Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 3
1. Kinh tế tập thể và vai trò của KTTT. 3
1.1. Bản chất của KTTT. 3
1.2. Vai trò của KTTT 4
2. Hợp tác xã nông nghiệp và vai trò của nó. 6
2.1. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp. 6
2.2. Đặc trưng của Hợp tác xã nông nghiệp. 7
2.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp. 8
II. ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 10
1. Quá trình hình thành và phát triển của HTX NN. 10
1.1 Gai đoạn trước năm 1981 10
1.2 Giai đoạn sau năm 1981 12
2. Sự cần thiết phải đổi mới HTX trong nông nghiệp ở nước ta. 15
2.1. Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế đòi hỏi phải đổi mới và phát triển các HTX NN. 15
2.2. Xuất phát từ vai trò của nền nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 16
2.3 Xuất phát từ vai trò của loại hình HTX trong kinh doanh nông nghiệp. 16
3. Nôi dung đổi mới HTX NN theo luật ở nước ta. 17
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tiếp tục đổi mới và phát triển HTX NN theo Luật. 17
3.2. Một số nội dung chủ yếu của Luật HTX năm 2003. 19
4. Một số điểm khác biệt của luật HTX năm 2003 so với luật HTX năm 1996. 21
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2003 25
1. Chỉ tiêu về kết quả đổi mới và phát triển 25
2. Chỉ tiêu về hiệu quả đổi mới và phát triển 27
VI. KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 27
1. Các HTX NN ở Trung Quốc 27
2. Kinh nghiệm phát triển HTX NN Nhật Bản 28
3. Kinh nghiệm phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp Phù Nham( Tây Bắc) 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2003 Ở HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH 30
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HUYỆN NAM TRỰC 30
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 30
1.1. Điều kiện tự nhiên. 30
1.2: Nguồn tài nguyên thiên nhiên 31
2. Điều kiện kinh tế xã hội. 32
2.1. Kết cấu hạ tầng. 32
2.2. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư. 33
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Nam Trực trong những năm qua. 34
3. Một số nhận định tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Huyện Nam Trực. 36
3.1. Thuận lợi. 36
3.2. Khó khăn thách thức. 38
1. Các bước tiến hành đổi mới. 39
2. Nội dung đổi mới HTX NN theo luật HTX năm 2003 ở huyện Nam Trực 40
3. Kết quả về đổi mới và phát triển của các HTX NN ở huyện Nam Trực khi thực hiện đổi mới và phát triển theo Luật hợp tác xã năm 2003 46
3.1 Về quản lý và chỉ đạo sản xuất. 46
3.2 Về cơ cấu bộ máy tổ chức và quan hệ quản lý nội bộ sau khi thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2003 47
3.3 Về tình hình đội ngũ cán bộ và xã viên hợp tác xã sau khi thực hiện đổi mới và phát triển các HTX theo Luật HTX năm 2003 50
3.4 Về tình hình sở hữu vốn quỹ và tài sản của các HTX NN huyện Nam Trực sau khi thực hiện đổi mới và phát triển HTX theo Luật HTX năm 2003 53
3.5 Về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX NN sau khi thực hiện đổi mới và phát triển các HTX theo Luật HTX năm 2003 55
3.6 Về tình hình phân phối, trả công, lập quỹ HTX sau khi thực hiện đổi mới và phát triển các HTX NN huyện Nam Trực theo Luật HTX năm 2003 64
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN HUYỆN NAM TRỰC 64
1. Những kết quả đạt được 64
1.1 Tác động của việc đổi mới và phát triển HTX NN theo Luật đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Trực. 64
1.2 Tác động đổi mới HTX NN đối với sự phát triển của HTX 66
2. Những tồn tại yếu kém 67
2.1 Chỉ đạo sản xuất 67
2.2 Trong hoạt động dịch vụ, vốn quỹ HTX 68
2.3 Việc chuyển đổi HTX theo Luật HTX còn nhiều tồn tại 69
3. Nguyên nhân của những vấn đề trên 69
3.1 Nguyên nhân của những kết quả đạt được 69
3.2 Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém 70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTX NN THEO LUẬT HTX NĂM 2003 Ở HUYỆN NAM TRỰC 72
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTX NN THEO LUẬT HTX NĂM 2003 72
II. MỘT SỐ GIẢI PÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTX NN THEO LUẬT HTX NĂM 2003 Ở HUYỆN NAM TRỰC 73
1. Giải pháp về đường lối chính sách của đảng và nhà nước 73
1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến luật HTX 73
1.2 Xác lập môi trường thể chế thuận lợi tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác và HTX phát triển. 74
2. Giải pháp đối với nội bộ HTX 75
2.1 Giải pháp về tài chính 75
2.2 Về xã viên HTX 76
2.3 Sở hữu tài sản và vốn quỹ HTX 76
3. Giải pháp về cơ chế chính sách của của đảng và nhà nước 76
