Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 3

KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3

1. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 3

1.1.Cơ cấu kinh tế 3

1.1.1.Khái niệm 3

1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế. 3

1.2. Cơ cấu ngành kinh tế 6

1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 7

1.3.1.Khái niệm 7

1.3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành 7

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 8

1.5.Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8

1.5.1.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

1.5.2.Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9

1.5.3.Tính hợp lý của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

1.5.4.Tính bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 10

2. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 11

2.1.Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 11

2.1.1.Cơ sở nghiên cứu của mô hình Lewis 11

2.1.2.Nội dung của mô hình 12

2.2.Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển 13

2.2.1.Khu vực nông nghiệp 13

2.2.2. Khu vực công nghiệp 14

2.2.3.Quan điểm đầu tư 14

2.3.Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima 15

2.3.1.Cách đặt vấn đề của H.T.Oshima 15

2.3.2.Nội dung mô hình hai khu vực Oshima 16

3.CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 18

3.1.Nhân tố khách quan 18

3.2. Nhân tố chủ quan 19

4. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 20

4.1. Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực, thế giới. 20

4.2. Xuất phát từ yêu cầu trong nước. 21

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 23

1.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI 23

1.1. Điều kiện tự nhiên 23

1.2. Dân số 24

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24

2.THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 26

2.1.Thực trạng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 26

2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu các phân ngành 28

2.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 28

2.2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 34

2.2.3.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ 37

3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 44

3.1. Những thành tựu đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu ngành . 44

3.2. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 45

CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 47

1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 47

2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 48

2.1. Cơ sở khoa học xác định mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 48

2.2. Mục tiêu và phương hướng cho các năm 2010, 2015 và 2020 49

2.2.1. Mục tiêu và phương hướng đến năm 2010 49

2.2.2.Mục tiêu và phương hướng đến năm 2015 53

2.2.3. Mục tiêu và phương hướng đến năm 2020 55

3.GIẢI PHÁP 57

3.1. Nhu cầu vốn đầu tư. 57

3.2. Nguồn nhân lực. 58

3.3. Cơ chế chính sách. 60

3.4.Giải pháp nội bộ cho các ngành. 61

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã khiến những cư dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở. Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính. 2.THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.1.Thực trạng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Kinh tế thủ đô trong những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực. GDP của Hà Nội ước tăng 12,1% năm 2007, cao nhất từ 10 năm nay. Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng cao: trên dưới 30%. Hà Nội đã hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, xuất khẩu trên địa bàn tăng đến 20%, đạt trên 4 tỷ USD. Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. Hà Nội là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở Hà Nội, thành phố thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. Bên cạnh việc phát triển thuận lợi Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn: Thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp và sự biến động bất lợi của thị trường, giá cả thế giới kéo dài.Dịch bệnh gia súc như: dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng, dịch cúm gia cầm tái phát tại nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi của Hà Nội. Đặc biệt nguy hiểm là dịch tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn tả phát sinh, kéo dài hàng tháng đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất công nghiệp, ngành nghề, thủy sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng, du lịch trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn đó, chúng ta có thể nhìn nhận tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 là chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cụ thể nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: % Năm Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2005 100 1,6 40,5 57,9 2006 100 1,4 41,0 57,6 2007 100 1,3 41,0 57,7 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Bảng 2. Quy mô ngành kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2005 76006 1232 30738 44036 2006 90929 1287 37310 52332 2007 107743 1421 44187 62135 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Qua số liệu của 2 bảng: - Ngành công nghiệp: tỷ trọng ngành công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần, từ 40,5% năm 2005 tăng lên 41% năm 2007,trong đó tăng nhanh là các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng .Quy mô của ngành này cũng tăng đều qua các năm. - Ngành nông nghiệp : Xu hướng giảm nhanh tỷ trọng là đặc điểm rõ nét của nông nghiệp trong giai đoạn này, từ 1,6% năm 2005 giảm xuống còn 1.3% năm 2007 .Nguyên nhân chính là tỷ trọng ngành trống trọt giảm nhanh.Tuy nhiên nhìn vào bảng 2 ta thấy quy mô của ngành này lại có xu hướng tăng lên. - Ngành dịch vụ: Trong giai đoạn này ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối ổn định ,có xu hướng tăng nhưng chậm từ 57,6% năm 2006 lên 57,7% năm 2007.Cùng với xu hướng đó thì quy mô của ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng ở mức chậm .Lý do chính là do ngành này chủ yếu phục vụ sự phát triển của hai ngành trên ,sự gia tăng của ngành này phụ thuộc vào sự gia tăng của hai ngành trên. Dưới góc độ đóng góp vào GDP của các ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội trong giai đoạn này phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế cả nước hiện nay, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. 2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu các phân ngành 2.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp a, Những thành tựu đã đạt được . Giai đoạn 2005-2007, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi sướng và lãnh đạo, cùng với xu thế của cả nước ,của sự phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường, công nghiệp Hà Nội đã có bước phát triển những thành tựu như sau: - Cho đến nay công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chiếm tỷ trọng lớn hơn sản xuất nông ,lâm nghiệp và dịch vụ .Công nghiệp Hà Nội đã tạo ra cơ sở ban đầu để trong thời gian tới xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố có cơ cấu công nghiệp -nông ,lâm nghiệp -dịch vụ cao. Bảng 3 :Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp. Đơn vị: % Ngành 2005 2006 2007 Khai khoáng 1,01 0,88 0,8 Công nghiệp chế biến, chế tạo 93,26 93,85 94,5 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,nước nóng,… 4,6 4,2 3,77 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải 1,13 1,07 0,93 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Bảng 4. Quy mô giá trị sản xuất các ngành công nghiệp (Giá so sánh 1994) Đơn vị: Tỷ đồng Ngành 2005 2006 2007 Khai khoáng 421 448 479 Công nghiệp chế biến, chế tạo 38809 47394 57410 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,nước nóng,… 1908 2116 2292 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. 