Khu vực công nghiệp và làng nghề thủ công vẫn chưa có được những biện pháp thu gom chất thải hợp lý, đặc biệt là những chất thải khí và lỏng. Thực tế thì chi phí cho việc xử lý những loại chất thải như thế không nhỏ, các làng nghề khó mà chấp nhận được nên tình hình vẫn không có nhiều biến chuyển. Chỉ có chính quyền đầu tư xây dựng hệ thống dẫn chất thải cho cả khu vực thì mới có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, địa phương chưa có nhiều thẩm quyền trong việc này, cần phải đưa lên cấp trên giải quyết.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi phủ đất để trồng chuối. Bãi rác hiện tại dài gần 200 mét nằm dọc theo tuyến mương Bắc Hưng Hải chảy qua thôn Quán Khê.
Để có nơi tiếp tục đổ rác phế thải, một số người dân Minh Khai đã cho đốt những đống rác nilon, lửa cháy âm ỉ suốt ngày, mùi khói bốc lên khét lẹt theo gió bay khắp cả một vùng đồng ruộng rộng lớn. Vì vậy, thay cho không khí trong lành của một vùng quê, hàng ngày người dân xã Dương Quang, Dương Xá, Phú Thị (huyện Gia Lâm) và những vùng quanh đó đã phải hứng chịu thứ mùi nhựa độc hại, khét lẹt gây khó thở, cây cối hoa mầu đều bị ảnh hưởng.Tuyến mương Bắc Hưng Hải và sông Thiên Đức khi chảy qua đoạn này cũng bị loại rác công nghiệp độc hại này tấn công, nước mương và sông đã bị ô nhiễm...
Những doanh nghiệp chiếm phần lớn trên địa bàn huyện Văn Lâm lại là những làng nghề, và nguồn chất thải tại các làng nghề hiện nay vẫn bị bỏ ngỏ, đa số là thải trực tiếp ra ao hồ sông mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Chúng ta có thể thấy rõ mức độ nguy hiểm và ô nhiễm tại các khu vực làng nghề qua một vài ví dụ điển hình như:
Làng nghề Minh Khai-Như Quỳnh: Từ năm 1980, làng đã có nghề phụ là thu mua phế thải có thể tái chế được (chủ yếu là nhựa và sắt). Hiện nay có đến 70% số hộ làm nghề thu gom phế liệu, hàng ngày nhập về khoảng 100-120 tấn phế liệu. Vấn đề ô nhiễm dễ nhận thấy là ở đây là hàng ngày chỉ thu gom 1 phần trên đường với khối lượng từ 3-4 tấn rác thải, dồn đổ đống và đốt. Nhiều chất thải vương vãi khắp những chỗ trũng, riêng đối với nước ngầm khoan sâu 50m vẫn thấy mùi nhựa
(nguồn của Báo Nông Nghiệp Việt Nam số 57)
Làng nghề Đông Mai-Chỉ Đạo: Tại đây mỗi ngày có khoảng 25 lò tái chế chì hoạt động, sản xuất ra khoảng 10 tấn chì và cũng xả vào không khí khoảng trên 500kg bụi chì. Các lò tái chế chất thải vẫn ở cùng thôn xóm, mỗi năm lại phát triển trong đó nguồn nguyên liệu chính là các bình ác quy cũ. Theo một vài số liệu nguyên cứu cho thấy: Lượng chì thải trong nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần, lượng chì ở ao đãi chì và đổ xỉ hàm lượng gấp 65 lần tiêu chuẩn cho phép, bụi chì trong không khí gấp 4.600 lần tiêu chuẩn cho phép
(nguồn Báo Giáo Dục và Thời Đại số 82)
Đây mới chỉ là hai trong gần 100 làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm-Hưng Yên, qua đó ta có thể thấy được mức độ ô nhiễm nghiêm trọng mà các làng nghề hiện nay gây ra
Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì rác thải xây dựng như gạch, đá, vôi vữa chiếm phần lớn trong tỷ lệ chất thải. Tình trạng người dân xây nhà, các công trình xây dựng xây xong không dọn dẹp để những chất thải này bừa bãi, khi mưa thì trôi vào những chỗ trũng hoặc nếu thu gom cũng chỉ vứt bừa bão ra những khu vực ven đường hoặc cánh đồng gần đấy gây nên hiện tượng những chất này đóng khô lại khi trời nắng, tạo nên những lớp đất đá, xi măng dày trên đường hoặc làm tắc những đoạn cống rãnh, sông hồ. Đối với những công trình xây dựng lớn trên địa bàn huyện cũng không có những biện pháp xử lý loại chất thải này. Tất cả chỉ đều được vun đống lại, chờ nước mưa rửa trôi xuống ao hồ sông ngòi hoặc các khu trũng.
