MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 3
1.1.1. Các khái niệm 3
1.1.1. 1. Dân số 3
1.1.1.2. Nguồn lao động 5
1.1.1.3. Việc làm 5
1.1.2. Tổng quan về thị trường việc làm. 7
1.1.2.1. Cung việc làm. 7
1.1.2.2. Cầu việc làm 8
1.1.2.3. Giải quyết việc làm và thất nghiệp. 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm 13
1.2.1. Các điều kiện về tự nhiên. 13
1.2.2. Các điều kiện về phát triển kinh tế. 13
1.2.2.1. Về tăng trưởng kinh tế. 13
1.2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 13
1.2.2.3. Về mặt tiến bộ xã hội. 13
1.2.3. Các điều kiện về chính sách của Nhà nước về lao động và việclàm. 13
1.2.4. Các điều kiện khác. 13
1.3. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động 13
1.3.1. Giải quyết việc làm cho LLLĐ là tác động tới phát triển kinh tế. 13
1.3.2. Giải quyết việc làm cho LLLĐ làm giảm bớt các tệ nạn xã hội. 13
1.3.3. Giải quyết việc làm cho LLLĐ góp phần xóa đói giảm nghèo. 13
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 13
2.1. Giới thiệu tổng quan vể tỉnh Thái Nguyên. 13
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên – xã hội. 13
2.1.1.1. Vị trí địa lý. 13
2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu 13
2.1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên 13
2.2.2. Về phát triển kinh tế 13
2.2.2.1. Về tăng trưởng kinh tế. 13
2.2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 13
2.2.2.3. Điều kiện về tổng vốn đầu tư xã hội 13
2.2. Thực trạng việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 13
2.2.1. Số lượng và chất lượng của nguồn lao động trên địa bàn của tỉnh. 13
2.2.1.1. Số lượng của nguồn lao động. 13
2.2.1.2. Chất lượng của nguồn lao động. 13
2.2.2. Thực trạng việc làm của tỉnh. 13
2.2.2.1. Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế. 13
2.2.2.2. Số người lao động làm việc phân theo loại hình kinh tế. 13
2.2.2.3. Số người lao động làm việc phân theo vị thế công việc. 13
2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. 13
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp. 13
2.2.4.1. Do thiếu đất canh tác. 13
2.2.4.2. Do yếu tố mùa vụ ở nông thôn. 13
2.2.4.3. Do thiếu vốn sản xuất kinh doanh 13
2.2.4.4. Do trình độ tay nghề của lao động. 13
2.2.4.5. Các nguyên nhân khác. 13
2.2.5. Các chương trình tạo việc làm cho người dân tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện. 13
2.2.5.1. Chương trình giải quyết việc làm: Chương trình 120. 13
2.2.5.2. Chương trình đào tạo nghề. 13
2.2.5.3. Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia. 13
2.2.5.4. Chương trình tín dụng cho người dân để sản xuất kinh doanh. 13
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 13
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 13
3.1. Các quan điểm giải quyết việc làm của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình. 13
3.1.1. Về phía Nhà nước hay chính quyền địa phương. 13
3.1.2. Về phía các doanh nghiệp. 13
3.1.3. Về phía cá nhân, hộ gia đình. 13
3.2. Các giải pháp, các chính sách trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 13
3.2.1. Tổng quát các chương trình đã thực hiện để giải quyết việc làm. 13
3.2.2. Nhóm giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội. 13
3.2.2.1 Theo từng khu vực địa lý của tỉnh. 13
3.2.2.2. Theo nhóm ngành kinh tế của tỉnh 13
3.2.3. Nhóm giải pháp về thị trường lao động. 13
3.2.4. Quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm 13
3.2.5. Về sử dụng nguồn lực cho giải quyết việc làm của tỉnh. 13
KẾT LUẬN 13
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh và hỗ trợ các dự án cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho việc lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn này chiếm đa số với tỷ lệ bình quân hàng năm trên 30% được sử dụng để xây dựng các công trình trọng điểm như các nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp quy mô lớn như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, công ty Gang thép Thái Nguyên... Thứ hai, là nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của UBND tỉnh như một công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô và điều tiết nền kinh tế thị trường. Thứ ba, là nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà nước bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại của các doanh nghiệp thuộc sự quản lý và hoạt động dưới cơ chế của Nhà nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thông thường nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 14 -15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm.
