MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU : 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 2
1. NHTM và Hoạt động cho vay tại ngân hàng NHTM 2
1.1. Khái niệm về NHTM 2
1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 2
1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 2
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn : 2
1.2.3. Các dịch vụ trung gian: 3
1.3. Khái niệm cho vay: 3
1.4. Đặc điểm chức năng: 4
1.5. Vai trò hoạt động cho vay của NHTM 4
1.5.1. Hoạt động cho vay là hoạt đông mang lại lợi nhuận lớn cho NHTM và thúc đẩy các hoạt động khác của NHTM: 4
1.5.2. Hoạt động cho vay cũng góp phần điều hoà cung- cầu dịch vụ hàng hoá: 4
1.5.3. Hoạt động cho vay góp phần điều tiết, phân phối các nguồn vốn: 5
1.5.4. Hoạt động cho vay đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước: 5
1.5.5. Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới: 5
1.6. Các hình thức cho vay tại NHTM: 6
1.6.1. Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay 6
1.6.2. Dựa theo thời hạn cho vay: 6
1.6.3. Dựa theo hình thức bảo đảm của các khoản vay: 8
1.6.4. Dựa theo hình thức hình thành khoản vay: 9
2. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 10
2.1. Quán trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng 10
2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng 11
2.3. Đặc điểm, chức năng của cho vay tiêu dùng: 11
2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng: 12
2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay: 12
2.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: 13
2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ: 14
2.5. Lợi ích của cho vay tiêu dùng: 15
2.5.1. Đối với Ngân hàng thương mại. 15
2.5.2. Đối với người tiêu dùng. 16
2.5.3.Đối với nền kinh tế -xã hội. 17
2.6. Các yếu tố tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM: 17
2.6.2. Đối thủ cạch tranh: 20
2.6.3. Sự phát triển kinh tế: 21
2.6.4. Hệ thống pháp luật: 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 23
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI NHÁNH CẦU GIẤY 23
1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank) Chi Nhánh Cầu Giấy. 23
1.1. Lịch sự hình thành và phát triển 23
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 25
1.2.1. Mô hình tổ chức: 25
1.2.2. Các hoạt động kinh doanh 25
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 27
1.3.1. Công tác huy động vốn: 27
1.3.2. Hoạt động tín dụng: 31
1.3.3. Công tác tài trợ thương mại: 35
1.3.4 Hoạt động dịch vụ: 35
2. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở nước ta hiện nay: 36
3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân Hàng TMCP (maritime bank) Chi Nhánh Cầu Giấy: 37
3.1. Tổng quan về hoạt động cho vay tại chi nhánh 37
3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 38
3.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 38
3.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 38
4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 43
4.1. Những kết quả chi nhánh đã đạt được 43
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 44
4.2.1. Hạn chế: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẤY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN 56
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHANH MARITIME CẦU GIẤY 56
1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng maritime bank Chi Nhánh Cầu Giấy: 56
2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy 57
2.1Hoàn thiện chính sách tín dụng 57
2.2Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với nhiều đối tượng khác nhau: 58
2.3 Cải thiện về tỉ trọng và thời hạn cho vay tiêu dùng: 58
2.4 Tăng cường chiến lược marketing Ngân Hàng tới từng bộ sản phẩm: 58
2.5Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tới từng cán bộ nhân viên: 59
2.6 Hoàn thiện và luôn đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới: 59
2.7 Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ ngân hàng 59
2.8 Chính sách lãi suất 59
2.9 Xây mối quan hệ tốt với khách hàng 60
2.10 Không ngừng nâng cao và phát triển công nghệ ngân hàng 60
2.12 Một số kiến nghị 62
KẾT LUẬN 67
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi Nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên toàn chi nhánh trong hoàn cảnh kinh tế trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên lượng tiền gửi dân cư chỉ chiếm tỷ trọng 24,6% trong tổng nguồn vốn huy động ( năm 2007 là 51,1%) giảm 13,3% so với các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thì chi nhánh có tốc độ giảm cao nhất, đây là những vấn đề quan ngại cần đặc biệt quan tâm.