Với thực trạng về chất thải, xử lý chất thải và môi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm ta có thể thấy được vấn đề môi trường đang là một vấn đề cấp bách không chỉ của Văn Lâm mà còn là vấn đề của các địa phương trong giai đoạn phát triển hiện nay. Việc xây dựng một khử lý chất thải là rất cần thiết và sẽ giúp giải quyết bài toán khó khăn này.
2. Thực trạng môi trường tại Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên sau khi dự án đi vào hoạt động.
2.1. Thực trạng chất thải.
Theo thống kê ban đầu của chính quyền địa phương thì lượng chất thải tính đến cuối năm 2008 của toàn huyện Văn Lâm tính sơ bộ là: 54,8 tấn/ngày chất thải sinh hoạt và 23,15 tấn/ngày đối với chất thải công nghiệp. Như vậy, chất thải sinh hoạt tăng 1,096 lần so với năm 2006 và chất thải công nghiệp tăng 1,1575 lần so với năm 2006. Thực tế lượng chất thải tăng là điều hiển nhiên khi tốc độ tăng trưởng của kinh tế trên địa bàn huyện tăng theo xu thế chung. Bên cạnh đó có thể nhận thấy lượng chất thải công nghiệp tăng nhanh hơn chất thải sinh hoạt chủ yếu là do những năm gần đây trên địa bàn huyện Văn Lâm thu hút được rất nhiều đầu tư từ các công ty, các nhà máy sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nên lượng chất thải công nghiệp tăng nhanh. Nhưng cũng có thể thấy một thực tế là khi có dự án đi vào hoạt động, công tác thu gom chất thải trở nên có tổ chức hơn trước nên lượng chất thải thống kê được tăng lên. Việc hiện trạng chất thải tăng lên không phải là điều đáng lo ngại vì đó thực chất là xu hướng tất yếu của địa phương, vấn đề vẫn là bài toán về xử lý chất thải mà thôi.
Thành phần chất thải cũng là một vấn đề của dự án khi triển khai thực hiện tại địa phương. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau cần một công nghệ xử lý riêng, chính vì vậy việc phân loại rác thải ngay tại nguồn có một tầm quan trọng rất lớn. Theo thống kê sơ bộ tại địa phương thì lượng chất thải là chất khó tiêu hủy đang càng ngày càng gia tăng do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của địa phương đang tăng nhanh chóng. Thêm vào đó là những chất thải tại các làng nghề cũng đang giảm xuống do hiện nay những nghề đó không còn điều kiện phát triển như trước nữa, những người dân đã chuyển sang những ngành nghề khác hoặc chọn cách kinh doanh bớt độc hại. Nhưng bên cạnh đó việc gia tăng những khu công nghiệp trên địa bàn huyện cũng là một áp lực cho môi trường ở đây khi mà những chất thải tại những khu công nghiệp này không dễ xử lý và một số loại còn rất độc hại, gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm mà chúng ta chưa thể tính toán hết được.
Có thể thấy thực trạng chất thải trên địa bàn tỉnh có tăng lên nhanh chóng, với những tỷ lệ thành phần thay đổi gây áp lực cho địa phương nhưng với hoạt động của khu xử lý chất thải, áp lực này đã được giảm bớt rất nhiều.
2.1. Thực trạng xử lý chất thải.
Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp được xử lý trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường tại địa phương, tạo cảnh quan đẹp và cũng cải thiện môi trường đầu tư của địa phương. Những bãi rác tại các xã và thị trấn Như Quỳnh đều đã được tập trung về đây, xử lý theo quy trình đạt tiêu chuẩn. Theo thống kê thì đến gần 90% các bãi rác sinh hoạt trong khu dân cư được vận chuyển về đây để xử lý.