Nguồn vốn ngoài Nhà nước bao gồm nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài Nhà nước và nguồn vốn của hộ gia đình. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn ngoài Nhà nước cũng tăng nhanh trong đó nguồn vốn của các doanh nghiệp chiếm 41,8% và nguồn vốn của hộ gia đình chiếm 10,30%. Thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và vận tải của địa phương.
Cuối cùng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển vào tỉnh Thái Nguyên. Theo tính chất luân chuyển của nguồn vốn phân thành tài trợ phát triển chính thức (ODF) trong đó hình thức tài trợ ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu. ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp tỉnh phát triển hơn. Nguồn vốn ODA của tỉnh chỉ chiếm 2% tổng nguồn vốn đầu tư của tỉnh (đặc biệt nguồn vốn này vào tỉnh thông qua nguồn vốn đầu tư của chương trình 135 được thực hiện ở một số huyện miền núi của tỉnh như huyện Định Hóa...). Thứ hai, là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh để thu lợi nhuận, nguồn vốn có ý nghĩa lớn cho sự phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI này trong tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tỉnh năm 2005 chỉ chiếm 0,6% tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 3,4% và hiện nay năm 2009 là 4% nguồn vốn toàn xã hội. Có sự tăng lên đáng kể là do tỉnh có ngành công nghiệp thép khá phát triển và đặc thù, có lợi thế về nguồn nguyên liệu nên thu hút được các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), nguồn vốn tín dụng thương mại... nhưng chiếm với một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn toàn xã hội.
Vậy nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và giải quyết việc làm của tỉnh. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước luôn đạt được mức cao nhất qua các năm nhưng có xu hướng giảm dần, về giá trị năm sau vẫn tăng so với năm trước. Và chính sự gia tăng mạnh mẽ của các nguồn vốn khác trong tổng đầu tư toàn xã hội là giải thích cho nguyên nhân các nguồn vốn khu vực Nhà nước hoạt động không hiệu quả. Tuy thế, đây lại là dấu hiệu tốt về môi trường đầu tư ở Thái Nguyên đang dần được cải thiện theo hướng khuyến khích đầu tư khu vực ngoài Nhà nước, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thực trạng việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Số lượng và chất lượng của nguồn lao động trên địa bàn của tỉnh.
Số lượng của nguồn lao động.
Quy mô dân số của tỉnh trong thời gian qua không có biến động nhiều: năm 2005 là 1.105.830 người, sau năm năm con số này của tỉnh là 1.156.500 người (năm 2010), tốc độ tăng dân số Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2010 thấp, bình quân là 0,96%/năm và có xu hướng ổn định. (Theo thực trạng dân số lao động của tỉnh Thái Nguyên).
Quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 65% tổng dân số: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người đến năm 2010 dự tính là 809.220 người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,37% hay bình quân mỗi năm tăng thêm 15.687 người trong độ tuổi này. Do đó, để đảm bảo hiện tượng thất nghiệp không xảy ra trong năm tiếp theo đó trên địa bàn tỉnh thì ngoài điều kiện phải đảm bảo các việc làm của năm trước ổn định thì có nghĩa năm là mỗi năm bình quân sẽ tương ứng cung việc làm trong tỉnh cũng là 15.687 việc làm.
Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng đã tăng lên từ 617.598 người năm 2005 lên đến 723.439 người, tương ứng bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 10.465 người.
