MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Danh mục các chữ viết tắt
Lời mở đầu 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN DỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN 3
I. Tổng quan về cổ phần hóa DNNN 3
1. Doanh nghiệp Nhà nước 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm của DNNN 4
1.2.1. DNNN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước 4
1.2.2. Các cơ chế kích thích trong DNNN 5
1.2.3. Chế độ trách nhiệm trong DNNN 5
2. Cổ phần hóa DNNN 6
2.1. Khái niệm về cổ phần hóa DNNN 6
2.2. Các chủ trương, chính sách về cổ phần hóa DNNN 8
II. Nội dung của quá trình cổ phần hóa DNNN 11
1. Mục tiêu, yêu cầu của việc cổ phần hóa 11
2. Đối tượng cổ phần hóa 11
3. Điều kiện cổ phần hóa 12
4. Hình thức cổ phần hóa 12
5. Xử lý tài chính khi có cổ phần hóa 13
5.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính 13
5.2. Các khoản nợ phải thu 13
5.3. Các khoản nợ phải trả 14
5.4. Xử lý tài chính ở thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần 14
6. Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa 15
6.1. Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản 15
6.2. Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 16
7. Quy trình cổ phần hóa DNNN 17
III. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa các DNNN 18
1. Thực trạng yếu kém của các DNNN 18
1.1. Vai trò và những mặt tích cực của DNNN 18
1.2. Những yếu kém, tồn tại của DNNN 20
2. CPH đặt ra do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 23
3. Tính ưu việt của công ty cổ phần 24
3.1. CTCP là hình thức tách quan hệ sở hữu với quá trình kinh doanh, 24
3.2. CTCP là một trong những kênh huy động vốn có hiệu quả nhất. 25
3.3. Công ty cổ phần ra đời tạo cơ chế phân bổ rủi ro và tạo điều kiện ra đời thị trường chứng khoán. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2007 28
I. Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm 2006 28
1. Thực trạng CPH DNNN trên cả nước 28
1.1. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1992-1996 28
1.2. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1996-2002 29
1.3. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2002 đến nay 33
2. Đánh giá chung 35
2.1. Kết quả CPH 35
2.2. Hạn chế 36
2.3. Nguyên nhân của hạn chế 38
II. Thực trạng DNNN thực hiện cổ phần hóa DNNN của Hà Nội 39
1. Tình hình thực hiện công tác CPH doanh nghiệp Nhà nước của Hà Nội giai đoạn 1998-2007. 39
2. Tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội theo các lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn 1998-2007 45
2.1. Giai đoạn 1998-2002 45
2.2. Giai đoạn 2003- nay 46
III. Đánh giá chung về kết quả đạt được 48
1. Thành tựu 48
1.1. Một số thành công. 48
1.2. Nguyên nhân của thành công 51
2. Hạn chế 53
2.1. Một số tồn tại 53
2.2. Nguyên nhân của tồn tại 58
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 60
I. Quan điểm CPH và chủ trương cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội 60
1. Một số quan điểm cần tiếp tục quán triệt trong quá trình thực hiện CPH 60
1.1. CPH DNNN không phải là quá trình tư nhân hóa 60
1.2. CPH là giải pháp cơ bản để cơ cấu lại DNNN 61
1.3. Lấy thước đo kinh tế xã hội làm thước đo cho CPH. 61
1.4. CPH phải đảm bảo đúng định hướng XHCN. 62
2. Mục tiêu cổ phần hóa của cả nước 62
3. Chủ trương cổ phần hóa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010 64
II. Phương hướng cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2008-2010 65
1. Tình hình DNNN hiện tại 65
III. Các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh CPH DNNN của thành phố Hà Nội 68
1. Các giải pháp về tài chính 68
1.1. Đẩy nhanh tốc độ xử lý các khoản nợ trong DNNN của thành phố Hà Nội 68
1.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị DN khi tiến hành CPH 71
1.2.1. Hoàn thiện phương pháp định giá DN 71
1.2.2. Hoàn thiện cơ chế định giá DN CPH. 72
1.2.3. Đổi mới công tác tổ chức định giá DN CPH 73
1.2.4. Cải cách hành chính trong định giá DN 74
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo và nâng cao nhận thức về CPH 75
2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác CPH DNNN 75
2.2. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các DNNN và người lao động về chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới và phát triển DNNN 76
3. Nâng cao hiệu quả của công tácquản trị công ty cổ phần 78
3.1. Hoàn thiện cơ chế thực thi đảm bảo các quyền của các cổ đông trong các DN CPH, nhất là cổ đông thiểu số. 78