Việc xử lý chất thải nói chung của huyện không còn mang tính tự phát như trước mà đã có sự quản lý, tổ chức thực hiện có quy trình, đảm bảo những yêu cầu về mặt tiêu chuẩn
Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm và những vùng lân cận được tập trung về đây và xử lý theo quy trình đã giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường tại những khu vực dân cư, khi mà những bãi rác tự do quanh những khu vực này không còn gây ô nhiễm như trước. Tại các thôn xóm các đội vệ sinh môi trường đã được cơ cấu lại, hoạt động đều đặn hơn, thu gom rác thải lại rồi chở về khu xử lý chất thải. Hiện tượng các bãi rác trong khu dân cư đã được hạn chế phần nào, bên cạnh đó cảnh quan địa phương cũng được cải thiện đáng kể
Rác thải của những khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được thu gom lại và chôn lấp có hệ thống, thay vì tình trạng những bãi rác thải bừa bãi và quá tải như trước kia. Các khu công nghiệp bố trí những đường ống hoặc những đội vệ sinh môi trường chuyên chở rác thải về khu xủ lý, một số nhà máy phải lắp hệ thống đường ống dẫn nước thải qua khu xử lý rồi mới được thải ra đường ống chung của khu vực. Bên cạnh đó những chất độc hại thải ra từ các làng nghề cũng phải được thu gom theo cách các thôn xóm thu gom rác thải sinh hoạt rồi đưa về khu xử lý. Chất thải của khu vực làng nghề có một số là rác thải hữu cơ nên có thể đem tái chế thành phân hữu cơ, một số khác phải cho vào lò đốt kín để không gây ảnh hưởng ra xung quanh. Tuy nhiên một thực tế là nước thải của những làng nghề chính quyền địa phương vẫn chưa có được cách giải quyết cho thỏa đáng. Đối với những làng nghề gần khu xử lý còn thuận tiện nhưng những làng nghề ở xa thì vấn đề là chi phí xử lý nước cao, không khuyến khích được người dân.
Chất thải từ các công trình xây dựng của các hộ dân và các cơ quan chỉ có cách xử lý là mang chôn lấp. Việc có được những hố chôn lấp đạt tiêu chuẩn sẽ hạn chế được những nguy hại do loại chất thải này gây ra. Loại chất thải này không thể đốt, không thể tái chế, không thể tiêu hủy nên việc xử lý cho phù hợp là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý loại chất thải này cần quỹ đất của địa phương.
2.2. Thực trạng môi trường.
Việc đưa vào sử dụng khu xử lý chất thả tại Đại Đồng đã giúp địa phương và các vùng lân cận giải quyết được vấn nạn rác thải, cải thiện rất nhiều môi trường sống của nhân dân. Có thể thấy những thay đổi tích cực về môi trường, cảnh quan của địa phương.
Người ta không còn thấy hiện tượng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi thành đống bên cạnh những khu dân cư hoặc trên những cánh đồng nữa. Người dân thị trấn Như Quỳnh không còn phải chịu cảnh rác thải bốc mùi hôi thối như trước, những bãi rác trước đây đã được chuyển vào khu xử lý rác thải. Tuy nhiên, người dân vẫn tập trung vứt rác sinh hoạt ra khu vực cũ, chỉ là không để lâu hay chất thành từng đống như trước. Người dân xã Tân Quang cũng không còn cảnh đốt rác ở đầu làng, ở khu vực đường tàu như trước.
Hiện tượng đổ chất thải xuống các sông, ao hồ, của các hộ gia đình đã được hạn chế, tại các làng nghề người sản xuất cũng có ý thức hơn trong việc thu gom chất thải, không đổ xuống các ao hồ như trước nữa. Tuy nhiên, thực tế là nước thải từ các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn thải tự do ra các ao hồ sông mà không có biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương.
