Công ty TNHH là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiêp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Chi nhánh phân theo thời hạn thì ta thấy huy động ngắn hạn và trung, dài hạn tương đối đều nhau không chênh lệch bao nhiêu.
Qua đây cho thấy hoạt động của chi nhánh đã tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường.
2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam với đặc thù là cho vay các đối tượng chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư – xây dựng để phục vụ sản xuất kinh doanh và cho vay đời sống để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong tình hình kinh tế hiện nay, do nền kinh tế ngày còn phát triển và nhu cầu con người cũng tăng lên như: nhu cầu đi lại, nhu cầu sửa chữa, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, con người cần phải có nhiều kinh phí, từ đó nhu cầu vay vốn cũng được nâng cao. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hoạt động của ngân hàng phải từng bước thích nghi với sự phát triển kinh tế của địa phương. Với thị phần tương đối khá, Chi nhánh ngày càng mở rộng quan hệ tín dụng đồng thời đa dạng hoá các loại hình tín dụng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho khách hàng.
Địa bàn hoạt động của chi nhánh là Thành phố Tam kỳ, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam được tách ra từ năm 1997, nhưng nhìn chung vẫn là một tỉnh chưa phát triển cao so với các tỉnh lân cận. Là nơi mà thành phần kinh tế gia đình, hộ sản xuất chiếm phần lớn. Trong thời gian qua Chi nhánh đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy đối với nhiều đơn vị kinh tế và người dân trên địa bàn.
Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, Chi nhánh đã không ngừng khai thác và mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn trên thị trường. Các thành phần kinh tế đã mạnh dạn trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chi nhánh đã áp dụng chính sách kích thích cho vay với lãi suất linh hoạt, các chương trình khuyến mại, giảm bớt các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Vì vậy, kết quả cho vay của Chi nhánh trong 2 năm gần đây như sau:
Bảng 2: Tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 2 năm 2009-2010
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Tăng/giảm
Số tiền
%
I. Tổng dư nợ
1.351.297
1.529.236
+177.939
+13,17
1. Phân theo đối tượng KH
- DNQD
162.956
220.277
+57.321
+35,17
- DNNQD
1.055.903
1.078.265
+22.362
+2,11
- Hộ tư nhân, cá thể
132.438
230.695
+98.257
+74,19
2. Theo ngành nghề
- Công nghệ chế biến
501.510
495.875
-5.635
-1,12
- Ngành điện
131.554
386.254
+254.700
+193,61
- Xây dựng
183.449
171.820
-11.629
-6,34
- Thương mại dịch vụ
258.135
171.222
-86.913
-33,67
- Khác
276.649
304.066
+27.417
+9,91
3.Theo thời hạn
- Dư nợ ngắn hạn
598.422
720.350
+121.928
+20,37
- Dư nợ trung, dài hạn
752.875
808.887
+56.012
+7,44
II. Nợ xấu
69.076
2.402
-66.674
-96,52
1. Ngắn hạn
41.375
1.244
-40.130
-97,00
2.Trung, dài hạn
27.701
1.158
-26.543
-95,79
III.Tỷ lệ nợ xấu
5,19%
0,16%
-5,03%
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Biểu đồ dư nợ cho vay tại Chi nhánh phân theo đối tượng khách hàng
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tình hình cho vay tại Chi nhánh năm 2010 tăng 177.939 triệu so với năm 2009, tương ứng tăng là 13,17% tốc độ tăng trưởng này cũng phù hợp với định hướng chung về tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch năm 2010 đề ra. Nguyên nhân làm cho dư nợ bình quân tại chi nhánh tăng là do năm qua Chi nhánh đã tích cực cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng truyền thống có vay thêm. Ngoài ra Chi nhánh còn tích cực chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng mới để tăng trưởng tín dụng. Tại Chi nhánh đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch giao khoán cho từng các bộ tín dụng một cách hợp lý để động viên, thúc đẩy kinh doanh mở rộng tín dụng.