Bảng 1.3: Lực lượng lao động của tỉnh qua các năm
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Ds từ 15 tuổi trở lên
853.673
875.692
885.148
910.588
927.659
DS trong tuổi lao động
724.176
741190
758200
775200
792210
DS hoạt động kinh tế
617598
638960
651600
663420
674021
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 1.4: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên
72,35
77,17
77,20
77,40
83,07
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dsố trong độ tuổi lao động
82,75
86,20
85,94
85,58
85,08
Nguồn: Thực trạng lao động, việc làm tỉnh Thái Nguyên.
Qua bảng số liệu thấy rằng phần lớn dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nằm trong độ tuổi lao động (97,03%). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2009 dao động trong khoảng từ 82,75% -85,07% và có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,91%, điều này chứng tỏ rằng số người có việc làm ngày một tăng lên nhưng tăng chậm – cung việc làm tăng chậm. Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2005 là 853673 người và tăng dần lên đến 927.659 người năm 2009, với kết cấu dân số trẻ số lượng người từ 15 tuổi tăng lên làm dân số trong tuổi lao động cũng tăng lên theo năm 2005 là 724.176 người đến năm 2009 là 792.210 người, bình quân cả giai đoạn 2005 -2009 lực lượng lao động của tỉnh tăng 68034 người, tạo ra một nguồn lực dồi dào cho tỉnh – đây là một lợi thế về yếu tố đầu vào cho các đơn vị sản xuất kinh doanh tận dụng. Nhưng nhìn theo số liệu thì dân số hoạt động kinh tế vẫn có số lượng thấp nhất trong ba chỉ tiêu trong bảng: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, dân số tham gia hoạt động kinh tế có là 617.598 người. Điều này cho thấy rằng vẫn có lượng người dư không nằm trong dân số hoạt động kinh tế nhưng vẫn nằm trong độ tuổi lao động, đó là lượng người thất nghiệp, lượng người không hoạt động kinh tế như dân số không có nhu cầu lao động, không muốn tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau.
Nhưng khi nhìn vào riêng số liệu về dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có: năm 2005 có 617.598 người đến năm 2009 dân số hoạt động kinh tế là 674.021 người, bình quân cả giai đoạn lượng người hoạt động kinh tế tăng lên là 56.423 người. Chính những con số này đã thể hiện một xu hướng diễn ra trên cả nước và trong tỉnh là con người ngày càng muốn và đã tham gia vào hoạt động kinh tế nhiều hơn hay chính là nhu cầu việc làm ngày càng tăng lên. Nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động chiếm 82,75% năm 2005 thì đến năm 2009 là 85,08%. Sự tăng lên này là do sự thay đổi của dân số là nội trợ, sự thay đổi của dân số mà thời gian trước không muốn lao động. Với xã hội ngày càng phát triển hơn, con người muốn thích ứng với cuộc sống và nâng cao vị thế của mình thì làm việc là con đường mà họ cần đi. Với ý thức, tư duy thay đổi thì phụ nữ nói chung và phụ nữ của tỉnh nói riêng cũng đã tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn, mở mang kiến thức. Vì vậy, số người cần việc làm trong giai đoạn này là tăng lên và đồng thời kinh tế tăng trưởng của tỉnh cũng đã tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn so với thời kỳ trước. Nhưng liệu sự tăng lên về cầu việc làm thì nhanh còn cung việc làm lại tăng lên chậm thì có xảy ra hiện tượng thất nghiệp không?
Bảng 1.5: Về quy mô và tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Nguyên.
Đơn vị: Nghìn người
Giai đoạn
Tổng số người tăng thêm (nghìn người)
Mức tăng bình quân/ năm (nghìn người)
Tốc độ tăng bình quân hàng năm (%)
2006 – 2010
68,03
17,00
2,29
2010 – 2015
23,82
4,76
0,59
2016 – 2020
21,77
4,35
0,52
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
Theo mức dự báo của Sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên đưa ra trong giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 thì tổng số người tăng thêm trong tỉnh lần lượt là 23,82 nghìn người và 21,77 nghìn người thấp hơn nhiều so với thực trạng hiện nay 2006 – 2010 là 68,03 nghìn người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn sau cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn này. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ giảm dần, nguồn lao động cũng sẽ giảm dần, nhu cầu về việc làm không ít đi theo tốc độ tăng dân số của nguồn nhân lực, nhưng cũng giảm bớt được tốc độ nhanh của nhu cầu để cung việc làm kịp cân bằng với cầu việc làm, giảm bớt thất nghiệp trong tỉnh. Vì thất nghiệp lại là có sự đánh đổi với tăng trưởng kinh tế nên mục tiêu của tỉnh không phải là giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 0% nhưng tỷ lệ này phải phù hợp với điều kiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Chất lượng của nguồn lao động.