3.2. Bảo đảm sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của DN CPH 81
3.3. Cải thiện môi trường hoạt động của DN CPH 83
4. Một số giải pháp khác 84
4.1. Về xử lý giá trị quyền sử dụng đất khi CPH 84
4.2. Về xử lý lao động dôi dư khi CPH 85
4.3. Công khai hóa thông tin tài chính cho mọi đối tượng 86
III. Một số kiến nghị 87
1. Đối với thành phố Hà Nội 87
1.1. Quyết định nắm giữ một số cổ phần chi phối 87
1.2. Các kiến nghị khác 87
2. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành TW 88
2.1. Phát triển thị trường chứng khoán 88
2.2. Các kiến nghị khác 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NNN thực hiện cổ phần hóa DNNN của Hà Nội
Tình hình thực hiện công tác CPH doanh nghiệp Nhà nước của Hà Nội giai đoạn 1998-2007.
Có thể khẳng định thành tựu CPH là sự phản ánh kết quả thực hiện công tác đổi mới sắp xếp các DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 9 (khóa IX) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. UBND thành phố đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 86/2003/QĐ-TTg ngày 7/5/2003 và quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 5/5/2005. Theo các quyết định này, tổng số DN 100% vốn nhà nước tại thời điểm năm 2003 là 222 DN, và sẽ được sắp xếp như sau: CPH 117 DN, sáp nhập 38 DN, giao cho tập thể người lao động 2 DN, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 1 DN, giải thể 4 DN, phá sản 3 DN, chuyển về TW quản lý 2 DN, chuyển sang công ty mẹ- công ty con 4 DN, chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 45 DN, thành lập mới 4 tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con và chuyển 1 tổng công ty 90 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, sắp xếp 1 lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP.
Kết quả của việc thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN của Hà Nội giai đoạn 1998-2007 được phản ánh ở biểu sau :
Biểu 2.1 : Tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của thành phố Hà Nội
TT
Hình thức sắp xếp
Số DN đã sắp xếp
Tổng số
Trong đó
1998-2000
2001-2003
2004-2006
30/6/ 2007
1
Cổ phần hóa
197
77
23
94
3
2
Sáp nhập
64
15
17
26
6
3
Giao DN
2
1
1
4
Chuyển đơn vị sự nghiệp
1
1
5
Giải thể
2
1
1
6
Phá sản
2
2
7
Chuyển về TW
29
26
1
1
8
TCT mẹ con
5
5
9
Chuyển công ty mẹ-công ty con
3
3
10
Chuyển CT TNHH 1 thành viên
40
1
39
Tổng số
344
118
44
173
9
Nguồn : Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội
Các số liệu ở biểu trên có thể đưa lại một bức tranh tổng thể về quá trình thực hiện việc sắp xếp đổi mới DNNN trên toàn thành phố trong 10 năm từ 1998-2007. Như vậy, tính đến tháng 6/2007, thành phố Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp 344 DNNN, trong đó, CPH DNNN là hình thức chủ yếu nhất, chiếm 57.27%, tiếp đến là sáp nhập chiếm 19%, chuyển công ty TNHH 1 thành viên chiếm 11.8% trên tổng số tiến hành sắp xếp đổi mới trong suốt 10 năm, còn lại là các hình thức khác. Tuy nhiên, cũng theo bảng số liệu trên, tình hình tiến hành CPH qua các giai đoạn không được đồng đều, giai đoạn 1998-2000 có 77 DNNN CPH, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 39.1% trên tổng số các DNNN đã tiến hành CPH. Giai đoạn 2001-2003 số lượng DN CPH giảm mạnh, giảm 54 DN so với giai đoạn trước đó, tức là giảm 234%. Tiếp đến giai đoạn 2004-2006, số lượng DN CPH gấp 4 lần giai đoạn 2001-2003, tăng so với giai đoạn 1998-2000 là 17 DN (22%). Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2007, số lượng DN CPH lại rất ít, chỉ có 3 DN tiến hành CPH, bằng 1.5% trên tổng số DN CPH trong 10 năm. Như vậy, tốc độ tăng là không đều qua các năm. Đặc biệt số lượng các DNNN tiến hành chuyển đổi theo các hình thức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tuy nhiên xét theo tổng thể thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc và là một trong những địa phương tích cực nhất cả nước trong công tác đổi mới DNNN. Như vậy, theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội còn phải tiếp tục sắp xếp 29 DN, gồm CPH 11 DN, sáp nhập 6 DN, chuyển công ty TNHH 1 thành viên 5 DN, giải thể 3 DN, giao cho tập thể người lao động 1 DN, phá sản 1 DN, chuyển công ty mẹ con 1 DN, sắp xếp lâm trường quốc doanh 1 DN. Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện theo Nghị quyết 109/2007/NĐ-CP của Hà Nội, vì vậy, thời gian tới sẽ là thời gian thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra.
