Chuyên đề Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK 9

1.1. Khái niệm sự cạnh tranh 9

1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK. 10

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK. 12

1.3.1 Các chỉ tiêu định tính. 12

1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng. 13

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của CTCK. 14

1.4.1 Những nhân tố khách quan. 14

1.4.2 Các nhân tố chủ quan. 16

1.5 Các phương thức cạnh tranh của CTCK. 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL 19

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall. 19

2.1.1 Sơ lược về công ty. 19

2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty. 19

2.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh của WSS. 21

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của WSS. 22

2.2.1 Dịch vụ môi giới. 22

2.2.1.1 Số lượng tài khoản của khách hàng mở tại công ty : 23

2.2.1.2 Thị phần của hoạt động môi giới : 24

2.2.1.3 Giá trị giao dịch : 24

2.2.1.4 Tỷ trọng doanh thu môi giới : 25

2.2.2. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. 27

2.2.3 Tự doanh chứng khoán. 29

2.2.4 Lưu ký chứng khoán. 30

2.2.5 Các chỉ tiêu tài chính của công ty. 31

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của WSS. 33

2.3.1 Cơ hội và thách thức. 33

2.3.1.1 Cơ hội. 33

2.3.1.2 Thách thức. 35

2.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của WSS. 36

2.3.2.1 Điểm mạnh. 36

2.3.2.2 Điểm yếu. 38

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL 39

3.1.Định hướng phát triển Công ty chứng khoán giai đoạn 2006-2010. 39

3.2.Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall. 41

3.3.1.Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 41

3.3.2.Chiến lược phát triển. 42

3.3.3.Kế hoạch triển khai hoạt động trong năm 2010. 42

3.3.Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của WSS. 43

3.4.1.Tăng cường huy động vốn và nâng cao vốn điều lệ. 43

3.4.2.Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. 44

3.4.3.Nâng cao năng lực quản trị và điều hành công ty 46

3.4.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 47

3.4.5.Hiện đại hoá cơ sở vật chất, kĩ thuật công nghệ. 48

3.4.6.Xây dựng chiến lược marketing hợp lý. 49

3.4.7 Phát triển hoạt động phân tích và nghiên cứu thị trường. 50

3.4.8.Mở rộng mạng lưới hoạt động. 50

3.4.Kiến nghị. 50

3.5.1.Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Chính phủ. 50

3.5.2.Kiến nghị đối với UBCKNN. 52

KẾT LUẬN CHUNG 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã là 1.74%. So với thị phần của các CTCK lớn hàng đầu như CTCK Thăng Long, CTCK Sài Gòn thì thị phần của WSS là không đáng kể. Điều này cũng phản ánh sự không cân bằng trong thị phần môi giới của các CTCK trên TTCK Việt Nam khi mà 10 CTCK lớn đã nắm tới 51% thị phần môi giới. Vì vậy, WSS cần nghiên cứu hoàn thiện và phát triển hoạt động môi giới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao thị phần trong tương lai. 2.2.1.3 Giá trị giao dịch : Năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 630.008 tỷ đồng, tăng 332% so với năm 2008. Cùng với sự hồi phục của thị trường, giá trị giao dịch tại WSS năm 2009 cũng ở mức thấp đạt 12.134 tỷ đồng, và tăng lên rất nhiều so với năm 2008. Điều này đã làm cho giá trị giao dịch của WSS tăng lên và chiếm 1.93% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, trong khi đó con số này vào năm 2007 là 0.45%. Bảng 2 : Giá trị giao dịch một số CTCK Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm 