Chuyên đề Định hướng và giải pháp nhằm củng cố và nâng cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU. 4

1. Khái niệm về cơ chế và liên kết kinh tế: 4

1.1. Cơ chế: 4

1.2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm: 5

1.3. Cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp: 6

2. Nội dung và hình thức liên kết kinh tế: 11

3. Đặc điểm của hàng mây tre đan: 18

4. Vai trò của liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu: 19

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm: 22

6. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở một số nước: 27

6.1. Kinh nghiệm tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản phẩm của Thái Lan: 27

6.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc: 29

6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU Ở TỈNH 33

HÀ TÂY 33

I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ mây, tre đan: 33

1. Đặc điểm tự nhiên: 33

2. Đặc điểm kinh tế, xã hội: 36

II-Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây: 42

1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây: 42

2. Thực trạng cơ chế liên kết: 47

2.1. Các cung đoạn chính sản xuất sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu: 47

2.2. Các tác nhân trong chuỗi ngành hàng: 49

2.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan: 49

2.3.1.Cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 51

2.3.2. Cơ sở chế biến và tiêu thụ 52

2.3.2.1.Các doanh nghiệp sản xuất và thu gom 52

2.3.2.2.Hộ sản xuất và thu gom 52

2.3.3. Cơ sở sản xuất 54

2.3.4. Các hộ kinh doanh nguyên liệu và sản xuất mây, tre đan 54

2.4. Phân tích cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu: 55

2.4.1. Đối với nguồn nguyên liệu: 55

2.4.2. Đối với sản phẩm xuất khẩu: 61

2.4.2.1. Cơ chế liên kết giữa DN SX&XK với doanh nghiệp XNK nước ngoài: 63

2.4.2.2. Cơ chế liên kết giữa DN SX&XK với các hộ, doanh nghiệp sản xuất và thu gom: 68

2.4.2.3. Cơ chế liên kết đối với hộ sản xuất và kinh doanh nguyên liệu: 73

II. 2.4.3. Hiệu quả từ cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các các tác nhân 76

2.4.4. Xử lý những vướng mắc, tranh chấp khi thực hiện cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu: 77

3. Đánh giá chung: 78

3.1. Ưu điểm: 78

3.2. Tồn tại và nguyên nhân: 78

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU Ở TỈNH HÀ TÂY 80

I- Định hướng củng cố và nâng cao cơ chế liên kết: 80

1. Phát triển các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan phải trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương, đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người lao động. 80

2. Phát triển cơ chế liên kết phải nhằm hình thành một nền sản xuất hàng hoá tập trung ở khu vực nông thôn. Gắn phát triển ngành nghề mây, tre đan với phát triển làng nghề. Đẩy mạnh phong trào mỗi làng nghề và mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu. 80

3. Phát triển cơ chế liên kết phải trên cơ sở đa dạng các loại hình sản xuất, quy mô sản xuất và các loại hình sở hữu khác nhau nhằm từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 81

4. Việc phát triển cơ chế liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan phải gắn với việc phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn nhằm phát triển hài hoà giữa các vùng, khu vực và việc giữ gìn môi trường sinh thái. 82

II- Các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây: 82

1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề mây, tre đan theo hướng mỗi làng mỗi nghề 82

2. Đa dạng hoá các hình thức và cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan 83

3. Đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động, chủ hộ, chủ doanh nghiệp sản xuất mây, tre đan 84

