PHẦN MỞ ĐẦU 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ 6
PHẦN THỨ II 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7
CHƯƠNG I 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN 7
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 7
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 7
1. Khái niệm về cán bộ 7
2. Quan điểm khoa học về cán bộ Đoàn Thanh niên 7
3. Khái niệm về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 8
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 9
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin 9
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chính sách cán bộ. 10
3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ. 11
III. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC. 14
. 3.1. Vai trò của cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị. 14
3.2 Vai trò của cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên. 14
3.3. Vai trò của người cán bộ Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất 15
IV. NHỮNG YÊU CẦU MỚI VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 16
V - ĐẶC TRƯNG, TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 17
1. Đặc trưng cơ bản của người cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay. 17
2. Tiêu chuẩn cán bộ Đoàn: 19
VI. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN 20
1. Công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng. 20
2. Thực tiễn công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy. 23
CHƯƠNG II 25
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO ĐAỌ, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUAN HOA – QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY 25
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯỜNG QUAN HOA: 25
1- Vị trí và đặc điểm tự nhiên: 25
2- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện Trà Lĩnh: 25
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN HIỆN NAY 1
.1. Cơ cấu, tổ chức, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn trên toàn quốc. 1
2. Những kết quả đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên Phường Quan Hoa trong nhữnh năm qua. 4
III. ĐỔI MỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI. 10
1. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 10
2. Mục tiêu, yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ Đoàn. 10
3. Phương hướng, nhiệm vụ đổi mới đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 11
CHƯƠNG THỨ III 14
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN SƠ SỞ 14
Ở PHƯỜNG QUAN HOA – QUẬN CẦU GIẤY. 14
1. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, tạo cơ chế trong công tác Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở. 14
2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở 14
3. Tăng cường công tác đánh giá, Quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở 15
4. Đổi mới nội dung Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. 16
5. Nâng cao chất lượng công tác Tuyển chọn cán bộ đoàn cơ sở. 17
6. Nâng cao chất lượng quản lý, Sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở. 17
7. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cơ sở và Chi đoàn 18
8. Tăng cường chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 19
II - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 21
1 Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể. 21
2. Đối với các cáp bộ Đoàn. 21
PHẦN THỨ BA 23
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở Đoàn ở Đoàn thanh niên Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông dụng. Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời đại, của đất nước đi vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cán bộ Đoàn. Không có một vốn tri thức phong phú, không thể tiếp xúc với thanh niên, hơn thế nữa càng không thể tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thanh niên.
đ) Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực, nhân ái: Công cuộc đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫn đến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chất lượng cao. Tuổi trẻ cũng đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thương yêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.
Những đặc trưng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tự nguyện, nhiệt tình, ham thích hoạt động thanh niên đã bao hàm trong đó sự hiểu biết về thanh niên và công tác thanh niên v.v... Công nhận tính khách quan của những đặc trưng này là cơ sở quan trọng trong việc hình thành những quan niệm mới về cán bộ Đoàn. Không thể lựa chọn người không tự nguyện làm cán bộ Đoàn, càng không thể chọn người có trình độ mọi mặt quá thấp làm cán bộ Đoàn. Tổ chức Đoàn không thể là nơi tạm trú để giải quyết việc làm cho những thanh niên thất nghiệp, càng không thể là nấc thang danh vọng cho những
người muốn leo cao.
2. Tiêu chuẩn cán bộ Đoàn:
Tiêu chuẩn là những chỉ số chuẩn mực, làm thước đo đánh giá sự vật, tiêu chuẩn chỉ ra chất lượng cần đạt tới của sự vật.
. Xác định tiêu chuẩn người cán bộ Đoàn.
a) Tiêu chuẩn chung.
- Có lập trường chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng XHCN, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đỏi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Có đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn két nội bộ tốt: có lối sống trung thực, lành mạnh, không cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, có bản lĩnh đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên.
- Có kiến thức, năng lực tham mưu, khả năng tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương công tác, Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao. Có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực mình công tác.
- Có nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, được rèn
luyện từ thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, được quần chúng tín nhiệm.
b. Tiêu chuẩn cụ thể của Bí thư Đoàn cơ sở;
- Tốt nghiệp PTTH trở lên.
- Có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể.
- Có trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ công tác thanh, thiếu niên.
