Chuyên đề Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: “Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục y tế văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. BHXH la sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. Hiện nay, số người cao tuổi nói chung và người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu ở nước ta nói riêng ở nước ta ngày càng gia tăng. Người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu là tầng lớp có cống hiến lớn lao trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy bảo vệ, chăm sóc và nâng cao đời sống cho người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ; “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Người hưởng lương hưu hàng tháng cần được tôn trọng chăm lo để tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong sản xuất mà họ đã tích luỹ được góp phần xây dựng xã hội mới.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng ở thị xã Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động căn cứ hồ sơ lý lịch và quá trình tham gia BHXH của người lao động để đối chiếu xác nhận ký ghi rõ họ tên và đóng dấu lên chỗ quy định trên tờ khai cấp sổ BHXH. - Cán bộ thu BHXH Thị xã tiến hành thẩm định, ký duyệt tờ khai cấp sổ BHXH của người lao động, sau đó ghi số sổ BHXH vào tờ khai cấp sổ BHXH đã duyệt và danh sách đề nghị cấp sổ BHXH. Sổ BHXH sẽ được ghi số sổ BHXH. - Người sử dụng lao động căn cứ vào tờ khai cấp sổ BHXH đã được BHXH Thị xã xét duyệt, tiến hành ghi trên sổ BHXH, ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định. - Người lao động sau khi kiểm tra các nội dung ghi trên sổ BHXH ký và ghi rõ họ tên vào nơi quy định. - Người sử dụng lao động ký và đóng dấu xác nhận vào nơi quy định. - Cơ quan BHXH Thị xã sau khi đối chiếu với tờ khai có chữ ký của người lao động, đóng dấu vào nơi quy định trên sổ BHXH trả lại cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động quản lý sổ BHXH. 2.2/ Công tác quản lý sổ BHXH: BHXH liên quan trực tiếp đến cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của người lao động. Nhận thức được điều đó, BHXH Thị xã đã tiến hành thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Sau khi đã đối chiếu tờ khai của người lao động, ký và đóng dấu vào số quy định trên sổ BHXH đồng thời đánh dấu giáp lai vào sổ BHXH, BHXH Thị xã sẽ giao sổ BHXH cho chủ sử dụng lao động và các cơ quan BHXH đối chiếu, kiểm tra mỗi khi thực hiện các chế độ BHXH đảm bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng. BHXH Thị xã chỉ quản lý sổ BHXH khi người lao động ngừng đóng BHXH khi thôi việc, hưởng trợ cấp 1 lần, hưởng hưu trí hoặc hưởng tử tuất. BHXH Thị xã không quản lý sổ BHXH mà giao cho người sử dụng lao động trực tiếp quản lý, BHXH Thị xã chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất hay thường xuyên để nắm được tình hình quản lý sổ BHXH ở các đơn vị và có những điều chỉnh khi có sai phạm. 3. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động thuộc phạm vi BHXH Thị xã: 3.1/ Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư công văn: Với phương châm tiếp nhận đến đấu giải quyết đến đó tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH Thị xã đã bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các đơn thư, công văn của các đối tượng, cơ quan đơn vị đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Vì vậy mà trong suốt những năm qua BHXH Thị xã không để xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng gây mất lòng tin của người lao động. 3.2/ Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng: Công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng theo Công văn số 843/CV-LĐTBXH được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu BHXH của các đối tượng góp phần kịp thời giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người đủ điều kiện hưởng. Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc BHXH Thị xã đã phối hợp với các bên liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 3.3/ Công tác tiếp dân: Nhận thức rõ rằng muốn công việc đạt hiệu quả cao phù hợp với từng đối tượng vì quyền lợi của người lao động, BHXH Thị xã luôn mở rộng công tác tiếp dân để trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng giải đáp kịp thời những vướng mắc của người lao động. Trong suốt thời gian qua, BHXH Thị xã đã thực hiện tốt công tác tiếp dân theo lịch cũng như đón tiếp dân khi người dân có thắc mắc khi không phải lịch tiếp dân để giải đáp ổn thỏa, đến nơi, đến chốn cho người dân hiểu rõ hơn về BHXH tạo lòng tin về phía người dân với BHXH Thị xã riêng và với BHXH nói chung. 4. Công tác quản lý thu, chi BHXH: 4.1/ Công tác thu BHXH: Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành. Xác định rõ như vậy nên ngay từ ngày đầu mới thành lập BHXH Thị xã đã tham mưu với Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 12/CP của Chính phủ, Thông tư 58 của Bộ Tài chính cùng các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác thu BHXH 20% tổng quỹ tiền lương đối với người lao động viên chức Nhà nước (trong đó người lao động đóng 5% và người chủ sử dụng lao động đóng 15%). BHXH Thị xã tổ chức tiếp nhận bàn giao của Phòng tổ chức lao động Thị xã công tác BHXH 6 tháng còn lại của năm 1995. Từ đó đến nay công tác thu BHXH của BHXH Thị xã đã đạt được những thành quả đáng kể. 6 - 12/1995 1996 1997 1998 Số đơn vị tham gia 8 51 54 71 Số đối tượng 196 2.104 2.324 2.579 Tổng số tiền 60.078.000 1.454.932.000 2.400.784.000 3.113.699.000 Tỷ lệ HTKH 109,23% 101,88% 102,09% 101,2% 1999 2000 2001 2002 Số đơn vị tham gia 72 72 74 78 Số đối tượng 2.753 2.753 2.803 2.829 Tổng số tiền 2.400.784.000 3.113.699.000 3.890.802.000 3.925.320.000 Tỷ lệ HTKH 103,42% 109% 105% 103,3% Từ bảng số liệu trên cho thấy: Qua gần 8 năm hoạt động BHXH Thị xã đã thu được 19.094.767.000 đồng đạt bình quân 104% kế hoạch. Đây thực sự là một con số đáng mừng cho thấy người lao động và người chủ sử dụng lao động đã ngày càng có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc tham gia BHXH. Về số đơn vị tham gia BHXH, nếu năm 1995 BHXH Thị xã Thái Bình mới chỉ thu của 8 đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Thị xã thì đến năm 2002 số đơn vị tham gia đã lên đến 78 đơn vị. Đặc biệt là từ năm 1998 do việc tách khối dân vận và một số phòng ban của Thị xã, đồng thời với việc thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ phát triển thu BHXH của 13 đơn vị xã phường nên số đơn vị tham gia đóng BHXH của Thị xã đã tăng từ 54 đơn vị năm 1997 lên 71 đơn vị năm 1998. Trong số 78 đơn vị tham gia đóng BHXH nói trên thì Văn phòng Thị uỷ, UBND Thị xã, Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Công ty thị chính, 35 đơn vị trường trong khối Giáo dục Thị xã là những đơn vị luôn đảm bảo thu đúng, thu đủ, giải quyết chế độ cho người lao động kịp thời. Về số đối tượng tham gia BHXH. Năm 1999 BHXH Thị xã chỉ thu BHXH cho 196 đối tượng sang đến năm 1996 số đối tượng được tham gia đã lên đến 2.104 đối tượng và từ đó đến nay số đối tượng tham gia đóng BHXH cho BHXH Thị xã ngày càng tăng đến năm 2002 đã lên đến 2.829 đối tượng. BHXH Thị xã luôn coi trọng công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, coi phát triển đối tượng tham gia BHXH là góp phần ổn định đời sống cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là mục tiêu của BHXH. Ngay từ khi mới thành lập, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo các chế độ BHXH được thể hiện liên tục, dưới sự chỉ đạo của Thị uỷ Thái Bình, BHXH Thị xã đã rất chú trọng đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai quán triệt điều lệ BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Vì vậy mà mặc dù chịu sự tác động của nên kinh tế thị trường khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả đơn vị phải giải thể, thu nhập của người lao động không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia đóng BHXH của BHXH Thị xã vẫn ngày một tăng. Về tổng số thu BHXH, trong 8 năm qua BHXH đã thu tổng số tiền là 19.094.767.000 đồng. Số thu BHXH của năm 2002 đạt 3.925.320.000 đồng so với năm 1996 đã tăng gấp 2,01 lần. Suốt 8 năm công tác thu BHXH Thị xã luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và luôn đảm bảo số thu của năm sau cao hơn năm trước. 