MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5
1.1.Tổng quan về mô hình tập đoàn 5
1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế 5
1.1.2.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 7
1.1.3.Định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 9
1.1.3.1.Thực trạng mô hình Tổng công ty 91- Mô hình thí điểm thành
lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 9
1.1.3.2.Định hướng chung về mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam 14
1.2.Vai trò của công ty tài chính trong các Tổng công ty theo mô hình tập
đoàn ở Việt Nam hiện nay. 17
1.2.1.Công ty tài chính trong tập đoàn- Một mô hình mới. 17
1.2.2.Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn 20
1.2.2.1. Vai trò Huy động vốn 22
1.2.2.2.Vai trò đầu tư tài chính 23
1.2.2.3.Vai trò điều hoà vốn 24
1.3.Điều kiện phát triển các công ty tài chính trong Tổng công ty. 25
1.3.1.Điều kiện về môi trường vĩ mô 25
1.3.2.Điều kiện về môi trường vi mô 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT). 31
2.1.Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 31
2.1.1.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VNPT 31
2.1.2.Những thành tựu đạt được 33
2.1.3.Cơ hội và thách thức 36
2.2.Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 37
2.2.1.Giới thiệu tổng quan về PTF 37
2.2.2.Các hoạt động của PTF 41
2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn 41
2.2.2.2.Hoạt động tín dụng 45
2.2.2.3.Đầu tư tài chính. 47
2.2.2.4.Hoạt động trên thị trường vốn 51
2.2.2.5.Hoạt động tư vấn 51
2.3.Đánh giá 54
2.3.1. Đánh giá về hoạt động của công ty 54
2.3.1.1.Những kết quả đạt được 54
2.3.1.2.Những khó khăn 56
2.3.2.Đánh giá về vai trò của PTF trong VNPT hiện nay. 64
2.3.2.1.Thành công 64
2.3.2.2.Hạn chế 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.(VNPT) 67
3.1.Định hướng phát triển của VNPT 67
3.1.1.Sự cần thiết đổi mới tổ chức của VNPT 67
3.1.2.VNPT có đủ điều kiện để tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế 69
3.1.3.Mô hình tập đoàn Viễn thông Việt Nam 70
3.2.Định hướng phát triển của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 72
3.2.1.Vị trí của PTF trong mô hình mới 72
3.2.2.Mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của PTF 73
3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của PTF trong VNPT 74
3.3.1.Giải pháp nâng cao vai trò huy động vốn 75
3.3.2.Giải pháp nâng cao vai trò đầu tư tài chính 75
3.3.3.Giải pháp nâng cao vai trò điều hoà vốn 76
3.3.4.Các Giải pháp khác 76
3.4.Một số kiến nghị 77
3.4.1.Kiến nghị về cơ chế chính sách của Nhà nước 77
3.4.2.Kiến nghị về quy chế quản lý tài chính trong tập đoàn Bưu điện 80
3.4.3.Kiến nghị khác về mở rộng hoạt động cho PTF 82
Kết luận 83
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2000. Những kết quả trên đã tao tiền đề triển khai kế hoạch năm 2002 và kế hoạch phát triển đến 2010, tạo điều kiện từng bước đổi mới tổ chức quản lý theo hướng xây dựng Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh tế.
2.1.3.Cơ hội và thách thức
Khi nhân loại bước sang thiên niên thứ kỷ thứ 3, thời đại của xã hội thông tin thì ngành Bưu chính Viễn thông hội tụ với điện tử, tin học và truyền thông quảng bá đứng trước những thời cơ và thách thức mới.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng do nền kinh tế đang trong đà phát triển đang đặt VNPT trước nhiều cơ hội và thách thức.
Cơ hội mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ đang ngày càng gia tăng. Hợp đồng thương mại Việt Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 và được đưa vào thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng trong việc thâm nhập thị trường Mỹ cũng như mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ. Tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước tự đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của mình. Cơ hội rất lớn nhưng cũng không ít thách thức. Quá trình hội nhập, cạnh tranh và những tác động quốc tế cũng có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của VNPT. Sự tham gia của các nhà cung cấp dịch mới trong nước, các công ty khai thác nước ngoài đặt tại VNPT trước nhiều sức ép về cạnh tranh, về chất lượng dịch vụ. Môi trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông đang chuyển từ độc quyền công ty sang giai đoạn hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.