3.1 Chính sách xoá nợ đối với HTX 76
3.2 Chính sách về ruộng đất 77
3.3 Chính sách tài chính tín dụng 77
3.3 Chính sách khuyến nông khoa học công nghệ 78
3.4 Chính sách về thị trường 79
3.5 Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn 80
3.6 Chính sách về đào tạo và sử dụng cán bộ HTX và đào tạo nghề cho lao động nông thôn 81
4. Một số giải pháp khác 82
4.1 Đẩy mạnh sản xuât hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình nói riêng để tạo nhu cầu đổi mới phát triển HTX NN 82
4.2 Mở rộng và phát triển các ngành nghề nông thôn và dịch vụ khác ngoài kinh doanh dịch vụ nông thôn 83
4.3 Tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa HTX và các thành phần kinh tế khác trước hết là kinh tế nhà nước. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới và phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã năm 2003 ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá hệ thống kênh mương.
Công tác quản lý HTX:dã tiến hành Đại hội tổng kết nhiệm kỳ và tổng kết sản xuất kinh doanh hàng năm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX đã kịp thời phục vụ hco sản xuất, hỗ trợ có hiệu quả cho kinh tế hộ phát triển. Công tác quản lý sử dụng vốn quỹ đảm bảo nguyên tắc, vừ có hiệu quả.
Công tác quản lý đất đai: đã hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Hoàn thành hồ sơ địa chính, triển khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm và cấp giấy chứng nhận cho các hộ sử dụng đất.Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày06/8/2002của tỉnh uỷ Nam Định về công tác dồn điền đổi thửa.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghệp: thực hiện đường lối đổi mới của đảng trong những năm qua, trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, các cấp chính quyền đã phối hợp với các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành trong 5 năm (2001-2005) đạt tốc độ tăng bình quân 30%/năm, sảm phẩm đa dạng phong phú về chủng loại từ ngành ngề truyền thống đến các ngành nghề mới, góp phần làm tăng giá trị sản lượng công nghiệp ở địa phương.
+ Tài chính- tín dụng ngân hàng: Các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo tăng cường khai thác các nguồn thu, thực hiện thu chi theo dự toán, thực hành tiết kiệm chi tiêu hành chính. Ngân hàng NN & PTNT đã tập trung huy động vốn và đầu tư phục vụ tốt nhu cầu vốn vây phát triển nền kinh tế đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp.
3. Một số nhận định tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Huyện Nam Trực.
3.1. Thuận lợi.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội là cơ sở quạn trọng để tiến hành bố trí các hoạt động sản xuất kinh doanh, đây chính là cơ sở tự nhiên để các hoạt động diễn ra trên cơ sở khai thác các nguồn lực tự nhiên sẵn có vào phục vụ sản xuất. Với những đặc điểm trên huyện nhà có 1 tiềm năng lớn để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với trình độ cao và quy mô lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc chuyên chở các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra sản phẩm trong nội vùng và từ vùng sang các vùng khác, thúc đẩy sự chuyên môn hoá, hiệp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn ngành. Với đặc điểm khí hậu của 2 mùa cho phép phát triển cây trồng vật nuôi của vùng nhiệt đới và ôn đới, tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường về đa dạng sản phẩm, đây cũng là 1 lợi thế của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trữ lượng nước lớn, hệ thống thuỷ lợi với chất lượng tốt nên công tác sản xuất chủ động được trong vấn đề tưới tiêu nước, công tác chống úng chống hạn được thực hiện tốt. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi nội đồng mà ban chỉ đạo sản xuất đã mạnh dạn đưa những cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tích cực chuyển đổi cớ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất của nông dân diễn ra ổn định và có hiệu quả cao, nâng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng sản xuất và bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp, tuy nhiên để các yếu tố này phát huy hiệu quả như mong muốn thì cần phải có sự tác động của lao động con người thông qua các công cụ lao động. Cả chất lượng và số lượng dân cư lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất. Nguồn lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số nên hàng năm đã cung cấp 1 lượng lớn lao động bổ xung cho các ngành nghề. Đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.
