MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY 3
I. Định mức tín nhiệm công ty 3
1. Khái niệm về Định mức tín nhiệm công ty: 3
2. Mục đích và vai trò của Định mức tín nhiệm: 4
2.1. Mục đích: 7
2.2. Vai trò: 7
3. Nguyên tắc định mức tín nhiệm. 11
4. Các tổ chức Xếp hạng tín nhiệm: 12
II. Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay 13
1. Phương pháp truyền thống 13
2. Phương pháp xây dựng thang điểm: 14
3. Phương pháp đánh giá: 17
CHƯƠNG II:ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 19
I. Giới thiệu về Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( SGD I ) 19
1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD I: 19
2. Tình hình hoạt động kinh doanh 21
2.1 hoạt động tin dụng 21
2.2. Tình hình huy động vốn 22
3. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007 22
II. Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 23
1. Phương Pháp chung: 23
2. Quy trình chấm điểm. 25
2.1. Thu thập thông tin 26
2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 27
2.3.Chấm điểm quy mô doanh nghiệp 30
2.4.Chấm điểm các chỉ số tài chính 32
2.5Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính 38
2.6.Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 41
2.7.Trình phê duyệt chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 42
3. Định mức tín nhiệm của SGD I đối với một số công ty 42
4. Kết quả thực tế 47
CHƯƠNG III: ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ( CAPM ) 48
I. Mô hình Định giá tài sản vốn ( CAPM ): 48
II. Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng của SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 50
1.Đầu vào của mô hình 50
2. Đầu ra của mô hình 51
III. So sánh kết quả giữa phương pháp Định mức của SSGD I với Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM 59
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định mức tín nhiệm công ty tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một Ngân hàng trung tâm của NHCT VN, nơi nhận các quyết định, chỉ thị đầu tiên; Thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách của NHCT VN; Đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN. Theo quy định của NHCT VN, SGD I là đầu mối cho các chi nhánh NHCT VN phía Bắc trong nghiệp vụ thu chi ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán Séc du lịch và một số nghĩa vụ khác theo ủy quyền của NHCT VN.
SGD I là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT VN, thực hiện kế toán tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân Hàng theo luật các Ngân Hàng Tín Dụng, điều lệ NHCT VN, các quy định pháp luật của NHCT VN: SGD I là đại diện theo ủy quyền của NHCT VN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng nhiệm vụ đã được quy định, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi đối với NHCT VN.
SGD I hoạt động có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của NHNN và NHCT VN. Trong hoạt động kinh doanh của mình, SGD I luôn tìm cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân Hàng, đổi mới phong cách làm việc…
SGD I gồm có 11 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đó là : Phòng khách hàng 1; Phòng khách hàng 2; Phòng khách hàng cá nhân; Phòng quản ly rủi ro; Phòng kế toán giao dịch; Phòng thanh toán xuất nhập khẩu; Phòng tiền tệ kho quỹ; Phòng tổ chức hành chính; Phòng thông tin điện toán; Phòng tổng hợp và cuối cùng là phòng kế toán tài chính
