Chuyên đề Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

 

Chương I. Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 1

1.1 Cơ sở lí luận chung và hoạt động xuất khẩu 1

1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 4

1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 5

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 8

1.2.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 8

1.2.2.Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 10

1.2.3.Yếu tố sản phẩm 11

1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành đồ gỗ Việt Nam 12

1.3.1. Tổng quan chung về ngành đồ gỗ Việt Nam 12

1.3.2. Năng lực của ngành đồ gỗ 13

1. 3.3. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam 14

1.3.3.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam 15

1. 3.3.2. Chủ thể tham gia xuất khẩuđồ gỗ Việt Nam. 18

1. 3.3.3. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu 19

1. 3.3.4. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 23

1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam 27

1.4.1.Độ mở của thị trường gỗ thế giới 27

1.4.2.Vị trí sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường đồ gỗ thế giới 29

Chương II. Đặc điểm thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ và thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 31

2.1. Một số đặc điểm về thị trường: 31

2.1.1. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế: 31

2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá: 32

2.1.3. Bạn hàng chính: 33

2.1.4. Dung lượng thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ: 35

2.1.5. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng: 38

2.1.6 . Kênh phân phối: 39

2.1.7. Chính sách quản lí và những quy định đối với nhập khẩu đồ gỗ: 42

2.1.7.1. Thuế và thuế nhập khẩu: 42

2.1.7.2. Những vấn đề chung về thủ tục Hải quan: 42

2.1.7.3. Quy chế nhập khẩu đối với gỗ và sản phẩm gỗ: 43

2.1.7.4. Các quy định đối với đồ nội thất: 45

2.1.7.5. Đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, nhãn sản phẩm: 45

2.1.8. Những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 48

2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 49

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ: 50

2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nội thất nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam: 50

2.2.3. Về thị phần của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ: 53

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 55

3.1. Những thách thức đặt ra đối với xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: 55

3.1.1. Vấn đề định hướng trong phát triển: 55

3.1.2. Vấn đề nguyên liệu và nguồn nhân lực: căn bệnh "trầm kha" về thiếu nguyên liệu và nhân lực trình độ cao. 55

3.1.3. Vấn đề thương hiệu cho xuất khẩu của các sản phẩm gỗ Việt Nam: 58

3.1.4. Vấn đề liên kết giữa các nhà sản xuất và kênh phân phối: Vấn đề về chất lượng, số lượng sản phẩm và giá hàng xuất khẩu: 59