Sang năm 2009 , từ những khó khăn chung , công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. So với năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là 15,8% và chỉ đạt 94,3% kế hoạch trung ương giao , nhưng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn khá cao trong toàn hệ thống, vì huy động bình quân đầu người đạt 26,363 triệu đồng/ người , trong khi mức bình quân của khu vực là 24,682 triệu đồng/ người và mức bình quân của 149 chi nhánh là 14,553 triệu đồng/ người. Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 19,4% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 77,7% trong tổng nguồn vốn ( năm 2008 chiếm 75,4%). Nguyên nhân chính là do nền kinh tế có nhiều biến động , việc cạnh tranh về lãi suất diễn ra quyết liệt và có nhiêu kênh đầu tư sinh lời khác…mặt khác, thực hiện chủ trương của Maritime Bank chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn có lãi suất cao trên 13%/năm. Năm 2009 là một năm có nền kinh tế diễn biến khó lường, với khá nhiều ảnh hưởng đến ngành ngân hàng như: khoảng cách lãi suất cho vay đầu tư với chi phí đầu vào ngày càng thu hẹp do mức độ cạnh tranh về giá giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, từ tháng 7 đến tháng 11 các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn, mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Thêm vào đó là sự xuất hiện dưới nhiều hình thức là những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như những tin đồn liên quan đến việc điều chỉnh chính sách , gây ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư , xáo trộn trên thị trường vàng , chứng khoán và ngoại tế, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tốt.
biểu 2: Tỷ trọng tiền gửi bằngVND và ngoại tệ trong tổng nguồn vốn
(đơn vị: % )
(Nguồn: báo cáo tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
Ngoài ra trong công tác huy động vốn bằng VND và ngoại tệ của chi nhánh cũng có những thay đổi lớn trong các năm vừa qua. Năm 2007 tiền gửi bằng VND là 2.420.015 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,3%. Trong năm 2008 nguồn vốn huy động bằng VND là 2.307.689 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,7% trong tổng nguồn vốn huy động ( năm 2007 là 84,3%) . Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 2.859.222 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,3% trong tổng nguồn huy động. Đây là năm có sự chuyển dịch tỷ lệ cơ cấu nguồn VND và ngoại tệ thay đổi lớn nhất, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng cao đột biến so với năm 2007 và cao hơn tiền gửi bằng VND, trong khi nguồn VND lại giảm so với năm 2007. Điều đó là kết quả của quá trình Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2008 Việt Nam trở thành thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc…nhờ đó dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã ồ ạt đổ vào trong nước những tháng đầu năm, làm tác động đến nguồn vốn huy động được của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng. Tuy nhiên sang năm 2009, nguồn vốn huy động bằng VND là 3.506.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58,6% trong tổng nguồn vốn huy động ( năm 2008 là 44,7%), nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 2.479.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,4% trong tổng nguồn huy động (năm 2008 là 55,3%). Năm 2009 có sự đảo chiều tỷ lệ cơ cấu nguồn VND và ngoại tệ so với năm 2008, nếu như năm 2008 tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao hơn ,thì năm 2009 tiền gửi bằng VND có tỷ trọng cao hơn tiền gửi bằng ngoại tệ, trong khi nguồn VND tăng thì nguồn ngoại tệ lại giảm so với năm 2008. Điều này là do sang năm 2009, tỷ giá giữa đồng VND và ngoại tệ có những thay đổi thất thường, giá USD của NH chính thức vượt mốc 18.000VND, trên thị trường tự do có thời điểm lên gần mốc 20.000, các doanh nghiệp thì găm giữ ngoại tệ vì lo rủi ro tỷ giá,thị trường ngoại hối trong nước căng thẳng dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn.
