôi, tổ chức giết mổ tập trung đồng thời lấy da cho phát triển công nghiệp da, phát triển đàn bò sữa cung cấp sữa cho công nghiệp chế biến sữa.
w Về lâm nghiệp:
Rừng và đất trên địa bàn trọng điểm không lớn, tập trung ở Đông Quảng Ninh, chủ yếu phát triển làm gỗ trụ mỏ phục vụ cho khai thác than Quảng Ninh.
w Thuỷ sản:
-Địa bàn trọng điểm có 300 km bờ biển, nằm trong khu vực khai thác cá biển của vịnh Bắc Bộ.
-Nhìn chung, nguồn lợi cá biển của vịnh Bắc Bộ khá phong phú, trữ lượng khoảng 3,1 triệu tấn, khả năng khai thác hàng năm có thể đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Ngoài cá, vịnh Bắc Bộ có nhiều hải sản khác như: tôm, mực, rong biển phục vụ công nghiệp đông lạnh và xuất khẩu.
-Bên cạnh khả năng đánh bắt, ven bờ địa bàn trọng điểm có khoảng 5,3 vạn ha bãi triều mặn lợ (Quảng Ninh 4,4 vạn ha Hải phòng 0,9 vạn ha), ở đây chủ yếu nuôi tôm xuất khẩu.
-Phát triển công nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn trọng điểm dựa vào nguồn nguyên liệu của vùng Bắc Bộ, song lực lượng đánh bắt cá của vùng còn nhỏ bé. Thời gian tới để phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn trọng điểm đòi hỏi phải đầu tư lớn vào đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đồng thời, phải có hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chế biến, đi vào sản phẩm có chất lượng cao.
2.- Dân số và nguồn nhân lực.
Năm 1995, toàn địa bàn có 7,629 triệu người và 4,31 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 56,4%. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 3,685 triệu người chiếm khoảng 85,5% số người trong độ tuổi lao động. Đến năm 1999 dân số trên địa bàn là 8,098 triệu người, 4,823 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 59,55%, và số lao đọng đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 3,957 triệu người chiếm 82%. Tốc độ tăng dân số trên địa bàn khá phức tạp. Xu thế biến động của các địa bàn trong thời gian tới là dân số vẫn tăng trưởng cao, chủ yếu là sự di chuyển dân cư vào vùng phát triển công nghiệp, và tỷ lệ tăng tự nhiên tiếp tục giảm. Đây là một số vấn đề đặt ra cho quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn trọng điểm.
Biểu 3: một số chỉ tiêu về dân số lao động trên địa bàn trọng điểm và cả nước
Đơn vị: (1000 ng)
Chỉ tiêu
Năm
Tổng dân số
(A)
Dân số trong độ tuổi lao động (B)
Tốc độ tăng của
(B)
Tỉ lệ của (B) so với (A)
(%)
Lao động đang làm việc trong CNKTQD (C)
Tốc độ tăng của (C)
Tỉ lệ của (C) so với (B) (%)
Lao động công nghiệp
1995
ĐBTĐ
7628.7
4310.2
2.21
56.5
3684.4
0.69
85.48
814.9
Cả nước
72108.8
38814.6
2.64
53.82
33468.1
2.15
86.23
4433.6
1996
ĐBTĐ
7742.7
4403.7
2.17
56.87
3708
0.64
84.20
939.5
Cả nước
73199.5
39839.1
2.98
54.42
34262.9
2.37
86.00
4447.1
1997
ĐBTĐ
7858.9
4547.1
3.25
57.86
3777.7
1.87
83.00
821.9
Cả nước
74314.2
41024.8
2.97
52.2
35106.5
2.46
85.58
4548.3
1998
ĐBTĐ
7977.5
4660.8
2.5
58.42
3848.7
1.88
82.58
835.9
Cả nước
75435.6
42188.1
2.38
55.92
35961.6
2.43
85.24
4672.2
1999
ĐBTĐ
8098.4
4823.9
2.91
59.57
3957.0
2.43
85.29
935.1
Cả nước
76618.4
43545
3.21
56.83
36875.1
2.54
84.68
4791.1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về chất lượng của nguồn lao động được đánh giá là khá nhất cả nước. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 24% so với tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (trong đó số có trình độ từ cao đẳng trở lên hơn 7%). Tuy nhiên số lao động đã qua đào tạo chưa phát huy được hiệu quả.