2008 Năm 2009 CTCK TT WSS VSSC TAS TT WSS VSSC TAS Giá trị GD 189.679 854 735 6574 630.008 12.134 5.907 19.818 Tỷ trọng(%) 100 0.45 0.38 3.47 100 1.93 0.94 3.15 So với TAS và VSSC tỷ trọng giá trị giao dịch năm 2009 của WSS tuy không cao hơn so với TAS nhưng tỷ trọng giá trị giao dịch của WSS tăng mạnh hơn. Sự so sánh này chứng tỏ rằng WSS đã đạt hiêụ quả trong nghiệp vụ môi giới. 2.2.1.4 Tỷ trọng doanh thu môi giới : Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và đà suy giảm mạnh của thị trường doanh thu hoat động môi giới thấp,đạt 1.578 triệu đồng, chiếm 8.32% trong tổng doanh thu. Bước sang năm 2009, thị trường hoạt động khá sôi nổi nên doanh thu hoạt động môi giới chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu (22.86%). Giá trị giao dịch năm 2009 của công ty đạt khoảng 11.610 tỷ đồng. Phí môi giới toàn công ty khoảng 21.562 triệu đồng, đạt 86.25% so với kế hoạch của hội đồng quản trị đề ra trong năm. Bảng 3: Doanh thu môi giới Đơn vị: triệu đồng Năm CTCK Năm 2008 Năm 2009 WSS VSSC TAS WSS VSSC TAS DTT 18.963 22.136 28.265 94.338 69.371 46.819 DT môi giới 1.578 6.800 9.875 21.562 14.513 29.807 Tỷ trọng 8.32% 30.72% 34.94% 22.86% 20.92% 63.66% Nguồn: BCKQKD WSS,VSSC,TAS năm 2008-2009 Qua bảng so sánh trên ta thấy TAS là công ty có doanh thu môi giới cao nhất trong 3 công ty. Trong năm 2008 hoạt động môi giới gặp nhiều khó khăn và năm 2009 có thể coi là năm hồi phục thị trường chính vì vậy doanh thu môi giới của cả 3 công ty đều tăng khá mạnh, đặc biệt là WSS với mức tăng 19.984 triệu đồng tương ứng với 1266%. Tỷ trọng doanh thu môi giới chỉ chiếm 22.86% và mặc dù công ty đang sử dụng biểu phí cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bảng 4: Biểu phí giao dịch Tổng giá trị GD WSS VSSC TAS Dưới 100 trđ 035-0.40% 0.35% 0.30-0.35% Từ 100- đến dưới 200 trđ 0.30% 0.30% 0.25-0.30% Từ 200- dưới 300 trđ 0.30% 0.30% 0.25% Từ 300- dưới 500trđ 0.30% 0.30% 0.20% Trên 500tr- dưới 1tỷ 0.25% 0.25% 0.18-0.20% Trên 1tỷ – dưới 5 tỷ 0.20% 0.20% 0.15% Trên 5 tỷ 0.15% 0.20% 0.12% Nguồn: Điều này chứng tỏ hoạt động môi giới của WSS không phải nghiệp vụ chính đem lại doanh thu nhưng đã thực sự có hiệu quả do một số nguyên nhân chủ yếu sau: + Tuy không gian dành cho hoạt động môi giới tại WSS khá hẹp, số lượng phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh còn ít nhưng WSS đầu tư cơ sở vật chất công nghệ thông tin hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên môi giới chuyên nghiệp, nhờ đó cung cấp dịch vụ Môi giới có chất lượng cao cho tất cả các khách hàng cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thông qua các hình thức giao dịch đa dạng và thuận tiện từ khâu: mở tài khoản, thực hiện yêu cầu giao dịch của khách hàng, cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến, sao kê tài khoản giao dịch. + WSS đã không ngừng khai thác . tìm kiếm để mang lại cho khách hàng những điều kiện và cơ hội thuận tiện nhất, đặc biệt là những thông tin về cơ hội đầu tư có chất lượng cao và sự hỗ trợ về mặt tài chính. WSS tích cực quan hệ, hợp tác với các NHTM để hỗ trợ khách hàng tiếp cận được với các khoản tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn an toàn và hiệu quả : * Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, cổ tức : qua dịch vụ này khách hàng không phải đợi đến ngày thanh toán ( T+3) mà có thể yêu cầu nhận ngay tiền bán chứng khoán khi có kết quả khớp lệnh vào ngày T hoặc ngày chốt thực hiện quyền. * Hỗ trợ vay cầm cố chứng khoán : khách hàng sẽ được hỗ trợ sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký của mình tại WSS làm tài sản cầm cố để vay tiền đầu tư chứng khoán tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. + Hoạt động môi giới tuân thủ nghiêm túc Quy định cuả Sở GDCK cũng như quy trình giao dịch của công ty. Với tôn chỉ lợi ích cua khách hàng là ưu tiên hàng đầu, tránh xa xung đột lợi ích với khách hàng, lãnh đạo công ty không tham gia mua bán chứng khoán và hạn chế cán bộ nhân viên mua, bán chứng khoán cho riêng mình. Nhờ đó, lợi ích của khách hàng được đảm bảo. Đội ngũ môi giới của WSS ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, nét nổi bật trong giao dịch chứng khoán cho NĐT là các lệnh giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và có hiệu quả cao. Tuy nhiên đối thủ canh tranh của công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi giới là các CTCK lớn chiếm nhiều ưu thế và hiện tại mạng lưới hoạt động môi giới của công ty còn hạn chế ( chủ yếu tại Hội sở chính, Phòng giao dịch Hoàn Kiếm và thông qua internet). Vì thế WSS cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được và khẩn trương mở rộng mạng lưới giao dịch chứng khoán tại các tỉnh, thành phố lớn trong toàn quốc để phát triển thị phần môi giới của mình. 2.2.2. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Hoạt động tư vấn của các CTCK ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tư vấn niêm yết và tư vấn CPH cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang CTCP. Còn tư vấn đầu tư nói chung là rất dè dặt. Bởi việc tư vấn đầu tư đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cần phải đầu tư lớn về con người cũng như phương tiện thiết bị, mà TTCK Việt Nam hiện nay chưa đủ lớn, hàng hoá chưa nhiều, chất lượng chưa cao, việc công bố thông tin còn hạn chế. Do đó chưa có đủ điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động này. Đây là một thị trường tiềm năng mà các CTCK thật sự chưa khai thác hết và trong tương lai khi TTCK bước vào giai đoạn phát triển thì hoạt động này sẽ diễn ra mạnh mẽ và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các CTCK. Hiện nay,WSS cung cấp các dịch vụ tư vấn đa dạng : Tư vấn phát hành, Tư vấn niêm yết, Tư vấn cổ phần hoá và tư vấn chuyển đổi, Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, Tư vấn thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp ( M&A), Tư vấn thẩm định dự án đầu tư, Tư vấn các giải pháp quản trị doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu là dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp với tư vấn niêm yết, cổ phần hoá và phát hành chiếm phần lớn. Doanh thu của hoạt động này cũng đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu của công ty : Bảng 5: Doanh thu tư vấn Đơn vị : triệu đồng Năm CTCK Năm 2008 Năm 2009 WSS TAS VSSC WSS TAS VSSC DTT 18.963 28.265 22.136 94.338 46.819 69.371 DT tư vấn 951 705 709 17.293 615 4.272 Tỷ trọng 5.02% 2.49% 3.20% 18.33% 1.31% 6.16% Nguồn: BCKQKD WSS,VSSC, TAS năm 2008-2009 So với TAS và VSSC thì doanh thu hoạt động tư vấn của WSS chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu( năm 2008 : 5.02% và năm 2009 : 18.33%). Và giá trị doanh thu này tăng khá cao ( 16.342 triệu đồng, tương ứng với 1718%). Có thể thấy trong năm 2009, cùng với sự hồi phục của thị trường thì doanh thu tư vấn của WSS đã tăng khá cao và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2008, mặc dù công ty mới đi vào hoạt động và trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã liên tục suy giảm, nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ tư vấn ở mức rất