1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là một hoạt động mang tính chất sống còn của bất cứ Ngân hàng nào . Những năm vừa qua, mặc dù gặp phải những khó khăn không nhỏ do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế trong nước . Nhưng với nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của mình , Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong những năm vừa qua.
bảng 1:Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Cầu Giấy qua các năm 2007,2008,2009
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng dư nợ cho vay
684.930
847.544
2.118.000
Dư nợ cho vay ngắn hạn
477.034
500.561
578.000
Dư nợ cho vay trung hạn
63.230
33.116
69.000
Dư nợ cho vay dài hạn
144.665
313.687
1.471.000
Dư nợ bằng VND
401.213
503.392
667.000
Dư nợ bằng ngoại tệ
283.717
344.152
1.451.000
(Nguồn: báo cáo tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng biểu ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng. Năm 2007, tổng dư nợ cho vay nèn kinh tế của chi nhánh đạt 91,3% so với kế hoạch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) giao. Trong năm 2008, tổng dư nọ cho vay nền kinh tế của chi nhánh đạt 89,2% so với kế hoạch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) giao và tăng 23,7% so với năm 2007, cao hơn so với tốc độ tăng của các chi nhánh Maritime Bank trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh Maritime Bank tăng 14,9%). Trong tình hình kinh tế trong nước đang tăng trưởng mạnh, lạm phát có lúc tăng vọt đến 25% , buộc các ngân hàng phải thắt chặt tiền tệ. Chi nhánh cũng đã thực hiện kiềm chế tăng trưởng dư nợ trong 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ tiêu kế hoạch có nới rộng nhưng lãi suất tăng cao, tình hình kinh doanh ở hầu hết các doanh nghiệp hết sức khó khăn nên đã giảm như cầu vay vốn nên dư nợ không đạt được kế hoạch giao.
Sang năm 2009, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.118 tỷ đồng , hoàn thành 100% kế hoạch giao so với đầu năm tăng 1.271 tỷ đồng ,tỷ lệ tăng trưởng là 150% so với năm 2008 trong đó cho vay bằng VND tăng 164 tỷ bằng 32,6% ; cho vay bằng ngoại tệ quy VND có số dư 1.451 tỷ đồng tăng 1.107 tỷ bằng 421,8%. Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải pháp của Chính phủ và của ngành Ngân hàng, chi nhánh đã nghiêm túc triển khai một cách tích cực và có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp , thực sự đã giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 401.116 triệu đồng, chiếm 18,93% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 chi nhánh tập trung nhiều nguồn lực phục vụ khách hàng chiến lược , phục vụ các ngành kinh tế quan trọng như : ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Đầu tư, Bảo hiểm.
biểu 3:Tỷ trọng các loại nợ trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm
(đơn vị: %)
(Nguồn: báo cáo tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
Dựa vào biểu đồ ta thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được quản lý một cách chặt chẽ và tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu thì ngày càng giảm, gần như không còn. Thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc, BLĐ chi nhánh đã quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực , cụ thể nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu , thu hồi nợ đã xử lý như: thành lập ban thu hồi nợ XLRR, giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng đối với từng đơn vị có nợ xấu trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng, phân tích đặc điểm từng đơn vị từng khoản vay để có các biện pháp đúng và kịp thời , thường xuyên nắm tình hình thực hiện để đề ra các giải pháp tiếp theo và kịp thời , quan tâm chú trọng tới tiền lương, thi đau khen thưởng đối với cá nhân và tập thể đạt thành tích trong công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã XLRR nên đã có những tác động tốt đến ý thức trách nhiệm của cán bộ. Sang năm 2008, chất lượng tín dụng tại chi nhánh rất tốt, nợ nhóm 