Giá thành sản phẩm Bưu điện còn cao là điều mà xã hội quan tâm, mặc dầu trong các năm vừa qua ngành Bưu điện đã có nhiều đợt giảm gía quan trọng, đó là giảm giá cước quốc tế và giá dịch vụ Internet. Vấn đề cạnh tranh về giá cũng là một thách thức đối với VNPT.
Qua phân tích trên đã cho thấy một bức tranh khá tổng quát về ngành Bưu chính Viễn thông. Để tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức đó, VNPT đã có những giải pháp kịp thời về thị trường, tài chính, khoa học, công nghệ...Đặc biệt VNPT đã thành lập công ty tài chính Bưu điện, công ty tiết kiệm Bưu điện, và công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là những công cụ tài chính quan trọng phục vụ đắc lực cho tiến trình thành lập tập đoàn kinh tế. Phần sau sẽ nghiên cứu sự cần thiết thành lập và thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện- một trong những công cụ quan trọng đó của VNPT.
2.2.Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện.
2.2.1.Giới thiệu tổng quan về PTF
Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được đánh giá là một Tổng công ty mạnh về tiềm lực kinh tế với tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, trước những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt, VNPT không tránh khỏi những khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ mới về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phục vụ.Thực hiện chiến lược"Bưu chính Viễn thông giai đoạn đến năm 2010, VNPT được giao nhiệm vụ rất nặng nề, đảm bảo mục tiêu đưa mật độ điện thoại nước ta lên 3,5 máy/100 dân vào năm 2000 và 10 máy/100 dân vào năm 2010 với mạng Viễn thông phải đảm bảo cập nhật công nghệ tiên tiến, có dung lượng lớn, tốc độ cao trên cơ sở công nghệ thông tin đồng bộ. Để đạt được mục tiêu đó, tổng số vốn cần thiết để đầu tư vào giai đoạn 2000-2010 là rất lớn khoảng 70000-750000 đồng, trong đó dự kiến huy động vốn nước ngoài khoảng 17%-20%. Vì vậy,VNPT phải có chiến lược rõ ràng trong củng cố sức mạnh về tài chính cũng như cần có sự tăng cường về năng lực huy động vốn của mình. Sự ra đời một trung gian tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa Tổng công ty và các chủ thể khác trên thị trường với chức năng chính là phục vụ nhu cầu vốn của nội bộ TCT và sau đó có thể mở rộng hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ là điều thiết yếu. Hơn nữa, nhằm mục tiêu tiến tới phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế, công ty tài chính Bưu điện đã được thành lập nhằm hoàn thiện hoá mô hình tập đoàn kinh tế.
Công ty tài chính Bưu điện( tên tiếng Anh là Post and Telecommunication Finance Company, tên viết tắt là PTF) được thành lập theo quyết định 415/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 8 tháng 7 năm 1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và được cấp giấy phép hoạt động theo quyết định số 340/1998/QĐ-NHNN5 ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là một đơn vị thành viên 100% vốn của Tổng công ty, hạch toán độc lập, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chịu sự quản lý của Tổng công ty về vốn, chiến lược phát triển và tổ chức nhân sự, thuộc khối hạch toán độc lập trong mô hình sau:
Tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam
Các liên doanh và công ty cổ phần
Các đơn vị hành chính sư nghiệp
Khối hạch toán độc lập
Khối hạch toán phụ thuộc
Mặt khác, công ty tài chính Bưu điện là một tổ chức tín dụng hoạt động theo luật tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ. Như vậy công ty tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam và Ngân hàng nhà nước Việt nam.
ngân hàng nhà nước việt nam
Tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam
công ty tài chính bưu điện
PTF ra đời đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển Tổng công ty nói riêng và thị trường tài chính nói chung. PTF ra đời nhằm thực hiện việc huy động vốn để cho vay phục nhu cầu vốn của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp mà Tổng công ty có góp vốn và các doanh nghiệp khác thông qua hình thức vay tín dụng ưu đaĩ của Chính phủ, tín dụng thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và phát hành chứng từ có giá theo quy định của pháp luật; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội Tổng công ty và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật mà Tổng công ty kinh doanh. Ngoài ra, Công ty Tài chính được phép thực hiện một số dịch vụ khác trong lĩnh vực tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật.
Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, ngay từ đầu, Công ty đã xác định 5 mục tiêu chiến lược của mình là :
-Xây dựng hoàn thiện tổ chức để đảm bảo cho Công ty có thể thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ. Đây cũng là bước đi đầu tiên, căn bản.