Trong đó, riêng công tác cổ phần hóa đạt được các thành tựu sau :
Biểu 2.2 :Tổng kết công tác CPH của thành phố Hà Nội
giai đoạn 1998-2006
Chỉ tiêu
Số lượng DN hoàn thành CPH
Tổng số
Trong đó
1998-2000
2001-2003
2004-2006
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
194
77
39.69
23
11.85
94
48.45
CTCP Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ
34
5
6.49
5
21.74
24
25.53
CTCP Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ
79
24
31.17
3
13.04
52
55.32
CTCP Nhà nước không giữ cổ phần
81
48
62.34
15
65.22
18
19.15
Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Theo các số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu của các DNNN đã tiến hành CPH. Theo đó, số lượng các CTCP mà nhà nước không nắm giữ cổ phần luôn chiếm tỷ lệ cao trong các giai đoạn. Giai đoạn 1998-2000 là 62%, giai đoạn 2001-2003 là 65%, riêng giai đoạn 2004-2006 giảm xuống còn 19%. Số lượng CTCP nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giai đoạn đầu là 6%, nhưng trong giai đoạn sau là 25%. Các con số trên chứng tỏ sự đổi mới trong quá trình CPH của thành phố Hà Nội, sự nắm giữ cổ phần khống chế với các DNNN không còn là điều chủ yếu nữa, các CTCP được trao hoàn toàn quyền kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, không phải chịu sự quản lý gắt gao của nhà nước. Điều này tạo ra cơ chế thoáng, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các DNNN trên thị trường.
- Với các con số đáng thuyết phục trên, nhiều năm thành phố Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về công tác sắp xếp, đổi mới DNNN. Đạt được thành công này một phần lớn là nhờ vào công tác chỉ đạo, điều hành, các biện pháp tổ chức thực hiện khá triệt để và khoa học của UBND thành phố Hà Nội, cụ thể :
* Thành lập Ban đổi mới và phát triển DN và tổ chuyên viên giúp việc ở cấp thành phố, Sở ngành và tổng công ty nhà nước, do một đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo 14 sở, ngành thuộc thành phố.
* Xây dựng và trính chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN theo từng giai đoạn.
* Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn.
* Duy trì họp Ban đổi mới và phát triển DN thành phố định kì 1 lần/tuần để nắm bắt kịp thời tiến độ, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
* Định kì 6 tháng và hàng năm UBND thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết công tác sắp xếp đổi mới DN.