2, nợ xấu giảm và ở mức thấp so toàn Maritime Bank. Chi nhánh thực hiện sàng lọc , chọn lựa khách hàng đảm bảo cho vay có hiệu quả, thực hiện đúng quy trình , các món vay đã được quản lý chặt chẽ hơn…chính vì vậy các khoản nợ nhóm 2 , nợ xấu đã giảm so với năm 2007. Cụ thể: nợ nhóm 2 giảm 33,6% và chỉ chiếm 2,5% trong tổng dư nợ; nợ xấu (nhóm 3,4,5) giảm 40,7% và chỉ chiếm 0,03% trong tổng dư nợ (toàn Maritime Bank nợ xấu là 1,09%/DN). Vì vậy số trích dự phòng rủi ro cụ thể của chi nhánh rất thấp chỉ còn 1.847 triệu đồng. Công tác thu hồi nợ đã XLRR vẫn tiếp tục được BLĐ chi nhánh quan tâm đề ra những giải pháp tích cực , cụ thể nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu , thu hồi nợ đã xử lý. Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng đối với từng đơn vị có nợ xấu trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng quan tâm phân tích để có các biện pháp vừa thuyết phục vừa mạnh mẽ.Tuy nhiên các khoản nợ còn chưa thu được trong năm 2008 đều là những khoản rất khó khăn thuộc các đơn vị gần như đã ngừng hoặc kinh doanh chậm nên thua lỗ , vì vậy cần có từng bước giải quyết thích hợp để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Đến năm 2009, nhìn biểu đồ ta có thể thấy tỷ trọng nợ nhóm 2 và nợ xấu trong tổng dư nợ hầu như là không còn. Chi nhánh luôn chú trọng và đặt lên hàng đầu , đặc biệt chi nhánh đã quản lý tốt các nhóm nợ , quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng , không để phát sinh nợ nhóm 2 và nợ xấu mới. Các khoản nợ nhóm 2 , nợ xấu đều giảm so với năm 2008 cụ thể: nợ nhóm 2 giảm còn 0,45% so với đầu năm , so với chỉ tiêu kế hoạch chỉ bằng 0,02% và bằng 0,006% trên tổng dư nợ, trong khi mức bình quân của khu vực là 1,88% và mức bình quân của 149 chi nhánh là 0,86%. Nợ xấu giảm còn 30,3% so đầu năm, so với kế hoạch chỉ bằng 12,4% và chiếm 0,004% trên tổng dư nợ. Vì vậy số trích dự phòng cụ thể còn được hoàn trên 1,3 tỷ đống góp thêm cho lợi nhuận kinh doanh trong điều kiện chi nhánh phải tìm kiếm mọi khoản thu để thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được BLĐ chi nhánh đặc biệt quan tâm vì đây sẽ là khoản thu quan trọng đóng góp vào lợi nhuận trong điều kiện chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào rất thấp vì vậy ngay từ đầu năm chi nhánh đã đề ra những giải pháp tích cực , cụ thể nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý. Từng cán bộ tín dụng định kỳ phải có báo cáo kiểm điểm kế hoạch thực hiện, chủ động tích cực đến từng đơn vị, từng gia đình cá nhân , khách hàng để nhắc nhở và đôn đốc thu nợ, kiên quyết áp dụng việc khởi kiện ra tòa án kinh tế , bán nợ…Do vậy, thu xử lý rủi ro đạt 21.664 triệu đồng , tăng 236,4% so với năm 2008 cà chiếm 27% trong lợi nhuận của chi nhánh, hoàn thành 62% kế hoạch TW giao.
Mặc dù, công tác thu hồi nợ sau xử lý rủi ro của chi nhánh được thực hiện khá tốt song thực trạng nợ nhóm 2 và nợ xấu của chi nhánh vẫn còn tồn tại là một vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt vẫn còn tồn tại nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn trong những năm gần đây: năm 2008 là 64 triệu đồng chiếm 22% trong tổng nợ xấu, năm 2009 con số này tăng lên 74 triệu đồng chiếm 84% tổng nợ xấu điều này thể hiện số lượng vốn cho vay có khả năng mất vốn ngày càng tăng, ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh của chi nhánh cụ thể: lợi nhuận năm 2007 là 156.374 triệu đồng song sang đến năm 2008 lợi nhuận chỉ còn 88.316 triệu đồng, năm 2009 là 82.750 triệu. Bên cạnh những ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước những năm qua, chỉ số lợi nhuận ngày càng giảm thể hiện tình hình kinh doanh của chi nhánh đặc biệt là hoạt động tín dụng ngày càng gặp nhiều rủi ro, từ những rủi ro khách quan đến những rủi ro chủ quan. Chính vì thế, chi nhánh cần thực hiện những biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với những rủi ro khách quan từ môi trường bên ngoài và hạn chế những rủi ro tín dụng nội tại trong chi nhánh.