4.2/ Công tác chi BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Kết quả chi là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan đến người lao động bị suy giảm sức lao động, TNLĐ - BNN, ốm đau, thai sản ... cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi hoàn thành nghĩa vụ. BHXH đã chi trả các chế độ BHXH theo đúng quy định thông qua Ban chi trả của UBND các phường, các xã. Đáp ứng nguyện vọng của đối tượng tham gia BHXH. * Công tác chi ốm đau, thai sản: Chi trả ốm đau, thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, công chức đang công tác, yêu cầu công tác xét duyệt hồ sơ phải chính xác, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH Thị xã luôn được sự quan tâm cấp kinh phí kịp thời của BHXH tỉnh để BHXH Thị xã chủ động xét duyệt chi trả thường xuyên, kịp thời. Riêng trong năm 2002 BHXH Thị xã đã chi trả cho 44 lượt người nghỉ ốm đau với tổng số tiền là 30.642.400đ; 25 đối tượng hưởng chế độ trợ cấp thai sản với tổng số tiền là 98.643.100đ. ốm đau Thai sản Số lượt người Số tiền Số đối tượng Số tiền Quý I 9 6.165.790 3 10.937.900 Quý II 6 4.216.810 7 27.820.500 Quý III 24 16.915.470 13 52.192.800 Quý IV 5 3.344.330 2 7.691.800 Tổng số 44 30.642.400 25 98.643.100 - Chế độ thai sản: + Thời gian nghỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động: Thời gian 04 tháng nghỉ cho lao động bình thường Thời gian 05 tháng nghỉ cho lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc nơi có PCKV 0,5; 0,7. Thời gian 06 tháng nghỉ đối với lao động làm việc ở nơi có phụ cấp KV là 1. + Trợ cấp thai sản được thực hiện theo quy định: Trợ cấp thai sản = TL làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ x 100% x số ngày nghỉ 26 * Công tác chi chế độ hưu trí: - Cách tính lương và chi trả cho người lao động: CBCNV Nhà nước nghỉ hưu được tính 15 năm công tác đầu được hưởng 45%. Từ năm thứ 16 trở đi được hưởng thêm 2%/năm nhưng tối đa không quá 75% mức lương khi còn làm việc (tính mức lương bình quân 6 năm cuối). Ngoài ra người có trên 30 năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp 1 lần với mức lương là 1/2 tháng tiền lương/1 năm nhưng không quá 5 tháng. Theo cách tính trên năm 2002 BHXH đã chi trả cho 11.823 đối tượng với tổng số tiền từ Quỹ BHXH và Quỹ ngân sách Nhà nước là 58.388.331.000đ. HC HQ Số đối tượng Số tiền Số đối tượng Số tiền QBH QNS QBH QNS QBH QNS QBH QNS Quý I 1468 9358 2.174.006 10.192.144 124 886 295.376 1.950.184 Quý II 1470 9352 2.179.200 10.180.564 122 886 293.584 1.950.184 Quý III 1473 9347 2.183.020 10.170.512 122 883 293.584 1.947.311 Quý IV 1473 9345 2.182.000 10.155.357 121 882 296.991 1.945.311 Tổng số tiền 1473 9345 8.716.226 40.698.577 121 884 1.179.535 7.792.991 Đơn vị: 1000 đồng Chính nhờ công tác chi trả lương hưu đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng, tận tay người lao động đã giúp cho đời sống của người hưởng lương hưu ở Thị xã rất ổn định. * Chi trả chế độ tử tuất: Trongnăm 2002 BHXH Thị xã đã chi trả cho tổng số 86 người bị chết với tổng số tiền là 128.026.000 đồng. Trong đó số thân nhân hưởng mức lương tối thiểu là 79 người. Số thân nhân hưởng 70% tiền lương tối thiểu là 7 người. - Chế độ trợ cấp được tính: Chế độ MTP bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Đối với những thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất, nếu con không đi học được hưởng đến năm 15 tuổi, nếu con còn đi học thì được hưởng đến năm 18 tuổi. Ngoài ra người đủ điều kiện hưởng tuất còn có cha mẹ, vợ hoặc chồng người chết đã hết tuổi lao dộng (60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ). Với những thân nhân không đủ điều kiện hưởng tuất thì được hưởng trợ cấp 1 lần theo cách tính. Số năm đóng BH x 1/2 tháng lương bình quân. Nhưng không được quá 12 tháng. * Chi trả chế độ TNLĐ - BNN: Trong năm 2002, BHXH đã chi từ Quỹ ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH cho 48 lao động hưởng chế độ TNLĐ - BNN. Mức phụ cấp phụ thuộc vào tỷ lệ MSLĐ theo quy định chung. Mức suy giảm khả năng lao động Trợ cấp hàng tháng 31% - 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu 41% - 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu 51% - 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu 61% - 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu 71% - 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu 81% - 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu 91% - 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Với mức trợ cấp được chi trả nhìn chung chỉ trợ giúp 1 phần khó khăn của người lao động, đời sống của bản thân và gia đình họ còn gặp nhiều khó khăn. 5. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ BHXH thuộc thẩm quyền và việc xử lý các vi phạm: Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và trong quá trình thực hiện công tác BHXH nói riêng. Trong quá trình thực hiện công tác BHXH, đối tượng hưởng BHXH không cố định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Trong 8 năm qua, ngành BHXH Thị xã đã kết hợp với Phòng kiểm tra BHXH tỉnh, với các ngành và các phường xã, các tổ chi trả thường xuyên phát hiện những đối tượng hưởng sai chính sách, chế độ, đối tượng vắng mặt lâu ngày, đối tượng phạm pháp để báo cáo cấp trên xử lý kịp thời. Qua kiểm tra đã phát hiện 41 trường hợp hưởng tuất quá tuổi, 3 trường hợp cấp trùng hợp và 5 trường hợp vi phạm pháp luật. Tất cả những trường hợp sai phạm trên đã được BHXH cấp trên xem xét và xử lý. Bên cạnh việc thực hiện chi trả, BHXH Thị xã đã hướng dẫn các tổ chi trả nắm vững chế độ chính sách để giải thích cho đối tượng, vận động đối tượng chuyển sổ lĩnh lương hưu, trợ cấp về nơi cư trú để tiện việc quản lý. Chính vì vậy 8 năm qua trên địa bàn Thị xã về lĩnh vực BHXH không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, góp phần ổn định tình hình địa phương. 6. Những vướng mắc, tồn đọng trong việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động và biện pháp giải quyết. 6.1/ Những vướng mắc, tồn đọng: - Các chính sách trước đây thực hiện cho đối tượng thuộc diện ngân sách chi trả còn nhiều vấn đề tồn đọng, còn nhiều đơn thư thắc mắc, khiếu nại đề nghị giải quyết chính sách, chế độ BHXH. - Còn nhiều lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân. - Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH ở các cơ sở chưa được thường xuyên liên tục, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý BHXH chưa chặt chẽ. - Tình trạng thiếu hoặc nợ đóng BHXH ở một số đơn vị đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu và việc thực hiện giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. 6.2/ Các biện pháp: - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tạo mối quan hệ chặt chẽ và có hiệu quả đối với các cơ quan thông tin đại chúng để mọi người lao động nâng cao nhận thức về BHXH. - Phấn đấu nâng cao hơn nữa công tác chi trả để chi trả đúng kỳ, đủ số, đúng chế độ tận tay đối tượng một cách thuận lợi, an toàn và thuận tiện, kịp thời theo đúng quy định hiện hành. - Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH. - Phát huy tinh thần gương mẫu, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. - Tăng cường công tác thanh tra nội bộ trong việc quản lý tài sản, thu - chi BHXH không để xảy ra những sai phạm, thất thoát. - Phối kết hợp với các tổ chức công đoàn của người lao động để công đoàn phát huy hết vai trò của mình vì lợi ích của người lao động trong việc tham gia BHXH. - Thực hiện thanh tra, giám sát, phối kết hợp với Thanh tra Sở Lao động TBXH, BHXH tỉnh để thực hiện thanh tra, giám sát các đơn vị sử dụng lao động. 7. Thực trạng đời sống của người hưởng lương hưu: Chính sách hưu trí và người có công là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thời gian qua BHXH Thị xã luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần của lực lượng hưu trí và của những người có công với nước, đây là một trong những việc làm góp phần quan trọng ổn định đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Về đời sống vật chất của người hưởng lương hưu: Riêng trong năm 2002 Quỹ BHXH và Quỹ NSNN đã chi trả tổng số tiền là gần 60.000.000.000 đồng cho hơn 11.000 người. Như vậy bình quân mỗi người hưởng HC được nhận 