Chất thải từ khu công nghiệp Như Quỳnh A và B, khu công nghiệp Phố Nối A và B được quy hoạch về khu xử lý, tránh tình trạng những chất thải này được xả ra những khu gần đấy, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên trên những khu công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là những nhà máy lắp ráp máy móc, dệt may, đóng gói bao bì sản phẩm nên nguồn chất thải không thực sự có nhiều nguy hại như những khu chế xuất, những khu tái chế, những làng nghề. Chất thải từ những bệnh viện, những lò tái chế, những công trình xây dựng cũng được thu gom về đây, xử lý theo quy trình. Những bãi rác từ bệnh viện đa khoa Phố Nối cũng được thu gom về đây một phần để đốt do lò đốt của bệnh viện những năm gần đây luôn trong tình trạng quá tải. Rác thải bệnh viện là nguồn chất thải không thể tái chế mà đốt là phương pháp duy nhất nên việc đốt sao cho đúng quy trình an toàn là rất quan trọng.
Tại làng nghề Minh Khai-thị trấn Như Quỳnh có thể thấy nhiều chuyển biến trong công tác xử lý chất thải khi dự án đi vào hoạt động. Đặc điểm thu mua phế thải (chủ yếu là nhựa và sắt) của làng nghề giúp xử lý một khối lượng không nhỏ chất thải nhưng nếu những người dân ở đây không có ý thức bảo vệ môi trường thì tác hại của nó là không nhỏ. Hiện tại chất thải của làng nghề này đã được thu gom lại tuy nhiên quy trình tái chế rác tại đây vẫn còn rất nhiều bất cập như người dân vẫn sử dụng các lò đốt thông thường để tái chế nhựa.
Riêng đối với làng nghề Đông Mai-Chỉ Đạo thì trên thực tế vẫn còn rất nhiều tồn tại, chủ yếu là do đặc trưng của làng nghề là tái chế chì, nên có thể thấy việc cải tạo môi trường nơi đây phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tái chế chì của làng nghề. Trong thời gian qua, với sự đầu tư thì những lò tái chế chì ở đây đã có nhiều thay đổi tuy nhiên chưa có một thống kê chính thức nào đánh giá mức độ gây ô nhiễm ở đây trong thời gian gần đây. Tuy nhiên theo những người dân quanh khu vực đó nhận định thì lượng bụi chì trong thời gian qua đã giảm bớt so với trước đây.
Quay trở lại câu chuyện về bãi rác tại thôn Quán Khê-Gia Lâm- Hà Nội. Theo thông tin được biết Sở TN&MT Hà Nội và Sở TN&MT Hưng Yên đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Hưng Yên, đề xuất biện pháp giải quyết ô nhiễm tại bãi rác thôn Quán Khê. Tờ trình nêu rõ: Giao chính quyền hai huyện Gia Lâm và Văn Lâm lập chốt gác, thực hiện quản lý sau khi bãi rác được thu dọn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; giao Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường - Đô thị Hà Nội thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải về bãi rác Nam Sơn để phân loại, xử lý. Kinh phí xử lý, tiêu hủy rác do ngân sách tỉnh Hưng Yên chi trả và thành phố Hà Nội hỗ trợ. Nhưng lạ thay đến nay bãi rác này vẫn tồn tại và lượng rác ngày càng nhiều hơn.
Cũng là câu chuyện về bãi rác giáp ranh 2 tỉnh Hưng Yên-Bắc Ninh, từ cuối năm 2008 khi dự án đi vào hoạt động vẫn thấy bãi rác tồn tại ở đó, không ai thu gom xử lý cũng như không thấy bất cứ một cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm về việc này. Bãi rác nằm trên con đường thuộc xã Đại Đồng-gần ngay khu xử lý rác thải nhưng dường như không ai quan tâm đến nó và rác thải thì vẫn được đổ ra đây thường xuyên.
3. Đánh giá chung về môi trường địa phương khi có dự án khu xử lý chất thải .
3.1. Những thay đổi tích cực về môi trường.
Rác thải tại địa phương được thu gom đưa về xử lý
Một thực tế không thể không thể phủ nhận là môi trường tại địa phương đã được cải thiện rất nhiều khi dự án đi vào hoạt động. Tình trạng rác thải bừa bãi, tràn ngập tại các thôn xóm được hạn chế rất nhiều. Rác thải tại các khu dân cư không còn gây ô nhiễm nặng nề như trước. Công tác thu gom rác thải cũng được tiến hành quy củ và đều đặn hơn. Đó là nhờ những lỗ lực tuyên truyền cũng như sự đầu tư đúng đắn của chính quyền địa phương.