3.1.5. Sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn hạn chế: 62

3.1.6. Các chính sách bảo hộ về thương hiệu, mẫu mã sản phẩm Việt Nam: 63

3.1.7. Nguy cơ chống bán phá giá tiềm ẩn: 63

3.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: 64

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: 66

3. 3.1. Về phía Chính Phủ: 66

3.3.2. Về phía doanh nghiệp: 69

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
403,70 (USD17.980,00) 9 4279.- Pháp USD 29.434,70 USD 18.920,80 (USD10.513,90) 10 5570.- Malaysia USD 25.447,50 USD 10.122,80 (USD15.324,60)  ( bọn em đang bổ sung phần phân tích bảng biểu) Bảng 2.5: Đối tác đồ gỗ chính của Hoa Kỳ: 2.1.4. Dung lượng thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm Hoa Kỳ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Năm 2006 cũng như 2007, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới với giá trị 4,5 tỷ USD (2006) chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhâp khẩu đồ nội thất trên toàn thế giới. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute, www.csilmilano.com) , sức tiêu thụ đồ nội thất ở Hoa Kỳ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000 -2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng lên một cách đáng kể ở khắp các bang trên cả nước, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California là thị trường gỗ và nội thất quan trọng nhất của Hoa Kỳ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Bang Washinton ở phía Đông Bắc không chỉ có vị trí thuận lợi mà còn có tốc độ siêu tăng trưởng, tuy nhiên các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhẩt trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado. Không chỉ nhập khẩu, Hoa Kỳ cũng là nước sản xuất gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Hoa Kỳ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Hoa Kỳ lên tới 96.000 công ty, trong đó có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty chế tạo nội thất. Tuy nhiên trong những năm gần đây mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Hoa Kỳ bị đội giá do giá lao động cao. Trong vòng 10 năm qua dân số Mỹ tăng ở mức trung bình hàng năm là 1%. Mức tăng trưởng này cho thấy Mỹ chính là quốc gia phát triển điển hình ở phương Tây : Số hộ gia đình với 1 hoặc 2 thành viên đang ngày càng gia tăng. Độ tuổi của chủ hộ cũng là một nhân tố quan trọng khi phân chia nhu cầu tiêu dùng. Các hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi từ 35-44 chủ yếu chi tiêu vào các loại hàng hoá trang sức. Tiếp theo sau đó là các hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi từ 45-54 và 25-34. Theo tăng trưởng về nhân khẩu của thế hệ “baby boomer” tức là những người được sinh ra trong giai đoạn 1945 – 1965. Đây là độ tuổi mà thu nhập sau thuế đạt mức cao nhất. Đây cũng là nhóm tuổi có xu hướng tiêu dùng nhiều cho gia đình. Nhóm người này thường mua những ngôi nhà lớn và đắt tiền hoặc quyết định cải tiến lại ngôi nhà hay thậm chí là mua một ngôi nhà thứ 2. Qua nhiều thập kỷ nhóm những người nhiều tuổi đang ngày càng gia tăng. Tỉ lệ phần trăm của nhóm tuổi dưới 14 đã giảm từ 28% trong những năm của thập niên 70 xuống còn 21% vào năm 2003.           Mỹ là quốc gia có số lượng dân di cư đông ( chủ yếu là dân có nguồn gốc Hispanic và Châu Á ) : 32% dân số là thuộc các dân tộc thiểu số ( năm 1990 là 24 % ). Sự gia tăng này chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới số lượng các ngôi nhà được xây và bán. Yếu tố tạo nên cầu về nhà ở phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và thể loại hộ gia đình. Nhờ có chế độ tăng lương đặc biệt là đối với thế hệ “baby boom” nhu cầu về nhà cho mỗi gia đình đang có xu hướng gia tăng. Khi những thế hệ này già đi thì sẽ xuất hiện nhu cầu cần mua một ngôi nhà thứ 2. Với xu hướng tăng trưởng nhanh chóng của các dân tộc thiểu số như đã nói ở trên cộng với việc dân di cư tiếp tục vào nước Mỹ thì cần phải có một nỗ lực rất lớn đề làm sao có thể cung cấp cho người dân những cơ hội về nhà ở ngang nhau. Vì vậy việc xây dựng thêm nhà sẽ tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 1992-2003 người tiêu dùng Mỹ đã phần nào thay đổi hành vi của mình về các loại sản phẩm tiêu dùng. Bảng biểu trên cho thấy mức tiêu dùng trung bình cho mỗi loại sản phẩm. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng gia tăng. Năm 1992 dịch vụ chiếm 57.2% trong tổng tiêu dùng của cả nước và đến năm 2003 con số này tăng tới mức trên 59%. Cũng trong cùng thời kỳ này mức tiêu dùng hàng hoá ngắn hạn ( thức ăn, rượu, thuốc lá, quần áo. v.v.. ) đã giảm đáng kể từ 31.4% xuống còn 28.3% trong khi hàng hoá lâu bền  ( xe hơi, đồ đạc và hàng điện tử ) tăng từ 11.4% lên 12.2%. Tuy nhiên từ năm 1999 thị phần của loại hàng hoá này có phần nào giảm đi vì mức tiêu dùng các loại dịch vụ bắt đầu gia tăng.  