thấp song do có sự cố gắng, nỗ lực cuả tập thể lãnh đạo và cán bộ chuyên viên tư vấn, và được khách hàng tín nhiệm nên công ty đã có nhiều hợp đồng tư vấn. Trong đó, có các khách hàng lớn, có tên tuổi trên thế giới như Tập đoàn Hoá chất Linde ( CHLB Đức), Tập đoàn tài chính ITOCHU ( Nhật Bản), Tập đoàn INAX ( Nhật Bản). Những tháng đầu năm 2009 là thời kì tồi tệ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế VN chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, hoạt động tư vấn của WSS vẫn giữ ổn định. Do có kinh nghiệm và uy tín, WSS tiếp tục giành được những hợp đồng tư vấn của Tập đoàn INAX. Cạnh đó, WSS cũng được nhiều doanh nghiệp trong nước tin tưởng, yêu cầu được cung cấp dịch vụ tư vấn, trong đó có Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). 2.2.3 Tự doanh chứng khoán. Hoạt động tự doanh được hỗ trợ rất nhiều từ hoạt động tư vấn của công ty. Những thông tin có được từ hoạt động này là những yếu tố quan trọng giúp WSS xây dựng được một danh mục tự doanh hợp lý, an toàn. Dựa vào sự am hiểu thị trường WSS đã và đang xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tự doanh hợp lý và hiệu quả, trên nguyên tắc đa dạng hoá danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đảm bảo cân bằng và tập trung vào các chứng khoán có tiềm năng tăng trưởng tốt, ổn định. Hoạt động tự doanh được xem là hoạt động cứu cánh cho các CTCK nhỏ khi mà các hoạt động kinh doanh khác chưa có chỗ đứng trên thị trường. Đối với WSS cũng không là ngoại lệ. Bảng 6: Doanh thu tự doanh Đơn vị : triệu đồng Năm CTCK Năm 2008 Năm 2009 WSS VSSC TAS WSS VSSC TAS DTT 18.963 22.136 28.265 94.338 69.371 46.819 DT tự doanh 9.236 4.961 5.816 50.564 43.014 5.131 Tỷ trọng 48.71% 22.41% 20.58% 53.60% 62.01% 10.96% Nguồn: BCKQKD WSS, VSSC, TAS năm 2008-2009 Năm 2008 doanh thu hoạt động tự doanh đạt 9.236 triệu đồng chiếm 48.71% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên chiếm 53.60% vào năm 2009 và doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán tăng lên 41.328 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu hoạt động tự doanh của TAS năm 2009 lại giảm 11.78% so với năm 2008 và VSSC doanh thu tăng 38.053 triệu đồng. Với WSS hoạt động tự doanh trong năm 2008 và thực sự hiệu quả mặc dù các yếu tố khách quan không thuận lợi như: Nguồn vốn đầu tư thấp, thị trường suy giảm mạnh, nhưng do WSS đã không ngừng giám sát hoạt động đầu tư để đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với chính sách quản lý rủi ro nên WSS đã thành công trong việc bảo toàn vốn năm 2008. Bước sang năm 2009, do đánh giá đúng cơ hội thị trường và có quyết định đầu tư kịp thời nên hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty đã khẳng định được thành công lớn. Quý I/2009, mặc dù thị trường chứng khoán sụt giảm xuống mức thấp nhất và chưa phục hồi, nhưng hoạt động tự doanh vẫn có lãi. Doanh thu đầu tư chứng khoán được hiện thực hoá dần dần vào quý II,III và đặc biệt là quý IV. Doanh thu quý II đạt 9.968 triệu đồng, quý III đạt 8.821 triệu đồng và tổng cả năm đạt 50.564 triệu đồng. 2.2.4 Lưu ký chứng khoán. Ngoài các dịch vụ môi giới, tự doanh và tư vấn công ty còn có một số các dịch vụ bổ trợ khác: Lưu ký chứng khoán. Đây là một dịch vụ phụ nên chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Bảng 7: Doanh thu hoạt động lưu ký Đơn vị : triệu đồng Năm CTCK Năm 2008 Năm 2009 WSS VSSC TAS WSS VSSC TAS DTT 18.963 22.136 28.265 94.338 69.371 46.819 DT lưu ký 51 641 - 260 395 - Tỷ trọng 0.27% 2.90% - 0.28% 0.57% - Nguồn: BCKQKD WSS, VSSC, TAS năm 