1.3.3. Công tác tài trợ thương mại:
bảng2:Công tác tài trợ thương mại
(đơn vị: ngàn USD)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
L/C nhập
32.132
19.140
28.973
L/C xuất
26.174
24.632
7.506
Doanh số mua ngoại tệ
42.336
37.747
60.969
Doanh số bán ngoại tệ
42.461
37.870
61.264
Lãi KD ngoại tệ(triệu đồng)
374
239
-
Phí dịch vụ TTTM(triệu đồng)
2.652
2.784
3.661
(Nguồn: báo cáo tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
1.3.4 Hoạt động dịch vụ:
- Hoạt động thanh toán luôn được chi nhánh làm việc rất nhanh chóng và hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu và giữ được uy tín với khách hàng
Dịch vụ thẻ ngày càng phát triển với các loại hình thẻ ngày càng đa năng. Năm 2008 số lượng thẻ ATM phát hành là 12.862 thẻ tăng 72,8% so với năm 2007. Năm 2009 phát hành thêm được 13.108 thẻ ATM, có 11 máy ATM. Phát hành thêm 74 thẻ tín dụng quốc tế,phát triển được 10 cơ sở chấp nhận thẻ
Công tác tiền tệ kho quỹ luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của Khách hàng, thu chi kịp thời đúng quy trình, không để xảy ra mất an toàn kho quỹ. Năm 2007 phát hiện và thu hồi 3,9 triệu tiền giả nộp NHNN, năm 2008 phát hiện và thu hồi 5,3 triệu tiền giả nộp nhà nước và năm 2009 số tiền giả phát hiện là 4,26 triệu đồng
2. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở nước ta hiện nay:
Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống NH. Dù hình thức này hiện nay phổ biến trên thế giới, song lại khá mới mẻ ở VN. Năm 2007, lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở nước ta trở nên sôi động song những tháng đầu năm 2008, các NH đã thắt chặt hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh cả nước chung tay chống lạm phát. Tuy nhiên, trong tháng cuối năm ngoái, trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế cộng với chủ trương kích cầu của Chính phủ, các NH đã nới rộng cho vay tiêu dùng, chủ yếu trong các lĩnh vực: cho vay mua, xây, sửa chữa nhà, mua xe... Dù mạnh tay, song trong tình hình hiện nay, các NH chỉ mở cửa đối với khách hàng cá nhân đủ điều kiện, chứ không "mở toang" như trước.
Với số dân hơn 80 triệu người, dư nợ cho vay tiêu dùng của VN bình quân khoảng 900.000 đồng/người so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người khoảng 17 triệu đồng/năm là khá thấp. Hơn nữa, với phần đa là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nên VN được đánh giá là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thu hút được sự quan tâm không chỉ NH nội mà cả các NH nước ngoài, NH liên doanh. Vì thế, dù hiện nay, tình hình kinh tế tài chính toàn cầu đang ảm đạm, song nhiều tập đoàn tài chính lớn trên thế giới vẫn đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại VN.
Theo ông Kiều Hữu Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các NH (thuộc NHNN), vào thời điểm kinh tế ổn định, nợ xấu trong mảng tín dụng tiêu dùng chỉ là 5-7%, nhưng khi kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ này có thể lên đến 15-20%, nên sẽ là nguy cơ lớn đối với hệ thống NH. Còn theo bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH, cho vay tiêu dùng có tỉ lệ rủi ro cao hơn đối với cho vay DN rất nhiều, thế nên, các NH phải hết sức cân nhắc trong việc cho vay. Vậy việc mở rộng tín dụng tiêu dùng ở VN đến một thời điểm nào đó sẽ tồi tệ như ở Mỹ?
Theo TS.Lê Xuân Nghĩa, nguyên Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển NH (thuộc NHNN), đa số người dân Mỹ vay tiền NH để mua nhà với thời hạn hợp đồng 10 năm đến 30 năm; mua xe ôtô, đồ dùng gia đình từ 3-5 năm... Những năm gần đây, trước bối cảnh thị trường BĐS phát triển mạnh, các NH và tổ chức tín dụng đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính. Tính đến đầu năm 2009, tổng số nợ trên thẻ tín dụng ở Mỹ đã lên đến gần 900 tỉ USD. Nguy hiểm hơn, các tổ chức tài chính phố Wall còn gom các hợp đồng cho vay mua nhà này theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa (MBS) ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới. Khi giá BĐS giảm mạnh, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu, MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho NH và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở Mỹ mà "hệ luỵ" toàn cầu.