Trong dư nợ phân theo khách hàng, ta thấy cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu trong 2 năm 2009-2010. Tuy chiếm chủ yếu nhưng tốc độ tăng trưởng của đối tượng này không cao, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 22.362 triệu tương ứng tăng 2,11%. Trong 3 loại đối tượng cho vay thì cho vay cá nhân, cá thể là có tốc độ tăng trưởng lớn nhất năm 2010 tăng so với 2009 là 98.257 triệu tương ứng tăng 74,19%. Phân theo ngành nghề dựa vào bảng số liệu ta thấy trong năm 2010 ngành điện là ngành mà Chi nhánh cho vay nhiều nhất tăng so năm 2009 là 254.700 triệu tương ứng tăng 193,6%, trong khi đó ngành thương mại dịch vụ, công nghệ chế biến, xây dựng trong năm 2010 điều giảm so với năm 2009. Trong đó giảm nhiều nhất đó là ngành thương mại dịch vụ năm 2010 giảm 86.913 triệu tương ứng giảm 33,67%. Đối với cho vay phân theo thời hạn thì cho vay trung, dài hạn là chủ yếu nhưng về tốc độ tăng trưởng trong 2 năm 2009-2010 thì cho vay ngắn hạn lớn hơn chiếm 20,37% so với trung, dài hạn là 7,44%. Qua sự tăng giảm giữa các ngành nghề cho ta thấy trong năm 2010 đều giảm, tình hình cho vay tại Chi nhánh không đồng đều và có xu hướng giảm ở một số ngành nghề. Nhìn chung trong năm 2010 cho vay tại Chi nhánh có chiều hướng tăng nhưng tăng không cao.
Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh trong năm 2010 là 2.402 triệu giảm 66.674 triệu tương ứng giảm 96,52% so với đầu năm. Trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh hơn so với nợ xấu trung, dài hạn; nguyên nhân giảm nợ xấu là do nền kinh tế nước ta trong năm 2010 có sự phục hồi và tăng trưởng. Các doanh nghiệp và cá thể, cá nhân kinh doanh sản xuất sinh lời dẫn đến khả năng trả nợ lớn. Mặc dù năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn đã dẫn tới nợ xấu chiếm tỷ lệ cao, xong năm 2010 đã có sự giảm mạnh. Nhìn chung chất lượng tín dụng tại chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm dưới mức cho phép, đội ngũ cán bộ Chi nhánh luôn tích cực trong công tác thẩm định và kiểm tra kiểm soát hồ sơ vay vốn trước trong khi cho vay, các sai phạm qua kiểm tra được sửa chữa kịp thời, sự nổ lực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng đã làm cho chất lượng tín dụng ngày một nâng cao.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Tăng/ giảm
Tuyệt đối
%
1. Tổng thu nhập
174.027
276.978
+102.951
59,16
2. Tổng chi phí
158.745
251.542
+92.797
58,45
3. Lợi nhuận
15.282
25.436
+10.154
66,44
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV – Quảng Nam trong 2 năm qua rất khả quan có sự tăng trưởng, lợi nhuận có xu hướng tăng đều qua các năm. Thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 102.951 triệu tương ứng tăng 59,16% so với năm 2009. Trong thu nhập thì khoản thu từ hoạt động cho vay là chủ yếu, còn lại thu từ hoạt động dịch vụ và các khoản thu nhập từ hoạt động khác. Trong thời gian qua chi nhánh đã có những chiến lược thu hút khách hàng đến với hoạt động của mình ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng đang ngày càng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng đồng thời làm tăng khoản thu nhập cho ngân hàng.
Về chi phí, năm 2010 tăng 92.797 triệu tương ứng tăng 58,45% so với năm 2009. Khoản chi phí tăng lên là do trong những năm qua ngân hàng đã chi rất nhiều cho hoạt động huy động vốn cũng như trích dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2010 trích dự phòng rủi ro tín dụng là 20.000 triệu đồng khi đó năm 2009 là 4.000 triệu tăng gấp 5 lần.
