Chuyên đề Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 tại Công ty da giày Hà Nội

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình chất lượng sản phẩm và dịch vụ, với những số liệu về quá trình hoạt động của công ty Da- giầy Hà Nội trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng mặc dù có rất nhiều khó khăn chung cũng như khó khăn riêng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tay nghề công nhân So với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng, công ty đã đạt được một số kết quả đáng mừng, đặc biệt là uy tín sản phẩm của công ty trên thị trường thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, chất lượng và giá thành sản phẩm phù hợp. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2000 công ty Da- giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002. Nhờ đó, mà công tác quản lý chất lượng ngày được hoàn thiện, từ đó chất lượng sản phẩm của công ty ổn định và được nâng cao. Tỷ lệ sản phẩm chất lượng kém của công ty trước khi tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002 là 8- 10%, nhưng nay chỉ còn 2%. Do đó, số lượng sản phẩm bị giữ lại không được phép xuất khẩu giảm đáng kể và tình hình khiếu nại của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đã được giải quyết triệt để. Nhờ đó mà uy tín của công ty ngày càng được nâng cao cả thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, công ty thường xuyên có các đơn đặt hàng của nước ngoài như: Anh, Pháp, Đức Nhờ đó mà sản xuất công ty ngày càng được củng cố và phát triển, tạo đủ công ăn việc làm thường xuyên cho công nhân. Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng hàng năm. Hàng năm công ty Da- giầy Hà Nội hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo đời sống cho công nhân.

doc105 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 tại Công ty da giày Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m giầy cũng không kém phần quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty đã thành lập trung tâm kỹ thuật may với nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng các mẫu mã mới vào sản xuất để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và các yêu cầu của đơn đặt hàng. 2.2. Đặc điểm về lao động. Từ năm 1998 Công ty Da- giầy Hà Nội chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh từ thuộc da sang sản xuất kinh doanh giầy vải và giầy da cho nên số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng lên đáng kể và chủ yếu là lao động nữ chiếm đa số, cũng như tuổi đời và tuổi nghề (bậc thợ của công nhân) còn trẻ. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho công ty trong việc đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty Da- Giầy Hà Nội. STT Nội dung Số lượng Phần trăm 1 Tổng số lao động 1058 100 2 Nam 407 38.5 - Nữ 651 61,5 3 Công nhân viên 968 91,5 Quản lý 90 8,5 4 Lao động trực tiếp 883 83,5 Lao động gián tiếp 90 8,5 Lao động hành chính 85 8,0 5 Nhóm tuổi < 25 709 67 Nhóm tuổi từ 25 - 35 224 24,2 Nhóm tuổi từ > 35 125 11,8 Nguồn: Bảng thống kê CBCNV công ty Da- giầy Hà Nội năm 2000 TT Các xí nghiệp Số lượng CN CN bậc 1 CN bậc 2 CN bậc 3 CN trên bậc 3 Kỹ sư 1 Giầy vải 451 223 180 17 31 2 Giày da 236 179 32 12 1 12 3 Cao su 127 70 36 5 3 10 4 Xưởng cơ điện 27 2 2 6 13 5 Tổng công nhân 838 474 250 40 17 58 % 100 56,5 29,8 4,8 2 7 Nguồn: Bảng thống kê CBCNV công ty Da- giầy Hà Nội năm 2000 Đồ thị 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty Da - Giầy Hà Nội Qua bảng cơ cấu lao động của công ty Da giầy Hà Nội, cho thấy có vài đặc điểm sau. - Lao động nữ chiếm đa số trong toàn bộ công ty với 651 người chiếm 61,5% tổng số lao động và làm việc chủ yếu ở các xưởng may, xưởng gò, xưởng hoàn tất, vệ sinh sở dĩ lao động nữ chiếm đa số là vì đó là yêu cầu của sản xuất đòi hỏi phải cẩn thận và tỷ mỉ cũng như