- Tuổi không quá 35.
Ngoài ra, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể, vị trí công tác cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển chọn, đào tạo, và sử dụng hợp lý.
VI. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN
1. Công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng.
Nghiên cứu các văn kiện – Nghị quyết của Đảng từ năm 1930 (mở đầu là án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động tháng 10 năm 1903) và nhà nước ta (Mở đàu là Nghị định về tổ chức tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam thánh 6 năm1946)cho đến những văn kiện nới nhất là nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành TƯđảng khoá VII về công tác thanh niên, Quyết định 770 - Ttg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 20 - 12 - 1994 về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong, chúng ta thấy Đảng và nhà nước ta cũng như chủ tịch Hồ Chí minh luôn quan tâm đến vấn đề thanh niên, công tác thanh niên, công tác cán bộ thanh niên, công tác cán bộ thanh niên.
Từ việc đánh giá đúng đắn vi trí, vai trò to lớn của người cán bộ Đoàn thanh niên trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ ngày ra đời đến nay, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vân động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên, xây dựng và phát triển phong trào thanh niên.
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minhđã nói :Kiến thiết cần có nhân tài. Trong điều kiện cách mạng vừa mới thành công, ngân sách quốc gia vô cùng eo hẹp, nhưng Nhà nước đã cho mở tất cả các trường tiểu học, trung học, bình đân học vụ dể xoá nạn mù chữ. Một số trường Đại Học đã được thành lập (tại Hà Nội ) trong đó có hệ thống trường đào tạo cán bộ thanh thiếu niên, bắt đàu mọt sự nghiệp giáo dục mới của Nhà Nước công nông. Đông thời, phong trào chốnga giặc đói trong cả nứơc được phát động rộng rãi, đặc biệt với tầng lớp thanh niên đã giúp cho khá đông thanh niên thoát khỏi nạn mù chữ và nặn đói đang lan tràn khắp nơi.
Trong 2 cuộc kháng chiến kéo dài, mặc dù phải đồng sức người, sức của để dánh thắnh kẻ thù ngoại xâm, Đảng và nhà nước vẫn dành nhiều sự quan tâmvà chăm lo tới sự nghiẹp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sự nghiệp giáo dục của đất nước đã được đào tạo trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, trong sự ác liệt của chiến tranh. Nhiều thanh niên đã được Đảng và Nhà nước cho đi đào tạo tại nước ngoài ỏ các cấp học nhác nhau như:trung cấp kỹ thuật, học nghề. đại học, sau đại học... đẻ chuẩn bị cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau nàyđúng với tư tưởng “... vì lợi ích trăm năm phải trồng người”của bác.
Bước vào giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đến vấn đề phát triển, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ cho đát nước, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, cho Đoàn. Từ nghị quyết 26, nghị quyết 25 của Bộ chính chị khoá V và VI đến hội nghị ban chấp hành lần thứ 4 (khoáVII) đều coi vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tài năng trẻ là1 trong những chính sách quan trọng đối với thế hệ trẻ. nghị quyết 4 đã đặt ra yêu cầu : hình thành một lớp nam nữ thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN, tiêu biểu cho thế hệ trẻ,trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, những tri thức uyên bác chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, những nghệ sỹ có tài năng, những người lao động có tay nghề cao.
Hiện nay, có những vấn đề đang đặt ra trong chính sách thanh niên và cán bộ thanh niên.Vấn đề đàu tiên, có thể thấy rõlà những tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về thanh niên và cán bộ thanh niên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở khoa học va thực tiễn. Nhưng những quan điểm tư tưởng đó chư đựoc quán triệt. Chúng ta chưa thấy hết tính đặc thù của công tác thanh niên và giải quyết vấn đề thanh niên, cán bộ thanh niên nên thiếu sự quan tâm thường xuyên.
Trong giai đoạn hiên nay,nhiều chủ trương, chính sách đó đã trở nên không còn phù hợp và thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện mới. Nhìn chung các chủ trương, chính sách đối với thanh niên vẫn tập chung chủ yếu vào nội dung xét vị trí, vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ với thanh niên trước dân tộc mà chưa chú ý đầy đủ đến việc đảm bảo lợi ích cho thanh niên, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị cho thanh niên hành trang vào đời, đủ sức đảm nhận trọng thách thức tương lai của còn đất nước và dân tộc.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý công tác thanh niên, phong trào thanh niên, các cấp uỷ đảng còn chung chung,thiếu sâu sát, các cấp chính quyền có phần buông lỏng, thiếu nhưng chương trình, kế hoạch và giai pgáp cụ thể, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề xã hội cấp bách của thanh niên.Chậm chễ trong việc thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, thiếu đầu tư thích đáng và chưa đồng bộ.
