Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1

1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1

1.1. Cơ cấu kinh tế 1

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3

1.3. Cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

1.3.1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow 4

1.3.2. Mô hình kinh tế nhị nguyên 5

1.3.3. Cơ cấu kinh tế theo lý thuyết cân đối liên ngành 7

1.3.4. Lý thuyết phát triển ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng” 7

2. Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 8

2.1. Cơ cấu công nghiệp 8

2.2. Phân loại cơ cấu công nghiệp 9

2.2.1. Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành kinh tế 9

2.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 10

2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ 10

2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ 10

2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.2. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 11

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 12

3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 15

3.1. Các xu hướng lớn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới 15

3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam 15

4. Chiến lược phát triển công nghiệp tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 16

4.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm xơ chế 16

4.2. Chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu 16

4.3. Chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu 17

4.4. Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 17

4.5. Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ 17

4.6. Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội 18

II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 18

1. Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam 18

1.1. Vai trò của công nghiệp và công nghiệp hóa với phát triển kinh tế - xã hội 18

1.2. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 19

2. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa 20

2.1. Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế quốc tế, khắc phục cơ cấu công nghiệp còn lạc hậu cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 20

2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là mục tiêu và biên pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiên nay 20

2.3. Một cơ cấu công nghiệp hợp lý góp phần tăng khả năng phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam 21

2.4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập 21

III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH THANH HÓA 21

1. Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An 21

2. Kinh nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc 22

3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 25

I. BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 25

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa 25

 1.1 Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực 25

1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 25

1.1.2. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 28

1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2010 28

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế 28

1.2.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30

1.2.3. Thực hiện vốn đầu tư xã hội và hiệu quả đầu tư 32

2. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế 33

2.1. Những thuận lợi cơ bản 33

2.2. Những khó khăn chủ yếu 36

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 36

1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 – 2009 36

1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 36

1.1.1. Tăng trưởng công nghiệp 36

1.1.2. Sản phẩm chủ yếu 39

1.2. Lao động trong ngành công nghiệp 40

1.3. Hoạt động xuất – nhập khẩu trong ngành công nghiệp 41

1.4. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa 42

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009. 44

2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế 44

2.1.1 Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành cấp I 44

2.1.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu theo ba nhóm ngành công nghiệp cấp I 45

2.1.2.1. Nhóm ngành công nghiệp khai thác 46

2.1.2.2. Nhóm ngành công nghiệp chế biến 47

2.1.2.3. Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. 53

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 56

2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ (vùng kinh tế) 58

2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ 61

III. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH THANH HÓA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 62

1. Chính sách về vốn 62

2. Chính sách về khoa học – công nghệ 63

3. Chính sách về nguồn nhân lực 64

4.Chính sách về đất đai 64

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 65

1. Những kết quả đạt được 65

2. Những mặt còn tồn tại 66

3. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới 68

3.1. Nguyên nhân tồn tại 68

3.2. Bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới 69

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 71

I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. 71

1. Dự báo những khó khăn, thuận lợi trong giai đoạn 2011 – 2020 71

1.1. Thuận lợi 71

1.2. Khó khăn 73

2. Các căn cứ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 74

2.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020 74

2.2. Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 75

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 77

1. Định hướng 77

2. Mục tiêu 87

III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 88

1. Tăng cường nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà nước đặc biệt là trong công tác quy hoạch và quản lý vốn đầu tư 88

2. Các giải pháp huy động đầu tư 88

3. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng đất đai xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp 91