Cùng với sự gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động thì cùng về việc làm ngày càng mở rộng, bên cạnh sản xuất nông nghiệp là sự xuất hiện của những ngành nghề phụ như đúc gang, thép, cơ khí, sản xuất gạch ngói, dệt may … tạo ra nhu cầu về lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn.
Địa bàn huyện cung xlà một thị trường có tiềm năng lớn về tiêu thụ, các mặt hàng thông thường, mặt hàng cao cấp do mức sống của người dân ngày một cải thiện và thu nhập cao. Đây là một định hướng quan trọng giúp các nhà phân tích thị trường đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nhìn chung huyện Nam trực có một tiềm năng lớn về cả điều kiện tự nhiên và xã hội, bên cạnh đó là những cơ hội mới, thời cơ mới đến với nước ta nói chung và với huyện Nam trực nói riêng, là cơ sở để phát triển nền kinh tế toàn diện, nâng cao đời sống vật chất tinh thân cho người dân thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
3.2. Khó khăn thách thức.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì không thể khống kể đến những khó khăn đã và đang đặt ra với sự nghiệp phát triển của huyện, nó bắt nguồn từ tính chất 2 mặt của sự vật hiện tượng. Những khó khăn này do nội tại và yêu cầu khách quan quy định trong quá trình phát triển kinh tế huyện.
Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên mang lại, đối với nước ta thì đặc điểm đó còn rất rõ nói lên nền sản xuất lạc hậu, phương thức canh tác lạc hậu và phụ thu vào điều kiện tự nhiên. Khí hậu n mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi bùng phát các dịch bệnh phá hoại mùa màng. Hệ thống thuỷ lợi đã được kiên cố nhưng tình trạng xuống cấp vẫn xảy ra do quá trình quản lý lỏng lẻo, qua loa gây ra tình trạng lũ lụt, hạn hán khi mùa mưa và mùa hanh khô xuất hiện, làm thiệt hại sản xuất.
Công tác giao đất đến tận tay người dân vẫn chưa triệt để, tình trạng sản xuất manh mún, phân tán còn tồn tại.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nhiều nơi đang bị xuống cấp nghiêm trọng làm giảm quá trình sản xuất của nông dân. Cùng với cả nước, huyện Nam trực cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng dân số nhanh, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao, trong khi sức hút về lao động từ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn yếu do quy mô sản xuất còn nhỏ. Trước tình trạng đó người lao động nông thôn rời bỏ sản xuất nông nghiệp đổ xô ra các thành phố lớn tìm việc còn lại trong nông thôn đa số là những gười đã quá tuổi lao động và lao động trẻ em, từ đó làm giảm sức sản xuất trong nông thôn.
Mức sống của người dân cả về vật chất, lần tình thần tuy đã được cải thiện những vẫn còn một số ít hộ rơi vào tình trạng mức thu nhập nhỏ hơn mức thu nhập trung bình của vùng và rất bấp bênh. Nhận thức của người dân về các vấn đề đổi mới, phát triển còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động đường lối chinh sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội.
Tất cả những khó khăn trên là một trở ngại rất lớn trên bước đường phát triển của huyện nhà. để phát triển nền kinh tế lành mạnh vững chắc đòi hỏi Ban lãnh đạo huyện phải có những cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp để làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên cơ sở tìm hiểu và tôn trọng các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của bản thân người dân trong huyện cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế.
Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm điều kiện tự nhiên mang lại để có cái nhìn tổng quan hơn các vấn đề phát triển từ đó có phương hướng, biện pháp tổ chức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả phát triển cao.
II. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HTX NN THEO LUẬT HTX NĂM 2003 Ở HUYỆN NAM TRỰC
Thực hiện Nghị quyết số 13NQ-TW Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới và nâng cấp hiệu quả kinh tế tập thể, nghị quyết 04/NQ-TƯ về đổi mới HTX gắn với chỉ đạo đại hội xã viên HTX NN nhiệm kỳ 2003-2006, kế hoạch số 49/UBND - VP3 của UBND tỉnh Nam Định.
Căn cứ tình hình cụ thể của các HTX NN trong huyện và định hướng phát triển kinh tế HTX đến năm 2010 của BCH Huyện, UBND huyện Nam trực tiến hành tiếp tục đổi mới và phát triển các HTX NN theo luật HTX năm 2003.
1. Các bước tiến hành đổi mới.
Dưới sự hướng dẫn của Sở NN &PTNT, UBND huyện Nam Trực tiến hành triển khai, công bố tiến hành đổi mới và phát triển các HTX NN tới các HTX trong toàn huyện.Hướng đổi mới xoay quanh các nội dung cụ thể sau:
- Đối với mô hình HTX NN hiện nay giữ nguyên mô hình cần tập trung đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động để HTX ổn định phát triển.
- Đối với HTX khá giỏi, xã viên tin cậy HTX cần mạnh dạn huy động xã viên góp vốn, xác định xã viên theo đúng luật, chuyển mô hình HTX hiên nay sang mô hình HTX cổ phần.
- Khuyến khích tạo điều kiện cho các địa phương hình thành HTX kiểu mới: HTX dịch vụ chuyên nganh, HTX dịch vụ tổng hợp, HTX liên xã với 100% vốn góp của xã viên tham gia HTX.
Bám sát những định hướng trên, Phòng NN&PTNT huyện Nam Trực triển khai hướng dẫn các bước tiến hành đổi mới và phát triển các HTX NN theo luật HTX năm 2003 đến từng HTX như sau:
- Tiến hành thành lập Ban chỉ đạo điều hành, hướng dẫn các HTX trong toàn huyện những nội dung cần và tiếp tục đổi mới đối với các HTX về các mặt phương hướng, mục đích kinh doanh, sở hữu vỗn quỹ HTX, xã viên HTX, phân phối lợi nhuận HTX…
- Phổ biến công tác kế hoạch và quy trách nhiệm đối với cán bộ và xã viên HTX nhằm nâng cao nhận thức của họ, để họ thấy được đổi mới và phát triển các HTX là một xu thế khách quan tất yếu, phục vụ trước hết lợi ích của họ.
- Xây dựng các kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh, những cơ chế, chế tài cụ thể trên cơ sở đường lối của Đảng và Nhà nước, những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng và từ thực trạng hoạt động của các HTX hiện nay.
- Tiến hành họp Đại hội xã viên thông qua đó báo cáo kết qảu sản xuất kinh doanh đã được tổng kết thường kỳ, nêu những vấn đề được và chưa đạt được từ đó có hướng điều chỉnh cụ thể.
Nội dung đổi mới HTX NN theo luật HTX năm 2003 ở huyện Nam Trực
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng NN & PTNT huyện Nam Trực, các HTX trong toàn huyện đã nhanh chóng tiến hành đổi mới và củng cố lại bộ máy quản lý hoạt động HTX mình trên cơ sở bám sát đường lối chủ trương mà đảng và nhà nước ta đề ra trong luật HTX, và các nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn thi hành từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Những nội dung đổi mới được triển khai đến từng các HTX, tuy vào từng điều kiện cụ thể của các HTX mà Ban lãnh đạo có những phương án hành động linh hoạt nhằm đem lai hiệu quả thiết thực cho công cuộc đổi mới.
Rất nhanh chóng, tư tưởng chỉ đạo của Phòng NN &PTNT đã được các HTX hưởng ứng nhiệt tình thể hiện là sự chuẩn bị các điều kiện cả về vật chất và tinh thần thông qua sự nhất trí cao của toàn thể xã viên trong HTX trước Đại hội xã viên.