Trong các loại hàng hoá lâu bền thì đồ nội thất là loại hàng hoá khá ổn định trong giai đoạn 10 năm bắt đầu từ thập niên 1990. Đồ nội thất chiếm 8% trong tổng số hàng hoá lâu bền trong năm 1992 và 7% trong năm 2003.            Một nhân tố quan trọng có yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy chi tiêu cho đồ nội thất tại Mỹ chính là giá cả.  Mặc dù chi phí sản xuất ở mức ổn định thậm chí còn tăng nhưng giá tiêu dùng cho đồ nội thất lại có xu hướng giảm. Chính điều này là  kết quả của quá trình nhập khẩu đồ nội thất vào thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2000 ( chủ yếu là đồ nội thất của Châu Á ). Một nhân tố cơ bản khác ảnh hưởng rất lớn đến cầu trên thị trường đồ nội thất là thị trường xây dựng và bất động sản. Lĩnh vực xây dựng và bất động sản là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Cụ thể lĩnh vực xây dựng và bất động sản đã đóng góp 20% cho Tổng Sản Phẩm Quốc Nội tại Mỹ và tạo công ăn việc làm cho trên 3.5 triệu lao động. Qua đây, cho thấy tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất cho các quốc gia vào Hoa Kỳ, đặc biệt là mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình. Đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn và có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng đây cũng chính là mặt hàng sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia có ưu thế trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất như Trung Quốc, Canada, Italia Trong đó đối thủ lớn nhất và cũng là nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc, sản phẩm gỗ xuất khẩu của quốc gia này có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm đồ gỗ từ các quốc gia cùng khu vực như Việt Nam, Indonexia, Malaysia hay Thái Lan. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Hoa Kỳ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rẩt đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuẩt lạc hậu nên khó có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn từ phía đối tác Hoa Kỳ. 2.1.5. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng: - Xu hướng tiêu dùng: Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ kỹ đối với bang này nhưng lại bán rất chạy khi chuyển đến bang khác. Nhu cầu tiêu dùng của người Hoa Kỳ lớn nhưng họ lại không qua kĩ tính như những người tiêu dùng Châu Âu hay Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định như đã phân tích ở trên, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau thì cũng khác nhau. Hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa dạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kì nhà xuất khẩu nước ngài nào. - Phong cách trang trí: đóng một vai trò hết sức quan trọng để người Mỹ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ thích phong cách trang trí đơn giản với màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương... Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản... - Nguyên liệu: Người tiêu dùng Mỹ thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số DN chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" mà ngược lại "tốt nước sơn hơn tốt gỗ". Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ... mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo. Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Hoa Kỳ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản phẩm hoàn hảo cho thị trường Hoa Kỳ có khi phải sơn đến 10 lần. 2.1.6 . Kênh phân phối: Để bán hàng trên thị trường Mỹ điều quan trọng bậc nhất là phải chọn đúng các kênh phân phối. Vì ở tại đây, mỗi chủng loại sản phẩm lại được phân phối bởi những kênh khác nhau. Muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ đừng quá tham mà chỉ cần chọn một doanh nghiệp hoặc một nhánh của một tập đoàn phân phối lớn để ký hợp đồng. Để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực đồ nội thất của Mỹ, kênh phân phối ở mỗi phân đoạn có sự khác biệt rất lớn. Các phân đoạn này hoạt động khác nhau trong sản xuất và phân phối. Các nhà sản xuất đồ nội thất sử dụng các kênh phân phối khác nhau. Hệ thống phân phối các sản phẩm nội thất nhà bếp cũng có sự khác biệt hoàn toàn. Tại Mỹ các loại tủ bếp được bán chủ yếu qua thương mại xây dựng và kênh phân phối chuyên nghiệp. Hơn nữa ngành sản xuất đồ nội thất ở Mỹ tiếp tục có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đều xuất phát từ sự tăng trưởng về nhập khẩu đồ nội thất ( việc này cũng tạo áp lực nên giá bán lẻ ) và việc củng cố, xoá bỏ các kênh phân phối truyền thống. Hoạt động phân phối đồ nội thất gia đình: Mỹ là một thị trường lớn nếu xét về khía cạnh địa lý. Trong thị trường này thị hiếu của những người tiêu dùng có sự khác biệt rất lớn. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn xây dựng một chuỗi các cửa hàng bán lẻ ở cấp độ quốc gia. Thay vì tập trung vào một thị trường lớn các nhà xuất khẩu đồ gỗ nên tập trung vào nhiều thị trường tại một khu vực và các thành phố lớn. Thậm chí trong cùng một thị trường địa phương thì khoảng cách cũng là vấn đề đối với các nhà phân phối. Thị trường địa phương thường có số dân cư trung bình là 3 triệu người. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến những lựa chọn về cách tổ chức của bất cứ công ty nào muốn bán đồ nội thất tại Mỹ. Các nhà sản xuất là những người phải tổ chức nên một mạng lưới thương mại nhằm cung cấp hàng cho các đại lý. Những nhà bán lẻ là những người phải có khả năng truyền tải được những gì họ có thể mang lại được cho khách hàng đồng thời cũng phải là những người có khả năng phân phối hàng của mình đến hàng ngàn những hộ gia đình ở những vùng ngoại ô xa xôi. Thị trường Mỹ là thị trường có thể phân chia thành nhiều phân đoạn và có chỗ giành cho một số lượng lớn nhà bán lẻ độc lập có quy mô nhỏ và trung bình. Không có những con số thống kê chính xác nên người ta ước tính rằng có khoảng trên 38,000 cửa hàng bán đồ nội thất ở nước Mỹ vào năm 2003. Trong suốt 35 năm qua giá bán lẻ đồ nội thất ở Mỹ đã tăng khoảng ¾ tính theo chỉ số giá tiêu dùng ( Cụ thể giá bán lẻ tốt nhất cho loại ghế sofa bọc vải trong năm 1970 giao động từ 299 đô la mỹ đến 399 đô la Mỹ. Ngày nay mặt hàng này có giá từ 599 đô la Mỹ đến 699 đô la Mỹ). Hơn nữa hiện nay có vô số nhà thiết kế và trang trí nội thất cung cấp dịch vụ toàn bộ cho khách hàng. Các nhà thiết kế nội thất đóng vai trò trung gian giữa người tiêu dùng cuối cùng và các đại lý bán hàng, các trung tâm thiết kế, các toà nhà lớn gồm một số phòng trưng bày. Các phòng trưng bày chủ yếu tập trung vào thị trường thiết kế nội thất đang mở cửa cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy các phòng trưng bày đã tạo thành kênh phân phối quan trọng tại các trung tâm thành phố lớn ( khoảng 3% ). Khoảng 21% doanh số bán đồ nội thất là qua các cửa hàng bách hoá và bách hoá có giảm giá, các kho hàng ( 7 % ), bán trực tiếp cho khách hàng tiêu dùng là 3%. Tất cả đều là kênh phân phối không chuyên. Trong các cửa hàng bách hoá thì cửa hàng đứng đầu năm 2003 là JCPenny với tổng doanh số bán là 665 triệu đô la Mỹ trong đó doanh số bán đồ nội thất và bộ đồ dùng cho giường ngủ chiếm 3.7%. Đứng sau JCPenny là Tây Macy ( với tổng doanh số bán năm 2003 là 210 triệu đô la Mỹ trong đó doanh số bán đồ nội thất và bộ đồ dùng cho giường ngủ chiếm 5% ) và Đông Macy ( với doanh số bán năm 2003 là 200 triệu đô trong đó doanh số bán đồ nội thất và bộ đồ dùng cho giường ngủ chiếm 4.3% ). Trong số các cửa hàng bách hoá có chiết khấu thì WalMart là cửa hàng dẫn đầu về doanh số bán đồ nội thất và bộ đồ dùng cho giường ngủ trong số 25 cửa hàng bán lẻ đồ nội thất lớn nhất tại Mỹ năm 2003 và doanh số bán bộ đồ dùng cho giường ngủ là 1,375 triệu đô la Mỹ ( trong khi đó doanh số bán của Rooms To Go là 1,311 triệu ) tăng 10.9% vào năm 2002. WalMart có tới 2,949 của hàng tiêu thụ vào năm 2003. 2.1.7. Chính sách quản lí và những quy định đối với nhập khẩu đồ gỗ: 2.1.7.1. Thuế và thuế nhập khẩu: Mức thuế của Hoa Kỳ nói chung không cao, nhất là từ khi có Hiệp Định thương mại Việt-Mỹ (2001). Biểu thuế nhập khẩu ( biểu thuế quan) hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật thương mại và cạnh trnah năm 1988. Theo biểu thuế này thì mức thuế với các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm. Mặc dù có nhiều loại thuế khác nhau được áp dụng nhưng về cpư bản hiện quốc gia này đang áp dụng các lọai thuế sau: thuế giá trị, thuế theo trọng lượng, thuế gộp, thuế theo hạn ngạch, thuế theo thời vụ, thuế leo thang. Còn về các mức thuế, có các loại như sau: Mức thuế tối huệ quốc, mức thuế phi tối huệ quốc, mức thuế áp dụng với khu vực mậu dịch tự do NAFTA, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP), sáng kiến khu vực lòng chảo Caribe Cũng giống như các quốc gia xuất khẩu vào Hoa Kỳ khác, các mặt hàng của Việt Nam khi vào Hoa Kỳ đều phải chịu cách tính thuế theo trị giá, Hoa Kỳ luôn khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô và hạn chế nhập khẩu thành phẩm do đó thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thường thấp trong khi thuế đối với sản phẩm hoàn thiện lại cao. Ngoài ra với một số mặt hàng nông sản thì còn được tính thuế theo khối lượng. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO do đó mức thuế mà Hoa Kỳ áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam là mức thuế MFN ( từ 0- 4%) . Tuy nhiên đối với các sản phẩm thủy sản ( tôm và cá ) của nước ta, Hoa Kỳ đang áp dụng cả thuế chống bán phá giá. 2.1.7.2. Những vấn đề chung về thủ tục Hải quan: Hải quan Mỹ hoạt động ở 50 bang cùng với quận Colombia và Puerto Rico, có trụ sở chính tại thành phố Washinton D.C và được chia thành 7 vùng địa lý. Ở mỗi vùng Hải quan lại được chia nhỏ về các quận phụ trách các cửa khẩu biển và sân bay.Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ thường được phân thành 3 loại chủ yếu: hàng hóa để sử dụng ngay, hàng hóa được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh. Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này như nhau, nhưng thời gian để hoàn tất các thủ tục hải mỗi loại khác nhau.  Để nhập khẩu hàng hoá, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng hay nhà môi giới hải quan) ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình những giấy tờ khác, gồm: Vận đơn, hóa đơn thương mại của nhà xuất khẩu, bản kê khai hàng hóa chở trên tàu (mẫu hải quan số 7533) hoặc đơn xin và giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay (mẫu hải quan số 3461), phiếu đóng gói.  Theo quy định của Hải quan Mỹ, sau khi xuất trình các chứng từ trên, hàng hóa sẽ được thông quan nếu không có vi phạm gì về pháp luật hoặc hành chính. Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ lúc giải phóng hàng hóa ở trạm hải quan được chỉ định. Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) các thủ tục rời bến được cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán (HS 4412), và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Còn với hàng gỗ nội thất (HS 94), thủ tục hải quan không quá khó khăn. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bn nhập khẩu - 19 CRF 141; điều tra Hải quan - 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR - 159). 2.1.7.3. Quy chế nhập khẩu đối với gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ tấm, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng, v.v..và các đồ dùng dụng cụ bằng gỗ, như mắc áo, tăm, đồ gỗ nhà bếp, v.v..Việc nhập khẩu phải: - Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp (UDSA) về giám định hàng tại cảng đến. - Phù hợp với Luật liên bang về sâu bệnh ở cây. - Phù hợp với Luật về cách ly và kiểm dịch. - Phù hợp với quy định của Hội đồng TM liên bang (FTC) và hội đồng an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng). - Xuất trình thông báo cho phép xuất khẩu gỗ của chính phủ Canada (nếu nhập gỗ nhẹ từ Canada). - Phù hợp với các quy định về lập hoá đơn (đối với một số loại gỗ ). - Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là gỗ quý hiếm). - Nhập vào cửa khẩu cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại gỗ quý hiếm). - Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA. - Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi ký mã hiệu rõ ràng bên ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu và mô tả chính xác chủng loại của gỗ. Bảng 2.6: Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá Số văn bản Loại biện pháp sử dụng Các cơ quan nhà nước điều hành 15 USC 1263 Quy chế an toàn tiêu dùng APHIS,PPQ, FWS, USCS 16 USC 1531 Cấm nhập khẩu thịt thú dữ APHIS,PPQ, FWS, USCS 16 USC 3371 et seq Cấm nhập khẩu động vật quý nước khác cấm APHIS,PPQ, FWS, USCS 18 USC 42 et seq Thủ tục khai báo Hải quan APHIS,PPQ, FWS, USCS 19 CFR 12.10 et seq Thủ tục khai báo Hải quan APHIS,PPQ, FWS, USCS 42 USC 151 et seq Vệ sinh dịch tễ APHIS,PPQ, FWS, USCS 7 CFR Part 351 Vệ sinh dịch tễ APHIS,PPQ, FWS, USCS CITES Cấm nhập khẩu động thực vật quý hiếm APHIS,PPQ, FWS, USCS 2.1.7.4. Các quy định đối với đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện; các đồ đạc trong nhà, văn phòng: giường, tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tấm ngăn xây dựng làm sẵn Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác. Việc nhập khẩu phải: - Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Ủy ban An toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng. - Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn chống cháy theo luật về vải dễ cháy. 