Hiện nay người lao động mới chỉ sử dụng khoảng 70% quỹ thời gian lao động, trong các doanh nghiệp Nhà nước tỉ lệ lao động không có việc làm chiếm tới 8-9%.
Đối với vùng trọng điểm Bắc Bộ nhu cầu giải quyết cho người lao động là rất lớn. Tuy trong giai đoạn 1996-1999 toàn vùng giải quyết việc làm cho khoảng 55 vạn lao động nhưng vẫn còn khoảng 19-20 vạn lao động thiếu việc làm gay gắt. Theo kết quả điều tra việc làm (1-7-1999) đang có tình trạng cần cải biến, đó là trong khi rất thiếu lao động kĩ thuật cao thì có gần 5 vạn người tốt nghiệp cao đẳng, đại học đang thất nghiệp tập trung ở các đô thị và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Cơ cấu lao động đã có chuyển biến nhưng không đáng kể, còn thấp xa so với dự báo quy hoạch. Tỉ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ khoảng 72% năm 1990 xuống còn 53,4% năm 1999, tỉ trọng lao động công nghiệp tăng từ 11,5% năm 1990 lên khoảng 16,2% năm 1999. Lao động dịch vụ tăng nhanh, tỉ trọng tăng từ hơn 16,5% năm 1990 lên khoảng 28,4% năm 1999.
Biểu 4: Cơ cấu sử dụng lao động qua các năm của vùng kinh tế trọng điểm
Đơn vị: (%)
Cơ cấu lao động
1990
1995
1999
Mục tiêu quy hoạch
2000
2010
Tổng số
100
100
100
100
100
CN
11,5
13,5
16,2
22
33
Nhà nước
72
61,6
53,4
46
25
DV
16,5
24,9
28,4
32
42
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch vùng KTTĐBB
Năm 1998 qua điều tra cho thấy quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn của vùng trọng điểm mới sử dụng khoảng 75%, nghĩa là thực chất ở khu vực nông thôn có khoảng 25% lao động không có việc làm. Đó là áp lực lớn mà các địa phương cần có biện pháp giải quyết.
Về phát triển đô thị.
Trong thời kì 1995-1999, đây là vùng có dân số đô thị tăng nhanh, chỉ đứng sau vùng miền Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng dân số đô thị đạt trên 4%/năm. Tỉ lệ dân số đô thị so với dân số chung tăng từ 27% năm 1990 lên 35,6% năm 1999. Trong 5 năm vừa qua có hai thị xã được nâng cấp lên thành phố (đó là thị xã Hải Dương và thị xã Hòn Gai). Do các thành phố Hà Nội, Hải Phòng tăng thêm quận mới, các thành phố Hải Dương, Hạ Long và các thị xã khác tăng thêm nhiều phường mới đã làm tăng quy mô dân số nội thị gần 40 vạn người (việc tăng dân số đô thị chủ yếu mang tính chất hành chính, chủ quan, so với phát triển kinh tế đó là mức tăng quá cao).
Biểu 5: Tỉ lệ dân số đô thị của các tỉnh địa bàn trọng điểm
Bắc Bộ
Đơn vị: (%)
Tỉnh
Tỉ lệ dân số đô thị
Tốc độ tăng dân số bình quân năm
1990
1995
1999
QH 2010
90-95
96-99
2000-2010
Vùng KTTĐBB
27
29,5
35,6
56,0
2,74
4,03
3,79
Các tỉnh
Hà nội
35,66
52,9
57,59
65,78
6,79
2,15
1,22
Hải phòng
31,07
33,41
33,96
53,27
1,22
0,41
4,18
Hải dương
5,81
6,96
13,80
29,15
3,06
18,66
7,03
Hưng yên
3,65
4,37
8,66
38,01
3,05
18,65
14,39
Quảng ninh
43,10
43,59
44,14
69,31
0,19
0,31
4,19
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch vùng KTTĐBB
Qua quá trình đô thị hoá của vùng có thể rút ra mấy nhận xét:
-Chưa có một điểm đô thị mới nào được hình thành.