2008-2009 Riêng TAS không có doanh thu về hoạt động này, còn tỷ trọng doanh thu lưu ký của VSSC cao hơn khá nhiều so với WSS năm 2008, nhưng sang tới năm 2009 thì VSSC lại giảm khá nhiều cả về giá trị và tỷ trọng. WSS thì tăng về mặt giá trị nhưng xét về tỷ trọng thì hầu như không có thay đổi. Có thể thấy rằng dù là nghiệp vụ phụ nhưng công ty vẫn quan tâm và giữ vững được tỷ trọng doanh thu lưu ký trên tổng doanh thu của công ty. 2.2.5 Các chỉ tiêu tài chính của công ty. + Quy mô vốn : Trong thời gian qua do yêu cầu tăng vốn của UBCKNN các CTCK đang hoạt động trên thị trường liên tục có các đợt tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng thị phần khiến tình hình cạnh tranh giữa các CTCK ngày càng trở nên gay gắt. Biểu đồ 2: Vốn điều lệ của một số CTCK (tỷ đồng) Nguồn: website Thành công trong việc tăng vốn điều lệ lên 366 tỷ đồng, WSS tự hào là một trong 15 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn hiện nay. Mới đây HĐQT đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Thời gian tới, công ty sẽ phát triển thêm nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, do đó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động tư vấn tài chính. Đó là tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của WSS. + Khả năng sinh lời: Bảng 8 : Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ROA (%) ROE (%) EPS (vnđ) P/E (lần) P/B (lần) WSS 14.8 16.3 1782 10.9 1.8 BVS 10.5 14.9 2574 15.2 2.3 TAS -15.3 -12.0 -1458 -10.3 1.6 SSI 11.4 16.6 2312 20 3.4 KLS 15.0 23.3 1844 13.1 3.2 (EPS 4 quý gần nhất) Trong đó ROA và ROE là hai chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng sinh lời của công ty. Nhìn bảng trên có thể thấy WSS đã có các chỉ tiêu tài chính lành mạnh và hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt. + Các chỉ tiêu tài chính : Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính có mức độ rủi ro cao , vậy nên các chỉ tiêu về khả năng thanh tóan và cơ cấu tài sản phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tại công ty chứng khoán WSS , chỉ tiêu hàng tồn kho là 0 nên hai khả năng này có giá trị như nhau. STT Chỉ  tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 1 Cơ  cấu tài sản - Tài sản dài hạn/Tổng tài sản -Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 52.22 47.78 34.08 65.92 2 Cơ  cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn - Vốn CSH/ Tổng nguồn vốn % 5.89 94.11 9.11 90.89 3 Khả  năng thanh toán -Khả năng thanh toán nhanh -Khả  năng thanh toán hiện hành Lần 8.1 8.1 7.3 7.3 ( Nguồn : Báo cáo tài chính WSS năm 2009) Ban lãnh đạo công ty luôn đặt mục tiêu quản lý chặt chẽ các khoản nợ cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua hệ số thanh toán là 7.3 lần vào năm 2009, các khoản nợ chỉ chiếm dưới 10 % trong cả 2 năm. 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của WSS. 2.3.1 Cơ hội và thách thức. 2.3.1.1 Cơ hội. + Bối cảnh nền kinh tế và TTCK Việt Nam : . TTCK Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển: Theo ông Vũ Bằng- Chủ tịch UBCKNN, TTCK hiện vẫn đang chịu những tác động và thách thức. Tuy nhiên hiện nay Chính phủ đã có những giải pháp cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô thực thi các giải pháp rất cụ thể, tình hình xã hội ổn định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đối tốt, các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh, chính sách thích ứng với thị trường. Việt Nam có thế mạnh của một nền kinh tế trẻ, một thị trường trẻ và vẫn có những cơ hội để phát triển trong tương