Chất lượng nguồn lao động thể hiện qua trình độ văn hóa của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động và hiện nay có cả ý thức kỷ luật của người lao động.
Trình độ văn hóa của người lao động.
Là tỉnh nằm trung tâm của vùng Đông Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh đầu về giáo dục đào tạo, tỉnh với nhiều trường học, trường đại học, dạy nghề. Vì thế, trình độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên cao hơn so với mức chung của các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (năm 2008 có 30,18% LLLĐ của tỉnh Thái Nguyên có trình độ văn hóa PTTH so với 23,18% của vùng Đông Bắc. Với hệ thống giáo dục đào tạo nghề phong phú về số lượng và cấp trình độ (5 trường đại học, 7 trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, 7 trường Công nhân kỹ thuật và hệ thống các cơ sở dạy nghề đang được mở rộng khôn ngừng phát triển). Trong giai đoạn 2005 -2009 hệ thống đào tạo nghề đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng trên 23 vạn lao động với rất nhiều ngành nghề có trình độ tay nghề. Về trình độ văn hóa của người dân trong tỉnh đã được nâng cao rõ rệt trong thời gian qua. Là cơ sở vững chắc để nâng cao trình độ cho lực lượng lao động của tỉnh. Hầu hết các xã trong tỉnh đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, cả các xã vùng sâu, vùng xa được cấp trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Năm 2005, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80%, đến nay đạt 95% ( trong đó công lập là 80% và 15% là dân lập). 100% các xã phường đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, có 83% số xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.
Bảng 1.6: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên.
Đơn vị: %
Cấp trình độ
2005
2006
2007
2008
2009
Không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học
4,41
5,17
3,44
3,36
1,83
Tốt nghiệp tiểu học
25,23
30,51
24,63
21,19
22,08
Tốt nghiệp THCS
46,67
48,05
45,56
47,29
47,32
Tốt nghiệp THPT
23,69
27,56
26,37
26,27
26,88
Nguồn: Thực trạng lao động, việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2009
Đứng trên góc độ nhu cầu xã hội thì con người đang hướng tới một xã hội văn minh hơn, có trình độ văn hóa cao hơn, đòi hỏi lực lượng lao động với trình độ văn hóa và ý thức con người cao hơn. Toàn ban lãnh đạo tỉnh cũng như chính người lao động nắm bắt được rất rõ nhu cầu của xã hội, với rất nhiều biện pháp cụ thể mà UBND tỉnh đã áp dụng đều nhằm mục đích giảm tỷ lệ những người mù chữ xuống còn 0%, nâng cao tỷ lệ của người biết chữ và trình độ lên, phổ cập tiểu học 100%, hướng tới phổ cập THCS. Lao động có trình độ tiểu học trở xuống đang giảm dần: từ 4,41% năm 2005 giảm xuống còn 1,83% năm 2009, và tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông tăng lên từ 46,67% lên 47,32% năm 2009. Tuy vậy, trong lực lượng lao động tỷ lệ lao động nữ có trình độ phổ thông luôn thấp hơn và tỷ lệ nữ thuộc loại chưa tốt nghiệp tiểu học lại luôn cao hơn so với mức chung của lực lượng lao động. Xét về tổng thể, với hơn 70% lực lượng lao động có trình độ văn hóa dưới cấp THPT là một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ mới.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.