* Thường xuyên tranh thủ sự giúp đỡ của Văn phòng chính phủ và Bộ tài chính trong việc tìm ra những giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hiện nay, Hà Nội vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh triển khai CPH, trong đó, với các DNNN đã thực hiện CPH thì tổng số vốn điều lệ đã tăng nhanh so với thời điểm cổ phần hóa. Tổng vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của các CTCP tại thời điểm CPH như sau:
- Có 41 CTCP Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ với số vốn điều lệ là 510.868 triệu đồng, trong đó :
* Nhà nước : 318.718 triệu đồng, chiếm 62.39%
* Cổ đông là người lao động : 146.588 triệu đồng, chiếm 28.69%
* Cổ đông ngoài DN : 45.561 triệu đồng, chiếm 8.92%
- Có 78 CTCP nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, với số vốn điều lệ 802.041 triệu đồng, trong đó:
* Nhà nước : 264.680 triệu đồng, chiếm 33%
* Cổ đông là người lao động : 350.274 triệu đồng, chiếm 43.67%
* Cổ đông ngoài DN : 184.647 triệu đồng, chiếm 23.02%
- Có 70 CTCP không có vốn nhà nước tham gia, với số điều lệ là 266.672 triệu đồng, trong đó:
* Cổ đông là người lao động : 193.815 triệu đồng, chiếm 72.68%
* Cổ đông ngoài DN : 72.676 triệu đồng, chiếm 27.25%
Như vậy, lượng vốn nhà nước nắm giữ vẫn khá lớn, trong khi đó, lượng vốn của các cổ đông ngoài DN chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này cần được khắc phục, tạo điều kiện cho các cổ đông ngoài DN mua cổ phiếu của DN, tăng thêm nguồn vốn được huy động.
Biểu 2.3. Tình hình cơ cấu vốn điều lệ của một số CTCP
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên CTCP
Thời điểm CPH
Vốn nhà nước khi CPH
Vốn điều lệ tại thời điểm 01/01/2007
1
CTCP ăn uống dịch vụ du lịch Ba Đình
1998
1742
2304
2
CTCP Dệt 10/10
1999
7845
8000
3
CTCP Thương mại Cầu Giấy
2000
1791
8500
4
CTCP Xuất nhập khẩu Hà Anh
2001
9640
67000
5
CTCP Taxi Hà Nội
2004
6661
25000
Nguồn : Báo cáo của UBND thành phố HN
Lượng vốn điều lệ tại các công ty cổ phần tăng nhanh, nâng cao quy mô của các CTCP và các DNNN, hầu hết các công ty cổ phần đều đạt hiệu quả kinh doanh cao và khả năng cạnh tranh lớn hơn rất nhiều so với trước khi CPH.
2. Tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội theo các lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn 1998-2007
2.1. Giai đoạn 1998-2002
Đây là giai đoạn đầu thực hiện CPH của thành phố Hà Nội. Giai đoạn này bao gồm cả thời kì thí điểm và giai đoạn sau là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 44 và Nghị quyết 64 của Chính phủ về CPH. Thành phố Hà Nội với tư cách thủ đô của đất nước có trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện thành công các chủ trương của Đáng và Nhà nước, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập.
Biểu 2.4: Tình hình CPH các DNNN của thành phố Hà Nội
giai đoạn 1998- 2002
Ngành/năm
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
Công nghiệp
10
14
9
6
1
40
Dịch vụ
7
9
1
1
1
19
Xây dựng
9
3
2
1
0
15
Giao thông vận tải
0
2
0
0
0
2
Thương mại
3
2
1
1
0
7
Tổng
29
30
13
9
2
83
Nguồn : UBND thành phố Hà Nội
Theo biểu số liệu trên, dễ dàng nhận ra tốc độ của các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp là nhanh nhất, chiếm 47.87% trên tổng số DN tiến hành CPH trong 5 năm từ 1998-2002, tiếp đến là ngành dịch vụ với 21 CTCP, chiếm 22.34%, sau đó là ngành xây dựng với 20%. Sự cổ phần hóa nhanh chóng của các DN công nghiệp ở Hà Nội có thể được lý giải ở số lượng lớn các DN công nghiệp trong tổng số các DNNN trên địa bàn Hà Nội. Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp dược phẩm ban đầu gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế bao cấp, thiếu vốn và máy móc thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Hà Nội trên thị trường rất hạn chế nên vấn đề đổi mới trở nên cấp bách, các DN này đã nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa nhằm đổi mới sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh. Riêng với các DN thuộc lĩnh vực vận tải của thành phố thì quá trình CPH gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xác định giá trị tài sản DN. Các DN vận tải quản lý và sử dụng một diện tích đất lớn của thành phố để làm bến bãi, nhà xưởng, các phương tiện được trang bị trong nhiều giai đoạn khác nhau nên việc xác định quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã cản trở tiến trình cổ phần hóa của các DN trong lĩnh vực này, vì vậy số lượng các DN vận tải CPH rất ít. Tuy nhiên, với các DN vận tải đã CPH, tình hình kinh doanh khá tiến triển, hầu hết các DN đều thực hiện việc giao khoán phương tiện theo thời gian, tuyến đường, tuyến hàng nên cán bộ công nhân viên đều làm việc hết khả năng, đem lại lợi nhuận cho công ty và cho cả bản thân họ. Tuy nhiên, tốc độ CPH nói chung trong giai đoạn đầu khá cao, đến giai đoạn sau lại chững lại, chậm hơn, năm 2001 số lượng DN CPH chỉ bằng 1/3 so với năm 1998 do gặp phải cac vướng mắc trong quá trình thực thi các nghị quyết, đặc biệt việc phân loại các nhóm DNNN, việc xác định giá trị tài sản DN
2.2. Giai đoạn 2003- nay
Từ năm 2003 đến nay, Hà Nội đã thực hiện công tác CPH DNNN trong điều kiện thuận lợi hơn về điều kiện hội nhập của nền kinh tế cũng như sự đổi mới của các chính sách CPH của Nhà nước, tư tưởng của các nhà lãnh đạo cũng đã tiến bộ và quán triệt tinh thần của các Nghị quyết hơn so với các giai đoạn trước. Cụ thể tình hình CPH như sau :
Biểu 2.5 : Tình hình cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 đến nay theo các lĩnh vực
Ngành/năm
2003
2004
2005
2006
Tổng
Công nghiệp
21
18
12
0
51
Dịch vụ
12
3
1
0
16
Xây dựng
17
10
7
1
35
Giao thông vận tải
0
0
1
0
1
Thương mại
1
0
1
2
4
Tổng
51
31
22
3
111
Nguồn : UBND thành phố Hà Nội
Như vậy, trong vòng chưa đầy 4 năm, thành tựu trong CPH của thành phố Hà Nội đã vượt hơn so với 5 năm trước đó. Các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp vẫn giữ vững tốc độ CPH so với các DN khác, chiếm 45.9% trong cả giai đoạn. Các DN xây dựng chiếm 31.5% trên tổng số. Năm 2003 là năm đạt được số lượng DN CPH nhiều nhất, gấp 1.5 lần năm 2004 và 2.3 lần năm 2005. Sáu tháng đầu năm 2006, cả thành phố mới chỉ CPH được 3 DN, trong đó có 1 DN trong lĩnh vực xây dựng và 2 DN thương mại. Tuy nhiên năm 2006 các DN CPH lại có số vốn điều lệ khá lớn hơn so với giai đoạn trước. Hầu hết các DN CPH được xác định giá trị và thực hiện bán đấu giá cổ phần thông qua các tổ chức tài chính trung gian và trung tâm giao dịch chứng khoán. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao tính khách quan, minh bạch của quá trình CPH mà đã gắn kết hơn nữa quá trình CPH với phát triển thị trường chứng khoán thời gian qua. Thông qua đấu giá, các DN đều bán được cổ phần cao hơn mệnh giá. Với việc bán cổ phần ra bên ngoài, DN CPH đã chủ động lựa chọn được nhiều nhà đầu tư chiến lược thực sự và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia quản lý DN. Các DN thương maị và xây dựng của thành phố đều là các DN có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hạn chế về vốn kinh doanh, khó cạnh tranh với các DN tư nhân. Khâu vướng mắc nhất trong việc tiến hành CPH các DN thương mại là xác định giá trị phần tài sản của DN còn nợ hoặc phần vốn tham gia góp vốn vào các DN khác. Trong khi đó, vướng mắc lớn trong quá trình CPH các DN xây dựng là công nghệ lạc hậu, trang bị cũ kĩ, vì vậy, phương án do các DN đưa ra kém khả thi, hạn chế nhiều đến việc thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn mua cổ phần của công ty.
Nhìn chung, tiến trình CPH của thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành công đáng kể, trong đó thành công rõ nhất là huy động được thêm nhiều vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các DN làm ăn có lãi, lợi nhuận tăng cao hơn so với trước khi CPH. Một số DN trước đạt lợi nhuận thấp, nay tăng cao, như Công ty bia Việt Hà tăng 3 tỷ đồng, Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội tăng 2.6 tỷ đồng..