500.000đồng/tháng/người. Bên cạnh đó những người thuộc diện hưởng lương hưu của Thị xã còn tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp khác của gia đình, làng xóm vì vậy theo thống kê của Phòng thống kê Thị xã Thái Bình, thu nhập của người hưởng lương hưu bình quân là 600.000đồng/tháng/người. Người thu nhập ít nhất cũng được hơn 200.000đồng/tháng/người. Cá biệt có những người hưởng lương hưu có TN gần 2.000.000.000đồng/tháng/người. Về đời sống tinh thần cho người hưởng lương hưu: Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã luôn quan tâm đến các hoạt động của Ban liên lạc hưu trí và Người cao tuổi, coi đó là những hoạt động văn hoá rất quan trọng đối với cán bộ hưu trí. BHXH Thị xã đã kết hợp với MTTQ Thị xã, Ban liên lạc hưu trí các phường, xã, các ngành văn hoá, y tế, TDTT đẩy mạnh các hoạt động CLB hưu trí, người cao tuổi ở các phường xã. Về tổ chức bộ máy: 13 phường xã trong Thị xã có 13 Ban liên lạc hưu trí, 13 CLB hưu trí và 1 CLB trung cao lão thành cách mạng Thị xã. Các CLB này thường xuyên hoạt động hàng tháng, hàng quý thu hút sự quan tâm tham gia của 70% lực lượng hưu trí. Nội dung của buổi hoạt động CLB rất phong phú và đa dạng như nói chuyện thời sự, nói chuyện sức khoẻ, các bệnh tuổi già và các cách đề phòng chống bệnh, rèn luyện TDTT như: chạy, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, sáng tác thơ ca, đọc thơ, bình thơ... Các phong trào trên đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ giúp đội ngũ hưu trí "Sống vui, sống khoẻ, sống có ích". Nhiều thành viên của các CLB hưu trí ở Thị xã đã đoạt các giải thể thao của Tỉnh, của Thị. Nhiều phường xã hàng năm đã xuất bản những tập thơ: phường Quang Trung đã ra được 3 tập thơ, hơn 600 bài; phường Phúc Khánh đã ra được 6 tập thơ "Hoa trái vườn nhà", tổ chức thi cầu lông, liên hoan văn nghệ được Sở Văn hoá Thông tin tặng Bằng khen; phường Bồ Xuyên có phong trào văn nghệ, hoạt động dưỡng sinh khá mạnh, đã ra được 3 tập thơ "Đường xuân"; phường Kỳ Bá với CLB dưỡng sinh hoạt động thường xuyên hiệu quả, đã ra được 4 tập thơ "Hương sen"; phường Đề Thám cũng ra được 2 tập thơ "Hoa hương sắc". Các phường xã còn lại đều tổ chức sinh hoạt CLB đều đặn hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra Thị xã còn có CLB trung cao lão thành cách mạng có 150 đến 200 cán bộ hàng tháng sinh hoạt đều đặn vào ngày mồng 1 với nhiều nội dung phong phú. Ngày 01/10 hàng năm BHXH Thị xã cùng Phòng Tổ chức Lao động TBXH, Ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh tham mưu với Thị uỷ, UBND Thị xã tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cán bộ trung cao lão thành cách mạng, có biếu thuốc và quà các cụ nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi. Hoạt động văn hoá thể thao của các CLB hưu trí còn cung cấp cho các phường xã đội ngũ cán bộ cơ sở đông đảo. Theo thống kê sơ bộ tới 80% số cán bộ tổ trưởng, xóm trưởng. Có phường như phường Phúc Khánh có tới 100% số cán bộ là cán bộ hưu trí. Các Ban liên lạc hưu trí còn tổ chức các hội hiếu, hội từ thiện thăm hỏi giúp nhau lúc ốm đau hoạn nạn, thăm viếng lúc qua đời. Rất nhiều các cán bộ hưu trí đã trở thành những tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Phần II Chuyên đề Thu nhập và đời sống của người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng ở thị xã thái bình - thực trạng và giải pháp I – Lý do chọn chuyên đề và những đặc điểm có liên quan trực tiếp đến chuyên đề nghiên cứu 1. Lý do chọn chuyên đề. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: “Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục y tế văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững... BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. BHXH la sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. Hiện nay, số người cao tuổi nói chung và người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu ở nước ta nói riêng ở nước ta ngày càng gia tăng. Người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu là tầng lớp có cống hiến lớn lao trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy bảo vệ, chăm sóc và nâng cao đời