Khi lao động trong xã hội ngày càng phân hóa cao hơn thì đòi hỏi lực lượng lao động với trình độ chuyên môn hay trình độ tay nghề ngày càng cao hơn. Cũng như để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà tuyển dụng hay những yêu cầu của những người tạo ra cung việc làm thì trình độ của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ hơn, cao hơn so với thời kỳ trước.
Bảng 1.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Nguyên
Đơn vị: %
Cấp trình độ
2005
2006
2007
2008
2009
Chưa qua đào tạo
75,84
73,98
71,43
70,52
69,58
Đã qua đào tạo nghề và tương đương
11,31
12,41
13,47
13,80
13,98
Trung học chuyên nghiệp trở lên
12,84
13,60
15,09
15,67
15,87
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2009.
Qua các năm, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa nam và nữ trong tổng lực lượng lao động. Chung toàn tỉnh thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 75,84% xuống còn 69,58% năm 2009, thấp hơn mức chung của cả nước là 77,48%.
Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2005 đạt là 11,31% và tăng lên 13,98% luôn thấp hơn tỷ trọng lao động đào tạo trung học chuyên nghiệp trở lên năm 2005 là 12,8% và năm 2009 là 15,87%. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy một điển hình là lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và hàng năm tăng rất chậm. Theo Đại hộ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã nói rằng trong bối cảnh thời kỳ 2010 – 2015, quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ, cùng với việc xuất hiện các khu công nghiệp tập trung cũng như các ngành nghề phi nông nghiệp thì việc tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay (đặc biệt là số lao động cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật) sẽ là một trong những rào cản bất lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế đề ra trong giai đoạn tới. Như hiện nay, Việt Nam có cơ cấu đào tạo không hợp lý: theo cơ cấu chuẩn của các nước phát triển là cử nhân là 1 lao động, trung cấp là 4 lao động và công nhân kỹ thuật là 20 lao động. Trong khi đó, nước ta con số này lần lượt là 1 : 0,98 : 3,6 dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, công nhân kỹ thuật thì rất ít trong khi cử nhân lại quá nhiều so với tiêu chuẩn, vừa thừa lao động giản đơn và thiếu lao động phức tạp. Trong khi quy mô nền kinh tế mở rộng tạo ra cung việc làm đòi hỏi có lao động phức tạp làm công việc đó, việc cung việc làm trong khu vực đòi hỏi lao động lại thấp hơn. Sự mất cân đối giữa cung cầu việc làm hay cung cầu lao động đã tạo ra người thất nghiệp trong nền kinh tế. Năm 2005 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có tỷ lệ là 1 : 0,88 và đến năm 2009 tỷ lệ này là 1: 0,88. Tỷ lệ này có ý nghĩa là cứ 1 cử nhân thì có 0,88 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và không biến động nhiều sau bốn năm, cho thấy tỉnh vẫn đào tạo lao động cử nhân cao hơn so với công nhân kỹ thuật nhiều và không thấy dấu hiệu của sự công bằng giữa hai tỷ lệ này. Đây là một khó khăn cho tỉnh trong thời gian tới.
Ý thức kỷ luật của người lao động
Không những phải có điều kiện về thể lực như sức khỏe của người lao động, các điều kiện về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động mà cần có điều kiện về kỷ luật của người lao động. Đây là một yếu tố quyết định của người lao động nhất là khi làm việc với các nhà tuyển dụng lao động là người nước ngoài, những môi trường làm việc với nước ngoài. Đối với người lao động trong tỉnh thì chưa có một định nghĩa chính xác về ý thức kỷ luật của người lao động trong thời gian làm việc cũng như những quy định rõ ràng để đánh giá về ý thức kỷ luật của người lao động. Nhưng hiện nay thì người lao động đã tự ý thức được ý thức đó là cần thiết và nó mang lại hiệu quả lao động cao hơn nên dần dần hình thành trong từng người lao động, từng ngành làm việc, từng khu vực làm việc đã có những quy định rõ ràng như đi làm đến nơi làm việc đúng giờ, ý thức về thời gian làm việc phải đủ, đúng giờ, về tác phong nhanh nhẹn ...