-Các điểm đô thị cũ cấp thị trấn, thị xã nhìn chung phát triển chậm, trung bình dân số chỉ tăng khoảng 2% mỗi năm.
-Mấy năm gần đây các điểm dân cư trung tâm xã hình thành rõ nét hơn, các hoạt động văn hoá, kinh tế, xã hội ở những nơi này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung, nhưng do thiếu quy hoạch cụ thể nên cũng đã gây nhiều phiền phức.
-Trong thời gian vừa qua việc phát triển đô thị chủ yếu là mở rộng diện tích các đô thị lớn và một số thị xã được nâng cấp lên thành phố đã làm tăng quy mô dân số đô thị một cách nhanh chóng (dẫn tới rất thiếu kết cấu hạ tầng đô thị, mất đất nông nghiệp và nhiều người trước làm nông nghiệp đã không còn việc làm gây sáo trộn trong đời sống của một bộ phận dân cư). Đô thị hoá là một su thế tất yếu song chưa có sự chuẩn bị nên một số điểm nông thôn trở thành nội thị và một số nông dân trở thành thị dân đã góp phần làm giảm chất lượng nguồn nhân lực của các thành phố, gây thêm áp lực về giải quyết việc làm và các nhu cầu dịch vụ khác ở đô thị và làm phức tạp thêm quy hoạch không gian cũng như quy hoạch kết cấu hạ tầng đô thị.
3.- Kết cấu hạ tầng.
- Hệ thống cảng biển: Theo quy hoạch đến năm 2010, tổng khối lượng hàng hoá có thể thông qua các cảng biển đạt khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Cho đến nay có nơi xây dựng xong cảng nhưng có rất ít hàng vận chuyển, lại có nơi do quá nhiều chủ cầu cảng đua nhau đầu tư tràn lan, ít đầu tư chiều sâu (cái đã có chưa khai thác hết đã xây dựng cái mới.vv ...) đã làm cho hệ thống cảng biển phát huy hiệu quả thấp, gây lãng phí không nhỏ về tiền vốn, thiết bị bốc dỡ, nhà kho và lao động làm việc tại cảng. ở một số cảng phát triển Công ty cổ phần về bốc xếp (mà thực chất do một số cán bộ, công nhân làm việc tại cảng có vốn lập ra) nhưng do công tác quản lý chưa tốt nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực. Rõ nhất là những công việc có lời (thậm chí được người có chức có quyền tạo ra có lời) đều được chuyển cho những công ty cổ phần thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề không tốt. Trước tình trạng này, các cấp các ngành cần có sự kiểm tra kỹ thêm và chấn chỉnh kịp thời. Qua điều tra ở một số địa phương có cảng biển và theo thông tin có được từ kinh nghiệm tổ chức quản lý cảng của một số nước trong khu vực, thì đã đến lúc chúng ta có thể suy nghĩ về việc hình thành các Hội đồng quản trị cho từng cụm cảng.
-Về mạng lưới các tuyến trục giao thông huyết mạch, việc cải tạo nâng cấp được tiến hành khẩn trương (nhiều nhất là các tuyến đường qua các quốc lộ số 5, đường 18, giai đoạn một đoạn đường Láng - Hoà Lạc) và đã phát huy hiệu quả.
+ Quốc lộ 1: Việc cải tạo, nâng cấp được tiến hành thêm nhiều đoạn. Đoạn Hà nội - Dốc Xây đã hoàn chỉnh, đoạn Pháp Vân - Thường Tín đã hoàn thành được 75% công việc. Đoạn Hà nội - Lạng Sơn mới cơ bản hoàn thành xong phần nền.