4. Khuyến khích các hộ, các doanh nghiệp liên danh, liên kết tạo thành các tổ chức mới có khả năng cạnh tranh cao 85

5. Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 85

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành hàng mây, tre đan 86

7. Giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuất và cơ sở hạ tầng: 87

8. Giải pháp về vốn 88

9. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước và tỉnh Hà Tây: 89

10. Các giải pháp khác 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1. Kết luận: 93

2. Kiến nghị: 93

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp nhằm củng cố và nâng cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vân Đình, bến Tế Tiêu (sông Đáy). + Hệ thống điện Nguồn điện cung cấp cho Hà Tây gồm 1 trạm 500 KV và 2 trạm 220 KV, 8 trạm 110 KV và đang hoàn chỉnh lưới điện cho các các địa phương. Nhìn chung, công suất và hệ thống lưới điện đã cơ bản đáp ứng đầy đủ nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của dân cư. + Bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc của tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng và đang tiếp tục mở rộng theo hướng hiện đại hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 405 điểm dịch vụ, trong đó có 250 điểm bưu điện văn hóa xã. Tính đến năm 2006, số máy điện thoại đạt 17,8 máy/100 dân, 100% các xã có điện thoại. - Di tích văn hóa, lịch sử Hà Tây có vùng núi Ba Vì, nơi có rừng nguyên sinh, có Đền thượng, Đền thờ Bác Hồ. Tỉnh cũng có nhiều cảnh quan đẹp như Hồ suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao vua, thiên sơn, Thác Ngà, Khoang xanh,…tạo ra một quần thể du lịch lớn. Vùng núi Hương Sơn với lễ hội chùa Hương nổi tiếng kéo dài 3 tháng với nền văn hóa tâm linh lớn nhất của Việt Nam. Hà Tây cũng là đất tụ khí anh linh gắn liền với các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, Khảm Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh,…Với tiềm năng cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, và các làng nghề truyền thống lại nằm liền kề thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, chắc chắn Hà Tây sẽ tận dụng cơ hội trở thành điểm kinh tế phát triển sôi động. - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây: Năm 2006, tổng GDP (Giá so sánh 1994) toàn tỉnh đạt 10361,7 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 12,79%. Riêng tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 21,06%, dịch vụ tăng 12,23% và nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,69%. Năm 2006 so với năm 2004, tổng GDP tăng 12,38%, trong đó GDP công nghiệp và xây dựng tăng 19,83%, GDP nông, lâm, thủy tăng 3,17%, dịch vụ tăng 12,66%. Hà Tây so với các tỉnh vùng ĐBSH, nằm trong nhóm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Bảng 4: Tăng trưởng GDP tỉnh Hà Tây phân theo ngành giai đoạn 2004 - 2006 S TT Chỉ tiêu 2004 (Tỷ đ) 2005 (Tỷ đ) 2006 (Tỷ đ) Tốc độ tăng trưởng BQ (%) * Tổng GDP (giá so sánh 1994) 8204,2 9186,6 10361,7 12,38 1 Nông lâm thủy sản 2813,2 2915,9 2994,4 3,17 2 Công nghiệp và XD 3148,1 3734,2 4520,5 19,83 3 Dịch vụ 2242,9 2536,5 2846,8 12,66 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005 Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Tây đã chú trọng phát triển các ngành xuất khẩu thu ngoại tệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, chính vì vậy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu 2004 - 2006 tăng bình quân 19,58%/năm, riêng hàng mây tre đan tăng 43,49%/năm - đây là ngành nghề có tốc độ giá trị hàng xuất khẩu tăng cao đứng thứ 2 của tỉnh (Cao thứ nhất là ngành nghề may mặc, tốc độ tăng bình quân 74,11%/năm). Cơ cấu kinh tế năm 2006, nông nghiệp 29,56%, công nghiệp và xây dựng 40,04%, và dịch vụ 30,40%, so với năm 2000 (35%-35%-30%), cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng tương ứng. Từ những đặc điểm đó, có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau: - Về thuận lợi: + Diện tích đất nông nghiệp còn chiếm một phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Từ đó tạo điều kiện cho các huyện, các xã quy hoạch và bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mây, tre đan. + Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cả về đường sông, đường bộ, đường sắt. + Nguồn lao động tương đối dồi dào. + Có nhiều di tích văn hoá, tạo khung cảnh phù hợp cho phát triển các làng nghề. + Tài nguyên rừng góp phần không nhỏ vào việc trồng, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu cho sản xuất mây, tre đan. - Về khó khăn: + Hệ thống giao thông vẫn còn nhiều mặt yếu kém. + Chưa có sự đầu tư hợp lý cho các làng nghề. + Đóng góp của các làng nghề vẫn chưa tương xứng với nội lực. II-Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tre đan xuất khẩu ở tỉnh Hà Tây: 1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây: Hà Tây là địa phương nổi tiếng bởi "đất trăm nghề". Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 1460 làng thì số làng có nghề là 1180 làng chiếm 80,82% tổng số làng. Trong tổng số làng có nghề, số làng có nghề mây tre đan 345 làng, trong đó làng nghề mây tre đan là 73 làng chiếm 30,42% tổng số làng nghề. Bảng 5: Số lượng và cơ cấu làng nghề Hà Tây năm 2006 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ trọng (%) 1. Tổng số làng Làng 1460 100,00 1.1. Làng có nghề ,, 1180 80,82 1.2. Làng không có nghề ,, 280 19,18 2. Làng có nghề ,, 1180 100,00 1.1. Làng có nghề mây tre đan ,, 345 29,24 1.2. Làng có nghề khác 835 70,76 3. Làng nghề ,, 240 100,00 3.1. Làng nghề mây tre đan 73 30,42 3.2. Làng nghề khác 167 69,58 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Tây giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015. Theo số liệu thống kê năm 2006, có thể phân thành 13 nhóm chính. Trong đó, giá trị sản phẩm của nhóm ngành nghề dệt may chiếm tỷ trọng 29,80% là nghề chiếm tỷ trọng cao nhất, cao thứ hai là nghề mây tre đan, giá trị sản phẩm nghề mây tre đan chiếm 16,22% tổng giá trị sản phẩm làng nghề. Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản lượng các làng nghề của Hà Tây 2003 -2006 Đơn vị tính: % Cơ cấu GTSL SP làng nghề 2003 2004 2005 2006  * Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Nghề mây, tre đan 17,64 17,43 16,77 16,22 2 Nghề sơn mài, khảm trai 7,04 6,84 6,80 6,66 3 Nghề nón, mũ lá 5,03 4,93 4,86 4,82 4 Nghề CB lâm sản, mộc dân dụng 11,86 12,01 12,34 12,55 5 Nghề thêu ren 5,63 5,52 5,35 5,13 6 Nghề dệt may 27,50 28,08 28,85 29,80 7 Nghề da giầy, khâu bóng 1,01 0,95 0,89 0,83 8 Nghề điêu khắc 2,99 2,83 2,63 2,46 9 Nghề cơ khí, điện, rèn dao, kéo 7,51 7,05 6,66 6,33 10 Nghề CB nông sản thực phẩm 12,49 13,06 13,52 13,86 11 Nghề đan tơ lưới 0,49 0,46 0,42 0,38 12 Nghề sinh vật cảnh 0,66 0,69 0,74 0,77 13 Nghề khác 0,14 0,16 0,17 0,18 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Tây giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015. Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề mây tre đan của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế so sánh để phát triển xuất khẩu. + Lợi thế về sức lao động dồi dào và tay nghề khéo léo. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trong 1460 thôn, làng của tỉnh Hà Tây, hiện có gần 80% số làng có nghề (với 411 làng nghề), chiếm 1/5 tổng số làng nghề hiện có tại Việt Nam. Áp dụng tiêu chí (cao hơn mức bình quân chung cả nước), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã cấp bằng công nhận cho 240 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Theo số liệu của Sở Công nghiệp Hà Tây, toàn tỉnh có khoảng 70 vạn lao động nông thôn làm việc tại các làng nghề theo phương thức "ly nông bất ly hương" với thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,5 triệu đồng/năm, trong khi thu nhập tương ứng trong lĩnh vực thuần nông chỉ đạt 5,4 triệu đồng. Trong đó riêng làng nghề mây tre đan gồm 73 làng nghề và 34 doanh nghiệp chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre đan, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 7 vạn lao động tại chỗ và hàng vạn lao động khai thác, cung ứng nguyên vật liệu ở các tỉnh bạn. + Sản phẩm có tính riêng biệt và đậm nét văn hóa truyền thống đã được biết đến không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thị trường quốc tế, như: các sản phẩm lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng.... + Sản phẩm làng nghề của Hà Tây đã thâm nhập một số thị trường lớn và đòi hỏi chất lượng cao của thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ.... + Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN đang tăng lên đáng kể. Trong đó, nguồn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên tới 1080 tỉ đồng, tăng 622 tỉ đồng so với năm 2000. Bên cạnh những hộ sản xuất TTCN, đã hình thành những cơ sở TTCN và đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành nghề TTCN trên địa bàn. Có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN trong tỉnh đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD trở lên như: các công ty TNHH mây tre đan Yên Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn,... ngoài ra còn có 9 làng nghề có doanh thu đạt 50 tỉ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện Chương Mỹ) đạt doanh thu 70 tỉ đồng/năm (Nguồn:. Báo cáo quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Hà Tây giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015). Tuy nhiên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung, sản phẩm mây, tre nói riêng của các làng nghề Hà Tây cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chẳng hạn, sản phẩm mây, tre đan ít tính sáng tạo, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn đặt hàng hoặc "nhái lại" mẫu mã của nước ngoài; số đông doanh nghiệp tại các làng nghề Hà Tây vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua trung gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài. Khâu xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế, kể cả hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nhà nước và thực hiện xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất chưa thực sự coi trọng giá trị của thương hiệu. Điểm yếu nữa là trong cạnh tranh xuất khẩu, sản phẩm làng nghề Hà Tây thiếu nguồn nguyên liệu được cung cấp ổn định, vững chắc... Để hỗ trợ ngành nghề mây, tre đan phát triển, tỉnh Hà Tây đã thành lập Hiệp hội nghề thủ công mỹ nghệ và Hiệp hội mây tre đan. Hội đã liên hệ chặt chẽ với Sở Công nghiệp và các địa phương để phối hợp tổ chức đào tạo nghề, tư vấn kỹ thuật; hỗ trợ quảng bá, tiếp thị hàng hoá, mở rộng thị trường đến các nước. Trước đây Hà Tây chỉ có thị trường truyền thống là các nước Đông Âu thì trong hơn 1 năm qua đã mở ra thị trường gần 10 quốc gia Bắc Á và châu Mỹ mà thị trường lớn nhất hiện nay là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nhờ vậy lượng hàng xuất khẩu tăng gần 2 lần so với 5 năm trở về trước. Nhiều làng nghề như: Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Trường Yên(Chương Mỹ), Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh (Ứng Hoà), Phú Túc (Phú Xuyên), Duyên Thái (Thường Tín)... có 90% đến 95% số hộ làm nghề và có giá trị thu nhập chiếm trên 80% tổng thu nhập kinh tế trong năm. Hàng năm, Hà Tây đầu tư trên 1,5 tỷ đồng cho công tác khuyến công, nguồn kinh phí này các huyện đã phân bổ hợp lý cho khuyến khích phát triển các ngành nghề phù hợp với năng lực sản xuất, chi phí đầu tư phát triển và khả năng tiêu thụ sản phẩm; nghề mây tre đan được ưu tiên đầu tư nhiều nhất cho việc nhân, cấy nghề đến các làng xã. Các chủ hàng và các chủ doanh nghiệp cũng được hỗ trợ kinh phí đi điều tra, nắm bắt thị trường các nước để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của bạn hàng. Vì vậy, mẫu mã hàng ngày càng phong phú, nguyên liệu sử dụng đa dạng theo yêu cầu đặt hàng. Theo đánh giá chung, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung, hàng mây, tre đan của Hà Tây nói riêng còn nhiều điểm yếu, như khả năng thiết kế mẫu mã còn kém; thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm; công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết hợp tác. Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức khó khăn đối với các cơ sở sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ là ngành này phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nếu như những năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước (tỷ trọng vật tư nhập khẩu ở mức dưới 10%) thì tại thời điểm này, nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm tới 50%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2006, chỉ 4 nhóm hàng chính (gỗ; mây, tre, cói, lá, gốm, dệt, thêu) đã chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu. Yêu cầu về nguyên liệu đối với các ngành hàng này rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng trong nước lại rất hạn chế, do tốc độ phát triển quá nhanh của các làng nghề, việc thiếu đầu tư quy hoạch, tình trạng khai thác bừa bãi đã dẫn đến cạn kiệt nguồn nguyên liệu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, những năm gần đây, Việt Nam đã phải nhập khẩu nguyên liệu (tre, nứa, song mây...) từ Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu nhóm trên tăng mạnh, như giá nguyên liệu tre trong 2 năm qua đã tăng từ 7.000 đồng/cây lên 17.000 đồng/cây. Giá nguyên tăng cao đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của nhóm hàng này. 2. Thực trạng cơ chế liên kết: 2.1. Các cung đoạn chính sản xuất sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu: Sản phẩm mây, tre đan gồm nhiều chủng loại, mỗi sản phẩm có những quy trình riêng và yêu cầu trình độ tay nghề ở các mức độ khác nhau. Các sản phẩm chính của làng nghề: làn, khay, đĩa, hộp đựng giấy, hộp đựng quần áo, các con giống, bàn, ghế,… Tuy nhiên, có thể phân chia quá trình tạo ra sản phẩm mây, tre đan thành 7 cung đoạn sản xuất chính. - Từ cung đoạn 1 đến cung đoạn 3: Gọi là cung đoạn sản xuất thô. Trong cung đoạn này, người lao động trong các doanh nghiệp, hộ gia đình tiến hành tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm theo mẫu mã đã được khách hàng lựa chọn. - Từ cung đoạn 4 đến cung đoạn 6: Gọi là cung đoạn làm tinh sản phẩm. Ở cung đoạn này, người lao động ở các hộ sản xuất thu gom và trong các doanh nghiệp thực hiện cắt tỉa làm sạch, tạo mầu, nhúng keo, sơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Cung đoạn 7: Gọi là cung đoạn bao bì đóng gói hoàn thiện sản phẩm. Ở cung đoạn này, người lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn chỉnh sản phẩm, đeo nhãn mác, đóng gói đúng theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. DN Hộ sản xuất Cung đoạn sản xuất Yêu cầu kỹ thuật Chọn nguyên liệu (1) Sơ chế nguyên liệu (2) Sản xuất tạo ra SP (3) Cắt tỉa, làm sạch (4) Chống mối mọt, tạo mầu (5) Dúng keo, sơn (6) Đeo nhãn mác, đóng gói (7) Hun chống mối mọt và tạo mầu SP Hoàn chỉnh sản phẩm theo hợp đồng Đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm Xử lý mối mọt, tạo màu cho sản phẩm Đan tạo ra các SP theo mẫu mã Kiểm tra, loại bỏ, sửa chữa sản phẩm DN XK DN và Hộ thu gom Nâng cao chất lượng sản phẩm Hình 1: Các cung đoạn sản xuất mây, tre đan tại điểm khảo sát, 2006 Mỗi cung đoạn trong kênh tiêu thụ được thực hiện bởi một nhóm các