Thực trạng việc làm của tỉnh.
Việc làm của tỉnh có những đặc điểm chung của cả nước như việc làm phân theo nhóm ngành kinh tế: số người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, số người lao động làm việc trong ngành công nghiệp, số người lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Thứ hai là số người lao động làm việc phân theo thành phần kinh tế gồm: làm việc trong khu vực Nhà nước, làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba là việc làm phân theo vị thế công việc là việc làm làm công ăn lương và việc làm không làm công ăn lương. Đồng thời việc làm của tỉnh cũng có những đặc trưng khác biệt mà chỉ tỉnh mới có như những việc làm được tạo ra từ những lợi thế của tỉnh, từ đặc trưng của tỉnh.
Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu của nền kinh tế chia theo nhóm ngành kinh tế là gồm ba nhóm ngành, vậy số người lao động cũng được phân bổ vào làm việc trong ba nhóm ngành đó của nền kinh tế. Chính là số cung việc làm phù hợp với nhu cầu việc làm tạo ra số người lao động làm việc trong ba nhóm ngành lớn này của tỉnh.
Bảng 1.8: Số liệu về số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010.
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2005
608547
411305
82405
114837
2006
617614
406291
90320
121003
2007
626817
401025
98460
127332
2008
636156
395511
106823
133822
2009
645635
389744
115414
140477
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
Biểu đồ 2: Về cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế của tỉnh
Thái Nguyên
Qua biểu đồ ta thấy: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các năm vừa qua vẫn nằm trong xu thế cơ cấu lao động của cả nước. Đó là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 67,59%, năm 2009 chiếm là 60,37%. Sau đó là đến ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai trong tỉnh: năm 2005 chiếm 18,87% đến năm 2009 thì lao động đã chiếm 21,75%. Và cuối cùng là ngành công nghiệp, lao động trong ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 13,54% và năm 2009 chiếm 17,88%. Điều này cho thấy tương ứng với số lao động trong các ngành thì việc làm trong ngành nông nghiệp là nhiều nhất, đến ngành dịch vụ và ngành công nghiệp. Nhưng lao động chiếm tỷ trọng nhiều thì sẽ mang lại sự đóng góp nhiều nhất không? Có đúng sẽ tạo ra việc làm nhiều hơn so với các ngành còn lại không? Có năng suất lao động của tỉnh qua các năm như sau:
Bảng 1.9: Về năng suất lao động tính theo giá so sánh theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Nông nghiệp
2,2
2,5
2,5
2,6
2,7
Công nghiệp
15,7
14,3
15,3
16,0
16,1
Dịch vụ
9,9
8,8
9,1
9,9
9,9
Cả nền kinh tế
4,8
5,2
5,4
5,8
6,05
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thái Nguyên.
Nhìn vào bảng trên thấy rằng năng suất lao động của tỉnh ở trong ngành công nghiệp là cao nhất: từ năm 2005 ngành đã ra là 15,7 triệu đồng/lao động, đến năm 2009 là 16,1 triệu đồng/lao động. Với số lượng lao động ít nhất nhưng lại đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, vậy lao động trong ngành là lao động có trình độ tay nghề, làm việc đúng theo nhu cầu và khả năng, phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngành nông nghiệp với số lao động rất cao chiếm đến hơn 60% lao động của toàn tỉnh nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất: năm 2005 là 2,2 triệu đồng/lao động, năm 2009 là 2,7 triệu đồng/lao động, thấp hơn so với lao động trong ngành kinh tế so với cả nước là khoảng hơn 4 triệu đồng/lao động. Có năng suất thấp này chính là do trình độ của người lao động trong nông thôn còn thấp hơn so với các ngành khác, lao động không được qua đào tạo. Nên việc làm trong ngành có thể là nhiều hơn nếu so về số lượng nhưng về sản phẩm tạo ra không có hiệu quả cao, tỉnh cần có nhiều biện pháp hơn để khắc phục tình trạng làm việc mà không mang lại hiệu quả kinh tế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Số lao động và năng suất lao động của ngành dịch vụ là tương xứng nhất trong ba ngành. Với số lượng và tỷ trọng chiếm trong nền kinh tế tạo ra năng suất lao động khá tương ứng là 9,9 triệu đồng/lao động năm 2005, biến động dần qua các năm khá ổn định không có thay đổi nhiều là năm 2009 là khoảng 9,9 triệu/lao động. Có lẽ nói rằng lao động trong ngành dịch vụ có trình độ cao và được làm việc đúng với năng lực của người lao động. Và năng suất lao động trong ngành này cao hơn so với lao động cùng ngành của cả nước nên đây là thuận lợi cho tỉnh để tiếp tục phát triển lực lượng lao động trong ngành dịch vụ này. Trong giai đoạn năm 2005 -2009, chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái Nguyên đang diễn ra theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp liên tục giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch lao động trong ngành nông nghiệp còn chậm, bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp chỉ giảm 1991 người (0,47%). Số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng dần qua các năm sau, trong ngành công nghiệp sẽ tăng nhanh hơn so với ngành dịch vụ.