2. Tình hình hoạt động kinh doanh.
2.1. Hoạt động tin dụng
Bảng 2.1. Hoạt động tín dụng của SGD I NHCTVN
CHỈ TIÊU
2003
2004
% So với 2003
2005
% so với 2004
2006
% so với 2005
I.Tổng dư nợ cho vay và đầu tư
2.088
3.625
173,6%
3.940
108,7%
4.498,8
114,18%
t.đó: Cho vay
1.497
2.414
161,2%
2.788
115,5%
2.776,6
99,6%
A/ Phân theo thời hạn
T.đó:- Ngắn hạn
475
915
192,6%
987
107,9%
895
90,67%
- Trung và dài hạn
971
1.499
154,3%
1.801
120%
1.881,6
104,5%
B/ Phân theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh
1.355
1.931
142,5%
2.066
107%
- Kinh tế ngoài Q.doanh
142
483
340,1%
722
149,5%
C/ Phân theo nghành SXKD
- Công nghiệp
1.092
1.230
112,6%
- Tiêu dùng
49
38
77,5%
- Thương nghiệp
576
963
167%
- Dịch vụ
534
54
10,1%
- Ngành khác
163
203
124,5%
D/ Chất lượng tín dụng
- Dư nợ trong hạn
1.439
2.404,4
167%
2.780,8
115,6%
2.775,13
99,8%
- Dư nợ quá hạn
58
9,6
16,55%
7,2
75%
1,468
20,4%
Trong đó: + KTQD
45
7
15,55%
4,9
70%
+ KTNQD
13
2,6
20%
2,3
88,5%
E/ Chỉ tiêu hiệu quả
- Tồng doanh số cho vay
2.456
5.640
229,6%
5.193
- Tổng doanh số thu nợ
2.218
5.580
251,57%
4.819
- Dư nợ bình quân
1.475
2.472
167,6%
2.780
2.2. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của SGD I
Chỉ tiêu
2003
2004
% tăng so
với 2003
2005
% tăng so
với 2004
2006
% tăng so
với 2005
Tổng nguồn vốn huy động
15.158
14.026
16.071
17.448
I.Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi DN
10.981
9.918
10399
9.859
1.1: - VND
10.910
9.822
10.229
9.721
- Ntê quy VND
71
96
170
138
1.2: K kỳ hạn
9.355
8.436
9.226
3.362
Có kỳ hạn
1.626
1.482
1.173
6.497
2. Tiền gửi dân cư
3.628
3.398
3.908
3.369
2.1: - VND
1.548
1.418
1.773
1.336
- Ntê quy VND
2.080
1.979
2.135
2.033
2.2: K kỳ hạn
41
19
6
6,673
Có kỳ hạn
3.587
3.379
3.902
3.363
3. Tiền gửi khác
549
710
1.764
4.220
II. Phân theo loại Ttệ
1. VND
12.958
11.950
13.709
14.953
2. N tệ quy VND
2.200
2.076
2.362
2.495
III. Phân theo ky hạn
1. Không kỳ hạn
9.396
8.455
9.231
3.368,673
2. Có ky hạn
5.762
5.570
6.840
14.080
IV. Phân theo thời hạn
1. Ngắn hạn
12.650
2. Trung dài hạn
2.508
3. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007.
3.1. Đẩy mạnh khai thác mọi nguồn vốn, hướng tới việc tạo lập một cơ cấu vốn cân đối, chi phí đầu vào thấp
3.2. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý, giám sát, hướng tới một cơ cấu tín dụng an toàn. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chỉ đạo của NHCT VN
3.3.Tập trung phát triển hoạt động dịch vụ để tăng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập phù hợp với sự phát triển của một ngân hàng hiện đại
3.4. Đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động, phát triển đúng định hướng chỉ đạo của NHCT VN
3.5. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể
II. Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
1. Phương Pháp chung.
Sử dụng phương pháp thang điểm để cho điểm đối với từng hạng mục và xếp các khách hàng thành 10 hạng có mức độ từ thấp đến cao
Bảng 2.3. Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Loại
Điểm
Đặc điểm
Mức độ rủi ro
AA+:Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất
92,4-100
-Tình hình tài chính lành mạnh.
-Năng lực cao trong quản lý.
-Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định.
-Triển vọng phát triển lâu dài.
-Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền NN.
-Đạo đức tín dụng cao.
Thấp nhất
AA: Loại ưu
84,8-92,3
-Tình hình tài chính lành mạnh.
-Khả năng sinh lời tốt.
-Hoạt động hiệu quả và ổn định.
-Quản trị tốt.
Triển vọng phát triển lâu dài.
-Đạo đức tín dụng tốt.
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
AA-:Loại tốt
77,2-84,7
-Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.
-Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA.
-Quản trị tốt.
-Triển vọng phát triển tốt.
-Đạo đức tín dụng tốt.
Thấp
BB+:Loại khá
69,6-77,1
-Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
-Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
62-69,5
-Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.
-Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn khách hàng loạiBB+
BB-: Loại trung bình
54,4-61,9
-Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu.
-Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động hơn bởi những biến động kinh tế nhỏ.
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hihf hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải tiến
CC+: Loại dưới trung bình
46,8-54,3
-Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động.
-Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hoặc một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
-Năng lực quản lý kém.
Cao,là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn han.
CC: Loại xa dưới trung bình
39,2-46,7
-Hiệu quả hoạt động thấp.
-Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn( dưới 90 ngày).
-Năng lực quản lý kém.
Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
CC-: Loại yếu kém
31,6-39,1
-Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.
-Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.
-Năng lực quản lý kém.
Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.
C: Loại rất yếu kém
Dưới 31,6
Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi được vốn.