III. Đánh giá chung về kết quả đạt được
1. Thành tựu
1.1. Một số thành công.
- Về số lượng doanh nghiệp được sắp xếp lại theo các hình thức. Từ năm 1997 đến hết 30/6/2007 thành phố Hà Nội hoàn thành sắp xếp, đổi mới 337 DN, trong đó CPH là 189 DN, chiếm 56%.
- Về việc thực hiện các mục tiêu cổ phần hóa đặt ra:
* Huy động vốn. Trước khi CPH, đa số các DNNN của thành phố có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu vốn hoạt động trầm trọng. Sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, nhiều tồn tại về tài chính và tài sản của DN chưa được xử lý dứt điểm trở thành gánh nặng của DN. Nhiều DN hoạt động cầm chừng, hiệu quả kém, người lao động thiếu việc làm, hiệu quả thấp.
- Sau khi CPH, do phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh mới nên vốn hoạt động của các DN đều tăng. Trước CPH bình quân vốn/DN là 5.24 tỷ đồng, sau cổ phần hóa bình quân vốn/DN đạt 8.36 tỷ đồng, tăng gấp 1.6 lần.
Quá trình CPH đã thu hút được 996,18 tỷ đồng từ cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư, phục vụ sản xuất kinh doanh, chiếm 63.07% tổng vốn điều lệ. Sau khi chuyển sang CTCP, nhiều DN đã phát hành tăng vốn điều lệ để phục vụ sản xuất kinh doanh với số vốn phát hành thêm là 178.71 tỷ đồng.
Thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh. Khi còn là DN 100% vốn nhà nước và hoạt động theo Luật DNNN, các cơ chế về tiền lương và phân phối thu nhập còn chưa khuyến khích lãnh đạo các DN cũng như cán bộ công nhân viên thi đua sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sau CPH đại bộ phận người lao động trong DN trở thành cổ đông. Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành đều được lựa chọn, hầu hết thành viên là những người sở hữu số lượng cổ phần lớn, có quyền lợi gắn chặt với quyền lợi của DN, làm cho phương thức quản lý thay đổi sâu sắc. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và có cổ tức cho các cổ đông, các DN đã áp dụng nhiều biện pháp: rà soát bố trí lại hợp lý lực lượng lao động; tiết kiệm các loại chi phí; tăng doanh thu, điều chỉnh chính sách lương, thường phù hợp theo hướng “phân phối theo năng suất lao động và hiệu quả công việc”.. do đó, năng suất lao động và chât lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh. CPH đã tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Theo kết quả kinh doanh của 149 CTCP, kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2006 của các công ty như sau:
Tổng doanh thu đạt 10.249.264 triệu đồng, tăng 45.6% so với thời điểm CPH.
Nộp ngân sách đạt 403.645 triệu đồng, tăng 38.55% so với thời điểm CPH.
Lợi nhuận sau thuế đạt 242.562 triệu đồng, tăng 192% so với thời điểm CPH.
Tổng số lao động bình quân là 28.571 người, giảm 16.41% so với thời điểm CPH.
Thu nhập bình quân của người lao động đều tăng so với thời điểm trước CPH.
