Chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” (Sinh học lớp 6)

e. Các giải pháp

 Trước tình hình thực tế có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, đặc biệt với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo, định hướng phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề môn Sinh học nên sau khi thảo luận nhóm chúng tôi thống như sau :

- Tích cực, mạnh dạn áp dụng giảng dạy môn Sinh học theo Phương pháp đổi mới dạy học định hướng phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh tự học.

- Phần khởi động : Tạo hứng thú và trí tò mò khoa học cho học sinh, tạo tâm thế để các em vào bài học mới.

- Phần hình thành kiến thức: Giao việc, hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ cho từng học sinh ở nhà. Tích cực động viên, khen ngợi các em chuẩn bị và tham gia tốt các hoạt động.Tạo điều kiện tối đa để các em tham gia vào các hoạt động, các em tự chia sẻ, trợ giúp, kiểm tra , đánh giá lẫn nhau theo góc độ cá nhân, theo cặp, nhóm. Khi thật cần thiết hoặc nảy sinh tình huống có vấn đề thì mới cần sự hỗ trợ của giáo viên.

 

docx13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” (Sinh học lớp 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH”   I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Lí do chọn đề tài:   Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả giáo viên. Dạy như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của giáo viên chúng ta. Nhằm nâng cao chất lượng dạy  học theo hướng phát triển năng lực của học sinh  đòi hỏi mọi giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải mạnh dạn, linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong các khâu lên lớp, và đổi mới  phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh  các khối lớp. Đó chính là mục đích của tôi khi thực hiện chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng  phát triển năng lực của học sinh” .  2. Mục đích nghiên cứu:             - Nhằm tạo điều kiện để giáo viên được nghiên cứu, thảo luận, bàn bạc và trao đổi những biện pháp xây dựng, vận dụng phương pháp nghiệp vụ sư phạm và hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả và tích cực đối với tất cả đối tượng học sinh. - Tạo điều kiện để các giáo viên trao đổi kinh nghiệm với nhau trong công tác giảng dạy, cùng nhau xây dựng và tìm ra phương pháp, biện pháp hữu hiệu vận dụng vào công tác giảng dạy. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – Học tốt trong tổ cũng như trong nhà trường, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục đào tạo. - Giúp cho giáo viên tiếp tục hiểu rõ thế nào là “Dạy học tiếp cận phát triển năng lực học sinh” từ đó áp dụng trong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. – Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. – Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ thể: Sinh học lớp 6. Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?. Đối tượng nghiên cứu. Chuyên đề được thực nghiệm đối với học sinh lớp 6 - Trường THCS Thành Nhất – TP Buôn Ma Thuột. Giới hạn phạm vi thực hiện chuyên đề: Vì thời gian thực hiện chuyên đề có hạn nên tôi chỉ dừng nội dung và phạm vi thực hiện chuyên đề ở mức độ sau: + Một số năng lực thường xuyên được áp dụng trong quá trình dạy học môn Sinh học ở chương trình sinh học khối 6 + Học sinh lớp 6 Phương pháp: + Phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. + Phương pháp tổng hợp tài liệu: từ các tài liệu tập hợp được, chốt ra những nội dung có liên quan đến tài liệu cần nghiên cứu. + Phương pháp đàm thoại: trao đổi với các thầy cô trong tổ bộ môn tìm ra cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh ở đơn vị mình theo phương pháp phát triển năng lực + Phương pháp định hướng phát triển năng lực. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Cơ sở lí luận: Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên” Cơ sở thực tiễn: Qua giảng dạy bộ môn trong nhiều năm tôi nhận thấy ,việc đổi mới PPDH định hướng  phát triển năng lực lực hiện nay là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức cho học sinh. Từ đó định hướng phát triển năng lực tư duy, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc với bản đồ cho học sinh, để học  sinh hứng thú, say mê , tự giác học tập. Hướng tới  sự  phát triển toàn diện cho các em. Trong quá trình thực hiện nhóm chúng tôi đó nhận thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi : - BGH nhà trường và tổ chuyên môn quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, vào cuộc quyết tâm áp dụng việc dạy học theo định hướng  phát triển năng lực lực của học sinh. Tạo điều kiện tốt nhất  về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng  phát triển năng lực lực học sinh. - Giáo viên trong nhóm Sinh học của trường là những đồng chí còn rất trẻ, nhiệt tình, tâm huyết có trình độ tay nghề khá vững vàng có ý thức tự đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Học sinh hầu hết các em đều ngoan ngoãn, tích cực và hứng thú với cách học mới bởi các em được khen nhiều hơn và được đánh giá nhiều hơn trong quá trình học tập. b. Khó khăn: - Giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc áp dụng việc đổi mới PPDH và KTĐG, định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bởi nếp dạy học truyền thống ăn sâu vào trong tiềm thứcvà tâm lý sợ học sinh không hiểu sâu vấn đề cho nên giáo viên vẫn còn đóng vai trò trung tâm của các hoạt động mà chưa mạnh dạn phát huy tính chủ động của học sinh, học sinh phải là trung tâm còn vai trò của giáo viên chỉ là người cố vấn, điều khiển hướng dẫn giúp đỡ. Bên cạnh đó một bộ phận nhỏ giáo viên còn có tâm lý ngại đổi mớivì thời gian đầu tư cho cách dạy này khá vất vả. - Khi hoạt động nhóm thì việc  đánh giá nhóm  này tốt  nhất  chỉ mang tính tương đối vì một số em yếu kém thường hay dựa vào các bạn khá trong nhóm tự làm, ít tham gia ý kiến khi thảo luận ( có phần do ngại và thiếu tự tin)    Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triến năng lực của học sinh cần có nhiều  thời gian và thực hiện với học sinh trung bình yếu là tương đối khó khăn . 3. Những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Việc đổi mới phương pháp nhằm  nâng cao chất lượng cho học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Trong giai đoạn hiện nay dạy học ngoài việc trang bị kiến thức cho học sinh thì cần phải rèn cho học sinh kỹ năng sống và phát triển năng lực cho mỗi học sinh.  Do vậy việc rèn tốt cho tất cả các đối tượng học sinh càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết để các em có được chuẩn về kiến thức thành thạo về kỹ năng; mạnh dạn trong giao tiếp và tích cực hợp tác trong học tập từ đó biết áp dụng vào cuộc sống - Trong bài sử dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. a. Năng lực là gì? * Khái niệm về năng lực: là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống * Đặc điểm của năng lực: - Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, ) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác. - Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. - Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân, Vậy không tồn tại năng lực chung chung. b. Phân loại năng lực: * Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh THCS: Năng lực tự học: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ , năng lực tính toán * Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,Một số năng lực chuyên biệt môn địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình... c. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên nguyên lý: - Học đi đôi với hành - Lý luận gắn với thực tiễn; - Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. + Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ] phát triển năng lực hành động (khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động). Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy người học làm trung tâm). d. Các năng lực cần thực hiện: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: chỉ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. + Năng lực tự học là khả năng người học thực hiện các hoạt động tự học. - Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập... - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập. - Hình thành cách học tập riêng của bản thân. - Tìm được các nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau khi học . - Ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. - Tự đặt được vấn đề học tập +  Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cần phải xác định các biểu hiện của năng lực đó. - Biết phát hiện một vấn đề, tìm hiểu một vấn đề. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề ở sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau. + Năng lực giao tiếp và hợp tác Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn toàn công việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm + Năng lực quan sát:   Năng lực quan sát là năng lực phán đoán của bộ não về thông tin mà não đã tiếp thu . Não của chúng ta có 2 nhiệm vụ chính trong tâm lý : 1 là tiếp thu tất cả thông tin gọi là thần kinh cảm xúc , 2 là phán đoán tất cả thông tin đã tiếp thu đó để đưa ra hành động thiết thực thì gọi là thần kinh phán đoán, đó là năng lực quan sát. + Năng lực tìm kiếm thông tin: Trình bày thông tin tìm được phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu . - Khả năng tổng hợp, tổng quan, tổng luận các nguồn lực thông tin tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả phục vụ cho học tập  biết cách vận dụng những thông tin tìm được vào giải quyết ... e. Các giải pháp     Trước tình hình thực tế có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, đặc biệt với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo, định hướng  phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề môn Sinh học nên sau khi thảo luận nhóm chúng tôi thống như sau : - Tích cực, mạnh dạn áp dụng giảng dạy môn Sinh học theo Phương pháp đổi mới dạy học định hướng  phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh và  hướng dẫn cho học sinh tự học. - Phần khởi động : Tạo hứng thú và trí tò mò khoa học cho học sinh, tạo tâm thế để các em vào bài học mới. - Phần hình thành kiến thức: Giao việc, hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ cho từng học sinh ở nhà. Tích cực động viên, khen