-Tạo dựng một công ty bền vững, ổn định và phát triển lâu dài có nguồn nhân lực với yêu cầu chuẩn mực cao, thích ứng với tốc độ đổi mới và phát triển.
-Hình thành hệ thống thể chế và quy trình tác nghiệp thống nhất, có chất lượng cao.
-Phát triển công ty trở thành công cụ tài chính quan trọng của Tổng công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh về thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ cho Tổng công ty.
-Tích luỹ vốn, tối đa hoá lợi nhuận.
Công ty khai trương ngày25 tháng 11 năm 1998, nhưng chính thức triển khai hoạt động vào đầu năm 1999. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là năm 1999, công ty tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược, tổ chức bộ máy, đào tạo, xây dựng quy chế quản lý điều hành, xây dựng các quy trình nghiệp vụ, hiểu và làm rõ các vấn đề về luật pháp có liên quan. Đây là bước đi đầu tiên, căn bản. Tuy nhiên, vì mới đi vào hoạt động nên Công ty luôn phải thay đổi chiến lược hoạt động của mình cho phù hợp do đó trong mấy năm qua cơ cấu tổ chức của công ty đã được thay đổi nhiều lần. Hiện nay, mô hình tổ chức của công ty được kết cấu như sau:
giám đốc
phó giám đốc 2
phó giám đốc 1
phòng tổ chưc lao động
phòng đầu tư ch.khoán
phòng nghiên cứu thị trường
tổ tổng hợp-kiểm soát
phòng tin học thống kê
phòng hành chính lễ tân
tổ thẩm định du án đầu tư
phòng tín dụng
phong kế toán ngân quỹ
chi nhánh tp hà nội
chi nhánh tp hồ chí minh
Trong đó, Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc; 9 phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
-Phòng kế toán-Ngân quỹ: Thực hiện công tác kế toán và điều hành vốn, kinh doanh tiền tệ.
-Phòng Tín dụng: Thực hiện huy động vốn và đầu tư bằng cho vay tín dụng
-Phòng Đầu tư chứng khoán: Thực hiện huy động vốn bằng phát hành, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu tư, làm trung gian đầu tư, tham gia góp vốn, quản lý đầu tư và tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
-Phòng Nghiên cứu thị trường: Thực hiện nghiên cứu chiến lược thị trường về dịch vụ tài chính tiền tệ, thực hiện tư vấn quản lý tài chính, quản lý tài sản.
-Phòng tin học-thống kê: Hỗ trợ kinh doanh bằng hệ thống tin học và hệ thống số liệu thống kê.
-Phòng tổ chức lao động: Thực hiện các công tác liên quan đến tổ chức và người lao động.
-Phòng hành chính-lễ tân: Chăm lo các điều kiện của công ty.
-Tổ thẩm định dự án đầu tư:Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, thẩm tra báo cáo quyết toán đầu tư, thẩm tra phê duyệt quyết toán.
-Tổ tổng hợp -kiểm soát: Đảm bảo sự chỉ đạo của, điều hành của Ban Giám đốc đối với mọi hoạt động của công ty, phối hợp với các bộ phận khác trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh.
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, công ty đã chuẩn bị nguồn nhân lực với khả năng từng bước đảm nhận các công việc. Cho đến nay, công ty có tất cả 65 nhân viên với trình độ cao chuyên môn cao, trong đó có 5 tiến sĩ kinh tế, 8 thạc sĩ kinh tế, 52 cán bộ chính qui chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật; 5 cán bộ đã có bằng kinh doanh chứng khoán.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức, Công ty đã triển khai các hoạt động và đã thu được những kết quả đáng kể. Vấn đề này sẽ được phân tích trong các phần sau.
2.2.2.Các hoạt động của PTF.
2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn :
Đây là một trong những nghiệp vụ truyền thống của các TCTD. Tuy nhiên, là công ty tài chính trong Tổng công ty, PTF có chức năng như là một công cụ thương mại về vốn của Tổng công ty, hoạt động huy động vốn của PTF chủ yếu là để tạo nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư của VNPT. Theo quy định, hiện tại, PTF đựơc huy động vốn bằng các hình thức như: Vay tín dụng ưu đãi Chính phủ; vay tín dụng thương mại; phát hành tín phiếu, trái phiếu; nhận tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm của TCT, các đơn vị trong ngành, các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật; nhận uỷ thác đầu tư hoặc đồng tài trợ.