2.1.7.5. Đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, nhãn sản phẩm: Không chỉ luật pháp Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ các yêu cầu về xuất xứ và nhãn sản phẩm, tiêu chuẩn về an toàn môi trường mà người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng có đòi hỏi rất khắt khe về các yêu cầu này. Các sản phẩm gỗ để vào thị trường Hoa Kỳ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: - Chứng chỉ FSC: Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm gỗ chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng chính của sản phẩm gỗ Việt Nam và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ... FSC (Forest Stewardship Council) là tên của Hội đồng quản trị rừng quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính Hội đồng này quản lý. FSC là chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.              FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP, tiêu chuẩn chất lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn về sử dụng lao động và trách nhiệm xã hội trong ngành giày da và dệt may... Các doanh nghiệp Việt Nam cho biết FSC ngày càng trở nên quan trọng đối với sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu, nhất là những sản phẩm gỗ ngoài trời. Sở dĩ các công ty nhập khẩu yêu cầu chứng chỉ vì khách hàng của họ, những người tiêu dùng, chỉ lựa chọn sản phẩm bảo vệ môi trường. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu gỗ rõ ràng, có chứng chỉ. Đó không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu gỗ mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp chế biến gỗ trong tương lai. Ngày nay nhận thức của người tiêu dùng ở các nước ngày càng cao, sản phẩm không phải chỉ có giá rẻ, chất lượng tốt hay mẫu mã đẹp được người tiêu dùng lựa chọn mà còn phải bảo vệ môi trường. Vấn đề tiên quyết là thói quen lựa chọn của người tiêu dùng cấp tiến. Cũng giống như trong ngành dệt may hay hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làm ra từ lao động trẻ em hay có tính chất bóc lột đều bị người tiêu dùng tẩy chay. Chính chứng chỉ SA 8000 giúp doanh nghiệp chứng minh sản phẩm của họ được sản xuất trong điều kiện tốt và trách nhiệm. Chứng chỉ FSC không chỉ thỏa mãn đòi hỏi của khách hàng mà còn là cơ hội quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp ở những thị trường lớn như châu Âu và Hoa Kỳ. - Dán nhãn xanh :  Một sản phẩm có “dán nhãn xanh” sẽ được người tiêu thụ ở các nước phát triển rất ưa chuộng, dẫu giá có cao hơn hàng không nhãn một chút. Và một khi sản phẩm đã vào được thị trường ấy sẽ bán được giá; ví dụ, giá bán 20 USD/gói thực phẩm vẫn có người mua, trong lúc đó bán ở nước kém phát triển 2 USD chưa hẳn đã có người mua .  Các nước phát triển thường sử dụng những tiêu chuẩn môi trường như rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, các công ty, xí nghiệp phải xây dựng ISO 14000 và LCA, mà trước hết là ISO 14001 để đối phó với những rào cản này. Nếu hàng hóa chúng ta có ISO 14001, phía đối tác, do cạnh tranh không lành mạnh, cũng không có “lý do môi trường” để ngăn chặn. - ISO 14000, LCA liên quan đến sinh thái, môi trường: ISO 14000, LCA là một dạng kỹ thuật quản trị môi trường toàn diện, bao gồm: đánh giá sự cố môi trường, đánh giá quá trình thực hiện môi trường, kiểm toán môi trường và đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, nó không nghiêng về vấn đề đánh giá khía cạnh kinh tế - xã hội của sản phẩm mà chỉ đánh giá những gì của xã hội có liên quan đến sinh thái môi trường. Nhìn chung, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế này cung cấp cho ta một nguyên tắc và một hệ thống làm việc, một số phương pháp công tác. LCA, ISO 14000 cũng giống như ISO 9000, nó không phải là hạn chế giao lưu hoặc gây khó khăn thêm hoặc thay thế tạo sức ép sản phẩm hàng hóa mà chỉ nhằm bảo vệ tất cả hàng hóa, nâng cao chất lượng trong việc bảo vệ sức khỏe con người cũng như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên lâu bền. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14000. Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường. Tóm lại các yêu cầu và quy định trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên, trước mắt, hàng Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh và giành được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Hoa Kỳ, sản phẩm dù có đẹp và tinh tế đến đâu cũng khó lòng bán được với giá cao, đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, về lâu dài k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7329.doc
Tài liệu liên quan