Ngay trong thời gian đầu, 100% các HTX trong toàn huyện dưới sự chỉ đạo sát sao của Phòng NN & PTNT đã tiến hành Đại hội xã viên, thông qua đó tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước về vấn đề đổi mới và củng cố các chức năng hoạt động của HTX NN, giúp xã viên nhận thức được vấn đề đang đặt ra là một tất yếu khách quan của sự phát triển, đồng thời đưa ra những phương hướng tổ chức, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản luật đối với sự phát triển của HTX. Các HTX đều chuyển đổi theo những phưong hướng chung, cụ thể sau:
Thứ nhất: Đổi mới nội dung và mục đích kinh doanh của HTX
Vấn đề triển khai theo luật HTX năm 1996 về đăng ký thành lập HTX mới đã tạo ra phong trào xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới, cho đến khi luật HTX năm 2003 ra đời hầu như các HTX trong toàn huyện đã chuyển được mô hình hoạt động của mình sang các phương thức làm ăn mới trên cơ sở các mô hình HTX kiểu mới, làm tăng thêm số HTX và cho đến nay là 36 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mặc dù đã có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động song hiệu quả đem lại từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX là còn hạn chế, nguyên nhân do sự chậm đổi mới ở một số HTX hoặc trong một số lĩnh vực hoạt động còn yếu chưa phát huy được hết nhưng tiềm năng của cơ sở vào phục vụ sản xuất. Vì vậy vấn đề về đổi mới nội dung và mục đích kinh doanh luôn luôn được đặt ra cho các HTX, trên cơ sở phù hợp với nhu ccầu của thi trường nhằm đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động kinh tế.Các HTX đảm nhận tất cả các khâu từ đảm bảo cung ứng các dịch vụ vật tư kỹ thuật đầu vào cho quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... các dịch vụ phục vụ trong quá trình sản xuất như HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật và dịch vụ các yếu tố đầu ra cho quá trình sản xuất như chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo phương thức hoạch toán kinh doanh thông qua các hợp đồng kinh tế giữa hộ xã viên và HTX. Với nội dung cụ thể như trên các hộ xã viên có thể yên tâm sản xuât kinh doanh, đối phó được với những rủi ro mà thị trường cạnh tranh mang lại, như cạnh tranh về giá, chất lượng của các dịch vụ. Bên cạnh dó đối với những cơ sở có thế mạnh về phát triển các ngành nghề phụ ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã nhận được sự khuyến khích, hỗ trợ về các điều kiện phát triển nhằm thúc đẩy các hoạt động này đi vào làm ăn có lãi cao.
Thứ hai: Đổi mới phương thức hoạt động của các HTX
Ngay từ khi thực hiên đường lối đỏi mới nền kinh tế(1986), huyện Nam Trực đã kịp thời có những công văn, chỉ thị hướng dẫn điều hành hoạt động của các HTX trên cơ sở đổi mới bộ máy tổ chức quản lý từ cơ chế chỉ đạo tạp trung theo mệnh lệnh cấp trên và trả công lao động trực tiếp theo phương thức chấm điểm sang cơ chế khoán sản phẩm đến hộ xã viên thông qua các hợp đồng kinh tế ký kết giữa HTX và xã viên. Khi đó các hộ xã viên với năng lực sản xuất của mình tự quýêt định phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, và tự hoạch toán thu chi đối với các hoạt động của mình. Như thế các hộ xã viên mới thực sự gắn bó với công việc của mình, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. còn các HTX có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của các hộ xã viên thông qua những nội dung mà hợp đồng kinh tế đề cập.