Cảnh quan tại địa phương được cải thiện
Cảnh quan thôn xóm, địa phương được cải thiện rất nhiều, người ta không còn chứng kiến cảnh những bãi rác nằm la liệt ở đầu làng, trên những khoảng đất trống. Không còn thấy những ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng, không còn thấy bụi cát bay đầy trong không khí như trước kia. Điều này sẽ cải thiện được rất nhiều môi trường sống cho dân cư địa phương. Mặt khác, một môi trường trong lành, không ô nhiễm cũng là điều kiện tốt để địa phương phát triển những ngày nghề khác như du lịch, khu sinh thái…đồng thời cũng thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệ, công ty vào địa bàn huyện
Đời sống dân cư được bảo vệ
Khi có một môi trường sống trong lành và an toàn hơn đời sống dân cư được đảm bảo, tránh được nguy cơ về bệnh tật khi những nguồn nước ngầm được đảm bảo, không khí cũng ít độc hại hơn trước.
Chất thải tại các làng nghề được hạn chế, cải tạo môi trường đầu tư
Các cơ sở sản xuất, những khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hoạt động một cách an toàn, không gây nguy hại nhiều cho môi trường như trước. Việc xử lý được một lượng lớn chất thải độc hại tại những làng nghề sẽ đảm bảo cho môi trường địa phương trở nên an toàn hơn. Các cơ sở sản xuất cũng không còn mối lo về đầu ra cho những chất thải của mình, yên tâm sản xuất và kinh doanh.
3.2. Một số bất cập về môi trường.
Xung quanh khu xử lý còn hiện tượng rác thải vương vãi
Một số khu vực xung quanh khu xử lý chất thải không được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, vẫn còn hiện tượng rác thải rơi vãi xung quanh. Theo quan sát thì rác thải xung quang khu vực này chủ yếu là do quá trình vận chuyển rác từ khu dân cư sang khu xử lý vương vãi mà chưa được thu gom lại.
Xe chở rác còn chưa kín, gây mùi trong quá trình vận chuyển
Theo phản ánh thì xe chở rác vẫn còn chưa kín, chưa thể ngăn chặn được mùi hôi phát tán ra xung quanh trong quá trình vận chuyển rác về bãi. Gây ra hiện tượng mỗi khi thu gom rác thải đều gây ra mùi hôi khó chịu và rác thải vương vãi trong quá trình vận chuyển. Ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và cảnh quan.
Quá trình thu gom chất thải còn nhiều bất cập
Tại một số địa bàn dân cư, tuy có khu xử lý chất thải nhưng quá trình vận chuyển và thu gom không thường xuyên do điều kiện không cho phép, người dân vẫn vứt rác bừa bãi ra những khu đất trống hay đầu làng chờ xe chở rác đến thu gom. Điều này cũng không khác gì mấy so với trước kia, chỉ là thời gian tồn đọng rác không dài ngày như trước. Tuy nhiên khi xe chở rác chưa tới, vào mùa mưa, rác thải vẫn bị trôi theo nước mưa, vẫn gây ô nhiễm ra xung quanh
Việc quản lý và thu gom chất thải vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế đã chứng minh việc xây dựng khu xử lý chất thải chỉ là một khâu trong quá trình cải tạo môi trường. Nếu có khu xử lý mà rác thải thu gom lại vẫn không đầy đủ, không đều đặn thì vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Như những bão rác tại khu giáp ranh Hà Nôi-Hưng Yên hay Bắc Ninh-Hưng Yên là một ví dụ điểm hình. Cách khu xử lý rác thải không xa nhưng chính quyền nơi đây không bố trí người thu gom, vận chuyển về khu xử lý thì có thể coi như không có biến chuyển gì khi có khu xử lý chất thải.
Chất thải tại các làng nghề, các khu vực công nghiệp còn chưa có biện pháp thu gom hiệu quả
Khu vực công nghiệp và làng nghề thủ công vẫn chưa có được những biện pháp thu gom chất thải hợp lý, đặc biệt là những chất thải khí và lỏng. Thực tế thì chi phí cho việc xử lý những loại chất thải như thế không nhỏ, các làng nghề khó mà chấp nhận được nên tình hình vẫn không có nhiều biến chuyển. Chỉ có chính quyền đầu tư xây dựng hệ thống dẫn chất thải cho cả khu vực thì mới có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, địa phương chưa có nhiều thẩm quyền trong việc này, cần phải đưa lên cấp trên giải quyết.