Tuy nhiên, ở VN, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng không "ăn nhằm" gì so với Mỹ. Theo LienVietBank, dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng đến hết năm 2008 của NH này chỉ chiếm khoảng 5 - 6% trên tổng dư nợ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tiêu dùng của VIBank TP.HCM năm 2008 cũng chiếm khoảng 15% trên tổng dư nợ, trong đó có cả cho vay mua nhà trả góp... Hơn nữa, sau sự sụp đổ của hàng loạt NH của Mỹ, các NH nội đều sẽ áp dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro thận trọng hơn. Để vay được tiền, khách hàng phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định, có tính thuyết phục và có đầy đủ căn cứ của mình. Nếu vay tiêu dùng dựa trên nguồn tiền lương, khách hàng phải có tài sản đảm bảo tiền vay, phải chứng minh được nguồn trả nợ... Một điều quan trọng nữa là hiện nay ở VN chưa "chứng khoán hoá" các khoản vay BĐS. Nhiều chuyên gia cho rằng cho vay tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn càng phải thận trọng, các NH phải phân loại khách hàng một cách rõ ràng, trên cơ sở đó xác định lãi suất và hạn mức cho vay phù hợp với khả năng chi trả của khách. Ngoài ra, bài học ở Mỹ đó là cần tránh cho vay dưới chuẩn, cho vay cả những khách hàng không đủ khả năng tài chính. Ở VN nhu cầu tín dụng còn rất lớn, điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao hình thành cơ chế giám sát rủi ro phù hợp. Như vậy, vừa có thể kích cầu tiêu dùng chống suy thoái kinh tế, vừa tránh được những rủi ro về sau.
3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân Hàng TMCP (maritime bank) Chi Nhánh Cầu Giấy:
1. Tổng quan về hoạt động cho vay tại chi nhánh
Ngay từ ngày đầu thành lập maritime bank câu giấy đã xác định chi nhánh muốn tồn tại, phát triển được thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp bao nhiêu thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; chi nhánh maritime Bank Cầu giấy đã luôn đặt ra mục tiêu phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý và chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả nhât là Maritime Bank Cầu Giấy luôn tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt cho vay của chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn để hòa cùng với sự hội nhập của đất nước, hiện nay Maritime Bank Cầu Giấy là một trong những chi nhánh hàng đầu tại Hà Nội
3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
3.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Hiện nay Maritime Bank Cầu Giấy được đánh giá là một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất mới đây Maritime Bank Cầu Giấy đã trang bị một loạt trang thiết bị hiện đại nhất nhằm phục vụ tốt khách hàng hơn nữa , ngay từ ngày đầu thành lập chi nhánh đã xác định hoạt động cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng chính vì lẽ đó chi nhánh đã không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng phục, luôn cho ra những gói sản phẩn và chính sách hợp lý nhằm kích thích hoạt động này, nhưng vì lý do mới thành lập được ba năm lên không thể tránh được những hạn chế nhất định ( khinh nghiệp , vốn , cơ sợ vật chất, đội ngũ cán bộ còn non trẻ, đối thủ cạnh tranh….)
3.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
3.2.2.1. cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chinh nhánh
Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay.
Có thể thấy rằng nhiều NHTM của Việt Nam đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu hoặc phát triển song song cả dịch vụ ngân hàng bán buôn lẫn ngân hàng bán lẻ (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Maritime Bank) song những ngân hàng này vẫn chưa thể được công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất. Mới đây Maritime Bank Cầu Giấy đã được đầu tư xưng tầm về cơ sở vật chất cũng như số nguồn cán bộ Có thể thấy rõ sự biến đổi của cho vay tiêu dùng của Maritime Bank Cầu Giấy thông qua biểu đồ của các năm như sau:
bảng3: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay.
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Dư nợ cho vay tiêu dùng
182.033
236.514
764.544
Tổng dư nợ cho vay
648.930
847.544
2.118.000
Tỷ trọng
28,1%
27,9%
36,1%
(Nguồn: báo cáo tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm
TriÖu VND
D nî CVTD
Tæng d nî cho vay
biểu4: Biểu đồ dư nợ cho vay tiêu dùng /tổng dư nợ cho vay 2007-2009.
(Nguồn: báo cáo tín dụng tiêu dùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy)
Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi Nhánh Cầu Giấy cũng phát triển mạnh mẽ. Doanh số cho vay trong những năm qua tăng cao liên tục qua các năm, doanh số thu nợ cũng tăng. Có thể thấy, tổng dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng không những không giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Vì phần lớn các món vay tiêu dùng thường có thời gian vay trung hạn, từ 12 tháng đến 3 năm, nguồn trả nợ là các khoản thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên, nên không thể thanh toán cho ngân hàng trong một thời gian ngắn dẫn đến tình trạng dự nợ vẫn không ngừng tăng cao.
Trong năm 2008 tỷ trọng cho vay tiêu dùng có giảm ít nhiều so với năm 2007, nhưng sang đến năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt tiến lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh kể từ khi thành lập. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2009 đạt 764.544 triệu VND chiếm tỷ trọng 36,1% trong tổng dư nợ cho vay.Tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đạt 161% (năm 2009) thì tốc độ cho vay tiêu dùng vượt hẳn lên trên đạt 179%. Do đời sống người dân ngày càng cao nhu cầu mua, xây, sửa chữa nhà và mua ô tô tăng nhiều và ở đây cũng phải kể đến nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo trong công tác quảng bá phát triển thương hiệu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân thoả mẵn nhu cầu của nhiều khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng đến vay tại ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn
bảng5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích.
Đơn vị: triệu đồng
STT
Mục đích vay
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
D.nợ
Tỷ trọng
D.nợ
Tỷ trọng
D.nợ
Tỷ trọng
1
Mua, xây, sửa nhà
132.423
72,7%
179.232
75,7%
519.890
68%
2
Mua ô tô
45.322
25%
50.324
21,3%
299.362
30%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi Nhánh Cầu Giấy)
Cơ câu cho vay tiêu dùng năm 2009
Mua, xây,sửa
nhà
68%
Hô trợ du học
2%
Mua ô tô
30%
Từ bảng trên cho thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng thay đổi qua các năm nhưng cho vay để mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian qua chiếm 72,7% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007, chiếm 75,7% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008 và chiếm 68% dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2009. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ cơ cấu dư nợ năm 2009:
Dư nợ cho vay mua, xây sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu bức thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập nghiệp (22-30 tuổi) tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị hiện đại, kiên cố, thẩm mỹ cũng làm cho sản phẩm cho vay xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng cao.
Cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm vay tiêu dùng. Từ chiếm tỉ trọng 25% năm 2007 và 21,3% năm 2008 và đạt 30% năm 2009. xã hội ngày càng có nhiều người có thu nhập cao, nhu cầu mua ô tô phục vụ đi lại rất lớn. Cho vay mua ô tô sẽ là thị trường tiềm năng của ngân hàng trong thời gian tới.
Cho vay hỗ trợ du học có xu hướng giảm đáng kể giảm còn 2% năm 2009. Do ngân hàng chưa có chiến lược quảng bá giới thiệu, hay giới thiệu chưa thực sự nhiệt tịnh với loại dịch vụ này đến với công chúng. Các gia đình có người thân đi du học thường có đủ tiềm lực kinh tế hoặc chỉ vay để chứng minh tài chính. Thời gian tới ngân hàng có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa. Bởi nhu cầu học hành nâng cao tri thức ở giới thanh niên Việt Nam đã ngày càng gia tăng. Ngân hàng phải hỗ trợ đầu tư cho sản phẩm dịch vụ mới này.
Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian.
Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian
Đơn vị tính: triệu VND
STT
Thời hạn
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
1
Ngắn hạn
137.178
58%
474.017
62%
2
Trung, dài hạn
99.363
42%
290.527
38%
3
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
236.541
764.544
(Nguồn báo cáo thường niên 2008-2009)
Từ bảng ta thấy cho vay trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế qua các năm, đặc biệt là cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 5 năm) vì nhu cầu vay tiêu dùng tập trung ở vay mua nhà và ô tô,đó thường là những khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31717.doc