Biểu 2.6 : Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một số công ty cổ phần thuộc thành phố Hà Nội sau cổ phần hóa
Đơn vị: triệu đồng
TT
Tên CTCP
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận sau thuế
Số lao động (người)
TNBQ ng/tháng
Cổ tức bình quân năm 2006(%)
Năm trước CPH
Năm 2006
Năm trước CPH
Năm 2006
Năm trước CPH
Năm 2006
Năm trước CPH
Năm 2006
Năm trước CPH
Năm 2006
1
CTCP điện tử chuyên dụng Hanel
6826
25652
71
348
32
502
28
35
400000
2900000
15,00
2
CTCP thương mại và đâu tư Long Biên
47216
88814
2821
3819
43
1377
363
275
743536
1450000
8,60
3
CTCP đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà
31223
196138
1127
12808
640
104408
90
105
1300000
2960000
30,00
4
CTCP xe khách HN
3772
17589
575
477
213
551
302
263
750000
1504000
4,50
5
CTCP nhà nổi Hồ Tây
4068
7689
374
438
64
121
79
65
600000
900000
12,00
Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Theo số liệu ở trên, các công ty đều làm ăn có lãi và phát triển khá nhanh so với trước CPH. Công ty Điện tử chuyên dụng Hanel đạt doanh thu cao gấp 3.75 lần, nộp ngân sách gấp 5 lần, lợi nhuân tăng gần 16 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 7 lần so với trước CPH. Công ty Thương mại và đầu tư Long Biên có doanh thu gấp 2 lần, lợi nhuận gấp 32 lần, thu nhập của người lao động gấp 2 lần so với trước CPH. CTCP đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà có doanh thu gấp 6.3 lần, nộp ngân sách tăng 11 lần, lợi nhuận tăng 163 lần, số lao động tăng và thu nhập của người lao động cũng tăng 2 lần so với trước CPH. Đây chỉ là một số số liệu về rất ít các DN CPH làm ăn có lãi, các con số đều tăng lên một cách đáng kể cho thấy rõ tính ưu việt của việc tiến hành CPH DNNN, và sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình này.
1.2. Nguyên nhân của thành công
- Vướng mắc lớn nhất làm chậm quá trình CPH là xác định giá trị DN, nhât là tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN. Nếu không tính thì giá trị doanh nghiệp quá thấp, dễ xảy ra tình trạng mua bán ngầm cổ phiếu để biến tài sản sở hữu Nhà nước thành tài sản của sở hữu cá nhân, nhất là đối với DNNN có vị trí mặt đường, mặt phố tạo ra lợi thế kinh doanh lớn. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp quản lý diện tích đất lớn, nhưng không sử dụng hết, nếu chuyển sang công ty cổ phần thì những diện tích này có khả năng biến thành hàng hóa bất động sản của doanh nghiệp, tạo ra "lợi thế" cạnh tranh không hợp lý giữa các doanh nghiệp thừa đất với doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất. Ðã xảy ra tình trạng doanh nghiệp CPH thừa đất đem cho thuê hoặc bán bớt để chia nhau. Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, thành phố đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra lời giải tháo gỡ những vướng mắc nêu trên. Sau một thời gian cho tiến hành đánh giá ở một số DNNN cho thấy tính khả thi cao và được chấp nhận cả phía cơ quan quản lý nhà nước và phía doanh nghiệp. Cụ thể, đối với doanh nghiệp có địa điểm ở vị trí đắc địa hoặc có nhiều diện tích nhà xưởng đất đai thì thực hiện theo hai cách:
Thứ nhất, thành phố sẽ không chuyển thành tài sản của công ty cổ phần mà bán đấu giá tài sản lấy tiền đầu tư vốn cho doanh nghiệp phát triển. Số lao động đang làm việc tại địa điểm đó thành phố sắp xếp, bố trí nơi làm việc thích hợp cho họ. Khoản tiền thu được sử dụng để thực hiện chính sách đối với người lao động và bổ sung vào Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.
Thứ hai, nếu thực hiện CPH ở những doanh nghiệp này thì thực hiện theo cơ chế riêng: Vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi trừ đi cổ phần được mua theo giá ưu đãi cho người lao động thì Nhà nước nắm giữ số cổ phần còn lại này. Hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (hơn 50%) của công ty cổ phần mặc dù không nằm trong danh mục tại Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ. Sau một thời gian từ ba đến năm năm, thành phố sẽ cho phép bán hết hay một phần số vốn này theo giá thị trường thông qua tổ chức tài chính trung gian. Việc này đã hạn chế được tiêu cực trong việc mua bán cổ phiếu, Nhà nước sau này sẽ thu được khoản tiền lớn về chênh lệch giá cổ phiếu.