công việc tương đối nhẹ nhàng. Trong khi đó, lao động nam chỉ chiếm 36,5% trong tổng số lao động trong toàn công ty và chủ yếu làm ở các phân xưởng cơ điện, xưởng cán, xí nghiệp cao su là những công việc đòi hỏi sự nặng nhọc và tính kỷ luật cao. Tỷ trọng công nhân bậc 1 của công ty chiếm đa số với 474 người chiếm 56,5% tổng số công nhân và công nhân bậc 2 là 250 nguời chiếm 29,8%, trong khi đó công nhân lành nghề (bậc > 3) và kỹ sư chiếm thiểu số với 75 người chiếm 9% tổng số lao động trong toàn công ty. Nhìn chung, trình độ tay nghề của công nhân công ty Da- giầy Hà Nội tương đối thấp, điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của toàn công ty. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công ty mới chuyển đổi từ thuộc da sang sản xuất giầy, công nhân chưa được đào tạo hoàn chỉnh mà hình thức chủ yếu là vừa học vừa làm (đào tạo qua công việc). Tuy nhiên, tuổi đời của công nhân viên còn rất trẻ (67% lao động có tuổi đời dưới 25 tuổi và 11,8% lao động có tuổi đời trên 35 tuổi) đây là điểm mạnh của công ty trong tương lai nếu như có chính sách đối với nguồn nhân lực hợp lý, phát huy tính sáng tạo của lực lượng lao động trẻ cũng như tiếp tục đào tạo cho lực lượng lao động trẻ là điều cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty. - Là một công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh cho nên lao động trực tiếp chiếm đa số trong công ty (883 người chiếm 83,5% tổng số lao động trong toàn công ty) và số lao động gián tiếp và hành chính là 176 người chiếm 16,5% tổng lao động trong toàn công ty. - Xí nghiệp giày vải có số lao động nhiều nhất (524 người) vì đây là xí nghiệp sản xuất chính của công ty, cung cấp đa số các sản phẩm của công ty phục vụ khách hàng và đơn đặt hàng. Xí nghiệp cao su và xưởng cơ điện có số lượng công nhân ít nhất (150 người), vì nó có chức năng sản xuất các bán thành phẩm phục vụ cho xí nghiệp giày vải và giày da. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Vì vậy công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực là mối quan tâm đặc biệt của công ty. Hàng năm, công ty đều có kế hoạch đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, theo định kỳ công ty có các cuộc họp, hội nghị về kỹ thuật sản xuất và chất lượng. Những hội nghị này đã mang lại cho công nhân cũng như công ty nhiều cơ hội để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật hay những thay đổi của thị trường. Những đòi hỏi mới phát sinh từ phía khách hàng. 2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm Công ty Da- Giầy Hà Nội chủ yếu sản xuất giầy vải và giày da xuất khẩu phục vụ nhu cầu thị trường và khách hàng. Ngoài việc sản xuất phục vụ xuất khẩu công ty cũng sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty Da- giầy Hà Nội có quy mô sản xuất khá lớn, sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra thị trường thế giới mà chủ yếu là các nước châu Âu. Đây là thị trường yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, công ty da giầy Hà Nội phải duy trì chất lượng ổn định thường xuyên và hoàn thiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý để đảm bảo cho sản phẩm của công ty thâm nhập được các thị trường khó tính và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Một đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là mang tính thời vụ. Các loại giầy xuất khẩu thường có thời vụ từ tháng 9 đến tháng 3. Còn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, công ty chủ yếu sản xuất các loại giầy nội địa. Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Công ty Da- giầy Hà Nội có một trung tâm kỹ thuật mẫu khá mạnh chuyên nghiên cứu và áp dụng các mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củ thị trường. Nhờ đó mà công ty luôn đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo xu hướng phát triển của thị trường. Các sản phẩm của công ty rất đa dạng nên không thể nêu ra một cách chi tiết, ở đây chỉ xin nêu một số sản phẩm chính Bảng 2.2. Danh mục các sản phẩm của công ty Da- giầy Hà Nội STT Tên sản phẩm Giá bán lẻ năm 2000(đồng) 1 Ba ta xanh trắng 10.000 2 Vema 18.700 3 Xăng đan nữ 85.000 4 Giày XR2 26.000 5 Cho non 9.500 6 Covi 50.500 7 Navy 63.500 8 Thể thao trẻ em 50.00 9 Lifung trẻ em 7.000 10 Cầu lông 29.000 11 Kcalibu 32.000 12 Filada 10.000 13 Superga 20.000 14 Barbie 44.000 15 Giầy da nam 110.000 16 Giầy da nữ 49.000 17 Giầy da thời trang buộc dây, môka 100.000 18 Dép eva 21.500 Nguồn: Báo cáo tổng hợp số lượng giầy xuất khẩu nhập bán phòng kế hoạch năm 2000 2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Do công ty mới chuyển từ thuộc da sang sản xuất giầy xuất khẩu cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước như: Công ty Giầy Thuỵ Khuê, công ty giầy Thăng Long, Công ty giầy Thượng Đình Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ trong nước thì sự cạnh tranh không khoan nhượng của các quốc gia trong khu vực đặc biệt trong năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành cũng như của công ty khó khăn hơn. Mặc dù sự cạnh tranh rất lớn từ trong nước và thế giới nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng cùng với sự lớn mạnh của công ty và chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu như Anh, Đức, Thuỵ Sỹ, Pháp, Hà Lan, ý Tuy nhiên, công ty chưa có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở nước ngoài nhưng giá trị xuất khẩu hàng năm của công ty chiếm hơn 60% doanh thu của công ty và năm sau cao hơn năm trước: Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường thế giới. Công ty Da- giầy Hà Nội cũng chú trọng khai thác thị trường nội địa và đã mở một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty như: - 409 Nguyễn Tam Trình- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội - 151 Hoàng Hoa Thám- Quận Ba Đình- Hà Nội - 25 Nguyễn Thái Học- Quận Ba đình- Hà Nội Và các tỉnh trong nước như: Hải Phòng, Thanh Hoá, Phú Thọ, và thành phố Hồ Chí Minh. 2.5. Một số kết quả đạt được và phương hướng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình chất lượng sản phẩm và dịch vụ, với những số liệu về quá trình hoạt động của công ty Da- giầy Hà Nội trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng mặc dù có rất nhiều khó khăn chung cũng như khó khăn riêng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tay nghề công nhân So với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng, công ty đã đạt được một số kết quả đáng mừng, đặc biệt là uy tín sản phẩm của công ty trên thị trường thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, chất lượng và giá thành sản phẩm phù hợp. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2000 công ty Da- giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002. Nhờ đó, mà công tác quản lý chất lượng ngày được hoàn thiện, từ đó chất lượng sản phẩm của công ty ổn định và được nâng cao. Tỷ lệ sản phẩm chất lượng kém của công ty trước khi tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002 là 8- 10%, nhưng nay chỉ còn 2%. Do đó, số lượng sản phẩm bị giữ lại không được phép xuất khẩu giảm đáng kể và tình hình khiếu nại của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đã được giải quyết triệt để. Nhờ đó mà uy tín của công ty ngày càng được nâng cao cả thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, công ty thường xuyên có các đơn đặt hàng của nước ngoài như: Anh, Pháp, Đức Nhờ đó mà sản xuất công ty ngày càng được củng cố và phát triển, tạo đủ công ăn việc làm thường xuyên cho công nhân. Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng hàng năm. Hàng năm công ty Da- giầy Hà Nội hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo đời sống cho công nhân. Một số chỉ tiêu được phản ánh qua các năm như sau: (Bảng ngang trang sau) Đồ thị: Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm (tỷ đồng) Đồ thị: Giá trị doanh thu bán hàng hàng năm Qua bảng phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm (năm 1998 - 2000) cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều có tỷ lệ tăng trưởng trung bình rất cao như giá trị sản xuất công nghiệp tăng tung bình 3 năm là 215,95% và đạt giá trị 17.290.000 đồng vào năm 2000. tăng 8.290.000 đồng so với năm 1999 tương ứng tăng 92% và tăng 15.244.000 đồng so với năm 1998 tương ứng tăng 745,4% so với năm 1998. So với các năm trước, năm 2000 các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch và đây cũng là lần đầu tiên Công ty hoàn thành kế hoạch từ sau khi chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh và tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh. - Do mở rộng quy mô sản xuất nên sản lượng sản xuất ra hàng năm cũng tăng. Sản lượng giầy vải tăng trung bình 3 năm là 1.431,5% và dạt 755.000 đôi trong năm 2000 và tăng 137% so với năm 1999 tương ứng là 437.000 đôi. Sản lượng giầy da cũng tăng khá và trung bình trong 2 năm là 2.788,8% và đạt 130.000 đôi vào năm 2000 tăng 125.500 đôi so với năm 1999. Sở dĩ sản lượng tăng mạng trong hai năm 1999 và năm 2000 là do Công ty mới đưa vào khai thác dây chuyền sản xuất mới (1 dây chuyền sản xuất giầy vải nữ và 1 dây chuyền sản xuất giầy da trong năm 1999) thêm vào đó là công tác quản lý chât lý lượng của Công ty đi vào nền nếp và ổn định giảm được sản phẩm sai hỏng, tiết kiệm được thời gian làm lại, tập trung thời gian cho sản xuất. Cùng với việc tăng mạnh về sản lượng, Công ty đã nắm bắt nhanh chóng kip thời các thông tin thị trường bởi một đội ngũ cán bộ Marketing trẻ được đào tạo cơ bản về thị trường trong nước và xuất khẩu và liên tục tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế và Việt Nam tổ chức, Công ty đã xây dựng cho mình một trang websitẻiêng trên Internet để quảng bá sản phẩm của mình, đồng thời tham gia tích cực vào hệ thống thương mại điện tử quốc tế. Công ty đã thiết lập một hệ thống bao gồm 40 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty trên phạm vi toàn quốc. Do đó mà doanh thu hàng năm của Công ty tăng tương ứng với sản lượng đựơc sản xuất rà và tăng trung bình hàng năm là 163,5% riêng năm 2000 tăng 108,3% so với năm 1999 tương ứng tăng 13.000.000 đồng. Giá tị xuất khẩu của Công ty tăng trung bình là 1.813,8%, trong năm 2000 Công ty xuất khẩu đạt 1.200.000 USD tăng 166,7% so với năm 1999 tương ứng tăng 750.000 USD. Trong khi đó xuất khẩu năm 1998 chỉ đạt 13.000 USD. Tổng số cán bộ công nhân viên Công ty Da Giầy không ngừng tăng lên cùng với quy mô sản xuất và trong năm 2000 có 1058 người làm việc tại Công ty , tỷ lệ tăng số lượng công nhân là 22%. Mặc dù số lượng công nhân tăng qua các năm nhưng Công ty vẫn đảm bảo có đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên của mình và không ngừng nâng cao mức sống cho họ, tiền lương công nhân tăng đều hàng năm, năm sau cao hơn năm trước cụ thể thu nhập bình quân 4000.000 đồng/tháng/ 1 người vào năm 1999 thì sang năm 2000 là 500.000 đồng và theo kế hoạch năm 2001thì chỉ tiêu này sẽ là 600.000/ 1 người/ 1 tháng. Công ty cũng đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước cụ thể năm 1998 là 120 triệu đồng và năm 1999 là 740 triệu đồng, tăng 516% và năm 2000 là 850 triệu đồng tăng 14,88% so với năm 1999 tương ứng tăng 110. triệu đồng. Năm 1999, Công ty Da - Giầy Hà Nội bước đầu đã có lợi nhuận, chấm dứt thời kỳ thua lỗ kéo dài và tăng thêm nguồn lưc cho đầu tư chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, lợi nhuận của Công ty chưa lớn so với tổng doanh thu của Công ty cụ thể là: 62.000.000 Trong năm 1999: Tỷ lệ này là: x 100 = 0,51% 12.000.000.000 150.000.000 Trong năm 2000 : Tỷ lệ này là: x 100 = 0,6% 25.000.000.000 Những kết quả đạt được trên đây trong vài năm qua của Công ty Da - Giầy Hà Nội là thành quả to lớn của sự phấn đấu không biệt mệt mỏi của toàn bộ công nhân việc Công ty Da - Giầy Hà Nội trên mọi lĩnh vực và có phần không nhỏ của việc xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO - 9002. II. Phân tích hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 ở công ty Da- giầy Hà Nội. 1. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng trong cạnh tranh và quá trình phát triển. Công ty Da- giầy Hà Nội đã lựa chọn mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO- 9002 nghiên cứu để áp dụng. Ngày 4.5 và 6 tháng 10 năm 2000 tập đoàn chứng nhận quốc tế SGS đã đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO- 9002 và cấp chứng nhận ISO- 9002 cho công ty số Q18727 ngày 20.10.2000. Đây là thành quả to lớn sau 15 tháng phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Da- giầy Hà Nội, là điều kiện quan trọng để công ty đứng vững, và phát triển trong cơ chế thị trường, là giấy thông hành để công ty thâm nhập và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty giờ đây đang tiếp tục được duy trì và hoàn thiện. Nhìn lại quá trình nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9002 công ty Da- giầy Hà Nội đã làm tốt các công việc sau 1.1. Nghiên cứu lựa chọn mô hình quản lý chất lượng ISO- 9002 - Đánh giá nhu cầu: Khi công ty đánh giá nhu cầu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thì lần lượt các nhu cầu sau được xem xét. + Các yêu cầu thị trường + Các yêu cầu của khách hàng + Các nhu cầu điều chỉnh của công ty Các yêu cầu của thị trường: Công ty Da- giầy Hà Nội mới chuyển sang sản xuất giày dép, lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, khu vực và trong nước. Trước tình hình đó yêu cầu đặt ra đối với sự tồn tại đứng vững trong cạnh tranh và phát triển của công ty là công ty phải cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng ổn định và giá cả hợp lý, không ngừng cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từng bước mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao uy tín công ty trên thị trường thế giới. Trước yêu cầu đó đòi hỏi công ty phải thay đổi căn bản cách thức, lề lối quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm cung cấp cho khách hàng luôn luôn được ổn định, tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó mà đữ vững vị thế trong cạnh tranh và từng bước phát triển. Sơ đồ 2.4. Các bước lựa chọn mô hình quản lý chất lượng của công ty Da- giầy Hà Nội Đánh giá nhu cầu Công ty cần quản lý chất lượng tốt hơn Sưu tầm bộ ISO- 9000 Làm theo ISO- 9000-1 áp dụng hệ thống chất lượng ISO- 9004-1 Chọn mô hình đảm bảo chất lượng theo ISO- 9002 Các yêu cầu của khách hàng: sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu , thị trường EU. Đây là một thị trường rất cao và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như giữ vững thị trường hiện có thì sản phẩm của công ty phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của cộng đồng các nước châu Âu. Để đảm bảo điều đó, công ty buộc phải xây dựng và áp dụng mô hình quản lý chất lượng được các nước trong cộng đồng châu Âu và thế giới thừa nhận để làm tiêu chuẩn đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Các yêu cầu điều chỉnh của công ty. Để cạnh tranh thành công trong môi trường hiện nay và nhất là sự hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá. Công ty đã nghiêm túc đánh giá lại khản năng hiện có của mình về công tác quản lý chất lượng sản phẩm để xác định đúng tiềm lực, thế mạnh và những điểm yếu của công ty từ đó mới có thể tận dụng các vận hội cho sự phát triển của công ty. Với tinh thần nghiêm túc và khẩn trương công ty đã đánh giá và xác định cần phải tiến hành