Chuyên đề Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 An ninh tài chính 9

1.1.1 Một số khái niệm về an ninh tài chính 9

1.1.2 Quan điểm về an ninh tài chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. 11

1.1.3 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong thời kỳ hội nhập. 13

1.1.3.1 Tiến trình Việt Nam ra nhập kinh tế quốc tế 13

1.1.3.2 Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. 14

1.2 Nội dung của an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 17

1.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 17

1.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 19

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại 21

1.3.1 Chỉ tiêu về vốn kinh doanh 21

1.3.3 Năng lực quản lý 23

1.3.4 Khả năng thanh toán 24

1.3.5 Khả năng sinh lời 25

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính của NHTM 26

1.4.1 Các nhân tố bên trong 26

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 30

2.1 Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 30

2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch 30

2.1.2 Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch I 32

2.2 Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 35

2.2.1 Ổn định hoạt động ngân hàng 35

2.2.1.1 Ổn định hoạt động huy động vốn 35

2.2.1.2. Ổn định trong hoạt động cho vay 37

2.2.2 An toàn hoạt động ngân hàng 41

2.2.2.1 An toàn đối với vốn 41

2.2.2.2 An toàn trong hoạt động của ngân hàng 42

2.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng 43

2.3 Những nguy cơ đe doạ an ninh tài chính trong hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng NNo&PTNT hiện nay. 45

2.3.1 Nguy cơ từ nội bộ nền kinh tế 45

2.3.2 Nguy cơ từ các cơ chế, chính sách của nhà nước 46

2.4 Đánh giá an ninh tài chính tại Sở giao dịch I 47

2.4.1 Kết quả đạt được 47

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH-NHNo&PTNT VN 51

3.1 Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN 51

3.1.1 Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập 51

3.1.2 Phương hướng phát triển của Sở giao dịch I trong thời gian tới 55

3.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh: 55

3.1.2.2 Biện pháp thực hiện 55

3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I khi hội nhập 60

3.2.1 Đối với Sở giao dịch I NHNo&PTNT VN 60

3.2.1.1 Xử lý nợ tồn đọng trong Sở giao dịch. 60

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức độ cao về tài sản có 62

3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển hệ thông bảo hiểm tín dụng 63

3.2.1.5 Lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng có rủi ro 63

3.2.1.6 Tăng cường năng lực quản lý và kinh doanh cuả cán bộ, nhân viên ngân hàng 64

3.2.1.7 Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng và công khai hóa tài chính, tăng cường công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM 64