475 540 570 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) - Bảng 3 và 4 trên đây đã cho thấy thực trạng của vấn đề này là, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ,ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có xu hướng tăng lên .Trong khi đó ,các ngành công nghiệp khai khoáng, khí đốt có chiều hướng giảm tỷ trọng . - Trong thời gian qua công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tập trung phát triển các nhóm ngành chủ yếu : + Ngành công nghiệp hoá chất -phân bón :Giai đoạn này ,ngành có xu hướng tăng tỷ trọng .Các ngành tăng nhanh trong nhóm này là ngành sản xuất hoá chất ,sản xuất phân bón; mặc dù như ở trên đã thấy ngành khai khoáng có xu hướng giảm tỷ trọng (nguyên nhân chủ yếu là do các khoáng chất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp không còn được khai thác ồ ạt như trước, đồng thời một số mỏ cạn trữ lượng hoặc phải đóng cửa vì các lý do xã hội khác). Đặc biệt,trong nhóm ngành này,ngành công nghiệp sản xuất phân bón với việc tận dụng các lợi thế cho ra đời hàng loạt các sản phẩm hoá chất mới như sản phẩm chất tẩy rửa,các loại hoá chất xử lý môi trường, các loại thuốc trừ sâu,trừ cỏ,kích thích sinh trưởng của cây trồng…càng ngày càng làm tăng tỷ trọng cũng như vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế của Hà Nội. + Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ngành này có xu hướng giảm tỷ trọng trong khối ngành công nghiệp ,nhưng trong nội bộ ngành này lại có nhiều xu hướng khác nhau, cụ thể ở bảng sau: Bảng 5.Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo(Giá so sánh năm 1994) Đơn vị: Tỷ đồng Ngành 2005 2006 2007 Sản xuất, chế biến thực phẩm 1797 1904 2319 Sản xuất đồ uống 1315 1589 1897 Sản xuất thuốc lá 938 920 1081 Dệt 2317 3106 3375 Sản xuất trang phục 1295 1370 1619 Sản xuất da 636 728 860 Chế biến gỗ 276 336 357 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 689 865 952 In, sao chép bản ghi các loại 733 890 839 Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế 62 46 52 Sản xuất hoá chất 1151 1454 1485 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 696 938 929 Sản xuất sản phẩm từ cao su 1660 1936 2265 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại. 2291 2485 2790 Sản xuất kim loại 731 670 950 Sản xuất sản phẩm từ kim loại 3309 4278 4925 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính 5070 7083 6737 Sản xuất thiết bị điện 4301 5518 7617 Sản Xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu. 745 921 1300 Sản xuất xe có động cơ 2034 1722 4262 Sản xuất phương tiện vận tải khác 5848 7496 9378 Sản xuất dường, tủ, bàn ghế 590 654 903 Công nghiệp chế biến chế tạo khác 353 465 497 Sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị. 12 20 21 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy sự đóng góp đáng kể của các ngành điện tử - công nghệ thông tin, ngành cơ khí, ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, ngành dệt may, ngành vật liệu xây dựng vào tổng thể ngành công nghiệp nói chung. Ngành điện tử - công nghệ thông tin là ngành phát triển mạnh mẽ và có xu hướng tăng dần năm 2005 là 5070 tỷ lên 6737 tỷ năm 2007.Ngành chuyên về lắp ráp thiết bị, sản xuất linh kiện, thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm và các dịch vụ điện tử - tin học với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Phát triển công nghiệp điện tử theo mô hình tổ hợp công nghiệp. Tập trung xây dựng các trung tâm, các công viên phầm mềm hiện đại, khu công nghiệp điện tử. Ngành chế biến thực phẩm - đồ uống: Tăng nhanh sản lượng xuất khẩu, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, uy tín. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ để phát triển vùng nguyên liệu và bố trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ngành dệt may: Công nghiệp dệt may Hà Nội phát triển theo hướng trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu, thiết kế mẫu, sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm thời trang cao cấp và làm tổng đại lý. Chú trọng phát triển theo chiều sâu, mở rộng hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để phát triển sản xuất. Với ngành dệt đang hướng vào sản xuất sản phẩm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Những sản phẩm chính của ngành gồm: sản phẩm dệt kim, khăn mặt, quần áo may sẵn, vải mặc ngoài, sợi bông và sợi pha... + Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Ngành sản xuất gạch, đá ốp lát, tấm lợp vệ sinh, que hàn khung nhôm, vật liệu nhựa thay gỗ…phát triển khá nhanh, đây là những sản phẩm có tính ứng dụng cao và là sản phẩm có tiềm năng phát triển trong tương lai. + Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu: Tỷ trọng ngành này đặc biệt tăng nhanh do quy mô mở rộng của các công ty dệt may giầy da và một số đáng kể các mặt hàng truyền thống được khôi phục để phục vụ cho