2. Quy trình chấm điểm.
Quy trình chấm điểm được chia thành 7 bước:
- Bước 1: thu thập thông tin
- Bước 2: xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Bước 3: chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
- Bước 4: chấm điểm các chỉ số tài chính
- Bước 5: chấm điểm các chỉ số phi tài chính
- Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
- Bước 7: trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng của khách hàng
2.1. Thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình định mức tín nhiệm, cung cấp nguyên liệu thô cho việc chấm điểm. Tuy nhiên đây là giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng doanh nghiệp cuối cùng. Nên cán bộ tín dụng phải tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập khối lượng thông tin phong phú đồng thời dễ dàng kiểm tra tính chính xác của thông tin. Các nguồn thông tin có thể thu thập được bao gồm:
1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng: Đây là bộ hồ sơ mà khách hàng phải gửi cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn, là một điều kiện bắt buộc đối với mọi khách hàng. Hồ sơ khách hàng cung cấp gồm có: Hồ sơ pháp lý trình bày những thông tin về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, điều lệ doanh nghiệp; Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng gồm các báo cáo tài chính trong một số năm( thông thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ) và các bảng kế hoạch về tài chính trong tương lai; Hồ sơ về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai; và cuối cùng là dự án hoặc phương án vay đi kèm với kế hoạch chi tiết sử dụng tiền vay và kế hoạch trả nợ.
2. Thông tin lưu trữ ngân hàng: Là các thông tin trên nhiều phương diện mà ngân hàng theo dõi và lưu trữ về những người đi vay khác nhau trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay có quan hệ làm ăn, quan hệ tín dụng thương mại với một trong những khách hàng của ngân hàng hoặc kinh doanh trong kĩnh vực mà ngân hàng thường xuyên tài trợ thì ngan hàng có thể sử dụng những thông tin lưu trữ của mình để bổ sung cho công tác chấm điểm tín dụng. Đây cũng có thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nếu như hoạt động xử lý và tổ chức lưu trữ thông tin tiến hành trước đó được diễn ra chính xác, an toàn.
3. Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Các thông tin này rất cần thiết để bổ sung thêm cho hoạt động Định mức tín nhiệm , đặc biệt giúp ngân hàng xác minh lại tính chính xác và tính trung thực của các thông tin thu thập được từ 2 nguồn nói trên. Việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bao gồm thăm quan nhà xưởng, văn phòng, tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp, xem xét tài sản, vật thế chấp. Bằng khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin từ nhiều phía, cán bộ tín dụng sẽ nắm được hiện trạng của doanh nghiệp, thấy được những gì đang thực tế diễn ra mà các báo cáo của đơn vị không đề cập hết hoặc đề cập một cách chưa chính xác, giúp loại trừ các báo cáo “ma”
4. Các nguồn thông tin khác: Ngoài các thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể sử dụng một số nguồn thông tin khác. Đó là thông tin từ các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng. Thông tin từ bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng; Thông tin từ các nguồn thông tin chuyên môn như Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC ); Thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của cơ quan chính phu như niên giám thống kê, báo, tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có quan hệ với khách hàng như Bộ chủ quản, cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trường, kiểm toán, hải quan… Và một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc thù của người vay…
2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế, ngành nghề lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các ngành nghề khác nhau thì khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh…Nên việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa.
Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để Định mức tín nhiệm khách hàng phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia cũng như phải sát gần với thông lệ chuẩn quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng phân thành 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:
- Nông, lâm và ngư nghiệp.
- Thương mại và dịch vụ.
- Xây dựng.
- Công nghiệp.
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề căn cứ vào ngành nghề chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Bảng 2.4. Hướng dẫn phân loại doanh nghiệp
Nông, lâm ngư nghiệp
-Chăn nuôi
-Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp,…
-Trồng rừng..
-Khai thác lâm sản.
-Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
-Làm muối.
Thương mại và dịch vụ
-Cảng sông, biển.
-Khách sạn, nhà hàng, giải trí du lịch.
-Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, văn hóa phẩm, mỹ phẩm, phương tiện giao thông vận tải,…
-In ấn, xuất bản sách, báo chí.
-Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông.
-Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
-Tư vấn, môi giới.
-Thiết kế thời trang, gia công may mặc.
-Bưu chính viễn thông.
-Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, dường sắt, đường hàng không.
-Vệ sinh môi trường, văn phòng.