Chính vì những bất cập trên mà thực tế môi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm-Hưng Yên vẫn còn tồn tại, để giải quyết được nó cần có kinh phí, có sự đầu tư và phối hợp của các ngành các cấp.
4. Nguyên nhân của những mặt được cũng như những tồn tại khi khu xử lý chất thải đi vào hoạt động
4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Thứ nhất, hệ thống xử lý rác thải tại đây được xây dựng theo công nghệ hiện đại, phù hợp với những đặc điểm kinh tế của địa phương, mặt khác rác thải tại đây được phân loại trước khi đưa vào xử lý sẽ tạo được hiệu quả xử lý cao, tận dụng được những nguồn rác thải có thể tái chế
Thứ hai, hoạt động của khu xử lý rác thải là khép kín, lại được xây dựng cách xa khu dân cư tập trung nên hạn chế được khả năng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cư xung quanh khu vực lân cận đó
Thứ ba, sau khi xây dựng xong dự án đi vào hoạt động là được bàn giao lại cho địa phương quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả khu xử lý chất thải
Thứ tư, xung quanh khu xử lý chất thải có những hạng mục công trình hành chính phục vụ cho việc quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động của dự án, tránh tình trạng lộn xộn, chắp vá trong quá trình quản lý hoạt động
4.2. Nguyên nhân của những bất cập.
Thứ nhất, việc quản lý của khu xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập, sau khi tiến xây dựng xong chủ đầu tư bàn giao lại cho địa phương quản lý và tổ chức hoạt động. Cán bọ ở đây còn hạn chế về trình độ quản lý nên việc quản lý sát sao cũng như duy trì hoạt động phù hợp của khu xử lý chất thải còn hạn chế.
Thứ hai, việc những xe chở rác cũng như những công cụ để thu gom rác thải còn nhiều bất cập là do địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác này. Tại công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội-đơn vị chủ đầu tư, các xe chở rác hay những dụng cụ thu gom rác thải đều đạt tiêu chuẩn nhưng địa phương không mua ở đây mà đặt hàng tại những làng nghề sản xuất địa phương. Tuy tiết kiệm được chi phí nhưng hiệu quả hoạt động lại không cao. Từ đó có thể thấy việc tạo được sự đồng bộ giữa công nghệ xử lý và những trang thiết bị đi kèm là rất cần thiết
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa tuyên truyền hiệu quả về những vấn đề tác hại của chất thải đến cuộc sống đồng thời người dân cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chính điều này đã gây nên tình trạng rác thải vẫn còn vứt bừa bãi khắp nơi. Việc bố trí hoạt động thu gom rác thải vẫn còn tự phát, do các thôn xóm tự phụ trách nên hoạt động còn không thường xuyên.
Thứ tư, cơ chế xử phạt hành chính vẫn chưa làm cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất điều chỉnh hành vi của mình. Tất cả những hình thức xử phạt chỉ mang tính răn đe, chưa thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, các khu vực làng nghề nằm rải rác trong khu dân cư, chính điều này đã gây nên khó khăn trong quá trình thu gom. Đồng thời, chính đặc trưng chất thải của các làng nghề, các khu công nghiệp rất khó thu gom cũng làm cho việc xử lý chất thải của các khu công nghiệp và làng nghề còn nhiều bất cập.
Thứ năm, chính quyền địa phương vẫn còn chưa quan tâm một cách thích đáng và có nhận thực đúng đắn về những mối nguy hại của ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chưa có những điều chỉnh, những cơ chế chính sách giúp công tác bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả, tránh những bất cập đáng tiếc.