xuất khẩu. Mặt khác, ngành này có nguồn nhân lực dồi dào,giá nhân công rẻ là những nhân tố thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ngành mới chỉ đang phát triển ở hình thức nhận ra công sản xuất là chính. Song sự ra tăng nhanh về số lượng của các cơ sở sản xuất thời gian qua cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai. Với vị trí và vai trò rất quan trọng cùng với sự chuyển dịch tương đối hợp lý như trên, sản xuất công nghiệp của Hà Nội đã từng bước nâng cao năng lực sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm. Đây thực sự là những điều kiện quan trọng cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp một cách hợp lý hơn trong giai đoạn tới. b, Những khó khăn còn tồn tại Mặc dù ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo đúng hướng đề ra và đã đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Song giai đoạn này đã nổi lên một số tồn taị và yếu kém . Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ còn yếu kém, lạc hậu; sản phẩm có tính cạnh tranh thấp ,đặc biệt là còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Trình độ quản lý ,tay nghề trang bị cho người lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu. Chưa có sự gắn kết giữa các cơ sở sản xuất trên cùng một lãnh thổ ,chưa gắn lợi ích giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với lợi ích người sản xuất nguyên liệu . Công nghiệp Hà Nội đang đứng trước sức ép và sự cạnh tranh gay gắt của công nghiệp các tỉnh, các vùng trong cả nước trong tiến trình chung CNH-HĐH đất nước ,đòi hỏi phải cạnh tranh để vươn lên …Việc giải quyết vấn đề này trên cơ sở những gì đã đạtđược chính là những nhân tố cơ bản để tạo nên một cơ cấu công nghiệp hoàn thiện hơn trong tổng thể nền kinh tế cuả thành phố trong giai đoạn mới . 2.2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp a, Những thành tựu đã đạt được Giai đoạn 2005-2007, nông nghiệp của thủ đô đã có bước phát triển toàn diện, theo chiều hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân.Thời kỳ này giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp có xu hướng tăng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho thành phố …Để có được những đánh giá sâu rộng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn này, chúng ta lần lượt xem xét từng ngành cụ thể. - Ngành trồng trọt: Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( giá năm 1994 ) Đơn vị: % 2005 2006 2007 Nông nghiệp: Cây hàng năm Cây lâu năm Nhận và chăm sóc cây giống Chăn nuôi Hoạt động dịch vụ nông nghiệp 46,2 5,6 0,3 40,2 2,1 45 5,7 0,4 40,4 2,6 45,8 5,5 0,4 40,4 2,3 Lâm nghiệp 0,3 0,2 0,1 Khai thác nuôi trồng thuỷ sản 5,3 5,7 5,5 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Từ những số liệu của bảng 6 cho thấy sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ yếu trong ngành trồng trọt qui mô của ngành trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực ). Cũng trong giai đoạn này thì quy mô của các ngành nông-lâm nghiệp cũng được thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá nông nghiệp nông thôn.Cơ cấu giá trị sản xuất cây lương thực hàng năm cũng có xu hướng giảm năm 2005 là 46,2% xuống còn 45,8 của năm 2007. Dưới góc độ sử dụng đất cho thấy, diện tích gieo trồng cây lương thực thời gian qua ít biến động diện tích lúa có xu hướng giảm,song diện tích cây ngô lại tăng,diện tích rau xanh có xu hướng tăng. Đối với những cây công nghiệp ngắn ngày diện tích tăng, giảm bất thường. Trong khi đó diện tích các loại cây ăn quả có xu hướng tăng lên. Hiện trạng này có thể lý giải là trong giai đoạn này tiếp tục diễn ra sự lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp hơn với điều kiện của thủ đô. Tuy vậy, vẫn có thể thấy được xu hướng sử dụng đất cho cây công nghiệp và cây ăn quả tăng mặc dù xu hướng này chưa thực sự rõ nét. Ngành trồng trọt hiện nay phát triển một số cây trồng chủ yếu: + Cây lương thực: Chủ yếu là lúa, ngô, khoai lang,... Khi đi sâu phân tích thực trạng chuyển dịch của từng loại cây cho thấy cây lương thực giữ một vị trí trọng yếu trong ngành trồng trọt ở khu vực nông thôn. Mặc dù diện tích có xu hướng giảm nhưng do năng xuất nâng lên cùng với thực hiện thâm canh gối vụ làm cho sản lượng lương thực qui thóc tiếp tục tăng lên. Bảng7: Năng xuất và sản lượng của các loại cây lương thực chính. Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Lúa Sản lượng Tấn 189600 183903 183481 Năng suất Tạ/ha 42,1 41,2 42,4 Ngô Sản lượng Tấn 26100 27795 28458 Năng suất Tạ/ha 29,6 31,4 32,3 Rau Sản lượng Tấn 150587 153963 156421 Năng suất Tạ/ha 185,4 194,5 195,8 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Kết quả trên cho thấy năng xuất và sản lương cây lương thực có xu hướng tăng nhưng ở mức chậm .Năng xuất lúa năm 2005 là 42,1 tạ/ha tăng lên 42,4 tạ/ha năm 2007, năng xuất ngô năm 2005 là 29,6 tạ/ha lên 32,3 tạ/ha năm 2007, trong đó năng suất của rau cũng có xu hướng tăng từ 185,4 tạ/ha lên 195,8 tạ/ha. + Cây ăn quả :Cùng với những biểu hiện ban đầu về xu hướng chuyển dịch và khả năng lợi thế của Thủ đô xác định một số loại cây ăn quả chính có diện tích trồng ngày càng gia tăng, năng xuất chất lượng được nâng cao. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, hồng, nhãn, bưởi,…đã tạo nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành chế biến hoa quả, đồ uống hoạt động và phát triển . - Ngành chăn nuôi: Bảng 8: Thực trạng đàn trâu, bò ,lợn, gia cầm của Hà Nội giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: con 2005 2006 2007 Lợn 372147 247128 349661 Trâu 11536 10242 7278 Bò 47469 52345 56050 Gia cầm 3390373 2896156 3435997 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là bò,lợn và gia cầm. Qua các năm phát triển về quy mô đầu con.Tổng đàn trâu giảm từ 11536 con năm 2005 xuống còn 7278 con 2007;Tổng đàn bò tăng 47469 con năm 2005 lên 56050 con năm 2007, đàn lợn giảm từ 372147 con 2005 xuống 349661 con năm 2007 cùng với hàng triệu con gia cầm. Thời gian qua,ngành chăn nuôi đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo đàn bò,nâng cao tầm vóc và trọng lượng ,cải tạo đàn lợn hướng nạc với tỷ lệ thịt nạc cao mạnh đưa các giống gia cầm và năng xuất thịt cao vào sản xuất . Đã từng bước hình thành được khu vực chăn nuôi chủ yếu đối với đàn lợn tập chung vào ba khu vực là huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm; Đàn trâu ở Sóc Sơn, Đông Anh; Gia cầm phân bố đồng đều hơn ở các khu vực của Hà Nội. Đàn gia cầm của Hà Nội thời gian này có nhiều sự chuyển đổi về giống, phương thức nuôi thả ;Đàn gia cầm thời kỳ này tăng nhanh,trong đó gà vẫn là con vật nuôi chủ yếu đây là loại gia cầm được khoanh nuôi theo mô hình trại gà đem lại hiệu quả kinh tế cao . b, Những khó khăn còn tồn tại. - Với Hà Nội thì nông nghiệp không phải là ngành sản xuất chính nên điểm xuất phát còn rất thấp chưa đầu tư đúng mức,cơ sở hạ tầng đã xuống cấp,cơ sở nghiên cứu chưa ứng dụng (trạm ,trại nông lâm thuỷ …) chưa được trang bị đông bộ phù hợp . - Cán bộ ngành nông ngư nghiệp không ít nhưng thiếu cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật giỏi. - Đầu ra của nông lâm sản không ổn định - Phối kết hợp giữa sản xuất ,chế biến tiêu thụ chưa nhịp nhàng - Phát triển vùng trong tình trạng của các tỉnh bạn là thách thức giữa yêu cầu ngày cáng tăng cao về số lượng (do sức ép dân số )và chất lượng sản phẩm mà thị trường ngoài và trong nước đòi hỏi với khả năng đáp ứng còn hạn chế. 2.2.3.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ a, Quản lý nhà nước – Hành chính sự nghiệp Cải cách hành chính ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được tiến hành trong công cuộc đổi mới. Đó là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hành chính, có nhiều vấn đề phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính, cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng, là quá trình nhận thức liên tục và thống nhất trong suốt tiến trình đổi mới. Có thể thấy, quá trình hình thành tư duy về cải cách hành chính ở nước ta là quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý hành chính nhà nước. Trên thực tế, khoa học hành chính mới chỉ thực sự có chỗ đứng ở nước ta trong vài thập kỷ gần đây. Đương nhiên, tư duy hành chính không phải là điều gì xa lạ và mới mẻ hoặc chưa từng có. Tư duy hành chính không hình thành từ những mong muốn chủ quan của con người, mà phải được đúc kết từ thực tiễn. Thực tiễn đó vừa là bối cảnh, khả năng và những yêu cầu trong nước, vừa là kinh nghiệm xây dựng và cải cách bộ máy hành chính thành công ở nước ngoài.Mặc dù tư duy