+ Quốc lộ số 5: Dài 106 km, đã hoàn thành từ km số 0 đến km số 93, đang triển khai từ km 93 đến km 106 dự kiến hoàn thành trong năm nay.
+ Quốc lộ 18: Từ Bắc Ninh đi Móng Cái nhiều đoạn đã được nâng cấp, đoạn Chí Linh - Biểu Nghi đã hoàn thành đường cấp III, đoạn Biểu Nghi - Cửa Ông đang triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2002. Đoạn Mông Dương - Móng Cái đang lập dự án khả thi đường cấp IV. Cầu Bãi Cháy đã duyệt dự án khả thi dự kiến vốn vay OECF, đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
+ Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc dài 30 km, đã xây dựng xong đường cấp III. Việc xây dựng thành đường cao tốc nên lùi tiến độ.
+Quốc 183 nối đường này với đường 18 đã hoàn thành với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Hệ thống cung cấp điện, nhìn chung các tỉnh đã có quy hoạch và từng bước cải tạo mạng lưới, tăng thêm các trạm biến thế, hạ thế nhưng do thiếu vốn nên tiến độ cải tạo chậm, nhiều nơi do mạng quá cũ nên thất thoát trên đường chuyển dẫn còn lớn. Về cơ bản ở khu vực nông thôn, mạng lưới điện đã được xây dựng đến thôn xóm. Nếu chỉ phục vụ điện sinh hoạt mà không phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì rất lãng phí và khó có thể giảm giá bán. Nhà nước và chính quyền các địa phương cần có hướng dẫn sản xuất, các cộng đồng cần có kế hoạch phát triển công nghiệp để phát huy điều kiện cung cấp điện thuận lợi như vậy.
-Về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, tuy các địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng chủ yếu dựa vào vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn vay nước ngoài nên chưa thể giải quyết được nhu cầu phát triển. Một mặt, do trước đây hệ thống kết cấu hạ tầng của một số đô thị lớn chỉ nhằm phục vụ cho số dân chỉ bằng1/3 hiện nay và mặt khác do đô thị hoá nhanh nên kết cấu hạ tầng đã thiếu lại càng trở nên khó khăn, trừ các cơ sở thông tin liên lạc, tài chính Ngân hàng, công trình công cộng còn các cơ sở cung cấp điện, nước, nhà ở đều ở trong tình trạng thiếu trầm trọng và khó có thể giải quyết dứt điểm. Vấn đề huy động sức dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị phải được làm mạnh dạn hơn.
4.- Cơ cấu kinh tế.
Do có nhận xét rằng các tỉnh trong vùng đều thuộc vào loại có tiềm năng về kinh tế và lao dộng cho nên tất cả các tỉnh đều có chủ trương tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự kiến tốc độ tăng trưởng quá cao so với kết quả đạt đựơc. Thực tế cho thấy, thời kỳ 1995 - 1999 nhịp độ tăng truởng GDP của cả vùng đạt khoảng 8%, chỉ bằng 1,1 lần so với mức trung bình của cả nước ( mục tiêu qui hoạch bằng 1,4 lần), GDP công nghiệp tăng khá nhưng đang có chiều hướng giảm sút, cơ cấu kinh tế chậm được chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
4.1. Cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế chưa chuyển đổi mạnh; về mặt số lượng những năm qua đã có nhiều biểu hiện theo chủ trương hình thành cơ cấu kinh tế vùng trọng điểm là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Về mặt chất chưa có những ngành, sản phẩm chủ lực mang tính mũi nhọn để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho phát triển, sản phẩm mới còn ít, khối lượng sản phẩm tồn kho của một số xí nghiệp lớn tương đối nhiều. Mặc dù tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng từ 85.44% (1995) lên 88,79% (1999), (trong đó công nghiệp chiếm 39.15%) nhưng chủ yếu là tăng các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm mới còn ít, các sản phẩm điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tác chưa nhiều về chủng loại và chất lượng thấp so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhìn chung hiệu quả sản xuất thấp, khả năng cạnh tranh kém (năm 1998 và nhiều tháng của năm 1999 ở Hà nội có tới 11 Công ty lớn có tỷ lệ tồn kho khoảng 9 - 10%. ở Quảng Ninh than tồn kho trên 2 triệu tấn, gạch tồn kho 10%, trong toàn vùng xi măng tồn kho trên 10 - 12 vạn tấn)
Biểu 6: Chuyển dịch cơ cấu ngành
của vùng trọng đIểm Bắc Bộ qua các năm (theo GDP)
Đơn vị tính (%).