cuộc cách mạng để tiến hành điều chỉnh, thay đổi căn bản cách thức quản lý để phù hợp với tình hình mới. Một số vấn đề cần điều chỉnh đã được tập hợp phân tích và đánh giá như sau: + Điều kiện thực tế của công ty: Với dây chuyền công nghệ mới đuợc đầu tư, đồng bộ và khép kín, có lực lượng lao động trẻ năng động sáng tạo cùng với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất có sẵn từ trong nước và chất lượng ổn định. Công ty có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chất lượng và giá cả phù hợp nhưng chưa phải là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng ổn định và chi phí sản xuất thấp tạo lợi thế cạnh tranh + Chất lượng sản phẩm hiện tại của công ty: Mặc dù điều kiện vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho phép công ty sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao nhưng thực tế sản phẩm của công ty sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh cao và gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Do vậy, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty không hoàn thành kế hoạch do Tổng Công ty Da- giầy Việt Nam giao cho. Điều đó cho thấy chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trở thành vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm và tập trung nguồn lực để giải quyết. + Cơ cấu tổ chức: Do quy mô sản xuất được mở rộng so với thời kỳ thuộc da nên cơ cấu tổ chức của công ty cũng được mở rộng cho phù hợp với sự tăng lên của đối tượng quản lý. Tuy nhiên do quy mô tăng trong một thời gian ngắn nên vấn đề chất lượng và quy mô của cơ cấu tổ chức chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng bộ máy quản lý cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Chi phí sản xuất gián tiếp cao không tạo điều kiện cho việc giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và uy tín của công ty. Trước yêu cầu đó việc điều chỉnh về cơ cấu tổ chức theo hướng chất lượng hiệu quả hướng vào gọn, nhẹ và năng động. Để giải bài toán chất lượng thành công, công ty Da- giầy Hà Nội đã giải quyết các yêu cầu trên một cách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Điều đó chỉ thực hiện được thông qua xây dựng và áp dụng mô hình quản lý chất lượng phù hợp. Trong các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại như ISO- 9000, TQM 5S, Q-BASECông ty đã nghiên cứu và lựa chọn mô hình quản lý ISO- 9002 phù hợp với điều kiện của công ty có thể thoả mãn các yêu cầu nêu trên và công ty có nhiều thuận lợi để áp dụng hệ thống này. Kết quả của quá trình nghiên cứu các mô hình quản lý là quyết định của ban lãnh đạo công ty lựa chọn tiêu chuẩn ISO- 9002 làm mục tiêu phấn đấu để xây dựng và áp dụng nhằm đạt được chất lượng trong quản lý và giải quyết mọi yêu cầu đặt ra đối với công ty. 1.2. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9002 Công ty Da- giầy Hà Nội Trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO- 9002. Công ty Da- giầy Hà Nội đã thực hiện qua các trình tự sau (bảng ở trang bên) để tiếm tới chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù họp với tiêu chuẩn ISO- 9002 Có thể tóm lược các bước tiến tới chứng chỉ ISO- 9002 của công ty vào 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Bao gồm các bước từ 1- 6 Đây là giai đoạn phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty và hoạch định chiến lược chất lượng. Giai đoạn này ban giám đốc công ty đã xác định vai trò của chất lượng và khẳng định sự cam kết xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 Ngày 31/7/1999 Công ty đã ra quyết định thành lập hội đồng chất lượng ISO- 9002 (Ban chỉ đạo) và thuê chuyên gia của tập đoàn chứng nhận quốc tế SGS của Thuỵ Sỹ đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty. Vấn đề đào tạo nhận thức, chuyên gia đánh giá nội bộ và đào tạo cho các nhân viên viết tài liệu