hành chính ở nước ta đã có bước phát triển trong những năm qua, song trước những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra thì lý luận về quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Có thể nêu lên những tồn tại cơ bản trong lý luận về quản lý nhà nước ở Hà Nội như sau : Một là, lý luận quản lý nhà nước chưa thực sự phát triển và chưa khẳng định được tính độc lập của một ngành khoa học riêng biệt. Lý luận về quản lý nhà nước ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung ra đời muộn lại chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu trong một thời gian dài. Một số quan niệm cũ, vốn đối lập hoàn toàn chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, thậm chí ngay cả trong những thành tựu về khoa học quản lý mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Vì vậy, lý luận quản lý chưa tạo nên một hệ thống tri thức phản ánh thực tiễn thông qua các phạm trù và quy luật đặc thù của mình, mà ít nhiều còn sao chép lại tri thức của các khoa học khác như khoa học chính trị, khoa học quản lý, kinh tế học, luật học... Hai là, hệ thống lý luận quản lý nhà nước vẫn còn không ít sự giáo điều, thiếu tính ứng dụng, tác dụng và hiệu quả thực tế thấp. Về nguyên tắc, lý luận phải được đúc kết từ hoạt động thực tiễn, phản ánh thực tiễn và thúc đẩy thực tiễn phát triển. Song, do trình độ tư duy còn hạn chế nên hệ thống lý luận đưa ra nhiều khi còn chưa khách quan, thiếu căn cứ khoa học, thiếu khả năng phân tích sâu sắc về thực tiễn để từ đó rút ra những vấn đề bản chất, quy luật. Chính vì vậy, lý luận về quản lý hành chính nhà nước chưa thực sự đóng vai trò mở đường và thúc đẩy thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta phát triển. Quá trình hình thành tư duy về cải cách hành chính còn nặng về kinh nghiệm. Thực tiễn chỉ ra rằng, với trình độ tư duy kinh nghiệm, con người không thể xem xét một cách sâu sắc mọi quá trình diễn biến phức tạp trong thực tiễn ; không thể vạch ra cái chung, cái riêng trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Hậu quả là sẽ không phân biệt đâu là nơi cần tập trung những lực lượng chủ yếu và sự chú ý của mình trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn đang đòi hỏi phát triển tư duy lý luận về cải cách hành chính. Việc phát triển lý luận đem lại sự nhận thức sâu sắc về bản chất và quy luật của quá trình cải cách hành chính, làm cho hoạt động cải cách diễn ra chủ động và tự giác hơn. b, Bưu chính viễn thông Thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá cước ngày càng hạ.... Số lượng thuê bao điện thoại, Internet phát triển nhanh chóng. Bưu chính viễn thông và dịch vụ bưu điện hiện đại với với tốc độ nhanh, ngày càng đa dạng và phát triển, nối mạng tin học phục vụ cho công tác quản lý ở một số cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đạt kết quả cao. Bảng 9: Sản lượng, doanh thu ngành bưu chính viễn thông Đơn vị tính 2005 2006 2007 Tổng số máy điện thoại 1000 cái 1337 1350 1380 Số lượng bưu phẩm 1000BF 4382 3325 3200 Báo chí phát hành 1000 tờ 19057 24000 25500 Doanh thu Tỷ đồng 2837 2834 2758 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Mặc dù vậy, quy mô và sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ viễn thông. Chất lượng và giá cước một số dịch vụ có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.Đó là những lý do mà thị trường này cần được mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa. c,Ngành thương mại - Những thành tựu đã đạt được: Thời gian qua,cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước ,ngành thương mại Hà Nội đã có sự phát triển đáng khích lệ.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội có xu hướng tăng. Cơ cấu các thành phấn kinh tế tham ra vào thị trường có sự thay đổi đáng kể. Bảng 10: Cơ cấu tổng mức bán lẻ Đơn vị: % 2005 2006 2007 Tổng mức bán lẻ 100 100 100 Kinh tế nhà nước 12,86 12,21 11,81 Kinh tế tập thể 0,46 0,25 0,42 Kinh tế tư nhân 30,93 33,58 33,98 Kinh tế cá thể 46,48 44,98 44,75 Khu vực có VĐT nước ngoài 9,27 8,98 9,04 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội ) Kinh tế nhà nước có tỷ trọng ngày càng giảm xuống năm 2005 là 12,86% xuống còn 11,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen dich co cau kt tp HN.doc
Tài liệu liên quan