3.2.1.8 Liên kết, các tổ chức tín dụng (TCTD) nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin 65

3.3 Kiến nghị đối với Sở giao dịch 66

3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN 66

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 66

3.3.2.1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước 66

3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại 67

3.3.2.3 Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại. 68

3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. 68

KẾT LUẬN 70

Danh mục tài liệu tham khảo 71

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường, chính sách pháp luật của Nhà nước, tâm lý của người gửi tiền... Trạng thái của nền kinh tế có một nhân tố quan trọng tác động tới an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, có tăng trưởng bền vững, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, giá trị của đồng nội tệ suy giảm...sẽ ảnh hưởng tiêu cực tâm lý của người gửi tiền và anh hưởng tới hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Trong điều kiện đó, an ninh tài chính của các ngân hàng khó được đảm bảo. Hoạt động của ngân hàng gắn liền với nhiều thị trường như thị trường đầu tư bất động sản, đẩu tư chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường liên ngân hàng.... Trong điều kiện hiện nay, các thị trường này luôn có sự biến động. Những biến động đó có thể bao gồm biến động về tỷ giá, đối thủ, sự thay đổi của chính sách từ ngân hàng nhà nước...Những biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng, từ đó tác động tới tình tình an ninh tài chính của ngân hàng. Chẳng hạn như sự thay đổi chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước sẽ làm cho chính sách huy động tiền gửi của ngân hàng bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng, khả năng tài chính của ngân hàng cũng sẽ bị thay đổi theo, vấn đề đảm bảo an ninh tài chính của ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chính sách, pháp luật của nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại. Bởi vì, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các chính sách nhà nước trong đó có chính sách tài chính như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất,...sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến ngân hàng thương mại. Sự ổn định, rõ ràng, cụ thể của các chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút vốn cũng như hoạt động đầu tư và ảnh hưởng tích cực tới an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại. Ngược lại, sự thay đổi thường xuyên của các chính sách của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, do đó vấn đề đảm bảo an ninh tài chính sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn như hiện nay Việt Nam đã chinh thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) và tới năm 2010, các ngân hàng 100%vốn nước ngoài sẽ được đặt trụ sở và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ không còn được sự bảo hộ của ngân hàng nhà nước như trước nữa, các chính sách mà nhà nước đưa ra sẽ phải đảm bảo công bằng cho cả các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài, an ninh tài chính của các ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại là tâm lý của người gửi tiền. Các ngân hàng thương mại muốn hoạt động hiệu quả thì trước tiên phải nắm được tâm lý của người gửi tiền, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp đánh vào tâm lý của người gửi tiền, thu hút được lượng vốn lớn hơn, tránh tình trạng bị rút tiền ồ ạt, an ninh tài chính mới được đảm bảo. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, các nhân tố khác của môi trường bên ngoài như thể chế chính trị, môi trường văn hoá xá hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng như những vấn đề của tội phạm công nghệ cao trong việc lợi dụng kẽ hở của ngân hàng... cũng có những ảnh hưởng nhất định tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Khái quát về Sở giao dịch I ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development. Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch Sở giao dịch có chức năng sau: - Làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sở giao dịch có nhiệm vụ: 1/ Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam 2/ Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản. 3/ Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ. 4/ Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam. 5/ Huy động vốn: a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. c) Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. d) Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 6/ Cho vay: a) Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. b) Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 7/ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: a) Cung ứng các phương tiện thanh toán b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ d) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng đ) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam. 8/ Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. 9/ Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. 10/ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 11/ Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. 12/ Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. 13/ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 14/ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. 15/ Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. 16/ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao. Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch I Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dich Giám đốc và các phó giám đốc Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Phòng tín dụng Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Phòng kế toán ngân quỹ Phòng thẩm định Phòng hành chính nhân sư Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Phòng giao dich Giám đốc Sở giao dịch căn cứ mức độ công việc của từng thời kỳ để bố trí các phòng nghiệp vụ có tính chất tương đồng cho phù hợp với yêu cầu điều hành và hoạt động của Sở giao dịch. Trường hợp cần thành lập thêm Phòng hoặc bộ phận nghiệp vụ khác phải được chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc và Chủ tich Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng Kế toán ngân quỹ có con dấu riêng dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phòng giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quyết định số 493/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 22/11/2001 về quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch và quyết định số 597/QĐ/NHNo-TCCB ngày 28/6/2002 về việc giao nhiệm vụ cho phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhanh NHNo&PTNT Việt Nam. Mối quan hệ -Mối quan hệ với ngân hàng nhà nước Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên Ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà Nước. Chịu sự kiểm tra, thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước -Mối quan hệ với NHNo&PTNT Việt Nam Chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định và hướng dẫn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện kế hoạch , định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành các quy định về tổ chức, cán bộ, tài chính và chế độ kế toán thống kê và các quy định khác. Chịu sự kiểm tra, kiểm toán của NHNo& PTNT Việt Nam trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước, các quy chế hoạt động và chế độ nghiệp vụ của ngành Có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung theo quy chế tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Được Ngân hàng Nông nghiệp ủy quyền thực hiện một số lĩnh vực và giao dịch, hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh NHNo&PTNT Việt Nam. -Đối với khách hàng Quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. chịu trách nhiệm về dân sự đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng và cam kết của NHNo&PTNT Việt Nam Được khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng để thiết lập hoặc từ chối các quan hệ bạn hàng. Thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng Giữ bí mật số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng, trừ trường hợp có lệnh hoặc giấy giới thiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi rõ nội dung yêu cầu cung cấp tài liệu theo luật định. Các tranh chấp giữa Sở giao dịch với khách hàng ( kể cả trong nước và nước ngoài ) trước hết phải được giải quyết bằng thương lượng hòa giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng hòa giải thì đưa ra cơ quan xét xử của Việt Nam hoặc cơ quan tài phán quốc tế xử lý theo các điều khoản đã được cam kết phù hợp với quy định của Pháp luật. -Mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc NHNo&PTNT Việt Nam theo nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I Tổng thu năm 2007 Sở giao dịch đạt 859.5 tỷ đồng, tăng 34.16% so với năm 2006. Trong đó thu lãi tín dụng đạt 301.49 tỷ đồng chiếm 35% tổng thu, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 20 tỷ chiếm 2.3% tổng doanh thu. Tổng chi năm 2007 đạt 576.18 tỷ đồng, tăng 84.41 tỷ đồng (tăng 17.16%) so với năm 2006. Trong đó chi phí huy động vốn đạt 431 tỷ đồng chiếm 74.8% tổng chi. Chênh lệch thu chi 2007 đạt 283.3 tỷ đồng tăng 135.91 tỷ đồng( tăng 93.64%) so với năm 2006, so kế hoạch tăng 154.98 tỷ (tăng 126%) Quỷ tiền lương xác lập năm 2007 là 41 tỷ đồng tăng 26.64 tỷ đồng ( tăng 185%)so với năm 2006 Hệ số tiền lương làm ra 6.31 hệ số Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt 0.38%/tháng tăng 46% so với năm 2006. Do trong năm Sở giao dịch có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ, đẩy mạnh khai thác vốn tự có từ TCKT để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả công tác Marketting, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế trong đó ưu tiên các DN vừa và nhỏ, cá nhân và các DNNQD, tăng cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn và chi phí, phân thích lựa chọn các DNNN làm ăn có hiệu quả để đầu tư tín dụng, tập trung thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro. Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ổn định hoạt động ngân hàng Ổn định hoạt động huy động vốn Tiền gửi ngân hàng luôn chiếm vai trò chủ yếu trong tổng vốn huy động, NHNo&PTNT là tuy là một trong những ngân hàng quốc doanh, nhận được vốn từ nhà nước nhưng cũng rất chú trọng đến việc huy động tiền gửi với tỷ lệ tiền gửi trong tổng vốn huy động tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 là 28%, năm 2006 là 30%. Tuy nhiên đến năm 2007, do sự biến động bất ổn về lãi suất nên tỷ lệ này giảm xuống còn 26%. Về cơ cấu tiền gửi ngân hàng, nếu ta phân loại theo cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền vay từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư chủ yếu là từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ các doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư _ nguồn vốn với tiềm năng cao thì lại chưa được huy động triệt để do tập quán tiêu dùng của người dân và sự không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, lượng tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn làm khả năng cung ứng vốn trung và dài hạn bị hạn chế, là nhân tố tiềm ẩn đe doạ sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng. Trong thời gian gần đây, nguồn vốn huy động từ trong dân cư lại tăng nhanh do dân chúng bắt đầu có lòng tin vào các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Sở giao dịch I có trụ sở chính đặt tại hôi sở chính của của ngân hàng là một lợi thế trong việc huy động do có được lòng tin của người gửi tiền. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây,tỷ lệ tiền gửi từ dân cư biến động bất thường do sự trồi sụt liên tục của lãi suất huy động của các ngân hàng. Dẫn đến tình trạng huy động vốn của Sở giao dịch có biến động do tâm lý của người gửi tiền. Lượng tiền huy động được giảm mạnh trong những tháng đầu của năm 2008 do sự rút tiền ồ ạt của dân cư.. Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( theo nguồn huy động) Đơn vị : tỷ đồng Nguồn: báo cáo kết quả họat động kinh doanh của Sở giao dịch năm 2005,2006,2007 Nếu ta phân loại theo loại tiền gửi thì trong những năm trước đây, tốc độ tăng huy động tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng lên do chênh lêch lãi suất và sự ổn định trước những biến động về tỷ giá. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự ổn định của đổng tiền Việt Nam cũng như chính sách lãi suất hợp lý, tỷ trọng tiền gửi VNĐ đã tăng lên trong khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm xuống. Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng tiền gửi tại Sở giao dịch ( phân theo loại tiền) Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doang năm 2005,2006,2007 Ổn định trong hoạt động cho vay Cho vay là một trong những nghiệp vụ chính của Sở giao dịch, là một trong nhưng hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng cho vay thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tiền gửi cho thấy một lượng vốn lớn còn đang bị ứ đọng tại các ngân hàng không cho vay được trong khi các ngân hàng vẫn phải chịu những chi phí về huy động vốn. Điều này về lâu dài không có lợi cho an ninh tài chính của ngân hàng thương mại. BOX 2.1 Thực trạng dư nợ của một số NHTMQD Việt Nam Hiện nay NHNN&PTNT Việt Nam có tổng dư nợ lớn nhất ngành ngân hàng, đạt 136.000 tỷ đồng, tăng trên 12% so với đầu năm. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) tính đến hết tháng 6 đạt tổng dư nợ 42.000 tỷ đồng, tăng 14,5% và giữ tốc độ tăng cao nhất trong khối NHTM Nhà nước.       Theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Trung Hiếu, hết 31/5/2004, tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đạt gần 94.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 61,6 nghìn tỷ, tăng 9,2% so năm trước. Nhà băng này cũng vừa nâng Quỹ dự phòng rủi ro thêm 110 tỷ đồng, thành 2.504 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ. Hiện BIDV đứng đầu khối ngân hàng về xử lý nợ tồn đọng (đã xử lý được 80% loại nợ này). Năm nay, BIDV kỳ vọng sẽ đóng góp tới 8% GDP đối với nền kinh tế. Nguồn: Vnecomony Tính đến 31/12/2007, doanh số cho vay đạt 4.960 tỷ đồng, tăng 1900 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng là 62,1%. Doanh số thu nợ đạt 3.605 tỷ đồng, tăng 1.413 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng 65%.Tổng dư nợ đạt 4.290 tỷ đồng, tăng 1.357 tỷ đồng so với 31/12/2006. Năm 2006, doanh số cho vay đạt 3.060 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 81,8%. Doanh số thu nợ đạt 2.192 tỷ đồng, tăng 1.044 tỷ đồng so với 31/12/2005, tỷ lệ tăng 91%. Tổng dư nợ đạt 2.933 tỷ đồng, tăng 853 tỷ đồng so với 31/12/2005, tỷ lệ tăng 41,6%. Riêng đối với năm 2005, doanh số cho vay chỉ đạt 1.596 tỷ đồng, giảm so với năm 2004 là 13%. Nguyên nhân doanh số cho vay giảm trong năm này là do trong năm 2005 Sở giao dịch hạn chế cho vay mở rộng tăng trưởng tín dụng, chỉ tập trung giải ngân các dự án đồng tài trợ, dự án trung dài hạn vượt quyền phán quyết đã ký kết hợp đồng tín dụng trước 31/12/2004. Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay của Sở giao dịch Đơn vị : tỷ đồng Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2005, 2006, 2007 Trong đó: - Phân theo thời gian Bảng 2.1 Dư nợ cho vay theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh số cho vay 1.596 3.060 4.960 - Dư nợ cho vay ngắn hạn - Dư nợ cho vay trung dài hạn 935 661 2.359 701 4.136 824 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho vay phân theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Theo loại tiền cho vay Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh số cho vay 1.596 3.060 4.960 - Dư nợ cho vay ngoại tệ - Dư nợ cho vay bằng VNĐ 1.114 482 1.267 1.793 1.548 3.412 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) - Theo thành phần kinh tế Bảng 2.3 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh số cho vay 1.596 3.060 4.960 - Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước - Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Dư nợ cho vay doanh hộ gia đình, cá nhân 1.014,5 448,5 133 1.446 1.392 222 1.457 2.204 1.300 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Tốc độ tăng đầu tư, trong đó có phần đóng góp của tín dụng ngân hàng biến động bất thường qua các năm cho thấy mức độ ổn định chưa hoàn toàn được đảm bảo. An toàn hoạt động ngân hàng An toàn đối với vốn Đặc điểm nổi bật là các ngân hàng thương mại Việt Nam cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có số vốn nhỏ, khó đáp ứng đủ các yêu cầu, chuẩn mức quốc tế. Vốn tự có của các NHTMQD rất nhỏ bé cả về số tuyệt đối (5600 tỷ đồng) và tỷ trọng trên tổng tài sản có, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có: 1998 là 3,07%, 1999 là  3,12%, năm 2000 là 2,8%. Như vậy mức vốn tự có của các NHTMQD là hết sức nhỏ bé so với chuẩn mực quốc tế tối thiểu là 8%. Tình hình nợ quá hạn gia tăng đã đe doạ nghiêm