Trong chính sách giáo dục, đào đạo và bồi dưỡng thanh niên, nói chung đã quan tâm đền vấn đề giáo dục văn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn và dạy nghề cho thanh niên.Nhiều hình thức tổ chức giáo dục đào tạo đã được phát triển, mở rộng, tạo điều và khả năng đáp ứng nhu cầu học tập trong thanh niên... tuy nhiên, chính sách khuyến khích, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ chưa dồng bộ.
Một trong những vấn đề không thể thiếu được trong công tác thanh niên là giáo dục phẩm chất đoạ đức, tư tưởng chính trị. Song trên thực tế, vấn đề này lâu nay chua được quan tâm đầy dủ, thiếu chương trình, chính sách và giải pháp cụ thể, có hiệu quả. Nhiều việc làm trong công tác giáo dục còn mang nặng tính hình thức, chưa thiết thực, đồng bộ. Những việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách của thanh niên chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và đồng bộ như sách báo, phim ảnh, băng ca nhạc, băng hình. .. có nội dung xấu. Vai trò, trách nhiệm của gia đình được đề cao.
2. Thực tiễn công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy.
Công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy trong những năm liên tục có những bước phát triển góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, đóng góp xứng đáng vào phong trào chung của tỉnh và tuổi trẻ cả nước. Công tác tuyên truyền giáo dục, kết hợp với việc rèn luyện thanh niên qua các phong trào hành động cách mạng đã phát huy tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên, nâng cao đáng kể chất lượng đoàn viên và chất lượng cán bộ Đoàn. Công tác tổ chức dược đẩy mạnh với 3 giải pháp : công tác Đoàn cơ sở, đặc biệt là công tác cán bộ được triển khai đồng bộ nhằm xây dựng cơ sở Đoàn ngày càng vững mạnh.
Trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn, đặc biệt là nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn luôn được Đoàn Phường Quan Hoa quan tâm nên đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh dó, nhiều tổ chức cơ sở Đoàn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần sớm khắc phục nhất làtổ chức cơ sở trên địa bàn.
Nhìn chung, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn chưa phù hợp với cơ chế mới nên hiệu quả tập hợp, giáo dục thanh niên còn thấp, vị trí chính trị, tính tiên tiến chưa thể hiện rõ trong thanh niên và trong xã hội.ở nhiều nơi, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đoàn còn buông lỏng, công tác quản lý đoàn viên thiếu chặt chẽ, công tác Đoàn còn nhiều hạn chế và bất cập như: việc tiêu chuẩn hoá cán bộ Đoàn và công tác cán bộ Đoàn cơ sở nói riêng chưa được làm rõ gây khó khăn cho cơ sở trong quá trình tuyển chọn cán bộ Đoàn, chưa tạo dựng cơ chế phù hợp để tháo gỡ khó khăn trong việc quy hoạch và chung chuyển cán bộ, chưa có cơ chế thống nhất từ tỉnh đến cơ sở về công tác đào, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, nhất là chưa triệt để khai thác tận dụng công xuất đào tạo của các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Trung Ương trong việc đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ Đoàn. Nên cán bộ Đoàn cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực chỉ đạo hoạt động còn hạn chế...
Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến cho tổ chức cơ sở Đoàn hoạt động yếu kém đó là: Chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế. Chính vì thế Nghị quyết kỳ họp thứ 4 BCH trung ương Đoàn(khoá 7) đã khẳng định : “trước yêu cầu và tình hình của nhiệm vụ mới, việc không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn trung tâm là củng cố, xây dựng cơ sở Đoàn trên địa bàn dân cư là cần thiết và cấp bách, là điều kiện có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phảt triển cuỉa tổ chức Đoàn TNCS Hồ chí minh.”