4. Giải pháp về thị trường và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp 92

5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 92

6. Giải pháp về khoa học – công nghệ 94

7. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4599 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn 2001 – 2006, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là rất ít, dưới 20 tỷ/năm, cao nhất là 15 tỷ năm 2005, chiếm 0,76% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp toàn tỉnh. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp điện nước có mức tăng không đều, quy mô vốn đầu tư đạt cao nhất là 201 tỷ năm 2004. Nhóm ngành công nghiệp chế biến có quy mô vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng đa số trong tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp, chiếm thấp nhất là 86,36% năm 2003 và cao nhất là 98,77% năm 2001. Như vậy, mặc dù có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng khoáng sản phong phú xong việc đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác mỏ là chưa hợp lý, quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác chủ yếu là đầu tư vào cải tạo và hiện đại hóa công nghệ khai thác. Đối với ngành công nghiệp điện nước thì trong giai đoạn 2001 – 2006 chỉ mới đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn; đầu tư nâng cấp một số trạm biến áp trung kế, vẫn chưa đầu tư vào khai thác nguồn điện năng từ hệ thống sông ngòi của tỉnh khi được đánh giá cao là có trữ lượng và tiềm năng thủy điện cao nên vốn đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước còn ít là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư là kém, chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, các doanh nghiệp thì không có nhu cầu mở rộng sản xuất do đang tận dụng khai thác hết công suất của dây chuyền sản xuất đã được đầu tu từ trước, thêm vào đó ngành điện là một ngành độc quyền của Nhà nước trong thời gian này. Trong ba nhóm ngành, ngành công nghiệp chế biến là ngành có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất đó là do trong giai đoạn 2001 – 2006 nhiều dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành chế biến được thực hiện như nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy đông lạnh, nhà máy chế biến tinh bột ngô, nhà máy chế biến sữa, nhà máy gạch CERAMIC... Trong thời gian từ 2007 tới 2009, nguồn vốn huy động cho phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng được tăng lên đáng kể mặc dù đã gặp phải không ít khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đáng chú ý là ngành điện nước đây là giai đoạn tăng tốc phát triển, với việc tập trung đầu tư xây dựng nhiều cơ sở cấp nước lọc và nước thô cho các KCN, phát triển trung tâm Điện Lực Nghi Sơn, cùng với việc xã hội hóa ngành điện, vốn đầu tư cho ngành điện nước đã tăng nhanh, tính tới năm 2009 đã chiếm tỷ trọng là 9%. Bảng 2.2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2009 phân theo nhóm ngành công nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2009 Vốn đầu tư phát triển CN Tỷ đồng 1137 1266 1386 1556 1981 2671 4553 CN khai thác mỏ Tỷ đồng - 1 6 7 15 13 102 Tỷ trọng % - 0,08 0,43 0,45 0,76 0,49 2,25 CN chế biến Tỷ đồng 1123 1223 1197 1348 1872 2540 4041 Tỷ trọng % 98,77 96,60 86,36 86,63 94,50 95,10 88,75 CN điện nước Tỷ đồng 14 42 183 201 94 118 410 Tỷ trọng % 1,23 3,32 13,20 12,92 4,75 4,42 9 Nguồn: Cục tống kê tỉnh Thanh Hóa Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009. 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành kinh tế 2.1.1 Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành cấp I Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hình thành một cơ cấu công nghiệp phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh gồm: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất điện nước. Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên chiếm tỷ trọng ưu thế đến trên 90%; còn tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác lại có xu hướng giảm xuống trong toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp khai thác tuy có dao động nhẹ nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần từ 3,62% năm 2000 xuống còn 2,97% năm 2005 và 3,1% năm 2008. Công nghiệp chế biến so với giai đoạn 1996 – 2000, trong giai đoạn từ 2000 – 2009 đã có xu hướng ngày càng tăng và chiếm ưu thế, năm 2000 đạt 96,12%; năm 2001 là 96,48%; năm 2005 đạt 88,72% và tới năm 2008 là 88,46%. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng còn nhỏ nhưng cũng đã tăng dần qua các năm, năm 2000 mới chỉ đạt 0,26%, nhưng tới năm 2005 là 8,31% và năm 2008 đạt 8,44%. Biểu 3: Cơ cấu công nghiệp theo phân ngành cấp I giai đoạn 2000 – 2008 Đơn vị: % Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa Qua biểu đồ ta có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành công nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số sản phẩm chủ lực của các ngành chiếm tỷ trọng ưu thế trong công nghiệp của tỉnh và cả nước như: xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát, hải sản đông lạnh... Măc dù vậy sự chuyển dịch này vẫn chưa thực sự theo định hướng đẩy mạnh CNH – HĐH, chưa phản ánh được xu hướng chuyển dịch vững chắc và lâu dài của ngành công nghiệp do sự chuyển dịch vẫn chưa thể hiện rõ được yếu tố hiện đại trong toàn ngành, đặc biệt những ngành công nghệ cao thì chưa phát triển. Những liên kết trong một cơ cấu công nghiệp chưa hình thành rõ rệt, còn thiếu các ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp tạo nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ. Năng lực tự đổi mới công nghệ còn yếu. 2.1.2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu theo ba nhóm ngành công nghiệp cấp I 2.1.2.1. Nhóm ngành công nghiệp khai thác Trong giai đoạn 2000 – 2004, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp khai thác trong toàn ngành công nghiệp trung bình là 3,3% và tới giai đoạn 2005 – 2009 có sự giảm sút xuống còn 3%. Giai đoạn 2006 – 2010 ngành CNKT chiếm khoảng 3% giá trị công nghiệp toàn ngành. Thời kỳ này thấp hơn thời kỳ trước do trong giai đoạn từ 1996 – 2000 tốc độ tăng của ngành vật liệu xây dựng và xuất khẩu quặng, kim loại, phi kim loại là rất cao. Mặt khác, có sự giảm sút này là do trong thời gian qua định hướng phát triển CNKT của tỉnh là khai thác tài nguyên khoáng sản với quy mô phù hợp công nghệ, hạn chế; tập trung vào cải thiện – nâng cấp trình độ thiết bị và công nghệ, kiểm soát số lượng và sản lượng khoáng sản khai thác tránh tình trạng khai thác ồ ạt nhằm tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản cho lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Về cơ cấu các phân ngành trong nội bộ nhóm ngành CNKT: khai thác đá và mỏ khác chiếm tỷ trọng ưu thế. Do không có điều kiện, nguồn tài nguyên và không được sự đầu tư của tỉnh nên trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã không thể phát triển được ngành khai thác than và khai thác dầu thô và khí tự nhiên. Trong khi đó trong ngành công nghiệp khai thác của cả nước, các ngành khai thác than và đặ biệt là khai thác dầu thô và khí tự nhiên lại chiếm tỷ trọng cao nhất gần 80% (giai đoạn 2001 - 2005). Đây còn là một hạn chế của tỉnh Thanh Hóa. Bảng 2.2.5: Cơ cấu GTSX công nghiệp các phân ngành trong nội bộ ngành CNKT Đơn vị: % CNKT 2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 2008 Khai thác than - - - - - - - - Khai thác dầu thô và khí tự nhiên - - - - - - - - Khai thác quặng kim loại 34,77 31,78 12,75 20,04 6,66 3 0,87 2,26 Khai thác đá và mỏ khác 65,23 68,22 87,25 79,96 93,34 97 99,13 97,74 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa Ta có thể thấy ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại chiếm tỷ trọng thấp nhưng ngành khai thác đá và mỏ khác lại chiếm ưu thế trong toàn ngành công nghiệp khai thác. Ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại, cơ cấu GTSX năm 2000 là 34,77% nhưng tới năm 2008 chỉ còn 2,26%. Sở dĩ có điều này là do trong giai đoạn 2000 – 2003 nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài tăng cao nhất là của Trung Quốc, nhiều dự án đầu tư và triển khai thực hiện xây dựng với các nhà máy kẽm, nhôm... nhằm nâng cao năng lực chế biến và giá trị gia tăng của các sản phẩm khoáng sản. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố chưa bền vững thể hiện năng lực chế biến sâu còn hạn chế nhất là vào giai đoạn 2005 – 2009. Trong giai đoạn này với việc tạm ngừng xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích khoáng sản có trữ lượng lớn đã qua chế biến trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết đã ảnh hưởng nhất định tới kết quả sản xuất kinh doanh của ngành. Mặt khác, do công tác quản lý của địa phương về khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, một số loại rơi vào tình trạng khai thác tràn lan, lãng phí gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan sinh thái do đó trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện không xuất khẩu quặng thô; nghiên cứu sử dụng, tận thu chế biến có hiệu quả sét bentonic; chỉ khai thác loại quặng có hàm lượng sắt thấp cung cấp cho sản xuất xi măng trong tỉnh nên GTXS trong ngành này đã giảm khá mạnh Đối với ngành công nghiệp khai thác đá và mỏ khác lại thực sự phát triển, GTSX tăng đều qua các năm. Năm 2000 GTSX đạt 85,252 tỷ đồng (chiếm 65,23% cơ cấu toàn ngành CNKT) thì tới năm 2008 GTSX đã đạt 539,8 tỷ đồng (chiếm 97,74%). Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và theo đúng lộ trình phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tới năm 2010 là tăng năng lực khai thác đá, cát, sỏi đi đôi với nâng cao công nghệ, hiện đại hóa thiết bị, tăng hiệu quả khai thác – chế biến phục vụ cho sản xuất. 2.1.2.2. Nhóm ngành công nghiệp chế biến Trong nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, ngành CNCB luôn chiếm một vị trí rất quan trọng, tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh luôn chiếm trên 80%. Đồng thời ngành cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, giai đoạn 2006 – 2009 tăng 18 – 19%/năm, chiếm khoảng 88 – 90% công nghiệp toàn tỉnh. GTSX công nghiệp của ngành CNCB là rất lớn, năm 2000 mới chỉ đạt 3465,197 tỷ đồng nhưng tới năm 2005 là 8599,3 tỷ đồng và năm 2008 đạt tới 15671,1 tỷ đồng. Như vậy, ngành CNCB có xu hướng gia tăng cả về quy mô lẫn cơ cấu trong toàn ngành công nghiệp (tuy có giảm trong giai đoạn 2005 – 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng không đáng kể). Cơ cấu các phân ngành trong nội bộ ngành CNCB (bao gồm 7 ngành chính và chủ lực) Biểu 4: Cơ cấu các phân ngành Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa Qua biểu đồ ta có thể thấy nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, thuốc là cùng với nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng là hai nhóm ngành chủ đạo, chiếm ưu thế trong nội bộ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến. Điều này rất phù hợp với chiến lược phát triển ngành CNCB của tỉnh cũng như phát huy được tiềm năng sẵn có của tỉnh như nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông – lâm, thủy sản. Cụ thể: Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, thuốc lá: Đây là ngành đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu ngành CNCB của tỉnh. Năng lực sản xuất của ngành tăng nhanh nhất là trong giai đoạn 2000 - 2005. Tính riêng về GTSX nhóm ngành này trong cơ cấu CNCB đã chiếm tỷ trọng khá cao nhưng đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2006 – 2010 và trong thời gian tới. Năm 2000, GTSX của ngành đạt 38,22%, tới năm 2006 đạt 30,33%, năm 2007 là 30,39% và giảm dần trong năm 2008 còn 28,06%. Những năm gần đây ngành đã tạo dựng được mối quan hệ khá tốt giữa CNCB với sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệ gắn liền với thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chăm lo đời sống nông dân, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Điển hình đó là sự phát triển ngành công nghiệp mía đường, một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thanh Hoá, luôn gắn liền với sự tham gia của nông dân.Mặt khác, nhiều cơ sở chế biến thực phẩm được đầu tư xây dựng trong thời gian qua như nhà máy chế biến thực phẩm Như Thanh mở thêm cơ sở chế biến nước dứa cô đặc công suất 5000tấn/năm, tại phía Bắc (khu vực thị xã Bỉm Sơn và lân cận) là các cơ sở chế biến rau quả công suất 10000tấn/năm. Xây dựng tại các huyện một số nhà máy mới về chế biến rau, củ, quả công suất 1000 tấn/năm đã giảm bớt được chi phí vận chuyển từ nguồn nguyên liệu tới nơi sản xuất. Trong năm 2009 vừa qua nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được mở rộng, hiện đại hóa hơn. Sản phẩm đường vẫn là sản phẩm lợi thế lâu dài của tỉnh. Đối với ngành rượu, bia, nước giải khát (đồ uống) nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, đa dạng hóa các thành phần kinh tế nên ngành đã có sự phát triển mạnh mẽ trong năm qua, sản lượng bia tăng, công suất đã lên tới 100 – 150 triệu lít/năm (năm 2009). Đã mở thêm cơ sở sản xuất bia tại phía Bắc (khu vực Bỉm Sơn) nhằm chiếm lĩnh thị trường miền núi và khu vực các tỉnh lân cận phía Bắc. Riêng đối với ngành thuốc lá, do viêc thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng cây thuốc lá không thuận lợi nên GTSX thuốc lá chiếm trong nhóm ngành này không cao, năm 2000 đạt 215,236 tỷ đồng, năm 2005 là 376,9 tỷ đồng và 476,1 tỷ đồng năm 2008. Mặt khác, theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp là thực hiện không tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp ngành sản xuất thuốc lá, chỉ tập trung vào mục tiêu đa dạng hóa, nâng cấp sản phẩm do đó sản lượng thuốc lá tăng thấp, năm 2000 là 81,267 triệu bao thì tới năm 2009 chỉ tăng lên là 110 triệu bao. Nhóm ngành công nghiệp dệt, may mặc và da, giả da: đã có xu hướng phát triển trở lại. Thể hiện rõ qua GTSX của ngành chiếm trong cơ cấu ngành CNCB đã tăng đều qua các năm, năm 2000 là 3,59%; năm 2005 đạt 3,81% và tới năm 2008 đã tăng lên 7,98%. Điều này là do tỉnh đã khai thác nguồn lao động dồi dào và có sự đầu tư phát triển đồng bộ các nhà máy của ngành Dệt, May trên địa bàn tỉnh theo chiến lược “Tăng tốc” phát triển ngành Dệt – May Việt Nam đến năm 2010 theo Quyết định 55 TTg ngày 23/9/2002 của thủ tướng Chính phủ, trong đó Thanh Hóa là một trong mười địa điểm được chọn đầu tư tập trung Cụm công nghiệp Dệt phía Bắc. Trong giai đoạn 2006 -2010 tỉnh đã tập trung đầu tư cho xây dựng 2 Cụm công nghiệp dệt – may tại phía Bắc (Thị xã Bỉm Sơn) và phía Nam (KCN Nghi Sơn), tạo điều kiện thúc đẩy ngành phát triển theo tốc độ chung của cả nước, xuất khẩu ra nhiều nước trên Thế giới. Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất giấy: GTSX đạt từ 8% đến 11% trong cơ cấu ngành CNCB. Năm 2005 là 10,82% và năm 2008 đạt 8,4%. Mặc dù tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành sản xuất, chế biến gỗ, lâm sản, nhưng đến nay hầu hết các cơ sở chế biến lâm sản đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng, chất lượng sản phẩm thấp. Thanh Hóa có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác từ  50.000 đến  60.000 m3. Ngoài ra, tỉnh còn có 69.037 ha rừng luồng, phân bố ở 16 huyện miền núi và trung du, chiếm tới 55,9% tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh và chiếm khoảng 55% tổng diện tích luồng cả nước, với trữ lượng khoảng hơn 102,5 triệu cây. Với tiềm năng rừng lớn như vậy nên tỉnh đã xác định phát triển kinh tế rừng là chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay việc chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đang còn nhỏ lẻ và manh mún. Toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, trong đó có 569 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản gỗ (với 222 cơ sở sản xuất có máy cưa và 347 tổ mộc gia đình), phân bố rải rác ở 20 huyện, thị xã, tạo việc làm cho 2.344 lao động. Hầu hết các cơ sở chế biến được hình thành một cách  tự phát, công nghệ chủ yếu cưa xẻ, băm dăm, sản phẩm hàng hóa sau chế biến còn nghèo nàn, đơn điệu, tất cả đều được bán ra thị trường dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm mới qua sơ chế. hệ thống các nhà máy phục vụ sản xuất và chế biến lâm sản lại trong tình trạng “khủng hoảng thiếu”, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa dẫn đến sản phẩm từ rừng mới chỉ sản xuất ở dạng thô, đơn cử như huyện Bá Thước. Trong những năm gần đây công nghiệp chế biến gỗ và các lâm sản khác ngoài gỗ tập trung vào phát triển mạnh sản xuất ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng và nhập khẩu chế biến sản phẩm xuất khẩu Đối với ngành giấy, sản lượng mới chỉ đáp ứng 60 -65% nhu cầu, nhưng chủ yếu là các loại giấy có chất lượng trung bình (từ luồng, nứa), năm 2009 đạt sản lượng 11500 tấn giấy bìa các loại. Công nghệ sản xuất của ngành còn lạc hậu, lượng bột giáy nhập khẩu còn lớn, việc xây dựng nhà máy và phát triển nguồn nhiên liệu chưa đồng bộ và có chi phí cao. Dự án lớn về xây dựng nhà máy sản xuất bột và giấy Hậu Lộc trong giai đoạn 2006 – 2010 lại chậm tiến độ nên đã gây ra không ít khó khăn cho ngành. Nhóm ngành hóa chất, cao su, plastic: trong thời kỳ 2000 – 2010 đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành CNCB của tỉnh. Năm 2000 GTSX của ngành chỉ chiếm 1,96%, tăng lên trong năm 2005 là 3,2% và năm 2008 là 2,9%. Trong giai đoạn 2006 – 2010 ngành đã dần được tỉnh quan tâm, đầu tư phát triển. Các dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân lân nung chảy, DAP; nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học; nhà máy chế biến mủ cao su tại Cẩm Thủy, Như Xuân nhằm sản xuất cao su tổng hợp, cao su kỹ thuật... Ngành đã, đang và sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong thời gian tới khi mà trong giai đoạn 2006 – 2010 với sự đầu tư lớn của Chính phủ tập trung xây dựng KCN Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa bao gồm nhà máy nhựa PTA công suất 225000 tấn/năm, nhựa đường công suất 500000 tấn/năm... Đặc biệt, đầu năm 2008, tỉnh đã cho triển khai san lấp mặt bằng và làm công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc hóa dầu liên doanh giữa Petro – Việt Nam với Nhật Bản và Cooet, công suất 10 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD. Đây là cơ hội hết sức to lớn để hình thành Khu liên hợp lọc hóa dầu lớn trên địa bàn tỉnh, tạo thành ngành công nghiệp “nền tảng” trong giai đoạn tiếp theo, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác trong tỉnh. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng(sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại): trong thời gian qua đã trở thành ngành công nghiệp chủ đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cơ cấu GTSX đã chiếm ưu thế nhất trong cơ cấu toàn ngành CNCB, năm 2000 chiếm 42,31%; năm 2005 là 49,58% và 43,32% vào năm 2008. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm của ngành đã đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và tham gia xuất khẩu nhất là xi măng và đá ốp lát. Do tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có nên nhóm ngành này có khả năng phát triển mạnh. Cụ thể: Ngành xi măng được nhận định là ngành ít biến động do có nhiều tiềm năng lợi thế về nguyên, nhiên vật liệu cũng như thị trường. Cùng với đó là việc vồn đầu tư vào ngành khá lớn, nhiều dự án xây dựng mới đã kêu gọi được các nhà đầu tư trong nước đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả như dây chuyền II sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn công suất lên tới 3,8 triệu tấn/năm; xi măng Nghi Sơn lên 4,3 triệu tấn/năm... Đến nay, ngành công nghiệp xi-măng đã và đang đóng vai trò đầu tàu trong phát triển công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2009, tổng sản lượng xi-măng đạt 5,8 triệu tấn, GTSX đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 31,5% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Sản phẩm xi-măng Thanh Hóa đã khẳng định được uy tín, thương hiệu đối với khách hàng và có thị trường tiêu thụ vững chắc ở khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam; đồng thời, các nhà máy sản xuất xi-măng đã có đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm và thu nhập cao cho người lao động. Đối với ngành công nghiệp đá, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có lợi thế lớn để phát triển do trữ lượng đá quý phục vụ xây dựng lớn trong đó đá granit và marble có trữ lượng 2 -3 tỷ m3, đá vôi làm xi-măng có trữ lượng trên 370 triệu tấn. Hiện tại, Thanh Hóa có tới hơn 100 doanh nghiệp chuyên sản xuất đá ốp lát, năng lực sản xuất trong những năm gần đây vào khoảng 10 triệu m2/năm. Trên thực tế, so với cả nước, Thanh Hóa là tỉnh có ngành công nghiệp đá phát triển nhanh và mạnh nhất. Hơn 10 năm trở lại đây, nghề đá có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 15%/năm, sản lượng các mặt hàng đá ốp lát tăng khá nhanh. Năm 2004, các doanh nghiệp trong tỉnh đã sản xuất trên 2,25 triệu m2; năm 2008 sản xuất đạt trên 7,7 triệu m2; năm 2009 đạt khoảng 8,9 triệu m2. Doanh thu cả năm chiếm 1/5 tổng doanh thu ngành đá của cả nước và chiếm khoảng 1/10 tổng doanh thu ngành công nghiệp của tỉnh. Nhưng thực trạng của ngành công nghiệp đá Thanh Hóa đó là: Chất lượng đá tự nhiên cao, chất lượng đá thương phẩm thấp. Điều này dẫn đến việc đá ốp lát xây dựng Thanh Hóa thường gặp trở ngại lớn về thị trường. Nguyên nhân là do quá trình khai thác và chế tác sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, trong sản xuất đá xây dựng chỉ có khoảng 40% sản lượng đá được sản xuất từ các dây chuyền nghiền cơ khí bảo đảm tiêu chuẩn; còn lại từ các dây chuyền bán cơ khí thủ công nhỏ, mức độ tiên tiến của công nghệ dưới 50%, do đó tỷ lệ om, vỡ, rạn sau khai thác là rất lớn. Việc khai thác và chế biến đá ốp lát ở Thanh Hóa chủ yếu theo hướng tận thu, đá khai thác đạt tiêu chuẩn chất lượng chỉ chiếm khoảng 20% - 30% sản lượng. Màu sắc của đá vốn là thế mạnh của đá Thanh Hóa nhưng do không có công nghệ chống thấm, sau một thời gian dễ bị biến sắc và suy giảm chất lượng. Hầu hết các cơ sở chế biến và sản xuất đá ốp lát tỉnh vẫn chưa đáp ứng được sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã và còn đơn điệu về hình thức. Các doanh nghiệp khai thác đá vẫn hoạt động theo kiểu ăn xổi, chộp giật, chưa có đầu tư nhiều về công nghệ trong khai thác cũng như chế tác, chính vì thế ngành đá Thanh Hóa cứ vài, ba năm lại khủng hoảng một lần. Hiện Thanh Hóa cũng chưa có khảo sát cụ thể về  trữ lượng, chất lượng và tiềm năng khai thác đá ốp lát, trong khi công tác quy hoạch và quản lý còn có nhiều chồng chéo và bất cập ví dụ như: các mỏ đá chịu sự điều chỉnh bởi Luật Khoáng sản và do Sở Tài nguyên Môi trường quản lý nhưng công nghiệp khai thác đá thì lại do Sở Xây dựng quản lý... Do đó việc phân cấp quản lý mỏ, doanh nghiệp khai thác, đấu thầu công nghệ mỏ thường thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Chính