sống cho người hưởng lương hưu hàng tháng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ; “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Người hưởng lương hưu hàng tháng cần được tôn trọng chăm lo để tạo điều kiện cho họ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong sản xuất mà họ đã tích luỹ được góp phần xây dựng xã hội mới. Qua thời gian thực tập ở phòng BHXH Thị xã Thái Bình được sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong cơ quan và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em xin trình bày chuyên đề: “Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thực trạng và giải phap” Tuy bản thân đã hết sức cố gắng, song thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 2 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Khái niệm BHXH. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Hiện nay hệ thống BHXH ở nước ta chi trả 5 chế độ: - Chế độ trợ cấp ốm đau - Chế độ trợ cấp thai sản. - Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN. - Chế độ trợ cấp hưu trí Chế độ trợ cấp tử tuất. 2.1.2. KN: Người hưởng hưu trí hàng tháng. * Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây: 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. 2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20năm đó có thời gian làm việc thuộc trong những trường hợp sau: - Đủ mười năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại. - Đủ mười năm làm nghề ở nơi có PCKV hệ số 0,7 trở lên. Đủ mười năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trướcngày 30/4/1975 hoặc ở Cam pu chia trước ngày 31/8/1989. * Người lao động được hưởng chế độ Hưu trí hàng tháng với mức lươnghưu thấp hơn những người đủ điều kiện ở phần trên khi có một trong các điều kiện sau: 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến 20 năm 2.Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 3. Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm Xã Hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Không phù thuộc vào tuổi đời). 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề 2.2.1 Cơ sở thực tiễn: Thị xã Thái Bình không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh mà còn là nơi tập trung đông nhất các đối tượng hướng chính sách xã hội. Tính đến hết năm 2002 BHXHTXTB đã chi trả chế độ hưu trí hàng tháng cho 11.823 lao động với tổng số tiền là 58.387.326 đồng trong đó đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng là cán bộ công nhân viên chức là 10.818 người với tổng số tiền chi trả là: 49.418.800đồng và đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng là lao động trong lực lượng vũ trang quân đội nhân dân là 1.005 người với tổng số tiền là 8.972.526 đồng Với số tượng đã nghỉ hưu như vậy BHXHTXTB nói riêng và đảng uỷ UBND Thị xã Thái Bình nói chung đã luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần cho người hưởng lương hưu để người hưởng lương hưu trí hàng tháng có điều kiện phát huy những kinh nghiệm sống và sản xuất quý báu của mình tiếp tục phục vụ cho công cuộc xã hội mới. 2.2.2. Chủ trương, quan điểm của đảng và Nhà nước ta đối với các chế độ BHXH nói chung và với chế độ hưu trí hàng tháng nói riêng. Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách BHXH vì quyền lợi của người lao động, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH. - Nghị định 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH đối với công chức CNVC Nhà nước và mọi người lao động, lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. - Quy định 812/TTg ngày 12/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức LĐ dài hạn, trợ cấp thêm các cán bộ hưu trí cô đơn và cán bộ công nhân là quân nhân chuyên ngành về hưu. Quy định về hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo quy định số 115/QĐ-BHXH Việt Nam ngày 24/6/1996 của Tổng Giám đốc BHXHVN - Văn bản 169 quy định về thời gian công tác của BHXHVN - TT01/2001/TTLB- Bộ LĐTBXH- Bộ TC ngày 5/1/2001 của Bộ LĐTBXH- Bộ TC hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp BHXH theo nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111610.doc
Tài liệu liên quan