Thứ ba: Hiệu quả là mục tiêu hàng đầu khi xem xét tiến hành sản xuất kinh doanh
Đối với các HTX NN khi tiến hành đổi mới thì mục tiêu kinh tế được đặt lên hàng đầu, nhằm đem lại lợi nhuận cao trên cơ sở sản xuất phụ thuộc vào thị trường. Bởi vì trong cơ chế mới mỗi hộ xã viên là một chủ thể kinh doanh độc lập, họ tự hoạch toán kết quả họat động của minh lỗ họ tự chịu và lãi thì họ được hưởng. Bên cạnh đó khi tham gia vào thị trường vừa có nhiều cơ hội mà rủi ro cũng không ít đến với hoạt động của họ, họ không chỉ dựa vào những cái họ có để sản xuất mà hướng kinh doanh của họ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường cần gì, đôi tượng tiêu thụ sản phẩm của họ và phương thức họ tiền hành các hoạt động này như thế nào. Bởi vậy trong nội dung đổi mới HTX thì mở rộng thêm chức năng của HTX về vấn đề tìm hiểu thị trường là rất cần thiết, từ đó giúp các HTX nắm bắt được những thông tin từ thị trương một cách nhanh và chính xác nhất không những thị trường trong nội bàn huyện mà còn là thị trường trong nước và thị trường quốc tế trong điều kiện hội nhập có phân công lao động, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN.
Ngoài ra trong các hợp đồng kinh tế giữa hộ xã viên và HTX cũng phải rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý cụ thể đối với từng công việc, từng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ tư: Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý trên cơ sở định hướng về mô hình HTX theo hướng gọn nhe, cơ chế hoạt động mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với nội dung và quy mô kinh doanh.
Trên cơ sở tiếp tục khẳng định HTX NN với 2 chức năng chính theo luật đó là:
+ Chức năng chỉ đạo sản xuất: được thực hiên thông qua việc quy hoạch vùng sản xuất, chuyển dịch, phát triển ngành nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ manh mún hiện nay sang nền sản xuất hàng hoá.
+ Chức năng sản xuất kinh doanh:
- Các dịch vụ thiết yếu: đây là dịch vụ phục vụ toàn thể cộng đồng xã viên nên vừa có tính kinh tế, vừa mang tính xã hội nên phù hợp với mô hình HTX hiện nay.
- Dịch vụ mang tính thương mại; Dịch vụ vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ HTX đây là dịch vụ nhiều thành phần kinh tế tham gia, HTX có thế mạnh là thị trường tại chỗ,có sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng có hạn chế là thiếu vốn, thiếu linh hoạt. Song chỉ có mở rộng dịch vụ này với tạo sự gắn bó giữa xã viên với HTX, ổn định giá thị trường, HTX có sự tăng trưởng vốn.
Bên cạnh đó là đổi mới về các vấn đề:
* Đổi mới về hình thức sở hữu trong HTX: với mục tiêu nâng cao hơn nữa hiện quả hoạt động, các HTX trong huyên không đặt vấn đề chia vốn mà tập trung vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã viên về HTX, vận động các hộ tự nguyện tham gia xây dựng HTX thể hiện bằng việc góp vốn tối thiểu.
+ Đối với các HTX có đủ điều kiện mà được các hộ xã viên nhất trí thì thực hiện theo hướng: Xác định toàn bộ số vốn hiện nay là không chia thuộc sở hữu HTX, các hộ sản xuất nông nghiệp hoặc không sản xuất nông nghiệp có nhu cầu dịch vụ điện nước thì đăng ký góp vốn cổ phần xã viên theo mức góp vốn tối thiểu do điều lệ HTX quy định. Khi ra HTX thì được HTX trả lại vốn góp; các hộ có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện nước nhưng không tham gia HTX vẫn được HTX dịch vụ , quan hệ HTX và các hộ đó là quan hệ hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bằng luật dân sự. Mục tiêu chính của việc vận động góp vốn tối thiểu là khẳng định tính tự nguyện của xã viên khi tham gia HTX.
+ Đối với xã viên khó khăn chưa thực hiện góp vốn được thì xác định toàn bộ vốn hiện nay là vốn không chia thuộc sở hữu tập thể. Tăng cường quản lý vốn quỹ thông qua cơ chế khoán bảo toàn, tăng trưởng vốn tại đạihội xã viên, tăng cường chức năng kiểm tra giám sát của ban kiểm soát HTX, cơ quan quản ký về tài chính đối với HTX.
+Huy động xã viên góp vốn kinh doanh với HTX, trước măt cán bộ quản lý HTX từ đội trưởng sản xuất đến ban quản trị HTX phải góp vốn sản xuất kinh doanh theo điều lệ HTX dể tổ chức kinh doanh đáp ứng tối thiểu 30% nhu cầu vật tư, dịch vụ của họ xã viên.