ngợi các em chuẩn bị và tham gia tốt các hoạt động.Tạo điều kiện tối đa để các em tham gia vào các hoạt động, các em tự  chia sẻ, trợ giúp, kiểm tra , đánh giá lẫn nhau theo góc độ cá nhân, theo cặp, nhóm. Khi thật cần thiết hoặc nảy sinh tình huống có vấn đề thì mới cần sự hỗ trợ của giáo viên. - Phần luyện tập vận dụng: Thực hiện kỹ thuật hỏi chuyên gia: để khắc sâu và củng cố kiến thức trọng tâm cho học sinh. - Trong giờ học cần  phải chia nhóm phù hợp: Trong nhóm có các đối tượng học sinh khác nhau và các thành viên trong nhóm phải được giao việc cụ thể. - Giáo viên tạo ra tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học . - Hoc sinh hoạt động tự giác , tích cực , chủ động , sáng tạo và có sự giao lưu giữa các thành viên trong tập thể lớp , giữa Gv và Hs. - Giáo viên có tác động điều chỉnh , giúp đỡ Học sinh vượt qua những khó khăn bằng cách phân tích thành những thành phần đơn giản hơn.  - Giáo viên giúp học sinh xác nhận những kiến thức đã đạt được trong quá trình hoạt  động, đưa ra những kết luận cần thiết giúp học sinh chiếm lĩnh  kiến thức . III. BÀI DẠY MINH HỌA Tiết 28 BÀI 24 – PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.1. Kiến thức: Nắm được quá trình thoát hơi nước ở lá và ý nghĩa của sự thoát hơi nước cùng các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. 1.2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, cách tiến hành thí nghiệm(TN) chứng minh các hiện tượng của cây. - Vận dụng kiến thức, giải thích dược ý nghĩa của một vài biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. - Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 1.3. Thái độ - Yêu thích môn học. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường. 1.4. Tích hợp - GDMT: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường bằng cách trồng cây gây rừng để rễ cây giữ nước chống sói mòn, và làm cho không khí trong lành. - Tư tưởng HCM: Ý thức thực hành tiết kiệm như tiết kiệm nước trong sinh hoạt, chăm sóc cây xanh, cây cảnh. - Môn công nghệ: Baì 29 tiết kiệm nước. 1.5. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận. - Kĩ năng trình bày sự tự tin trong trình bày ý kiến các nhân - Kĩ năng quan sát, thực hành. 2. Mục tiêu phát triển năng lực Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm (giải thích các hiện tượng thực tế), năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS) 1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to hình SGK 2. Chuẩn bị của HS: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Thế nào là hô hấp? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với cây? 3. Khám phá: Chúng ta đều biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Vậy phần lớn nước vào cây đi đâu? Để biết được chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay BÀI 24 – PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 4. Kết nối: * HĐ1:Tìm hiểu các TN xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? Phương pháp: Trực quan – tìm tòi, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, dạy học nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được hình thành - Gọi HS đọc thông tin SGK. + Một số HS đã dự đoán điều gì? + Để chứng minh cho dự đoán đó, họ đã làm gì? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu 2 thí nghiệm và trả lời câu hỏi thảo luận. (Cho HS quan sát kết quả thí nghiệm do GV chuẩn bị) + Vì sao trong cả hai thí nghiệm đều sử dụng cây tươi: 1 cây còn đủ rễ, thân, lá còn một cây có rễ, thân, không có lá? + Để kiểm tra dự đoán ban đầu, em chọn thí nghiệm nào? Vì sao? + Gợi ý để HS chọn lựa và giải thích chính xác. (Tùy theo tình huống mà có gợi ý khác) -> Hoàn chỉnh giải thích: (*) Giải thích: - Thí nghiệm 2: Mức nước lọ A giảm chứng tỏ rễ cây đã hút nước, cán cân lệch về lọ B chứng tỏ nước đã thoát ra ngoài và thoát qua lá. Lọ B: mức nước không thay đổi, chứng tỏ cây không có lá rễ không hút nước và không có hiện tượng thoát hơi nước. - Thí nghiệm 1: Chỉ chứng minh cây có lá có hiện tượng thoát hơi nước nhưng chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên vì Hô hấp cũng thải ra môi trường hơi nước. Nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào của lá? (Treo tranh H 24.3) -> Vậy, thí nghiệm 2 đã chứng minh được điều gì? (*)MR: Từ thí nghiệm 1, nhóm 2 có thể thay cân bằng dụng cụ gì mà vẫn chứng minh được dự đoán ban đầu? - Đọc bài. - Dự đoán:phần lớn nước do rễ hút vào được lá thải ra ngoài do thoát hơi nước qua lá. - Để chứng minh cho dự đoán của mình -> làm thí nghiệm. a) Thí nghiệm: - Họat động nhóm -> trả lời câu hỏi. -> Đại diện nhóm trả lời theo sự điều khiển của GV. - Vì thí nghiệm nhằm chứng minh vai trò của lá. - Mỗi nhóm nêu lựa lựa chọn của nhóm mình và giải thích sự lựa chọn đó. * Kết quả chính xác: Thí nghiệm 2. - Ghi bài. + Nước thoát ra ngoài qua lỗ khí của lá. b) Kết luận: - Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. - Thay cân bằng túi nilon. Năng lực quan sát, năng lực tái hiện kiến thức. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực quan sát, năng lực làm chủ và phát triển bản thân. Năng lực dự đoán. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực quản lí bản thân. Năng lực rút ra kết luận Tiểu kết: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? TN1: (tự trình bày ) *Kết quả: -Túi bóng ở chậu A bị mờ -Túi bóng ở chậu B vẫn trong suốt TN2: (tự trình bày ) *Kết quả: Cân lệch phía đĩa cân B ( bình cây không có lá) và nước ở bình A giảm Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào đã được thoát ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. * HĐ2: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước Phương pháp: Trực quan – tìm tòi, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, dạy học nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được hình thành Yêu cầu HS theo dõi ND SGK và trả lời câu hỏi: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? -> Hoàn chỉnh. - Tự nghiên cứu SGK và nêu được ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá. * Ý nghĩa: + Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng vận chuyển được từ rễ lên lá. + Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng Mặt trời và nhiệt độ cao. Năng lực quan sát, năng lực tái hiện kiến thức. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực quan sát, năng lực làm chủ và phát triển bản thân. Tiểu kết: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước: Giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giúp là khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời *HĐ3: Những ĐK bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá Phương pháp: Trực quan – tìm tòi, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, dạy học nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được hình thành - Yêu cầu HS đọc nội dung SGK. Tại sao những ngày nắng nóng, gió mạnh, độ ẩm không khí giảm phải tưới nước nhiều cho cây? -> Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc những điều kiện nào? (*)MR: Tại sao khi đánh cây để đem trồng nơi khác người ta thường chọn những ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn? - Đọc bài. - Vì những ngày này, sự thoát hơi nước qua lá tăng -> cây thiếu nước -> Sự quang hợp của lá giảm hoặc ngừng trệ -> các hoạt động sống ngừng -> Cây héo và có thể chết -> Phải tưới nước nhiều cho cây. - Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc những điều kiện bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí. - Chọn ngày râm mát -> tránh nhiệt độ cao ảnh hưởng đến cây. Tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn -> giảm sự thoát hơi nước qua lá vì cây mới trồng rễ chưa tự lấy được nước. Năng lực quan sát, năng lực tái hiện kiến thức. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực quan sát, năng lực làm chủ và phát triển bản thân. Năng lực liên hệ thực tế Năng lực giải quyết vấn đề. Tiểu kết: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí. 5. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. - Học bài và làm BTVN Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? Câu 1 SGK/tr.82 Tại sao khi đánh cây đi trồng nơi khác người ta thường chọn những ngày râm mát hoặc cắt ngắn ngọn? Ý nghĩa của sự thoát hơi nước Câu 2,3 SGK/tr.82 Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Câu 4 SGK/tr.82 6. Vận dụng - Dặn dò: + Về nhà học bài, chuẩn bị một số loại lá biến dạng: củ dong ta, xương rồng.IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM  - Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng  phát triển năng học sinh, hướng dẫn học sinh tự học  trong các môn học nói chung, môn Sinh học nói riêng đặt ra yêu cầu cao đối với mỗi  GV, đòi hỏi GV phải đầu tư công sức , chọn phương pháp dạy cho thích hợp đối với từng đối tượng học sinh ( HS yếu kém, HS trung bình , HS khá giỏi), định hướng từ việc phát triển những năng lực nào cho Hs,  trong một tiết dạy các đối tượng học sinh đều được tham gia tích cực . - Học sinh đó khẳng định được vai trò chủ động tiếp thu kiến thức của mình – Học sinh là trung tâm, chủ thể của hoạt động. Vai trò của người thầy mờ nhạt hơn, chỉ đóng vai là người cố vấn. - GV cần quan tâm đến khâu hướng dẫn và chuẩn bị bài của Hs. Các câu hỏi phản biện làm nảy sinh tình huống có vấn đề ,  để điều chỉnh kịp thời các diễn biến của giờ dạy để đạt được mục tiêu của  bài dạy.   - GV cần mạnh dạn , không ngại khó thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới  giúp các em hứng thú học tập bộ môn. V. ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động, các em tự chia sẻ, hỗ trợ, kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, chiễm lĩnh tri thức. VI. KẾT LUẬN : Trên đây là một số ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan và một số biện pháp chúng tôi đã và đang thực hiện trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng  phát triển năng học sinh, hướng dẫn học sinh tự học  trong môn Sinh học,  nhằm nâng cao chất lượng dạy và học,  phát huy các năng lực ở học sinh. Chúng tôi rất mong các đồng chí  đóng góp ý kiến , chia sẻ cùng chúng tôi để chúng ta có được những phương pháp tốt  nhất làm cho công tác dạy và học ngày càng hiệu quả cao.                                                                        .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 24 Phan lon nuoc vao cay di dau_12503312.docx