Từ những cơ sở đã được đưa ra ở trên, em đã chọn đề tài: thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở “làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO ĐAỌ, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUAN HOA – QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯỜNG QUAN HOA:
1- Vị trí và đặc điểm tự nhiên:
Phường Quan Hoa là một phường thuộc Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Là một phường có tốc độ đô thị hoá nhanh.Là Phường nằm ở cửa ngõ phía tây của Hà Nội.Phường Quan Hoa có tuyến đường Cầu Giấy là tuyến đường quốc tế hng năm đón hàng chục phái đoàn ngoại giao ra,vào Thủ Đô.Phường Quan Hoa có 58 tổ dân phố .có 22 chi bộ cụm dân cư.Với diện tích tự nhiên là 86,68 ha, dân số là 22,75 nghìn người.
2- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện Trà Lĩnh:
2.1- Kinh tế
2.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Giá trị tổng sản phẩm uớc đạt 191.636.000.000(109,5) triệu USD. Trong đó doanh nghiệp nhà nước đạt 152.893 000 000đ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 38.743.000 000đ =115% kế hoạch.
.2..2 Chính trị - xã hội:
Quan Hoa là Phường giáp với Quận Ba Đình, có kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Trải qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh, nhân dân Quan Hoa đã xây dựng Phường Quan Hoa giầu truyền thống yêu nước, cách mạng. Với truyền thống anh hùng chiến đấu đánh đuổi hai đế quốc to lớn là đế quốc Mĩ và thực dân Pháp giành độc lập thống nhất tổ quốc, đi lên xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng xã hội, Đảng bộ Quan Hoa đã trưởng thành về bản lĩnh chính trị cả về tư tưởng và tổ chức. Trong những thắng lợi vinh quang, chiến công hiển hách, thành tựu huy hoàng và cả những sai lầm và cả những bứơc quanh co trên con đường cách mạng, đảng bộ Quan Hoa đã tích luỹ được những kinh nghiệm vô cùng quý báu.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và chứng minh hùng hồn rằng: đó đều là sự nghiệp của dân “trèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Đảng bộ Quan Hoa lãnh đạo trong từng thời kỳ lịch sử, các chủ trương, chính sách, pháp luật dược thực hiện thắng lợi do dã dựa vào dân, phát động được phong trào cách mạng của dân.
Trong thời kỳ xây dựng XHCN và từ đổi mối đến nay, nền kinh tế Phườg Quan Hoa từng bước ổn định tốc độ tăng trưởng cao; có cơ sở hạ tầng phát triển thích ứng với nền kinh tế thi trường Quan Hoa tự hào là Phường phát triển kinh tế mạnh nhất của Quận Cầu Giấy.
2.3. Văn hoá giá dục:
Người dân Quan Hoa vốn có đức tính ham học. Bởi vậy, từ những thế kỷ trước, trên vùng đất này đã xuất hiện nhiều người có trình độ học vấn cao.
Nhân dân Quan Hoa còn có một đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú, đa dạng, chứa đựng những yếu tố tích cực, lành mạnh.
Phát huy truyền thống hiếu học của người Hà Nội. Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào đạo của Phường Quan Hoa đã có bước phát triển theo định hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, quy hoạch hoá mạng lưới trường lớp, chất lượng dạy học cũng được nâng đần lên.
Toàn phường có 01 trường Tiểu Học, 01 trường cấp II, 01 trường cấp III, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp học,bậc học tăng.
Công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình về dân số Kế hoạch hoá gia đình đến tận địa bàn dân cư.Mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn pường quyết tâm chỉ có từ 01 đến 02 con và phấn đấu xây dụng gia đình văn hoá.
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN HIỆN NAY
.1. Cơ cấu, tổ chức, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn trên toàn quốc.