Mặc dù tình hình hoạt động trong năm 2010 rất kho khăn, chênh lệch lãi suất giữa đầu ra đầu vào thu hẹp, cơn sốt lãi suất huy động vốn với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, do sức cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn nhiều. Tuy vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt kết quả, có hiệu quả. Cụ thể năm 2009 lợi nhuận đạt 15.282 triệu, năm 2010 đạt 25.436 triệu. Năm 2010 lợi nhuận tăng 10.154 triệu tương ứng tăng 66,44% so với năm 2009.
Như vậy, tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang phát triển theo chiều hướng tốt, có hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa Chi nhánh cần phấn đấu, nổ lực trong công tác huy động vốn tại chổ nhất là nguồn tiết kiệm có kỳ hạn bởi tính ổn định của nguồn vốn. Chi nhánh nên mở rộng các hình thức huy động mới có thời hạn hợp lý hơn tăng cường quảng bá. Chất lượng hoạt động của Chi nhánh ngày càng phải được nâng cao, tỏ ra có hiệu quả để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam
2.3.1 Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.3.1.1 Mục đích cho vay
- Đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
- Xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu thủ tục theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO-2000.
2.3.1.2 Đối tượng cho vay
Các pháp nhân Việt Nam là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp doanh, các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định của pháp luật.
Các pháp nhân nước ngoài.
BIDV cho vay đối với các nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống trừ những nhu cầu vốn sau:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
2.3.1.3 Các điều kiện vay vốn
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời gian cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục hồi đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và của BIDV.
BIDV có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn ổn định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình.
2.3.1.4 Hình thức gửi rút tiền:
Qúy khách có thể lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp nhất với mình.
- Cho vay ngắn hạn theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và BIDV thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: BIDV cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn theo phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. BIDV và khách hàng thỏa thuận thời hạn hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay ngắn hạn theo hạn mức: BIDV và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: BIDV là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư và phát triển, chúng tôi có uy tín và kinh nghiệm trong thẩm định các dự án đầu tư. BIDV sẵn sàng hổ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho các quý khách hàng trong đầu tư trung và dài hạn.
- Cho vay hợp vốn: Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, BIDV còn kết hợp với các tổ chức Tài chính khác để đáp ứng các nhu cầu vốn của Qúy khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: BIDV cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi, qua đó khách hàng có thể chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng tại BIDV trong một khoàn thời gian nhất định.
- Các phương thức cho vay khác: BIDV cho khách hàng vay vốn theo các hình thức khác mà pháp luật không cấm.
2.3.1.5 Lãi suất và thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng.
- Lãi suất cho vay được xác định dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, lãi suất sẽ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng.
2.3.1.5 Tài sản đảm bảo khoản vay:
Quý khách hàng có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để cầm cố, thế chấp. Bảo lãnh bằng tài sản của bên 3 cũng được coi như tài sản đảm bảo.
Các tài sản đảm bảo khác:
- Bất động sản (nhà, đất...)
- Động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...)
- Giấy tờ có giá khác.
2.3.2 Quy trình cho vay
a. Tiếp thị và nhận hồ sơ:
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị: tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng, các bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng gồm:
- Giấy đề nghị tín dụng: đề nghị vay vốn theo hạn mức hoặc theo món.
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng.
- Hồ sơ về dự án phương án tín dụng.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Nhận hồ sơ, cán bộ QHKH lập phiếu tiếp nhận.
b. Đánh giá, phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng
Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng
- Về tình hình tài chính của khách hàng
- Chấm điểm tín dụng để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.
- Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
- Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
+ Rủi ro khách quan.
+ Rủi ro xuất phát từ chủ quan khách hàng.
+ Rủi ro xuất phát từ BIDV.
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng.
- Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng.
c. Thẩm định rủi ro
- Tiếp nhận hồ sơ: phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH và phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh.
- Thẩm định rủi ro:
+ Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro, kèn theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QLRR.
+ Ban lãnh đạo QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
d. Phê duyệt cấp tín dụng
- Các trường hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng.
- Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của giám đốc hay phó giám đốc QLRR tín dụng: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của phó giám đốc QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và giám đốc hay phó giám đốc QLRR tín dụng trên báo cáo thẩm định rủi ro.