tác nhân có quan hệ mật thiết, hỗ trợ tương tác nhau, thông qua bàn tay khéo léo chuyển hóa những nguyên liệu thô thành những sản phẩm tinh tế mang nét hoa văn đặc trưng cho nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Chuyển hóa những nguyên liệu có giá trị thấp thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Hơn nữa, do đặc điểm và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, nên cách thức tổ chức sản xuất sản phẩm mây, tre đan cũng mang sắc thái riêng. Quy trình sản xuất phổ biến là hộ, cơ sở sản xuất nhỏ thực hiện các một số công việc mang tính chất thủ công đòi hỏi sự khéo léo đôi bàn tay của người lao động (từ cung đoạn 1-4). Còn từ cung đoạn 5, 6, 7 đòi hỏi yêu cầu xử lý tập trung với công nghệ cao hơn, để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng: giống nhau về hình thức và mang những đường nét và màu sắc đặc trưng đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Do đó, sau khi sản phẩm đuợc thu gom về sẽ được xử lý tập trung trong các doanh nghiệp lớn, ở đó có nhiều lao động lành nghề và được đầu tư các máy móc, phương tiện xử lý chuyên dụng phù hợp. 2.2. Các tác nhân trong chuỗi ngành hàng: Gắn sản xuất với kênh tiêu thụ sản phẩm cho thấy mỗi cung đoạn trong kênh tiêu thụ đều do những tác nhân thực hiện và hoàn thành những phần việc nhất định. Hơn nữa, do yêu cầu kỹ thuật trong quy trình sản xuất mà đòi hỏi những tác nhân hoàn thành những công việc trong từng cung đoạn sản xuất với trình độ tay nghề phù hợp ở các mức độ yêu cầu khác nhau. Phân theo các tác nhân trong chuỗi ngành hàng cho kết quả: Hộ sản xuất mây, tre đan kiêm kinh doanh nguyên liệu chiếm 18,46%; Cơ sở sản xuất mây, tre đan chiếm 43,08%; Cơ sở chế biến và tiêu thụ chiếm 30,77% trong đó hộ SX&TG chiếm 20,00%, doanh nghiệp SX&TG chiếm10,77%; và cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ mây, tre chiếm 7,69%. 2.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan: Do đặc thù của ngành nghề sản xuất mây, tre đan nên hình thức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng và khác nhau trong từng cung đoạn cũng như giữa các cung đoạn trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan gồm các tác nhân: Hộ sản xuất và kinh doanh nguyên liệu mây, tre (Hộ SX&KDNL); Cơ sở sản xuất mây tre đan (Hộ SX); Cơ sở chế biến và tiêu thụ bao gồm: hộ sản xuất và thu gom (Hộ SX&TG) và doanh nghiệp sản xuất và thu gom (DN SX&TG); Cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là các doanh nghiệp sản xuất, thu gom và xuất khẩu (DN SX&XK) và mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng như hình dưới đây. Kênh thứ nhất: Hộ và cơ sở sản xuất mây, tre đan mua nguyên liệu đầu vào (tre, mây, song,...) và tự tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm mây, tre đan. Sau đó sản phẩm mây tre đan được các hộ SX&TG, DN SX&TG mua lại và bán cho các doanh nghiệp của Hà Tây để xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất ủy thác cho khách hàng nước ngoài, và một phần được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Kết quả cho thấy, theo kênh tiêu thụ thứ nhất, giá trị sản phẩm mây, tre đan do doanh nghiệp Hà Tây xuất khẩu trực tiếp chiếm 56,51%. DN SX&XK tỉnh Hà Tây DN SX&TG DN nước ngoài xuất nhập khẩu ngoài HT DN SX&XK ngoài Hà Tây Hộ SX&TG Hộ SX&TG 43,49% Hình 2: Kênh tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan tại điểm khảo sát, 2006 Kênh thứ hai: Hộ, cơ sở sản xuất TTCN mua nguyên liệu đầu vào và tổ chức sản xuất ra các sản phẩm mây, tre đan. Sau đó sản phẩm mây, tre được các hộ, cơ sở thu gom mua và bán lại cho các doanh nghiệp ngoài Hà Tây xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài và một phần tiêu thụ tại thị trường trong nước. Theo kênh tiêu thụ thứ 2, giá trị sản phẩm mây tre đan xuất khẩu gián tiếp chiếm 43,49%. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ thứ 2 cũng có thể chia thành các kênh tiêu thụ nhỏ khác: +Từ hộ sản xuất bán sản phẩm cho hộ, cơ sở thu gom, sau đó sản phẩm được cắt tỉa hoàn thiện và bán lại cho các doanh nghiệp ngoài Hà Tây để xuất khẩu, hoặc bán cho người tiêu dùng trong nước +Hộ sản xuất bán sản phẩm cho các hộ, cơ sở thu gom; Sau đó sản phẩm được cắt tỉa làm sạch, hoàn thiện và được bán lại cho các doanh nghiệp Hà Tây, và sau đó các sản phẩm được doanh nghiệp của Hà Tây bán lại cho các doanh nghiệp ngoài Hà Tây để xuất khẩu, hoặc bán cho người tiêu dùng trong nước. Trong tổng giá trị sản phẩm bán cho doanh nghiệp ngoài Hà Tây theo kênh tiêu thụ thứ hai, riêng xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp của Hà Nội chiếm 50%, các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40%, còn lại 10% là qua các doanh nghiệp của địa phương khác. Các doanh nghiệp Hà Tây xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp khác cũng bị ép cấp, ép giá. 2.3.1.Cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây là các doanh nghiệp lớn có năng lực. Chủ doanh nghiệp là người năng động có kinh nghiệm tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng nhằm ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuổi chủ doanh nghiệp bình quân 42 tuổi. Trình độ văn hóa (TĐVH) như sau: Phổ thông cơ sở (PTCS) 2 người, chiếm 40%, phổ thông trung học (PTTH) 3 người chiếm 60%. Phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), không được đào tạo CMKT 2 người chiếm 40%, sơ cấp 1 người chiếm 20%, trung cấp 1 người chiếm 20%, và được đào tạo cao đẳng, đại học có 1 người chiếm 20%. Nhìn chung, trình độ chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Những doanh nghiệp này có vốn lớn, bình quân 23,23 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó vốn tự có chiếm 82,61% và vốn vay chiếm 17,39%. Diện tích mặt bằng sản xuất là 6584,80 m2. Tổng số lao động thường xuyên bình quân của doanh nghiệp là 124,67 lao động. Các DN này tổ chức sản xuất tập trung, ngoài ra, còn liên kết với các doanh nghiệp khác và các hộ để cùng sản xuất, gia công, bao tiêu sản phẩm mây, tre xuất khẩu. 2.3.2. Cơ sở chế biến và tiêu thụ 2.3.2.1.Các doanh nghiệp sản xuất và thu gom Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hơn so với cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Chủ các DN này phần lớn là những nông dân đã từng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm mây, tre đan. Quá trình sản xuất và kinh nghiệm thương trường đã giúp họ trở thành giám đốc doanh nghiệp. Tuổi đời trung bình của chủ doanh nghiệp là 45 tuổi. TĐVH của chủ doanh nghiệp: PTCS chiếm 57,1%, PTTH chiếm 42,9%. Trình độ CMKT: Không được đào tạo CMKT chiếm 28,6%, sơ cấp chiếm 28,6%, trung cấp 14,3%, và trình độ cao đẳng, đại học chiếm 28,6%. Những doanh nghiệp SX&TG có vốn bình quân 1,71 tỷ đồng/doanh nghiệp và tổng số lao động bình quân là 37,43 người, trong đó riêng lao động thuê thường xuyên là 35,43 người, chiếm 94,66% tổng số lao động doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thường xuất khẩu ủy thác gián tiếp thông qua các doanh nghiệp lớn của Hà Tây và các tỉnh khác. 2.3.2.2.Hộ sản xuất và thu gom Hộ SX&TG là những hộ trực tiếp sản xuất sản phẩm mây, tre đan nhưng có qui mô sản xuất lớn hơn. Họ cũng là người có vốn và kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mây, tre đan. Đây là lực lượng rất quan trọng, bởi vừa là người trực tiếp sản xuất, vừa là cầu nối giữa các doanh nghiệp với hộ sản xuất mây, tre đan thông qua các hợp đồng, hoặc cam kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hộ SX&TG có nhiệm vụ thu gom, kiểm tra hàng, cắt tỉa làm sạch và giao hàng cho các doanh nghiệp SX&TG, hoặc cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Quan