Ngoài hai cách nêu trên, đối với những DNNN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang quản lý nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh, khi CPH các doanh nghiệp này chỉ được giữ một số cửa hàng, địa điểm nhất định, số còn lại thành phố ra quyết định thu hồi trước khi CPH. Lúc đầu, các doanh nghiệp này phản ứng quyết liệt, song thành phố kiên quyết thu hồi. Sau CPH có doanh nghiệp trước đây chiếm giữ 17 địa điểm kinh doanh, thành phố chỉ để lại cho doanh nghiệp bốn địa điểm, vậy mà hoạt động sản xuất, kinh doanh lại có bước tăng trưởng hơn trước khi CPH. Sau khi CPH, địa điểm kinh doanh ít đi, nhưng phần lớn số người lao động trong doanh nghiệp trở thành cổ đông, hầu hết thành viên Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành là những người có cổ phần lớn, gắn chặt với quyền lợi của doanh nghiệp, làm cho phương thức quản lý thay đổi sâu sắc. Do vậy, doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn trước khi CPH.
Bên cạnh việc tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, thành phố cũng chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm tài sản, vật tư, hàng hóa tồn kho kém phẩm chất của DNNN. Cơ cấu lại nợ, xử lý triệt để các khoản công nợ dây dưa để làm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Trên cơ sở đó, xác định rõ thời gian thực hiện CPH DNNN. Thành phố cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã CPH dễ dàng tiếp cận việc vay vốn ngân hàng, thực hiện chế độ hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay đối với những công ty cổ phần vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Giải quyết dứt điểm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho các công ty cổ phần làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng... Những giải pháp nêu trên có tính đặc thù riêng của Hà Nội, đang từng bước phát huy hiệu quả, góp phần đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN ở Hà Nội.
- Tất cả các DN CPH đều rà soát và xây dựng lại quy chế tài chính và lao động. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi, quy định thưởng phạt minh bạch, tinh giản bộ máy gián tiếp, tổ chức hợp lý các bộ phận sản xuất, kinh doanh. Lao động được bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ năng lực của từng người, nhờ vậy năng suất lao động của từng bộ phận được tăng lên, các chi phí không hợp lệ về tiền lương, tiền thưởng .. trước đây được khắc phục.
2. Hạn chế
2.1. Một số tồn tại
2.1.1. Về nhận thức.
- Do công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về sắp xếp, đổi mới DNNN được thành phố đặc biệt quan tâm và duy trì thường xuyên nhờ vậy nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động và nhà đầu tư được nâng cao, Tuy nhiên, tại một số ít DN vẫn có tâm lý muốn xây dựng quy mô vốn điều lệ thấp và hạn chế số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
- Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo Tổng công ty hoặc công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con vẫn chưa theo kịp đòi hỏi thực tế, quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con theo kiểu hành chính vẫn còn và chưa chuyển được toàn bộ sang quan hệ kinh tế.
2.1.2. Về cơ chế chính sách.
Các chính sách CPH vẫn còn có những nội dung chưa kịp thời điều chỉnh khi xuất hiện những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, thậm chí có những hướng dẫn còn quá chậm, khiến cho các cơ sở gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng không thống nhất như : phương pháp giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu… vào giá trị DN CPH, cụ thể :
* Thứ nhất là khó khăn bất cập về xử lý đất đai khi CPH
Giá trị quyền sử dụng đất, theo quy định, được xác định trên cơ sở giá đất do thành phố công bố. Theo quy định của Điều 56 Luật đất đai, hàng năm thành phố phải xác định giá đất và khung giá đất do Chính phủ quy định để xác định và công bố giá đối với từng loại đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Tuy nhiên, việc xác định giá đối với từng loại đất sao cho đảm bảo sát giá thị trường là điều rất khó thực hiện tại Hà Nội bởi một số nguyên nhân sau:
- Ở Hà Nội, giá chuyển nhượng đất thực tế trên thị trường luôn có xu hướng tăng nhanh và tăng cao hơn so với giá đất do thành phố công bố và cũng không theo bất cứ một quy luật nào. Do vậy, việc xác định giá đất theo các phương pháp do Chính phủ quy định không thể đảm bảo sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường được cấu thành và bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như: quy hoạch sử dụng đất, hình dạng thửa đất, hướng đất… Trên thực tế, nó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người bán, kẻ mua. Đó là điều mà các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai không thể có công thức để xác định đầy đủ, cụ thể và chính sách.
Như vậy, giá thị trường chỉ có thể xác định một cách khách quan và hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28561.doc