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng.
e. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
- Soạn thảo quyết định cấp tín dụng.
- Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền các bộ QHKH tiến hành:
+ Trường hợp từ chối cấp tín dụng: cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký và giao cho khách hàng.
+ Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: cán bộ QHKH thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Soạn thảo hợp đồng: căn cứ nội dung điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hợp đồng mẫu, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản tín dụng có liên quan khác. Đối với các trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm rà soát, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
- Ký kết hợp đồng: Các hợp đồng phải được ký kết bởi nguời đại diện có thẩm quyền của BIDV và khách hàng theo quy dịnh của pháp luật.
- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:
+ Cán bộ QHKH có trách nhiệm đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân theo quy định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.
+ Cán bộ QKHK thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc thủ tục công chứng; là đầu mối giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và khách hàng.
- Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào hệ thống.
f. Giải ngân
- Tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân:
+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm:
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, chịu trtách nhiệm đầy đủ về kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân.
Phối hợp với bộ phận nguồn vốn để xem xét cân đối khả năng vay vốn đối với các khoản vay lớn, mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ.
Lập đề xuất giải ngân.
Trả chứng từ căn cứ giải ngân cho khách hàng.
Chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận QTTD để thực hiện các bước tiếp theo.
- Trình duyệt giải ngân.
- Phê duyệt giải ngân.
- Thực hiện giải ngân và lưu giữ hồ sơ.
g. Giám sát và kiểm soát
Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay đã được giải ngân, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung:
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết.
+ Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
+ Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng.
- Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.
- Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV.
- Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng đã kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, cán bộ QHKH phải báo cáo ngay bằng văn bản các dấu hiệu rủi ro kèm theo các đề xuất phòng ngừa cho lãnh đạo Phòng QHKH thông qua và báo cáo tiếp lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo. Cán bộ QHKH lập bảng theo dõi nợ vay, sổ theo dõi công trình đối với cho vay đầu tư dự án.
- Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi (kể cả khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, nợ xấu, phí đến khi tất toán hợp đồng).
- Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm:
+ Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.
+ Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xóa nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp).
h. Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh.
k. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
i. Giải chấp tài sản bảo đảm.
j. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
2.3.3 Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh
2.3.3.1 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp không có vốn của Nhà nước đầu tư vào. Tuy không có vốn đầu tư của Nhà nước nhưng những doanh nghiệp này phải hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật của Việt Nam (hoặc nước khác nếu doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài).
Sự khác nhau giữa DNQD và DNNQD là DNQD do nhà nước đầu tư vốn, còn DNNQD thì do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn.
Dư nợ cho vay là số dư bên nợ của tài khoản cho vay thể hiện khoản nợ của khách hàng còn phải trả cho NH.
Tình hình dư nợ cho vay DNNQD
Bảng 4: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
1.Tổng dư nợ cho vay
1.351.297
100%
1.529.236
100%
177.939
13
- Dư nợ cho vay DNNQD
1.055.903
78%
1.078.265
70%
22.362
2
2.Tổng nợ xấu
69.076
100%
2.402
100%
-66.674
-96
- Nợ xấu cho vay DNNQD
35.278
51%
1.573
65%
-33.705
-95
3.Tỷ lệ nợ xấu DNNQD/ Dư nợ cho vay DNNQD
3,34%
0,14%
-3,2%
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Qua bảng trên, cho thấy tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong 2 năm qua chiếm hơn nữa dư nợ cho vay tại Chi nhánh và có chiều hướng tăng dần. Năm 2010 dư nợ cho vay DNNQD là 1.078.265 triệu, tăng 22.362 triệu, tỷ lệ tăng là 2%. Từ thị phần 78% ở năm 2009 đến năm 2010 dư nợ cho vay khách hàng DNNQD chiếm 70%, còn lại là dư nợ cho vay DNQD và dư nợ cho vay cá nhân cá thể. Đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân... kinh doanh trên các lĩnh vực vận chuyển, xây dựng, thương mại, nhìn chung các doanh nghiệp này phần lớn hình thành từ hộ sản xuất kinh doanh hoặc chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, đa số năng lực tài chính còn yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ nên khả năng tự tài trợ thấp. Nhu cầu vay vốn của đối tượng này là rất lớn, nhằm để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đã làm cho dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng.