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
* Công nghiệp và xây dựng
32,74
33,48
36,55
38,34
39,15
* Nông-Lâm-Ngư nghiệp
12,56
14,26
12,39
12,03
11,21
* Dịch vụ
54,70
52,26
51,06
49,63
49,64
Nguồn: Tổng cục thống kê.
4.2.Cơ cấu lành thổ.
Cơ cấu lãnh thổ chuyển đổi theo hướng tăng cường vị trí, vai trò của hai thành phố Hà nội, Hải Phòng hai thành phố này chiếm tới 70 - 71% GDP, đóng góp khoảng 80% Ngân sách và thu hút khoảng 85% vốn đầu tư nước ngoài của toàn vùng trọng điểm. Các tỉnh còn lại đều đóng góp không đáng kể, như vậy cần phải xem xét tính “trọng điểm” của vùng. Liệu tính “trọng điểm” của vùng có đạt được hay không khi mà địa bàn trọng điểm được trải rộng ra 5 tỉnh, trong đó có những tỉnh còn rất nhiều mặt yếu kém. Đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần phải quan tâm xem xét, để tính “trọng điểm” của vùng được nổi trội hơn, phát huy được vai trò của vùng trọng điểm.
Biểu 7: cơ cấu lãnh thổ các vùng trọng đIểm
( tính theo GDP)
Đơn vị tính (%).
Năm
Địa bàn
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
Hà Nội
49,30
50,42
51,86
51,70
52,60
Hải Phòng
20,87
19,95
19,30
19,20
20,07
Quảng Ninh
9,81
9,62
9,69
9,41
9,32
Hải Dương
13,16
13,15
12,48
12,80
11,63
Hưng Yên
6,96
6,86
6,67
6,89
6,58
Nguồn: Tổng cục thống kê.
4.3. Về cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển đa dạng. Kinh tế Nhà nước tập trung ở vùng trọng điểm lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Năm 1999 đóng góp tới 57% GDP của toàn vùng. Kinh tế của khu vực ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Tỷ trọng của hai khu vực này tăng từ 36% năm 1990 lên 43% năm 1999. Các xí nghiệp thuộc khối Nhà nước tuy đã có cố gắng và được hỗ trợ của Nhà nước nhưng đang còn khó khăn, nhiều xí nghiệp bị thua lỗ, sản phẩm tồn kho không tiêu thụ được, còn nhiều khó khăn cạnh tranh kém. Trang thiết bị chậm được đổi mới và cơ chế bổ nhiệm giám đốc như hiện nay là nguyên nhân lớn của tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp Nhà nước.
ii-/ Thực trạng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1995 - 1999.
Sự nghiệp 15 năm cải cách kinh tế và chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước đã đánh dấu những thành tựu rất đáng khích lệ của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực sản xuất công nghiệp nói riêng. Trong chặng đường đó, sau giai đoạn năm 1986 - 1990 công nghiệp đã phát triển rất nhanh trong những năm 1991 - 1995. Mặc dù từ 1996 đến nay, tỷ lệ phát triển công nghiệp đã chững lại và hiện đang giảm sút nhưng vẫn được duy trì ở mức độ khá. Dưới đây chuyên đề sẽ trình bày những vấn đề chung về công nghiệp cả nước cũng như của vùng trọng điểm trong thời gian qua.
1.- Quy mô tốc độ tăng trưởng công nghiệp qua các năm.