lai. . Cơ cấu dòng vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam được cải thiện đáng kể, dòng vốn có nhiều rủi ro giảm mạnh. Đây chính là tiền đề để thị trường phát triển ổn định, bền vững. . Quyết định đóng cửa sàn vàng của Thủ tướng chính phủ khiến dòng tiền đầu tư chuyển hướng. Do vậy có thể thấy chứng khoán là kênh đầu tư có khả năng thu hút dòng tiền đầu tư này nhiều nhất trong thời gian tới, do đặc tính thị trường gần giống vàng, như khả năng thanh toán nhanh, có cơ hội kiếm lời nhanh trong đầu tư ngắn hạn… . Cơ hội mở rộng chi nhánh: Theo lộ trình phát triển của TTCK Việt Nam, các CTCK có rất nhiều cơ hội để mở rộng chi nhánh hoạt động đến các tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo chiến lược phát triển TTCK Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 của Chính phủ sẽ nâng mức đóng góp của TTCK vào GDP lên 10-15%. Do đó tạo điều kiện cho các CTCK mở rộng thị phần. Đây chính là cơ hội lớn cho các CTCK. . Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của TTCK để huy động vốn. Đồng thời chính phủ đã có những có sự quan tâm cao đối với TTCK thông qua việc ban hành luật chứng khoán, nghị định hướng dẫn thi hành luật và một loạt các văn bản pháp luật khác hướng dẫn hoạt động của TTCK. Vì vậy, bước đầu tạo ra một môi trường pháp lý để TTCK có thể vận hành và phát triển. Các CTCK với tư cách là một doanh nghiệp không chịu sự ràng buộc của nhiều luật nữa, do đó có thể giảm thiểu các thủ tục rườm rà, chi phối hoạt động của CTCK. . Nhờ có sự tham gia thị trường của các CTCK, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh sẽ làm thị trường sôi động hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia ngày càng nhiều của các công ty chứng khoán nước ngoài với vai trò là định chế trung gian trên thị trường cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Đồng thời tạo điều hiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các CTCK trong nước. Sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các CTCK trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo lợi thế với các công ty nước ngoài. + Với riêng WSS : vừa mới hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 366 tỷ và đã kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ trong năm 2010. Với mục đích nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh hoạt động đầu tư tự doanh, mở rộng thị phần môi giới và chuẩn bị triển khai một số dịch vụ trong tương lai như bảo lãnh phát hành, giao dịch trái phiếu. Việc tăng vốn lên 366 tỷ đã đưa WSS lên tốp 15 CTCK có vốn điều lệ lớn trên thị trường, sẽ hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.3.1.2 Thách thức. + Quy mô của TTCK Việt Nam hiện nay còn nhỏ, thị trường phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn nên dễ có những biến động bất thường do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, sự hiểu biết của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các dịch vụ và sản phẩm tài chính còn tương đối hạn chế. + Khả năng phát triển kinh doanh và tính cạnh tranh của các CTCK còn thấp. Sự xuất hiện của nhiều CTCK nước ngoài trong thời gian tới sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì ở những dịch vụ cơ bản như tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, quản lý DMĐT, tính chuyên nghiệp và thương hiệu “ ngoại” của các CTCK nước ngoài sẽ hấp dấn không ít nhà đầu tư. Đó chính là một nguy cơ lớn đối với các CTCK trong nước. + Thị phần ngày càng bị chia nhỏ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt do có quá nhiều