Tuy PTF được huy động vốn dưới nhiều hình thức như trên nhưng trong thực tế hoạt động mấy năm qua, PTF chủ yếu thực hiện huy động vốn bằng hình thức đồng tài trợ hoặc nhận uỷ thác đầu tư của Ngân hàng do khó khăn về đầu ra của PTF và một số vướng mắc khiến các hình thức khác chưa thể thực hiện được. Cụ thể về các hình thức huy động vốn như sau:
-Về nguồn vốn nhận uỷ thác: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn huy động được vì nó có nhiều ưu điểm.Ưu điểm của hình thức này là khắc phục được hạn chế về hạn mức cho vay đối với một khách hàng của PTF. Ngoài ra, việc nhận uỷ thác đầu tư của Ngân hàng có lợi hơn so với việc Công ty tài chính vay trực tiếp từ các Ngân hàng vì với hình thức này, PTF đã giảm được chi phí vay vốn. PTF có thị trường đầu tư, các tổ chức tín dụng có vốn hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi, thông qua các hợp đồng uỷ thác trong đó các tổ chức tín dụng giao vốn cho PTF để đầu tư vào các dự án của VNPT, ngược lại, PTF sẽ trả lãi cho các tổ chức tín dụng theo hợp đồng ký kết- gọi là phí uỷ thác. Trong quan hệ này, theo quy định hiện tại thì tổ chức tín dụng là người uỷ thác còn PTF đóng vai trò người thụ thác. Tính đến 12/2001, PTF đã ký kết được các hợp đồng uỷ thác đầu tư với ba Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và Ngân hàng Đầu tư Phát triển chi nhánh Bình định, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội với tổng giá trị 802,1 đồng. (Xem chi tiết bảng sau)
Bảng: Nguồn vốn nhận uỷ thác của PTF
Ngân hàng uỷ thác đầu tư
Năm ký hợp đồng
Số tiền uỷ thác đầu tư( (tỷVND)
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
7/5/2000
44
3/11/2000
23,1
10/2001
40
Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định
6/11/2000
165
2/2001
100
8/2001
100
10/2001
100
11/2001
100
12/2001
100
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội
7/2001
20
12/2001
10
Tổng
802,1
-Về nguồn vốn đồng tài trợ: Đồng tài trợ là một phương thức mới để huy động vốn, nó khắc phục được khó khăn về hạn mức cho vay của PTF. Ngành Bưu chính Viễn thông với đặc trưng là nhu cầu đầu tư cao, với lượng vốn đầu tư cho mỗi dự án thường rất lớn. Vì thế, phương thức này được coi là "cứu cánh" cho PTF trong hoạt động tín dụng. Phương thức này với phương thức nhận uỷ thác đầu tư là hai phương thức cơ bản được áp dụng hiện nay đối với PTF. Trong đó, nguồn vốn đồng tài trợ:>400 tỷ, nhận uỷ thác đầu tư:>800 tỷ(chiếm 60% tổng vốn huy động). Đến cuối năm 2001, Công ty đã ký kết hợp đồng đồng tài trợ với các Ngân hàng như Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định, Ngân hàng Công thương Đống Đa với tổng giá trị là 431,32 tỷ đồng, trong đó vốn của PTF là 11,9808 tỷ đồng .(Xem chi tiết bảng sau)
Bảng:Nguồn vốn đồng tài trợ của PTF:
Tên Ngân hàng đồng tài trợ
Năm ký hợp đồng
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ lệ đóng góp
của PTF(%)
Mức đóng góp
Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định
1999
185,52
4
7,4208
2000
20
4
0,8
Ngân hàng Công thương Đống Đa
2000
145,8
2
2,916
18/5/2001
80
2
1,6
Tổng
431,32
11,9808
Với các hình thức huy động còn lại , PTF hiện đang nghiên cứu, xây dựng các phương án và sẵn sàng áp dụng khi có điều kiện.
- Đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: Trái phiếu là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ do PTF phát hành trong đó cam kết trả cả gốc lẫn lãi cho người sở hữu (người mua). Người mua ở đây có thể là cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Từ năm 2000, PTF đã bắt đầu có chủ trương về việc nghiên cứu, xây dựng phương án phát hành trái phiếu huy động vốn cho PTF. Phương án này hiện đã được hoàn tất về quy trình. Nếu xét theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì sau 3 năm liền kinh doanh có lãi, PTF hiện đã được thực hiện huy động vốn bằng hình thức này nhưng thực tế PTF vẫn chưa áp dụng.
-Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn > 1 năm của các đơn vị thuộc Tổng công ty, các đơn vị cùng ngành kinh tế-kỹ thuật: Đây là nguồn vốn có tiềm năng vì trong nội bộ Tổng công ty hiện nay có đến 103 đơn vị thành viên, tổng doanh thu mỗi năm của các đơn vị ước tính trên 15.000 tỷ đồng. Với một nguồn tiền lớn như vậy nhưng thực tế các đơn vị sử dụng chưa có hiệu quả, họ thường gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi với lãi suất không kỳ hạn. Ngoài ra, còn chưa tính tới nguồn tiền "nhàn rỗi" của hơn 80.000 CBCNV trong ngành- là những người có thu nhập khá cao so với các ngành khác. Vì thế, nguồn vốn có khả năng huy động được là rất lớn.
Hiện tại PTF chưa thực hiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán, Trong tương lai nếu có thực hiện thì PTF cũng chỉ thực hiện phát hành chứng khoán để huy động vốn cho Tổng công ty với vai trò là người tư vấn, đại lý phát hành hay là người đại diện quản lý, chứ k hông vì mục đích huy động vốn cho công ty.
2.2.2.2.Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động được các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty coi là quan trọng và là hoạt động "bề nổi" của công ty. PTF đã thực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn tự có, cho vay gián tiếp thông qua các phương thức như cho vay hợp vốn hoặc uỷ thác để cho vay. Đối tượng cho vay của PTF là các đơn vị thành viên của Tổng công ty và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật. Theo quy định của Tổng công ty thì các hợp đồng tín dụng với các đơn vị trong ngành thì PTF được chủ động cho vay còn với các hợp đồng với các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật thì PTF phải trình chủ tịch HĐQT VNPT phê duyệt cho vay. Một đặc điểm của hoạt động tín dụng của PTF là hình thức cho vay ngắn hạn (cho vay từng lần, cho vay hạn mức) chủ yếu là cho vay VLĐ đối với các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật, và một số công ty dọc hoặc Bưu điện tỉnh; còn hình thức cho vay trung- dài hạn chủ yếu được thực hiện đối với các đơn vị thuộc 61 tỉnh thành.
Trong hoạt động tín dụng, một thuận lợi rất lớn của PTF hiểu biết về các đơn vị trong ngành do đó PTF hiểu rất rõ về các dự án vay vốn của các đơn vị do đó công việc thẩm định dự án rất dễ dàng, thời gian ngắn và PTF có thể đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, khi các đơn vị thành viên vay vốn qua PTF thì đã được Tổng công ty phát hành các chứng từ bảo lãnh vì thế đã giảm được nhiều thủ tục cho các đơn vị. Đây là những lợi thế của PTF trong hoạt động tín dụng so với các Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì PTF cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai nghiệp vụ này. Thứ nhất là đối tượng cho vay của PTF bị hạn chế trong phạm vi Tổng công ty và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật, hạn mức cho vay 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có của PTF. Hơn nữa, Tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc 61 tỉnh thành lại được coi là 1 khách hàng nên khả năng cho vay của công ty càng bị bó hẹp, nhiều dự án cho vay không thực hiện được. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trên, công ty đã áp dụng các hình thức thích hợp mang lại những kết quả khả quan. So với năm 1999, năm 2000 tỷ lệ đăng ký vay của các đơn vị/ kế hoạch giao vay của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cao hơn: Năm 1999: đăng ký 248 tỷ/KH 300 tỷ(82,6%); năm 2000: đăng ký 300 tỷ/KH 300 tỷ(100%). Đây được xem là một dấu hiệu tốt đối với công ty vì sự tín nhiệm của các đơn vị đối với công ty đã ngày một tăng lên. Công ty đã có cố gắng trong công tác tiếp thị đối với các đơn vị thành viên, giới thiệu và tạo điều kiện để các đơn vị làm quen với việc vay vốn qua PTF. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng:Kết quả hoạt động tín dụng:(đơn vị:Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Luỹ kế
1.Tín dụng trực tiếp
a.Ngắn hạn
-Doanh số:
-Doanh thu:
b.Trung-dài hạn
-Doanh số:
-Doanh thu:
2.Tín dụng uỷ thác:
a.Uỷ thác để cho vay:
-Doanh số:
-Doanh thu:
b.Uỷ thác đi vay:
c.Uỷ thác giải ngân:
3.Thu khác từ hoạt động tín dụng
10.390
179
1.164
-
27.947
-
-
-
-
5.493
173
5.462
433
209.468
1.146
-
-
-
31.576
560
5.480
655
194.430
10.625
-
-
1.115
47.459
912
12.106
1.088
-
-
431.845
11.771
-
-
1.115
Tổng doanh thu:
179
1752
12.955
14.886
Qua bảng ta thấy, về tổng thể thì kết quả hoạt động tín dụng năm sau tăng so với năm trước và tăng với tỷ lệ cao (về doanh thu: năm 2000/năm 1999 =9,79 lần, năm 2001/2000= 7,39 lần).