* Đổi mới nội dung tổ chức trong HTX
Về xã viên HTX : xác lập tư cách xã viên theo đúng hướng, đối với các HTX chưa thực hiện góp vốn thì duy trì xã viên như hiện nay, các xã viên thực hiện góp vốn tối thiểu thì xác định tư cách xã viên theo nguyên tắc tự nguyện và có vốn góp tối thiểu. Xác lập quyền và nghĩa vụ của xã viên, xã viên được hưởng lợi ích kinh tế từ HTX thông qua 2 cơ chế được tiếp nhận giá dịch vụ HTX và gián tiếp thông qua phân phối lãi.
* Đổi mới cơ chế quản lý và phân phối trong HTX
+ Đổi mới cơ chế quản lý: đại hội xã viên với tư cách là chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý thông qua cơ chế giao kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ cho ban quản trị bao gồm kế hoạch hoạt động dịch vụ gắn liến với kế hoạch tài chính, kế hoạch bảo toàn và tăng trưởng vốn. kiên quyêt đưa công tác quản lý tài chính và vốn quỹ HTX vào cơ chế kế hoạch khoán. Đại hội xã viên hàng năm có nhiệm vụ dấnh giá kết quả sản xuất kinh doanh và công tác quản lý tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất và quản lý tài chính trong những năm tiếp theo giao cho ban quản trị tổ chức thực hiện. Ban quản trị HTX trực tiếp là đồng chí chử nhiệm chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên về những phần nhận khoán của mình và tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch được giao.
+ Đổi mới về cơ chế hoạch toán và phân phối: Các HTX đã thực hiện đúng các nguyên tắc hoạch toán kinh doanh theo luật HTX đảm bảo lấy thu bù chi. Bảo đảm hài hoà giữa phần tích luỹ cho kinh tế tập thể và phân phối lại cho xã viên theo vốn góp, mức tiếp nhận dịch vụ của HTX.
Thứ năm: Đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ cho HTX
Giữ vai trò chủ chốt điều hành hoạt động của các HTX nên vấn đề đào tạo lại và đổi mới đội ngũ cán bộ HTX có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trình độ của cán bộ HTX hiện nay chựa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Nhận thức rõ vấn đề trên nên hàng năm huyện Nam Trực mở các lớp tập huyến bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, và các kiến thức mới trong nền kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HTX của các cán bộ chủ chốt trong HTX. Các HTX thực hiện trích một phần ngân quỹ xã dành chi phi cho đào tạo cán bộ đặc biệt là nâng cao trình độ nghiệp cụ của Chủ nhiệm HTX, kế toán trưởng và Trưởng ban kiểm soat. Đối với những cán bộ không còn đủ năng lực quản lý thì tiến hành bãi nhiệm, bầu ra bộ máy quản trị mới. Có chế độ đối với cán bộ HTX để họ gắn bó với công việc chung hơn.
3. Kết quả về đổi mới và phát triển của các HTX NN ở huyện Nam Trực khi thực hiện đổi mới và phát triển theo Luật hợp tác xã năm 2003
Sau khi đã có những văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đổi mới và phát triển HTX NN trong huyện theo luật HTX năm 2003. Các HTX NN trong huyện đã nhanh chóng tiến hành đại hội xã viên nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các Nghị quyết chính sách của Đảng đến các thành viên của HTX. Từ đó nâng cao nhận thức xã viên về HTX, vận động các hộ tham gia phát triển HTX một cách nhiệt tình. Năm 2003 có 34/36 HTX tổ chức đại hội xã viên nhiệm kỳ, còn lại 2 HTX Nam Ninh, Tân Trào đại hội trong năm 2004. Đến năm 2005 và 2006 thì đã 100% HTX tổ chức đại hội xã viên thường kỳ theo luật HTX.
Cho đến nay 100% HTX trong toàn huyện đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, đạt tỷ lệ tối đa so với các huyện khác trong toàn tỉnh Nam Định. Điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để các HTX NN hoạt động bình đẳng như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.