Theo thống kê của an tổ chức TƯ Đoàn, số lượng đoàn viên, chi đoàn và cán bộ Đoàn hiện nay ngày một tăng,chất lượng cán bộ ngày được nâng cao (số liệu được cập nhật đến tháng 6/2003). Bảng I :
s
Cấp bộĐoàn
Số lượng cán bộ
Trình độ chuyên môn
Chính trị
Trên
ĐH
Đ H -CĐ
TH
PTTH
C.N& C. C
trung cấp
Sơ cấp
1
Chi đoàn
(bí thư)
20
50%
42%
08%
10%
25%
2
Đoàn cơ sở
(Bí thư)
27.874
29,3%
27,5%
80,8%
1,66%
30,6%
30,88%
3
Huyện đoàn
3782
46,6%
41,2%
91,1%
7,06%
46,4%
26,2%
Bảng II
TT
Cấp bộ
Số lượng
Trình độ chuyên môn
Chính trị
Đoàn
cán bộ
Trên ĐH
ĐH - CĐ
Trung cấp
PTTH
CN & CC
Trung cấpcấp
Sơ cấp
1
Chi đoàn (BT)
204.94
8,36%
12,61%
71,52%
0,26%
11,82%
26,71%
2
Đoàn cơ sở (BT)
27.874
29,3%
27,5%
80,8%
1,66%
30,6%
30,88%
3
Huyện đoàn
3782
46,6%
41,2%
91,1%
7,06%
46,4%
26,2%
Căn cứ vào con số thống kê và căn cứ vào hoạt động, chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn hiện nay, ta có thể chia đối tượng nghiên cứu ra thành 4 cấp:
- Cấp cơ sở (xã, phường, thi trấn và tương đương)
- Cấp huyện (huyện, thị và tương đương )
- Cấp tỉnh (Tỉnh, thành và tương đương)
- Cấp trung ương.
Nhìn chung,ở mỗi cấp do yêu cầu công việi, chế độ tuyển dụng,đào tạo bồi dưỡng khác nhau. ở đây chúng ta đi sâu nghiên cứu đối với cấp cơ sở. Nhìn chung đội ngũ bí thư đoàn cơ sở đã được công tác, phấn khởi, nhiệt tình và được đoàn viên thanh niên tín nhiệm. Tuy nhiên, đi vào cụ thể từng lĩnh vực, từng đối tượng ta thấy còn một số bất cập sau:
+ Thu nhập của cán bộ Đoàn cơ sở thấp, không đảm bảo chính sách và sự luân chuyển cán bộ chậm nên hiện nay rất khó thu hút người có trình độ, bằng cấp, năng lực cán bộ Đoàn cơ sở. Chế độ phụ cấp còn quá thấp, mức lương mới chỉ áp dụng cho Bí thư Đoàn còn đối với phó Bí thư, các uỷ viên thường vụ, các bí thư chi đoàn chưa có lương và phụ cấp, chế bộ phụ cấp không nhất quán, quá tuỳ tiện, không thống nhát.
+Khu vực CNVC, hầu hết bí thư làm công tác Đoàn kiêm nhiệm, thời gian giành cho công tác Đoàn quá eo hẹp. Việc tập hợp ĐVTN vào hoạt động tập thể rất khó khăn. Nhưng nhìn chung cán bộ Đoàn khối này có trình độ chuyên môn nên việc thuyên chuyền có nhiều thuận lợi.
Về thực chất hiện nay, cán bộ cơ sở Đoàn còn rất nhiềukhó khăn bất cập. Cán bộ Đoàn thường xuyên biến động, đặc biệt ở cấp chi Đoàn do chuyển công hoặc đi làm nên ít có thời giant ham gia công tác đoàn tại nơi cư trú. ..trình độ cán bộ Đoàn được nâng cao song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực tham mưu, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn còn hạn chế, một số cán bộ Đoàn còn tỏ ra yếu kém, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động công tác Đoàn.
Đối với cán bộ cấp Phường, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác, được đào tạo tương đối toàn diện. Tuy nhiên cũng không ít vấn đề được đặt ra và phải quan tâm
Nguồn cán bọ đoàn lấy từ cơ cở chỉ có 20%. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát huy khả năng kinh nghiệm chỉ đạo cấp cơ sở của đoàn phường và đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho cấp Phường trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn số cán bộ Đoàn chưa qua trường lớp đào tạo và thực tế công tác Đoàn.
+Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển của cán bộ Đoàn vẫn còn nhiều bất cập: về ngân sách đào tạo còn hạn hẹp.số lượng cán bộ đoàn được đưa đi đào tạo còn ít chua đáp ứng được nhu càu cu công tác đoàn.
+Đối với đội ngũ Bí thư, Ban chấp hành hiện nay tuy đã được nâng cao về trình độ chính trị, nâng lực công tác, chu trình trẻ hoá còn chậm (còn trên 30%tuổi từ25-35) và trình độ chính trị tuy đạt 76-38% trình độ từ trung và sơ cấp so với yêu cầu là còn rất thấp chưa cân đối trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng uỷ viên BCH cơ cấu còn nhiều không phát huy được tác dụng, hiệu quả còn mang tính hình thức.