trọng tới an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng. Nếu tính về lượng thì nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tới 70% tổng số nợ quá hạn của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ này của Sở giao dịch hiện tại đang là 20.3tỷ đồng ( số liệu năm 2007) trong khi năm 2006 chỉ dừng lại ở mức 6.06 tỷ đồng. như vậy là trong thời gian gần đây, tình hình nợ quá hạn của Sở giao dịch đã tăng nhanh, gây ra nguy cơ mất an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Biểu đồ 2.6: tỷ trọng nơ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Trong tổng số nợ quá hạn của Sở giao dịch thì nợ quá hạn của các DNNN là cao nhất, chiếm tỷ lệ 84%. Đứng tiếp theo là cá nhân với tỷ lệ 15%, và đứng cuối là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ 1% tổng nợ quá hạn. Trong tổng số nợ quá hạn thì nợ qúa hạn của những khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn đang hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ cũng không còn chiếm tỷ trọng nhở nhất, như vậy là trước mắt chỉ có thể giải quyết được chưa tới 1/3 tổng số nợ quá hạn là những khoản nợ có tài sản đảm bảo, khoảng 3/5 tổng nợ quá hạn phải giải quyết trong một vài năm vì không có tài sản đảm bảo và gần 10% tổng nợ quá hạn không còn cơ hội để thu hồi. Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sở giao dịch năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) An toàn trong hoạt động của ngân hàng Diễn biến tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là, phát sinh một số loại tội phạm mới. Tội phạm về tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả có xu hướng tăng hơn với tính chất nguy hiểm, liều lĩnh hơn, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ của ngành ngân hàng và các cơ quan liên quan. Gần đây, xuất hiện nhiều bọn tội phạm liên quan công nghệ cao như truy cập vào mạng của ngân hàng để biển thủ tiền trên tài khoản, làm thẻ giả để rút tiền, tội phạm rửa tiền qua hệ thống thanh toán, chuyển tiền... Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng Quy mô tiền gửi cho vay nền kinh tế tăng liên tục. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên, chứng tỏ Sở giao dịch đã chú trọng hơn đến mở rộng các đối tượng sản xuất kinh doanh ngoài khu vực nhà nước. cùng với sự phát triển của khu vực tư nhân, quy mô tín dụng cho vay có triển vọng tăng khả quan. Tuy nhiên trong thời gian gần đây. Sở giao dịch cũng như một số các chi nhánh khác của ngân hàng Nông nghiệp đồng loạt hạn chế cho vay. Xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng được giải thích là nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng và cũng là để đảm bảo tổng dư nợ luôn được giữ ở mức độ an toàn. Về dự trữ bắt buộc, theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNo&PTNT như sau: - Đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng: VNĐ là 4%, ngoại tệ là 8%. - Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng cho cả VNĐ và ngoại tệ là 2%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này không thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2007. Đối với Sở giao dịch, lượng tiền dự trữ bắt buộc cụ thể như sau: Bảng 2.4: Tình hình dự trữ bắt buộc Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng 63,5 133,4 217,04 Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 13,22 14,02 16,48 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp SGD) Lượng tiền dự trữ bắt buộc này được phản ánh vào tài khoản “Tiền gửi thanh toán của NHNN”, thường chiếm từ 1,2% - 2,2% tổng tài sản. Ngoài lượng tiền dự trữ bắt buộc trên, Ngân hàng cũng thực hiện dự trữ thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Tỷ lệ này được duy trì đều đặn là 10% cho tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn trong các năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này được điều chỉnh, phân biệt giữa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng (là 17%) với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng (là 3%). Cụ thể: Bảng 2.5: Tình hình dự trữ thanh toán Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng 93,5 235,9 703,1 Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 66,1 70,1 24,7 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp SGD) Với lượng tiền dự trữ thanh toán như trên, SGD luôn duy trì hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo chính xác và an toàn. Thêm vào đó, thu nhập của Sở giao dịch chủ yếu đuợc tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán, trong đó tín dụng cho vay chiếm phần lớn nên khả năng tăng thu nhập bị nhiều hạn chế, đặc biệt là trong điều kiện tự do hóa tài chính, cạnh tranh lãi suất khốc liệt và từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng cho nước ngoài như hiên nay. Tuy nhiên trong những năm gân đây, tỷ lệ thu từ dịch vụ trong tổng thu của Sở có cải thiện đáng kể năm 2007 tỷ lệ này là 6.63%. Về tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng, tỷ lệ này là khá ổn định qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ này là 0.38%, và trong kế hoạch năm 2008, Sở giao dịch thúc đẩy tăng lên đến 0.4% Về lực lượng lao động của Sở giao dịch, Sở giao dịch có hơn 500 nhân viên, làm việc tại 3 văn phòng của sở giao dịch, trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất cao, các nhân viên trong Sở giao dịch đều được trải qua khóa đào tạo của trung tâm đào tạo trực thuộc NHNo&PTNT VN. Thể hiện rõ kỳ vọng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thông qua hình thức đào tạo trong, ngoài nước, với mục tiêu nâng cao tầm và kỹ năng cán bộ lãnh đạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2753.doc
Tài liệu liên quan