5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng- Văn Lâm-Hưng Yên
Khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là khu xử lý chất thải rắn dành cho các địa phương khá tốt ở nước ta hiện nay. Nó không chỉ được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh các địa phương mà còn cải thiện môi trường của các địa phương hiệu quả. Từ khu xử lý chất thải Đại Đồng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm:
Bài học thứ nhất là: Bài học về quy hoạch khu xử lý chất thải
“Tận dụng những khu vực đất đai bỏ trống hoặc những khu vực đất nông nghiệp năng suất thấp để xây dựng những khu xử lý chất thải nhưng việc quy hoạch cần phải được giám sát chặt chẽ”
Hiện nay các địa phươmg đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh những lợi ích kinh tế chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường không chỉ giúp cải thiện các vấn đề xã hội mà còn cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương. Chỉ cần dành ra một quỹ đất nhất định để đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải với mức tổng vốn đầu tư không quá lớn là các địa phương có thể tạo cho mình một cách phát triển bền vững.
Đi đôi với việc đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải các địa phương cũng cần có những biện pháp quản lý và sử dụng những khu xử lý chất thải một cách có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư xong để đấy hoặc đầu tư không đồng bộ.
Hiện nay các địa phương vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải. Người ta vẫn đang mải mê cãi nhau về tình trạng “quả trứng con gà” tức là nhiều địa phương vẫn đắn đo vấn đề là xây dựng những khu công nghiệp trước rồi xây dựng khu xử lý chất thải cho đỡ lãng phí, cũng có ý kiến cho rằng phải xây dựng những khu xử lý chất thải đã mới mong thu hút được đầu tư. Theo ý kiến của công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội thì để giải quyết vẫn đề trên chúng ta nên xây dựng những khu xử lý chất thải trước, nhưng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là công suất nhỏ khi đầu tư công nghiệp chưa nhiều, sau đó sẽ hoàn thành giai đoạn 2 khi áp lực của những khu công nghiệp gia tăng. Khu xử lý chất thải Đại Đồng là một ví dụ điển hình của việc xây dựng khu xử lý chất thải chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn phù hợp với đặc điểm phát triển của địa phương qua những giai đoạn khác nhau.
Bài học thứ hai là: Bài học về tổ chức thực hiện
“Đi đôi với công nghệ phù hợp là những hoạt động thu gom, tổ chức quản lý chất thải phù hợp. Tránh tình trạng không đồng bộ, phối hợp không nhịp nhàng giữa những hoạt động”
Đây không phải là một thực trạng còn lạ ở các khu xử lý chất thải khi những hoạt động phụ trợ không đáp ứng được những mục tiêu đặt ra ban đầu. Một dây truyền tốt, đạt tiêu chuẩn nhưng không có rác để xử lý thì dự án đó coi như thất bại vì môi trường ở đây không được cải thiện thêm là mấy. Chính vì điều này mà các địa phương phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng.
Bài học thứ ba là: Bài học về công tác quản lý
“ Các địa phương cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của dự án đồng thời tích cực tuyên truyền những kiến thức cơ bản về môi trường cho cộng đồng dân cư”
Một dây truyền hoạt động hiệu quả, công tác thu gom rác thải tốt nhưng người dân không có ý thức bảo vệ môi trường thì những hoạt động kia cũng không có ý nghĩa gì. Người dân không có ý thức đổ rác vào địa điểm quy định hay không có ý thức vứt rác bừa bãi sẽ làm cho công tác thu gom và xử lý gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp, vừa làm cho người dân có ý thức trong việc đổ rác thải, vừa có ý thức bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG III:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI
1. Giới thiệu về hoạt động quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến và hiện đại, điển hình là các nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để đạt được trình độ phát triển như vậy chúng ta cần rất nhiều thời gian, không thể một sớm một chiều mà có thể làm được. Việc chọn ra một quốc gia để học tập kinh nghiệm cũng cần phù hợp với những điều kiện hiện có của Việt Nam hiện nay. Síngapo và Nhật Bản là hai quốc gia nằm trong khu vực châu Á, có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta. Với Singapo là một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, nhanh, và đi cùng với nó Singapo cũng được biết đến là một đất nước xanh và sạch. Singapo cũng là một nước đã trải qua giai đoạn bùng nổ công nghiệp như nước ta hiện nay nhưng chính quyền quốc gia này đã có những nhận thức đúng đắn và những biện pháp kịp thời nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Khác với Singapo, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên với nền công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21870.doc