2. Những kết quả đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên Phường Quan Hoa trong nhữnh năm qua.
. 2.1 Công tác tổ chức và công tác cán bộ:
- Công tác tổ chức: Toàn Phường có 20 chi đoàn cơ sở (trong đó có 15 chi đoàn khu dân cư, 02 chi đòan nhà trường, 01 chi đoàn công an, 01 chi đoàn cơ quan, 01 chi đoàn khối doanh nghiệp ) với 180 đoàn viên. Có 01 uỷ ban Hội liên hiệp thanh niên với 06 chi hội thanh niên với 80 hội viên. Đạt tỷ lệ thu hút 73,76%. Phát triển 50 đoàn viên mới. Phân loại cơ sở đạt 100% cơ sở đoàn rong sạch
- Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ trẻ, sôi nổi, nhiệt tình và có trác nhiệm cao.Đoàn Phương đã tổ choc nhiều buổi nói chuyện chuyên đề phong phú,tổ choc dược 03 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ đoàn vá bí thư chi đoàn Tổ chocôch 30 đoàn viên đi học lớp cảm tình đảng.Hàng năm giới thiệu cho Đảng Uỷ Phường Kết Nạp từ 5 đến 07 đoàn viên ưu tú được đừng trong hàng ngũ của Đảng. Kiện toàn, thay 2 đồng chí phó bí thư Đoàn.
Qua đó, phần nào ta thấy đựơc kết quả trong các Đoàn ở huyện Trà Lĩnh tương đối tốt ; tỷ lệ thanh niên được tâp hợp là 73,76%, trong đó số kượng đoàn viên chiếm 59%, hành năm số đoàn viên mới được kết nạp luôn có xu hướng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác phát triển đoàn, việc kiểm tra, đánh giá đối với chi đoàn cơ sỏ được quan tâm, chú trọng.
Ban chấp hành Đoàn Phường khoá III (2007-2012) gồm 09 đông chí, trong đó có 5 đồng chí có trình độ Đại học, 4 đồng chí có trình độ cao đẳng, trung cấp.
Tổng số uỷ viên Hội liên hiệp thanh niên là 7, tổng số hội viên Hội LHTN là 80 hội viên. Trình độ chính trị:trung cấp chính trị 03 đ/c
Bảng chất lưọng cán bộ đoàn cơ sở.( Bảng III)
Trình độ học vấn(12/12)
Trình độ chuyên môn
Trình độ chính trị
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cử nhân
Trung cấp
100%
15%
40%
40%
20%
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ Đoàn của Phường Quan Hoa tương đối trẻ, có trình độ, năng lực, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, tuy nhiên hầu hết cán bộ Đoàn cơ sở chưa được đáo tạo, bồi dưỡng cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội.
Do đó, công tác chỉ đạo các hoạt động của Đoàn còn lúng túng, thiếu khoa học. Bởi vậy,công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ chuyên trách là việc làm cần thiết, cấp bách.
2.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
Trong những năm qua, BCH Đoàn Phướng hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho ĐVTN, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong hoạt động của Đoàn. Từng bước chỉ đạo Đoàn cơ sở đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục: truyền thống cách mạng, yêu cầu chính trị của Đảng, chính sách của nhà nước, các chủ trương của Đoàn cấp trên, giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên, cụ thể:
- Tổ chức tuyên truyền, học tập tới Đoàn viên thanh niên như học tập nghị quyết 25 BCH trung ương Đoàn khoá VII. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X , Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần VIII và các nghị quyết Đại hội đảng bộ cơ sở tuyên truyền một số Nghị định như: 36/CP, 87/CP, 406/TTg.
-Tổ chức ra quân tuyên truyền phòng chống ma tuý HIV/AISD cấp Quận với 3tiểu phẩm, 8 bài tuyên truyền và hàng nghìn tờ rơi, thu hút trên 400 đoà viên và nhân dân tham gia.
- Tổ chức 3 lớp triển khai 5 bài học lý luận chính trị cho ĐVTN.
- Tham Gia tuyên tuyền hưởng ứng tháng ATGT quốc gia.