Quy mô hành chính của các HTX NN huyện Nam Trực hiện có 9/36 HTX NN toàn xã, 27/36 HTX quy mô liên thôn (mỗi xã có2-3 HTX NN). Số lượng thành viên trong mỗi HTX đều có trên 1000 hộ trở lên. đây là lợi thế để các HTX mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
3.1 Về quản lý và chỉ đạo sản xuất.
Các HTX đã xây dựng kế hoạch bố trí cây trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu quả cao, phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên của vùng, tập trung chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, trồng màu và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích chuyển đổi từ năm 2003-2006 là 1144ha, bình quân mỗi năm chuyển được 286ha. Những đơn vị có diện tích chuyển đổi khá như: Điền Xá, Nam Thắng, Tân thịnh, Nam Mỹ, Nam Toàn, Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Giang, Nam Thượng … Những diện tích chuyển đổi này đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho hộ gia đình, có những hộ đã nhận đấu thầu với diện tích lớn để làm trang trại, đầu tư hàng trăm triệu đồng như ở: Nam Thắng, Điền Xá, nghĩa An … Giá trị thu nhập trân 1 đơn vị diện tích chuyển đổi so với trồng lúa tăng cao như: Chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản thu nhập tăng từ 2-3 lần, trồng mầu từ 1,5 – 2 lần, trồng hoa cây cảnh tăng hơn 5 lần.
Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ nông dân ngày càng đa dạng, phong phú. các mặt hàng khác như thuỷ sản, kinh tế mới, ngành nghề nông thôn, thuỷlợi … tiếp tục được phát triển đã khẳng định được vai trò của kinh tế hợp tác xã đối với hộ xã viên.
Biểu 1: Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện
( Đơn vị: ha )
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Bình quân
2003-2006
Chuyển từ cây lúa sang:
240
268
292
344
286
- Cây trồng khác
180
200
222
230
208
-Nuôi trồng thuỷ sản
60
68
70
114
78
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Nam Trực )
Qua bảng trên ta thấy bình quần mỗi năm từ 2003-2006 diện tích lúa kém hiệu quả chuyển sang cây hoa màu có giá trị kinh tế cao là 208 (ha), chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 78 (ha). Như vậy huyện đã chỉ đạo các HTX thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả theo đường lối đổi mới và phát triển các HTX NN theo luật.
3.2 Về cơ cấu bộ máy tổ chức và quan hệ quản lý nội bộ sau khi thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2003
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý HTX đã được tinh giản theo hướng gọn nhe, đã quy định rõ chức năng và quyền hạn của mỗi phòng ban, bộ phận, xã viên có danh sách cụ thể, có điều lệ mẫu quy định cụ thể quyền lợi và nghia vụ của mỗi xã viên khi tham gia. Ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý HTX kiểu cũ
Đại hội đại biểu xã viên
Ban quản trị
Ban kiểm soát
Đội sản xuất
Tổ/nhóm sản xuất
Người lao động
(xã viên HTX)
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý HTX NN
kiểu mới theo Luật HTX năm 2003
Đại hội xã viên
Ban quản trị
Ban kiểm soát
Hoạch toán
Kỹ thuật
Dịch vụ
Các đội sx
Hộ nông dân và Các khách hàng ngoài HTX
Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ hợp đồng
Quan hệ kiểm tra
Nhìn chung các HTX NN trong toàn huyện đã chuyển bộ máy tổ chức quản lý kiểu cũ sang bộ máy tổ chức quản lý kiểu mới theo Luật HTX năm 2003. Ở mô hình tổ chức cũ( sơ đồ 1) mối quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ lãnh đạo từ trên xuống dưới, các cấp trên giao kế hoạch sản xuất kinh doanh mà không chỉ đạo trực tiếp đối với các hoạt động đó. Ban kiểm soát chỉ thực hiện kiểm tra giám sát đối với hoạt động của Ban quản trị và đội sản xuất mà không thực hiện chức năng này đối với các tổ, đội và người lao động trong HTX. Tình trạng trên đã dẫn đến hiện tượng quản lý lỏng lẻo, không theo dõi sát kết quả và hiệu quả hoạt động của người lao động và các tổ đội sản xuất, người lao động thì thờ ơ với công việc chung, gây ra tình trạng lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32084.doc