Mặc khác, trong thành phần kinh tế tỉnh Quảng Nam thì DNNQD chiếm 80% thị phần, và DNNQD cũng là khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong thời gian qua. Đồng thời, trong những năm qua chi nhánh có những chiến lược kinh doanh hợp lý, các chính sách lãi suất và giảm bớt các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho DNNQD vay vốn đã góp phần nào làm tăng trưởng dư nợ cho vay.
Về tình hình nợ xấu, cuối năm 2010 nợ xấu cho vay khách hàng DNNQD là 1573 triệu, giảm 33.705 triệu, tương ứng giảm 95% so với năm 2009. Qua đây, cho ta thấy nợ xấu năm 2010 có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân làm nợ xấu năm 2010 giảm là việc tiếp cận những khoản tín dụng của Chi nhánh giúp các DNNQD có thể hoạt động kinh doanh tốt hơn, đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, năm 2010 là năm mà nền kinh tế nước ta chuyển biến theo chiều hướng tốt, sự phục hồi của nền kinh tế đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNQD có phần cải thiện và tăng trưởng. Với phương châm chia sẻ cơ hội hợp tác thành công và hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV đã làm cho quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh và khách hàng ngày càng phát triển. Năm 2009 do sự biến động và ảnh hưởng của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, ngân hàng đối đầu với tình hình khan hiếm nguồn vốn huy động để giải ngân cho các dự án đã cam kết... nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Một số doanh nghiệp vì tình hình tài chính yếu, sự chậm trễ trong thanh quyết toán các khoản nợ đúng hạn cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu cao. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 là 0,14% giảm 3,2% so với cuối năm 2009. Mặc dù nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, dưới mức cho phép nhưng chủ yếu nợ xấu thuộc đối tượng cho vay DNNQD (chiếm 65%) điều này chúng ta cũng dễ hiểu bởi cho vay DNNQD chiếm phần lớn trong tổng cho vay. Đồng thời theo kết quả phân loại nợ thì các khoản nợ xấu này phần lớn là do sự chậm thanh toán theo kỳ hạn.
b. Tình hình dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Bảng 5: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
1.Dư nợ DNNQD
1.055.903
100%
1.078.265
100%
22.362
2
-Ngắn hạn
467.607
44%
507.919
47%
40.312
9
-Trung, dài hạn
588.296
56%
570.346
53%
-17.950
-3
2.Nợ xấu DNNQD
35.278
100%
1.573
100%
-33.705
-95
-Ngắn hạn
21.130
60%
815
52%
-20.315
-96
-Trung, dài hạn
14.148
40%
758
48%
-13.390
-95
3.Tỷ lệ
nợ xấu DNNQD
3,34%
0,14%
-3,2%
-Ngắn hạn
2%
0,07%
-1,93%
-Trung, dài hạn
1,34%
0,07%
-1,27%
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Biểu đồ dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Bảng 5 và biểu đồ cho ta thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh trong 2 năm qua tương đương nhau. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hơn (tăng 9%) và có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dư nợ cho vay đối với DNNQD, nguyên nhân do năm 2010 Chi nhánh mở rộng các sản phẩm cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng ngắn hạn tăng. Tùy theo đối tượng cho vay mà Chi nhánh áp dụng các thời hạn cho vay phù hợp, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn theo dòng tiền thu về của phương án hay dự án hoặc khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Chi nhánh BIDV – Quảng Nam trong năm 2010 cho vay trung dài hạn là 570.346 triệu giảm 17.950 triệu tương ứng giảm 3% so với năm 2009, đều này chứng tỏ trong năm 2010 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chú trọng đầu tư vào các dự án đầu tư ngắn hạn như vay để mua phương tiện vận tải, mua nguyên vật liệu… phục vụ cho sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo60 .doc