công ty chứng khoán trong đó nhiều công ty chấp nhận phá giá để tranh giành hợp đồnh. + Việc tăng vốn điều lệ quá nhanh cũng là vấn đề đáng quan tâm, mặc dù mục tiêu mà WSS hướng đến là một định chế tài chính đa dạng như một ngân hàng đầu tư ( Investment Banking) nhất thiết phảI đáp ứng nhu cầu về vốn nhưng việc tăng vốn quá nhanh cũng là vấn đề đáng quan tâm. Vì thực tế, khi hệ thống giao dịch chứng khoán được triển khai ổn định,các CTCK không nhất thiết phải bành trướng quy mô hoạt động, chỉ cần đầu tư công nghệ theo chiều sâu. + Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các văn bản pháp lý chưa đồng bộ và liên tục thay đổi. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn nhiều chồng chéo, đôI khi còn mâu thuẫn nhau. Chúng ta đã có một nghị định về chứng khoán và nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như : Luật doanh nghiệp, Luật đất đai... điều này làm cho hoạt động chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho nhà đầu tư. 2.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của WSS. Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Hiện tượng này không những được xem như cơ sở tồn tại mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển. Cùng với quá trình tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội, cạnh tranh đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các CTCK nói chung và WSS nói riêng. Vì vậy, để tận dụng thời cơ đồng thời hạn chế những khó khăn một cách tối ưu nhất, WSS cần đánh giá được những lợi thế, hạn chế của mình nhằm đề ra những giải pháp phù hợp. Từ đó, giúp công ty nâng cao năng lực,vị thế trên thị trường. 2.3.2.1 Điểm mạnh. + Nguồn nhân lực : Thế mạnh nổi trội của công ty là HĐQT, Ban điều hành có tầm nhìn chiến lược, có mối quan hệ rộng rãi trong giới kinh doanh. Đội ngũ nhân sự công ty có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm. 100% cán bộ quản lý có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó hầu hết là được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Môi trường làm việc tại công ty vừa thân thiện xong cũng rất cạnh tranh. Điều này đòi hỏi mỗi nhân viên phải luôn tích cực, chủ động sáng tạo để đạt kết quả cao nhất trong công việc. Chính môi trường này đã tạo động lực làm việc cho nhân viên vì sự đóng góp của mỗi người sẽ luôn được đánh giá xứng đáng. + Chiến lược kinh doanh: WSS có chiến lược phát triển phù hợp với định hướng phát triển của TTCK trên cơ sở tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo ra giá trị gia tăng bền vững cho khách hàng. Hoạt động trong mối quan hệ tổng thể với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Do đó, chiến lược phát triển của WSS luôn bám sát vào định hướng phát triển TTCK Việt nam để có những chiến lược thích ứng đồng thời nắm bắt cơ hội của thị trường. + Khả năng về vốn : WSS liên tục thông qua kế hoạch tăng vốn, từ vốn ban đầu chỉ la 168 tỷ, sang đầu năm 2010 đã tăng nguồn vốn lên 366 tỷ và đã thông qua kế hoạch tăng lên 1000 tỷ trong năm 2010. + Tình hình tài chính : Tình hình tài chính của VSSC luôn được cải thiện, luôn đạt kế hoạch đề ra. Nhờ có chiến lược kinh doanh và lộ trình dài hạn cũng như ngắn hạn mà công ty đã chiếm lĩnh thị trường một cách ổn định và chắc chắn. + Sản phẩm dịch vụ : Các sản phẩm dịch vụ phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. VSSC đang từng bước phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. + Công nghệ thông tin: Thế mạnh nổi trội của WSS là đứng đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ giao dịch, kinh