Số người lao động làm việc phân theo loại hình kinh tế.
Theo một tiêu chí khác thì việc làm được chia thành loại việc làm khác nhau, theo loại hình kinh tế thì số người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.1: Về số lượng và cơ cấu người lao động làm việc theo loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2010.
Đơn vị: Người
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Nhà nước
62150
62395
73731
54547
62542
11,27
11,11
12,85
9,97
10,28
Ngoài Nhà nước
488930
498376
499135
491522
545324
88,68
88,74
86,99
89,82
89,61
Có vốn đầu tư
nước ngoài
273
812
910
1178
681
0,05
0,14
0,16
0,22
0,11
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Thái Nguyên.
Đại đa số lao động Thái Nguyên vẫn làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: 88,68% năm 2005 tăng lên đến năm 2009 là 89,61%. Số lao động không làm việc trong khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài biến động không nhiều cả về số lượng lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số người có việc làm toàn tỉnh. Đối với các lao động làm việc trong khu vực Nhà nước luôn có những vị thế và chế độ hưởng lương rất rõ ràng theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt nam. Nhưng hiện nay khu vực này không thu hút được các lao động vào làm nhiều do mức làm công ăn lương còn thấp hơn so với các khu vực khác, nên có sự so sánh về chi phí trả cho người lao động ở khu vực Nhà nước với khu vực ngoài Nhà nước. Tỷ trọng lao động trong Nhà nước năm 2005 là 11,27%; năm 2006 là 11,11%; năm 2007 là 12,85%; năm 2008 là 9,97%; năm 2009 là 10,28%. Hay là số việc làm trong khu vực này không có nhiều biến động, các năm hầu như vẫn là giữ nguyên nếu như có sự thay chênh nhau thì là người lao động qua tuổi lao động về hưu và thay vào đó là các thế hệ trẻ vào học việc. Nên số việc làm mới hàng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố hàng năm được tạo ra là chủ yếu ở khu vực ngoài Nhà nước. Trong khu vực này, lao động làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân: năm 2005 số lao động làm việc là 488930 người (88,68%), năm 2009 là 545324 lao động (89,61%). Số lao động cũng như số việc làm trong ngành thường xuyên biến động, tăng lên theo quy mô nền kinh tế và giảm cũng theo quy mô nền kinh tế. Lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thấp nhất : năm 2005 chỉ chiếm 0,05% và năm 2009 chiếm 0,11%, tăng lên không nhiều vì lao động trong khu vực này trình độ phân công lao động rất rõ ràng. Con số này của tỉnh Thái Nguyên còn thấp chứng tỏ rằng trình độ tay nghề của lao động, năng lực làm việc của người lao động chưa đáp ứng được nhiều so với yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài đòi hỏi những lao động lành nghề và có trình độ chuyên môn cao. Vì thế, việc làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm cũng không biến động nhiều nhưng đến năm 2009 số lao động làm việc trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015.doc