Tuy nhiên, riêng về hoạt động tín dụng ngắn hạn thì năm 2000 lại bị thu hẹp hơn so với năm 1999. Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, do điều kiện khách quan là năm 2000 nền kinh tế bị suy thoái trong một thời gian dài, nhu cầu vay vốn giảm, lãi suất cho vay quá thấp và do nguyên nhân sâu xa là các đơn vị này đã có mối quan hệ lâu đời, là khách hàng có uy tín cuả Ngân hàng, và thường được hưởng những ưu đãi (thủ tục đơn giản, lãi suất thấp...) nên rất khó "dứt bỏ" để chuyển sang vay PTF; Lâu nay họ quen với cơ chế vay Ngân hàng nay chuyển qua vay PTF, nhiều đơn vị chưa quen với thủ tục mới nên cho rằng hợp đồng tín dụng của PTF chặt chẽ quá, " có nhiều điều bất lợi cho đơn vị".
Đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn, Công ty mới chỉ thực hiện được với khối HTPT theo kế hoạch đầu tư xây dựng của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chưa cho vay trung dài hạn đối với khối HTĐL.
Hoạt động mang lại kết quả cao cả về doanh số và doanh thu là hoạt động tín dụng uỷ thác với doanh thu trong 3 năm là 11771 triệu đồng, chiếm 79,07% doanh thu hoạt động tín dụng (tính trong cả 3 năm).
Trong năm 2000, Phòng tín dụng cũng đã phối hợp với phòng KT-NQ áp dụng thí điểm hình thức tín dụng giáp lưng. Với hình thức này đã làm tăng hiệu quả đồng vốn của PTF do tăng được lãi suất tiền gửi, nhưng do không ký được h ợp đồng cho vay nên vẫn không làm thay đổi 'cơ cấu doanh thu'.
2.2.2.3.Đầu tư tài chính.
Như trên đã phân tích, đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của CTTC trong Tổng công ty. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của việc ra đời PTF là thực hiện chức năng đầu tư tài chính cho VNPT thông qua các công ty cổ phần đầu tư hay đầu tư trực tiếp bằng các hình thức như: Mua các giấy tờ có giá; đầu tư trực tiếp vào các dự án của TCT, các đơn vị thành viên dưới dạng ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư; uỷ thác đầu tư; hùn vốn, góp vốn với các doanh nghiệp khác; thay mặt TCT đầu tư vào các dự án trọng điểm của TCT, đầu tư vào công ty cổ phần, công ty khác mà TCT không chiếm 100% vốn. Và đặc biệt, khi Tổng công ty phát triển thành tập đoàn, CTTC sẽ thay mặt Tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành, ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên muốn phát triển hoạt động này đòi hỏi nhiều yếu tố về môi trường đầu tư, chính sách của Nhà nước và tiềm lực tài chính của công ty. Vì mới thành lập nên thời gian qua công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng các đề án, các phương án đầu tư để khi có điều kiện sẽ triển khai kịp thời và có hiệu quả. Cụ thể trong năm 2000, công ty đã xây dựng được một số dự án như xây dựng các hình thức hợp tác đầu tư với VASC để chuẩn bị khi có dự án đầu tư, xây dựng và thống nhất với NHTMCPQĐ về các hình thức hợp tác đầu tư vào các dự án trong ngành BC-VT để thu hút thêm vốn và chia sẽ rủi ro. Sang năm 2001, công ty đã hoàn thành việc xây dựng thêm một số dự án quan trọng khác như: phương án đầu tư vào cổ phiếu của PTC, Công ty cổ phần du lịch Bưu điện, Khách sạn Bưu điện; xây dựng Đề án thành lập Công ty cổ phần tư vấn và môi giới bảo hiểm.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã bước đầu thử nghiệm, triển khai một số nghiệp vụ đầu tư. Cụ thể:
Tháng 9 năm 2000, công ty đã triển khai hoạt động mua gom công trái với giá trị 1.140.940.000 đồng thông qua mạng lưới một số Bưu điện Tỉnh và đơn vị thành viên của Tổng công ty. Công trái được mua gom chủ yếu từ các CBCNV của các đơn vị và một phần là thông qua đơn vị để mua gom từ dân cư. Đây thực chất là hoạt động chiết khấu chứng từ có giá-một hoạt động đặc thù có tính chuyên môn cao của các định chế tài chính. Phương án mua gom công trái là hoạt động kinh doanh đầu tiên của công ty trong lĩnh vực này. Vì vây, tuy lợi ích kinh tế đưa lại chưa cao, nhưng điều này đã đánh dấu một bước trưởng thành về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBNV công ty. Tỷ suất lợi nhuận của phương án này đạt 7,56%/năm (trong trường hợp coi số công trái mua gom được là một khoản đầu tư) và đạt khoảng 13,5% ( nếu chiết khấu lại ngay số công trái mua gom được). Trong năm này, PTF cũng đã chú trọng, quan tâm đến việc góp vốn, mua cổ phần của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đã và đang tiến hành cổ phần hóa. Công ty đã đầu tư tài chính vào cổ phần của công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội với số tiền 100.000.000 đồng. Sang năm 2001, công ty đã xây dựng phương án và hoàn thành các thủ tục đầu tư vào cổ phiếu của CT-IN: 50 triệu đồng. Đặc biệt, PTF đã triển khai tốt nghiệp vụ mới: đầu tư thông qua uỷ thác cho công ty cho thuê tài chính. Công ty đã hoàn thành việc xây dựng phương án và ký thoả thuận nguyên tắc với công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện phương án này.
Ngoài việc thực hiện và mở rộng các dự án đầu tư thì công ty cũng rất quan tâm đến việc quản lý vốn đã đầu tư vào cổ phiếu của các đơn vị cổ phần hoá ( cổ phiếu của TST, Hacisco) và vốn đầu tư vào công trái.
Riêng đối với các dự án ngoài ngành BC-VT thì trong giai đoạn này, chưa phải là trọng tâm hoạt động của công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ngoài ngành BC-VT, công ty cũng đang nghiên cứu, xây dựng dự án nhưng do thủ tục đầu tư ra bên ngoài còn phức tạp, nên việc xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện. Kết quả hoạt động đầu tư qua các năm như sau:
Bảng: Kết quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF:
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Luỹ kế
1.Đầu tư trực tiếp
a.Góp vốn trực tiếp:
b.Góp vốn qua cổ phiếu:
+Doanh số:
+Doanh thu:
2.Nhận uỷ thác đầu tư:
-
-
-
-
-
150
4
-
-
200
7
-
-
350
11
-
Tổng doanh thu
-
4
7
11
Qua bảng có thể thấy rằng trong năm 1999, PTF chưa triển khai một hoạt động đầu tư nào. Năm 2000 và 2001, công ty đã tiến hành đầu tư nhưng đang trong bước đầu thử nghiệm nên kết quả hoạt động chưa cao. Hiện nay, hoạt động đầu tư của công ty gặp rất nhiều khó khăn: Thứ nhất là do đối tượng đầu tư của PTF bị hạn chế. PTF chỉ được đầu tư vào các dự án và cổ phiếu trong ngành. Theo Giấy phép hoạt động số 340/1998/QĐ-NHNN5 ngày 10/10/1998 do NHNN cấp, phạm vi hoạt động của PTF là Tổng công ty, các đơn vị thành viên và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật với Tổng công ty. Riêng đối với việc góp vốn, mua cổ phần, PTF chỉ được thực hiện với các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty( bao gồm cả công ty cổ phần hoá và công ty cổ phần mà Tổng công ty có cổ phần chi phối). Mặt khác, theo quy định về việc góp vốn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24130.DOC