Xây dựng
-Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.
-Hạ tầng đô thị và nhà ở.
-Xây lắp, xây dựng cơ bản.
Cồng nghiệp
-Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát.
-Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ phẩm, mỹ nghệ…
-Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải.
-Sản xuất điện, khí đốt.
-Khai thác khoáng sản.
-Khai thác than, vật liệu xây dựng ( cát, đá,…), dầu khí
2.3. Chấm điểm quy mô doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xem xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hóa hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao uy thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng dân sự và tiềm lực về tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm mang lại tính chất thời vụ, nên rủi ro kinh doanh cao hơn.
Để xác định qui mô của doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí: Nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, và giá trị nộp ngân sách cho Nhà nước
Bảng 2.5. Hướng dẫn chấm điểm quy mô doanh nghiệp
stt
Tiêu chí
Trị số
Điểm
1
Nguồn vốn kinh doanh
Từ 50 tỷ đồng trở lên
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
Tử 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
Dưới 10 tỷ đồng
30
25
20
15
10
5
2
Lao động
Từ 1500 người trở lên
Từ 1000 người đến dưới 1500 người
Từ 500 người đến dưới 1000 người
Từ 100 người đến dưới 500 người
Từ 50 người đến dưới 100 người
Dưới 50 người
15
12
9
6
3
1
3
Doanh thu thuần
Từ 200 tỷ đồng trở lên
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
Dưới 5 tỷ đồng
40
30
20
10
5
2
4
Nộp ngân sách
Từ 10 tỷ đồng trở lên
Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng
Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng
Dưới 1 tỷ đồng
15
12
9
6
3
1
Căn cứ vào thang điểm trên các doanh nghiệp được xếp loại thành: Quy mô lớn, vừa và nhỏ:
Bảng 2.6. Xác định quy mô doanh nghiệp
Điểm
Quy mô
Từ 70-100 điểm
Lớn
Từ 30-69 điểm
Vừa
Dưới 30 điểm
Nhỏ
2.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính.
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo từng bảng điểm áp dụng cho mỗi ngành nghề và quy mô, gồm có 11 chỉ tiêu cơ bản, thuộc 4 nhóm:
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Các chỉ số thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Có 2 tỷ số thanh khoản quan trọng là tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
(1)Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tài sản lưu có tính linh động cao
Các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn=
Trong đó tài sản lưu động gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu và dự trữ. Còn nợ ngắn hạn gồm phải trả nhà cung cấp, phải trả, phải nộp khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trong kỳ. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng thanh toán nợ ngắn hạn, do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi giá trị của hệ số này thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp, và cũng là những dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng và ngược lại, khi giá trị của hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, và cũng cho thấy doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả tài sản lưu động do quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay quá nhiều nợ phải đòi …Do vậy có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác trong nhiều trường hợp hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng hóa khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ, vì vậy cán bộ tín dụng sẽ xét tới hệ số thanh toán nhanh.
(2)Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản có tính linh động cao
Các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, vàng bạc kim khí đá quý,… có khả năng thanh toán thành tiền nhanh trong ngắn hạn.
Như vậy thông qua hai chỉ tiêu trên, cán bộ tín dụng có thể chấm điểm và phân hạng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp vào trong 1 trong 5 hạng sau:
-Hạng 1: Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
-Hạng 2:Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
-Hạng 3: Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng nghĩa vụ nợ khó đòi
- Hạng 4: Cho thấy cần có sự củng cố trong hoạt động tài chính của công ty hoặc công ty sẽ không thể tiếp tục kinh doanh thông thường nếu đáp ứng nghĩa vụ nợ
- Hạng 5: Cho thấy cán bộ tín dụng tin rằng người đi vay sẽ không thể trả nợ. Ngân hàng cần phải dựa vào người bảo lãnh hoặc tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ.
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động.
(3)Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho =
Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ thì không có chỉ tiêu giá vốn hàng bán nếu sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần để đánh giá. Hệ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán.