2.3 Công tác xây dựng Đoàn - Hội - Đội tham gia xây dựng Đảng
- Công tác Đoàn - Hội - Đội:
Với ý nghĩa tổ chức Đoàn là xương sống, là trung tâm, là nòng cốt của thanh niên. Trong những năm qua BCH Đoàn Phường luôn tập trung vào việc củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, coi đây là công tác thường xuyên. Tổ chức Đoàn có mạnh thì phong trào Đoàn mới phát triển, đó là tất yếu vì Đoàn là cội nguồn của phong trào thanh niên. BCH Đoàn Phường đã tổ chức tiến hành khảo sát và rà soát lại toàn bộ tổ chức Chi Đoàn cơ sở, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân yếu kém của cơ sở để từ đó xây dựng kế hoạch, giải pháp nhằm củng cố nâng cao chất lượng, tổ chức cơ sở. Bên cạnh công tác xây dựng chi đoàn điểm, BCH Đoàn Phường còn luôn chú ý thực hiện ở nhiều Chi đoàn cơ sở , cùng với việc củng cố, kiện toàn đội ngũ BCH Chi Đoàn cơ sở có trình độ, năng lực, uy tín, đông đảo ĐVTN tín nhiệm. Chỉ đạo kiện toàn lại Hội Liên Hiệp Thanh Niên, củng cố các chi đoàn hoạt động yếu. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tổ chức Đại Hội hết nhiệm kỳ.
Hàng năm, ban chấp hành Đoàn Phường tổ chức tập huấn nghiệp vụ, từng bước trang bị những kiến thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Năm 2006, đã tổ chức cho 120 cán bộ Đoàn về nghiệp vụ đoàn, hội, Đội.
Công tác bồi dưỡng thanh niên và đoàn viên mới dược quan tâm chú trọng, toàn Phường đã mở 03 lớp cảm tình Đoàn cho 822 thanh niên ; chương trình rèn luyện Đoàn viên được triển khai 100% ở cơ sở, tiến hành phát thẻ đoàn viên nhân những ngày lễ lớn của Đoàn. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên từng bước được đẩy mạnh qua cácloại hgình sinh hoạt của Đoàn.
2.4 . Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh coi nhiệm vụ tham gia xây dựng và bảo vệ đảng là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn, coi xây dựng Đoàn vững mạnh là khâu then chốt trong xây dựng Đảng. Đoàn tham gia xây dựng Đảng thông qua việc tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức về đảng cho ĐVTN. Với nhận thức “thế hệ trẻ là nguồn bổ xung tăng cường sức chiến đấu cho Đảng BCH Đoàn Phường Quan Hoa thấy rõ trách nhiệm lớn lao đó đối với Đảng. Từ nhận thức đến hành động, BTV Đoàn Phường đã chỉ đạo các cơ sở xây dựng các kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng”.
Với vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị, Đoàn Phường đã tham mưu, đóng góp cho Đảng uỷ về chương trình, nghị quyết có liên quan đến công tác thanh niên, cụ thể hoá nghị quyết 25 BCH trung ương VIII, nghị quyết 04 ban chấp hành TƯ khoá VIII và những nghị quyết về kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
Năm qua đã kết nạp dược 12 đảng viên, chuyển đảng chình thức cho 28 đồng chí. Trong đó có trên 12 đồng chí là cán bộ đoàn viên, nâng tỉ lệ đảng viên trong toàn huyện lên so với số dân là 3,4%. Tỷ lệ đảng viên nữ từ 30% năm 2005 lên 38%,tỷ lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là 55%lên 63% (năm2005).
Bảng IV.
Năm
ĐVƯT giới thiệu cho Đảng
ĐVƯT được kết nạp vào Đảng
2005
13
5
2006
15
8
9/2007
17
9
Tuy nhiên, một số cấp uỷ đảng còn chưa sâu sát, thiéu kiểm tra, đôn dốc, sơ kết, đánh giá kết quả việc tổ chức đào đào tào, bồi dưỡng cán bộ đảng viên. Khắc phục những tồn tại này là phương hướng đúng dể phong trào thanh niên huyện ngày càng phát triển.
2.5. Công tác Đội và phong trào thiếu niên :
Với tổng số liên đội là 01,chi đội là 32,trên 800 đội viên.Với trách nhiêm là người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, trong những năm qua,các cấp bộ Đoàn đã chỉ đạo xây dự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1971.doc