hệ giữa ông chủ DN và chủ thu gom được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận miệng hoặc giao nhận hàng thông qua ghi sổ. Mối quan hệ giữa chủ thu gom với doanh nghiệp và hộ dân là: Tự nguyện, tự chủ và cùng có lợi. Theo kết quả khảo sát, tuổi bình quân chủ hộ SX&TG là 45,54; gia đình có 4,92 khẩu với 3 lao động, và thuê bình quân 6,08 người. Tổng số vốn bình quân 1 hộ là 70853,85 ngàn đồng, trong đó vốn tự có 70 triệu đồng chiếm 98,79% và vốn vay chỉ chiếm 1,21%. TĐVH của chủ hộ phần lớn tốt nghiệp PTCS (chiếm 92,3%), và số chủ hộ chưa được đào tạo CMKT chiếm 92,3%. Điều kiện của hộ sản xuất và thu gom là: Có vốn Có kỹ thuật Gia đình của chủ thu gom cũng là người sản xuất mây tre đan Có quan hệ tốt với cả các hộ sản xuất mây tre đan và chủ doanh nghiệp. Thông thường các chủ doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với chủ thu gom: Trong mỗi hợp đồng đều quy định rõ chủng loại, số lượng, quy cách, đơn giá, địa điểm giao hàng và trách nhiệm của mỗi bên. Sau đó chủ thu gom giao đặt hàng với các hộ sản xuất quy định chủng loại (mẫu hàng), quy cách, số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng là nhà chủ thu gom. Chủ thu gom đặt trước 100% giá trị hàng bằng tiền mặt cho hộ sản xuất. Việc giao nhận thực hiện thông qua sổ sách ghi chép theo dõi (Chỉ có sổ ghi chép giao tiền, hàng và đối trừ mà không có ký nhận) Nhiệm vụ của chủ thu gom: Thu nhận sản phẩm từ các hộ sản xuât, cắt tỉa sơ tướp sạch sẽ, nhúng keo đóng gói và giao sản phẩm theo hợp đồng, hoặc thỏa thuận với chủ doanh nghiệp. 2.3.3. Cơ sở sản xuất Đây là những hộ nông nghiệp kiêm và chuyên sản xuất sản phẩm mây, tre đan ở trong các làng có nghề và làng nghề. Đặc điểm của những hộ này là quy mô nhỏ, với số người bình quân 1 hộ là 4,54 khẩu với 2,75 lao động. Hầu hết các hộ sản xuất mây, tre đan không sử dụng lao động làm thuê. Bình quân 1 hộ có tổng vốn 9913,93 ngàn đồng, trong đó vốn tự có chiếm 94,78%, và vốn vay chiếm 5,22%. Họ làm việc đan xen với nghề nông và thời gian làm việc khoảng 12-15 h/ngày. TĐVH và chủ yếu là tiểu học và PTCS chiếm 100% và chưa được đào tạo CMKT. 2.3.4. Các hộ kinh doanh nguyên liệu và sản xuất mây, tre đan Do nhu cầu sản xuất, nên một số hộ trong làng nghề vừa sản xuất sản phẩm mây, tre đan vừa buôn bán kinh doanh nguyên liệu mây, tre. Những hộ, cơ sở này có đặc điểm: Tuổi bình quân của chủ hộ là 37 tuổi. TĐVH của chu hộ chủ yếu là PTCS chiếm 83,3%, PTTH chiếm 16,7% và 100% chưa được đào tạo CMKT. Bình quân 1 hộ có 5,08 người, với 2,58 lao động và vốn bình quân 142166,67 ngàn đồng, trong đó vốn tự có chiếm 79,78% và vốn vay chiếm 20,22%. Trong đó, một số hộ trực tiếp lên khai thác nguyên liệu và vận chuyển về chợ Đông Phương Yên bán buôn cho các hộ kinh doanh khác bán lẻ nguyên liệu tre, giang, nứa. 2.4. Phân tích cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu: 2.4.1. Đối với nguồn nguyên liệu: - Nguồn nguyên liệu Kết quả khảo sát năm 2006, tại xã Đông Phương Yên, Trường Yên, Phú Nghĩa cho thấy: Tại xã Đông Phương Yên có chợ cung ứng hầu hết nguyên liệu tre, nứa, giang cho một số xã trong huyện Chương Mỹ. + Đối với nguyên liệu bằng tre, giang, nứa: Người khai thác, thu mua, vận chuyển: 20 người: 8000-10000 tấn Nguyên liệu từ Sơn La Nguyên liệu từ Hà Giang Nguyên liệu từ Hòa Bình 40% 15% 25% NL từ các địa phương khác 20% Hình 3: Nguồn nguyên liệu tre, giang, nứa tại chợ Đông Phương Yên, 2006 Nguồn nguyên liệu mây, tre, giang, nứa cung cấp các xã làng nghề của huyện Chương Mỹ chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh hóa, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…Trong đó riêng nguồn tre, nứa, giang từ tỉnh Sơn La chiếm 40%, Hà Giang chiếm 25%, Hòa Bình chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28470.doc
Tài liệu liên quan