được công ty đặc biệt chú trọng, cùng với tổ chức chứng nhận SGS, công ty đã tổ chức các lớp đào tạo cho công nhân viên dưới nhiều hình thức khác nhau theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9002 và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của những bộ phận có liên quan. Đào tạo nhận thức cho cán bộ công nhân viên. Với quan điểm có nhận thức đúng thì mới làm đúng, làm có hiệu quả, thống nhất được ý chí và quyết tâm trong toàn công ty. Khi tiến hành đào tạo nhận thức công ty đã chú trọng vào các vấn đề như: tinh thần của ISO- 9000, lợi ích của việc áp dụng ISO- 9000 cũng như các quan điểm, khái niệm và các yêu cầu của bộ ISO- 9000 đối với từng bộ phận chức năng, từng cán bộ, công nhân cụ thể được các chuyên gia của tổ chức chứng nhận SGS giảng dạy trong 3 ngày. Đào tạo cán bộ viết tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng. Việc tổ chức học tập được phân công theo từng phòng, từng phân xưởng. Cán bộ công nhân viên được học hỏi khái niệm cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9000, thông hiểu chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty. Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ, đánh giá chất lượng nội bộ là sự xem xét độc lập và có hệ thống, nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng được các quy định đề ra và các quy định này có được thực hiện một cách hiệu quả và thích hợp để đạt được các mục tiêu hay không. Vì vậy, khi đào tạo chuyên gia đánh giá, những lĩnh vực sau đây được coi là đặc biệt cần thiết mà công ty đã được các chuyên gia SGS đào tạo. + Kiến thức và sự thông hiểu các tiêu chuẩn, dựa vào đó để tiến hành đánh giá hệ thống chất lượng + Kỹ thuật xem xét đặt câu hỏi, đánh giá và báo cáo phục vụ cho việc đánh giá. + Các kỹ năng bổ sung cần thiết để quản lý việc đánh giá như lập kế hoạch, tổ chức, thông tin và chỉ đạo Đánh giá hệ thống hiện có, xác định phạm vi áp dụng: căn cứ vào mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và sau khi được đào tạo bởi các chuyên gia của SGS, Công ty đã tiến hành đánh giá hệ thống hiện có theo yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 như: cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động của Công ty, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn lực có thể huy động để thực hiện thành công dự án. Trên cơ sở đó, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 vào xí nghiệp giầy vải, xí nghiệp giầy da chưa được áp dụng trong giai đoạn đầu. Như vậy hệ htống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 chưa được áp dụng trong toàn Công ty. Khi phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được xác định, Công ty tiến hành xây dựng các văn bản cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng đi vào hoạt động. - Giai đoạn 2: Viết tài liệu của hệ thống chất lượng (bước 3 - 10) Hình 2.1. Các mức tài hiệu của HTQLCL Sổ tay chất lượng (mức 1) Mô tả hệ thống chất lượng tương ứng với - Chính sách chất lượng - Mục tiêu chất lượng đã công bố - Tiêu chuẩn được áp dụng Các thủ tục chất lượng (mức 2) Mô tả các phương tiện nhằm đạt được sự kiểm soát và phân phối các hoạt động có ảnh hưởng đến chất lượng Các hướng dẫn công việc (mức 3) Quy định chuẩn mực tay nghề và các chuẩn mực chấp nhận Hồ sơ chất lượng Chứng minh việc thực hiện có hiệu lực của HTQLCT đã được lập thành văn bản Việc viết tài liệu hệ thóng quản lý chất lượng được bán chỉ đạp ISO9002 phân công cho từng phòng ban chức năng để viết các quy trình, thủ tục có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng mình. Riêng sổ tay chất lượng phải được đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) soạn thảo xem xét trình giám đốc phê duyệt. Do trình độ và phương pháp làm việc của mỗi cá nhân khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4492.doc
Tài liệu liên quan