Sau những khó khăn giai đoạn năm 1986 - 1990 do tác động đồng thời của nhiều nhân tố, từ năm 1991 - 1995 công nghiệp Việt Nam thực sự đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế thị trường và đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ngày càng cao và ổn định. Bình quân giai đoạn 1991-1995 công nghiệp Việt Nam tăng trưởng 13.4%/năm. Giai đoạn 1995-1999 công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm nói riêng gặp rất nhiêù khoc khăn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên vùng đạt 16.2% năm 1995 và đén năm 1999 con số này chỉ còn 9.5%, một điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên vùng chưa thể hiện được xu thế phát triển, tỉ lệ tăng trưởng qua các năm không theo một quy luật nhất định. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm và tìm rõ nguyên nhân nhằm khắc phục ngay tình trạng này; chúng ta không thể để công nghiệp trên địa bàn trọng điểm phát triển theo “cảm hứng” mà phải có những tác động cụ thể để công nghiệp trên địa bàn trọng điểm phát triển với tốc độ cao và tăng dần qua các năm thể hiện được xu thé phát triển của mình. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của công nghiệp cả nước thời gian qua (1995-1999) liên tục giảm nhưng đến năm 1999 vẫn đạt 10.4% cao hơn tốc độ tăng trưởng trên địa bàn trọng điểm năm 1999 là 8.5%.
Biểu 8: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm và cả nước qua các năm
Đơn vị: (%)
Năm
Ngành
1995
1996
1997
1998
1999
ĐBTĐ
Cả nước
ĐBTĐ
Cả nước
ĐBTĐ
Cả nước
ĐBTĐ
Cả nước
ĐBTĐ
Cả nước
Toàn ngành CN
16.20
14.50
14.40
14.10
19.90
13.20
13.30
12.10
8.50
10.40
Khai thác
13.57
15.10
14.02
14.71
14.81
14.69
-2.10
15.31
1.45
14.00
Chế Biến
17.12
14.51
15.00
13.84
21.08
13.58
15.96
12.07
9.78
9.85
Điện ga&nước
10.17
18.71
10.20
18.51
10.65
15.01
13.41
11.80
3.08
9.53
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về quy mô công nghiệp vùng kinh tế trong điểm so với cả nước được thể hiện trong biểu số 9. Địa bàn trọng điểm là vùng có công nghiệp phát triển đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mặc dù là đứng thứ 2 nhưng tỉ trọng công nghiệp của vùng rất nhỏ bé và tăng rất chậm qua các năm. Năm 1995 gía trị sản xuất công nghiệp trên vùng chiếm 15.04% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, (tương ứng với 15550.5 tỉ đồng), đến năm 1998 con số này tăng lên đến 16% nhưng đến năm 1999 thì lại giảm xuống còn 15,68% tương ứng với 29494.2 tỉ đồng so với cả nước là 1666965.2 tỉ đồng.
Biểu 9: quy mô giá trị sản xuất công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm và cả nước qua các năm
Đơn vị: Tỉ đồng
Ngành
Năm
Toàn ngành công nghiệp
Khai thác
Chế biến
Điện ga&nước
1995
ĐBTĐ
15550.5
1728.8
12309.2
1512.4
Cả nước
103374.7
13919.7
83260.6
6194.5
1996
ĐBTĐ
17794.4
1971.3
14156.6
1666.6
Cả nước
118096.6
15967.6
94787.8
7341.4
1997
ĐBTĐ
21350.8
2263.3
17243.5
1844
Cả nước
134419.7
18313.7
107662.4
8443.7
1998
ĐBTĐ
24202.4
2119.2
19995
2088.1
Cả nước
151223.4
2117.8
120665.5
9440
1999
ĐBTĐ
26494.2
2149.5
21892.1
2152.6
Cả nước
1666965.2
24074.9
132550.4
10340
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việc tỉ trọng công nghiệp của vùng so với cả nước hầu như không tăng được qua các năm là một biểu hiện của sự trì trệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 882.doc