vì thế, tốc độ phát triển của ngành đá cao, nhưng ngành đá vẫn là ngành chưa được quy hoạch cụ thể, chưa đi theo một lộ trình nhất định. Nhóm ngành cơ khí – luyện kim – thiết bị điện – điện tử Đây sẽ là nhóm ngành đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp hiện đại hóa để tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay các doanh nghiệp cơ khí của tỉnh còn yếu kém trong nghiên cứu chế tạo, nghiên cứu thiết kế và triển khai dẫn tới ngành các công nghiệp phụ trợ khác chưa thể phát triển. GTSX của ngành đã có sự gia tăng trong giai đoạn 2006 – 2010 trong cơ cấu GTSX CNCB của tỉnh phát triển theo chương trình cơ khí trọng điểm của Nhà nước với việc đầu tư nhà máy đúc phôi thép công suất 1,5 – 2,0 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất ô tô VINAXUKI và nhà máy ô tô VEAM năm 2009, các nhà máy sản xuất sản phẩm luyện kim và mở rộng cơ khí sữa chữa, dịch vụ lắp ráp các sản phẩm điện tử tin học hiện có đã tiếp thêm nguồn sinh khí mới cho công nghiệp Thanh Hóa. Nhóm ngành sản xuất phương tiện vận tải: có sự tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn 2006 – 2010 so với giai đoạn 2000 – 2005. Năm 2005 GTSX của ngành trong cơ cấu toàn ngành CNCB đạt 4,84% và tăng lên tới năm 2008 là 5,34%. Đã thực hiện đóng mới và chữa tàu biển có trọng tải đến 10 vạn tấn, tàu đánh cá và vận tải 5000 – 10000 tấn, đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sửa chữa các loại chi tiết, phụ tùng phương tiện thủy bộ, đường sắt. Xây dựng chương trình cung cấp và bảo dưỡng, sửa chữa xe vận tải nhỏ theo lộ trình tại Chỉ thị 19 ngày 13/5/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đây là ngành hứa hẹn tiềm năng phát triển trong giai đoạn tiếp theo khi mà tỉnh Thanh Hóa đang tập trung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn đa ngành, đa lĩnh vực trong đó chú trọng phát triển công nghiệp sửa chữa, đóng tàu biển. Như vậy ta có thể thấy ngành CNCB chiếm tỷ trọng tương đối ổn định và chiếm ưu thế trong toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng tuy vẫn tăng nhưng giảm tỷ trọng so với giai đoạn trước. Chắc chắn trong giai đoạn tới với nhiều sự thay đổi trong chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đăc biệt với sự ra đời của khu kinh tế Nghi Sơn, nội bộ các phân ngành trong toàn ngành CNCB sẽ có sự thay đổi đáng kể để dần dần tiếp cận với cơ cấu công nghiệp cả nước và tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa. 2.1.2.3. Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất và chậm phát triển trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2000 GTSX của ngành mới chỉ chiếm 0,26%; năm 2003 là 0,44% nhưng tới năm 2005 là 8,31% và đạt 8,44% năm 2008. Trong cơ cấu ngành SXĐPPKN đã có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng GTSX giữa ngành sản xuất - phân phối điện, ga và ngành sản xuất – phân phối nước trong hai giai đoạn 2000 – 2005 và giai 2006 -2010. Biểu 5: Cơ cấu nội bộ ngành SXPPĐKN Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa Giai đoạn 2000 – 2005 ngành sản xuất và phân phối nước chiếm tỷ trọng ưu thế nhưng trong giai đoạn 2006 – 2010 ngành sản xuất và phân phối điện ga lại thay thế, GTSX chiếm tỷ trọng 93,25% năm 2006 và 94,75% năm 2008. Do hiện nay tỉnh Thanh Hóa được cấp điện từ 3 nguồn chính là hệ thống lưới điện quốc gia qua các trạm 220 KV Thanh Hóa (2 x 125 MVA) và Nghi Sơn (1 x 125 MVA); nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (4 x 25 MVA) tuyến đường 110 KV mạch kép Ninh Bình – Bỉm Sơn và nguồn thủy điện Bàn Thạch (Thọ Xuân) công suất 3 x 320 KW. Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220 KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2000 km đường dây từ 6 –

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25675.doc
Tài liệu liên quan