(4)Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần
Kỳ thu tiền bình quân =
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, hoặc có thể không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Ngược lại nếu kỳ thu tiền binh quân cao, có nghĩa là chính sách bán hàng có vấn đề gây ra việc tồn đọng nợ, hoặc doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nào đó làm tăng cao các khoản phải thu hay làm giảm đi tổng doanh thu
(5)Hiệu quả sử dụng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Hiệu quả sử dụng tài sản =
Hệ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ
Thông qua nhóm chỉ tiêu hoạt động, cán bộ tín dụng có thể xếp doanh nghiệp thành 5 hạng như sau:
-Hạng 1:Dành cho doanh nghiệp có khả năng quản lý dự trữ rất tốt, luôn bảo đảm dự trữ hạng tồn kho ở mức tối ưu
-Hạng 5:Dành cho doanh nghiệp có khả năng quản lý dự trữ kém, đôi khi lâm vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu cân nợ.
Đòn cân nợ làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng làm gia tăng khả năng rủi ro cho công ty và các chủ nợ. Khi hệ số nợ càng lớn, khả năng vỡ nợ của công ty càng cao do đó nguy cơ không thu hồi được nợ càng tăng. Nhóm hệ số này bao gồm 3 loại:
(6)Hệ số nợ
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số nợ =
Chỉ tiêu này được tính dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán nên mang tính chất thời điểm. Nó phản ánh nghĩa vụ nợ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với tất cả các chủ nợ trong việc góp vốn, 1 đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ. Hệ số này quá cao thì chủ doanh nghiệp có thể chuyển phần lớn rủi ro trong sử dụng vốn sang cho họ, còn chỉ tiêu này quá thấp thì các khoản nợ được đảm bảo chắc chắn hơn bằng nguồn vốn CSH nhưng cơ hội cho vay để kiếm lợi nhuận của chủ nợ lại bị hạn chế.
(7)Hệ số tự tài trợ
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra. Nó thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
(8)Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ ngân hàng
Tỷ số =
Tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không
Trên cơ sở chấm điểm 3 chỉ tiêu tài chính trên, cán bộ doanh nghiệp xếp hạng doanh nghiệp:
-Hạng 1: Dành cho doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tự có thấp. Đặc biệt doanh nghiệp không có nợ quá hạn
-Hạng 2: Dành cho doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tốt hơn mức trung bình. Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản vừa phải. Nhưng doanh nghiệp có nợ quá hạn ở mức tương đương với giá trị tổng dư nợ ngân hàng,
-Hạng 3: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tự có ở mức trung bình. Nợ quá hạn gấp khoảng 1,5 lần tổng giá trị dư nợ ngân hàng.
-Hạng 4: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên VCSH ở mức khá cao, Nợ quá hạn có giá trị gấp 2 lần tổng dư nợ ngân hàng
-Hạng 5: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản cao, chứng tỏ món vay có rủi ro lớn. Nợ quá hạn so với tổng dư nợ ngân hàng gấp hơn 2 lần.
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Nếu các nhóm chỉ tiêu đã trình bày ở trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì nhóm chỉ tiêu thu nhập phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp
(9)Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Tổng thu nhập trước thuế
Doanh thu thuần
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
(10)Doanh lợi tài sản(ROA)
Tổng thu nhập trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Doanh lợi tài sản (ROA) =
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Các ngân hàng thường quan tâm đến ROA như là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi để trả lãi vay của tổng tài sản trong doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp có thể đật được nhằm đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
(11)Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Tổng thu nhập trước thuế
Nguồn vốn CSH bình quân
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Chỉ tiêu trên cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Qua việc chấm điểm 3 chỉ tiêu trên doanh nghiệp được xếp theo 5 hạng
-Hạng 1: là hạng cao nhất dành cho doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh làm ăn rất có lãi
-Hạng 5: là hạng thấp nhất danh cho doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh có lãi song cho thấy xu hướng phát triển không tốt. Thông thường doanh nghiệp xếp hạng này không được cán bộ tín dụng chấp nhận tài trợ
2.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
Song song với việc chấm điểm các chỉ số tài chính , cán bộ tín dụng còn chấm điểm các tiêu chí phi tài chính. Những chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu là những chỉ tiêu định tính, khó chuyển thành định lượng, vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia. Một số chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích là:
2.5.1. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay
Chi phí trả lãi vay
Hệ số khả năng trả lãi =
Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay
Nợ gốc phải trả + chi phí trả lãi vay
Hệ số khả năng trả nợ gốc =
Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ: là tiêu thức mô tả xu hướng luân chuyển tiền của doanh nghiệp trong những năm vừa qua có thể tăng nhanh, tăng từ từ, ổn định, hoặc giảm, đến mức âm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam.DOC