doanh chứng khoán và quản trị doanh nghiệp. WSS đã đầu tư cụm máy chủ SUN SOLARIS dựa trên công nghệ clustering có khả năng mở rộng và tăng cường năng lực xử lý nhanh chóng hiệu quả và không ảnh hưởng tới hệ thống cũ để cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu giao dịch. Cơ sở dữ liệu giao dịch được cài đặt trên hệ thống SAN storages kết nối với cụm máy chủ SUN và các hệ thống máy chủ ứng dụng dựa trên hệ thống SAN Switch quang. Đây là một hệ thống đồng bộ và có hiệu năng cao của hãng Sun nổi tiếng với các công nghệ máy chủ và hệ thống lưư trữ tốc độ cao và tin cậy với giá trị nhiều tỷ đồng Việt Nam. Các máy chủ dịch vụ được kết nối với hệ thống lõi trên thông qua hệ thống chuyển mạch Gigabit đảm bảo các tác vụ được thực hiện nhanh và an toàn. Cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên nhiều loại hệ cơ sở dữ liệu khác nhau như SQL và Oracle, được sao lưư thường xuyên với một lịch trình tự động và định kì lưu trữ bằng băng từ nhằm đảm bảo dữ liệu cập nhật nhất trong trường hợp cần phải khôi phục dữ liệu. + Công ty nằm trên một vị trí trung tâm thuận lợi : Hội sở chính nằm trên đường Trần Quang Khải và chi nhánh nằm tại phố Lý Nam Đế ( đều thuộc quận Hoàn Kiếm – trung tâm thành phố ), thuận lợi cho các hoạt động giao dịch của nhà đầu tư và khách hàng. + Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro: WSS đã soạn thảo, hoàn thiện và triển khai các quy trình kiểm soát nội bộ cho các hoạt động công ty như quy trình kiểm tra hoạt động môi giới, lưu ký, tự doanh, tư vấn, quy trình kiểm tra kế toán và hoạt động tài chính, quy trình kiểm tra công tác quản lý an toàn kho quỹ, quy trình kiểm tra hoạt động hành chính nhân sự. + Uy tín hoạt động : WSS luôn tạo được quan hệ tốt với khách hàng. Nhờ các hoạt động marketing, khuyếch trương thương hiệu công ty đã giới thiệu các sản phẩm tiện ích của mình thông qua website, các báo hình như các kênh truyền hình VTC, VTV, Vietnamnet, InfoTV, HanoiTV; Báo giấy như các báo thời báo kinh tế việt nam, đầu tư chứng khoán; báo điện tử như báo Vnexpress,các website kinh tế như Vneconomy. 2.3.2.2 Điểm yếu. + Khả năng đào tạo nhân lực : Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những chiến lược phát triển của công ty nhưng thực tế công ty chưa tổ chức được. Vì khối lượng công việc nhiều, nhân sự thiếu chưa tuyển dụng bổ sung kịp, chi phí đào tạo lại rất cao. Để đạt hiệu quả cao thì phải đào tạo ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển. + Mạng lưới hoạt động : Mạng lưới hoạt động của WSS còn rất nhỏ bé so với các CTCK khác. WSS chỉ có 1 chi nhánh ở Lý Nam Đế. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của công ty do khách hàng đến với công ty còn hạn chế. Do công ty đã chủ động tạm dừng các hoạt động mở rộng chi nhánh để tiết kiệm chi phí trong thời kì khó khăn trước đây. Hoạt động môi giới chủ yếu tập trung ở Hội sở chính, phòng giao dịch Hoàn Kiếm và thông qua internet. + Cơ sở vật chất: Trong điều kiện TTCK đang phát triển, số lượng khách hàng sẽ tăng trong tương lai thì trụ sở làm việc và các phòng giao dịch của công ty còn khá nhỏ. Diện tích làm việc của các phòng không đủ, một số phòng phải làm việc chung gây ảnh hưởng đến công việc của nhau. CHƯƠNG 3 Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ phần Chứng Khoán PHố WALL 3.1.Định hướng phát triển Công ty chứng khoán giai đoạn 2006-2010. Hiện nay, TTCK Việt Nam đã có 105 công ty chứng khoán hoạt động. Do cạnh tranh khốc liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26001.doc
Tài liệu liên quan