Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Lời mở đầu
Chương I
Lý luận chung về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
của ngân hàng thương mại.3
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. .3
1.1.1. Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế.3
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại.4
1.2. Khái quát chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.5
1.2.1. Khái niệm thư tín dụng và các loại thư tín dụng.5
1.2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.8
1.2.3. Những rủi ro ngân hàng thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.11
1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.12
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.14
1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại.14
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại.15
1.5. Các tiêu thức đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.18
1.5.1. Chỉ tiêu định tính.18
1.5.2. Chỉ tiêu định lượng.22
Chương II
Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.25
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.25
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng công thương Đống Đa.26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Đống Đa.28
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa trong những năm gần đây.33
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.33
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.34
2.2.3. Hoạt động thanh toán.36
2.2.4. Các hoạt động khác.37
2.2.5. Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương trong giai đoạn 2005 – 2007 .38
2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.41
2.3.1. Quá trình phát triển và phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Đống Đa.41
2.3.2. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng công thương Đống Đa.42
2.3.3. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Đống Đa.50
Chương III
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa
3.1. Mục tiêu định hướng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.60
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung.60
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.61
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.62
3.2.1. Những giải pháp cụ thể mà chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa đề ra năm 2008.62.
3.2.2. Một số góp ý về giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.63
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hình thành phát triển của ngân hàng công thương Đống Đa
Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ bốn ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng công thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Incombank có mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp toàn quốc với 2 Sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa được thành lập từ phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa từ năm 1959. Sau đó, phòng đổi thành Chi điểm nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa. Khi đó, Chi nhánh có trụ sở tại 237 Khâm Thiên - Hà Nội với 50 cán bộ công nhân viên. 1/7/1988, Chi nhánh là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngân hàng công thương Đống Đa là chi nhánh cấp 1, doanh số hoạt động lớn trong hệ thống ngân hàng công thương. Hiện nay chi nhánh có 287 cán bộ công nhân viên, có trụ sở chính tại 187 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa và phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh, cùng mạng lưới huy động vốn rộng khắp với 15 quỹ tiết kiệm tại 15 phường.
Đã hơn 19 năm kể từ khi thành lập, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, với trên 70 ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên địa bàn Hà Nội, chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa vẫn đứng vững trước mọi khó khăn. Thoát ra từ cơ chế cũ, chi nhánh đi lên bằng ý chí và sự sáng tạo không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Hà Nội cùng sự ủng hộ của các ngành các cấp chính quyền địa phương, chi nhánh đã dần giành thế chủ động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoà nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh. NHCT Đống Đa đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng. Chi nhánh đã không ngừng cải tiến, phát triển toàn diện về mọi mặt, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chi nhánh luôn được đầu tư, đi đầu trong việc áp dụng nghệ hiện đại vào hoạt động, có tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, luôn chủ động và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao uy tín của mình, giữ vững là đơn vị xuất sắc trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, quyết tâm phấn đấu xứng đáng với danh hiệu: “Đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới”.
2.1.2. Các hoạt động cơ bản và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng công thương Đống Đa
2.1.2.1. Các hoạt động huy động vốn bao gồm
Hoạt động mở tài khoản tiền gửi VND và các ngoại tệ, mở tài khoản không kì hạn và có kì hạn.Hoạt động tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn bằng VND và ngoại tệ.Hoạt động phát hành kì phiếu.
2.1.2.2. Các hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng ngắn hạn; Hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
Hoạt động đồng tài trợ cho vay hợp vốn với những dự án có qui mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài.Hoạt động bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh, tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba...
Các hoạt động thuộc các chương trình vay vốn ưu đãi: Các hiệp định vay vốn từ Ngân hàng tái thiết Đức ( KFW), từ công ty hỗ trợ đầu tư phát triển CHLB Đức (DEG), các hiệp định tín dụng khung, chương trình cho sinh viên vay, cho vay bằng nguồn vốn Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF)...
2.1.2.3. Các hoạt động thanh toán bao gồm
Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động về thư tín dụng (L/C) bao gồm Hoạt động phát hành, thông báo, xác nhận, chiết khấu và thanh toán thư tín dụng...Hoạt động nhờ thu: Nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu.Hoạt động chuyển tiền bằng điện ( TTR): chuyển tiền kiểu hối, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ngoại hối, séc...
2.1.2.4. Các hoạt động khác bao gồm
Hoạt động dịch vụ kho quỹ: nhận thu, kiểm tiền mặt, nhận giữ tiền và các giấy tờ quan trọng, kiểm ngân phiếu thanh toán tại trụ sở của khách hàng,...
Hoạt động dịch vụ thanh toán qua thẻ: ATM... Một số tiện ích mới được ứng dụng : Gửi tiết kiệm qua thẻ, nạp tiền điện thoại di động VNPay, thanh toán cước S-phone, cước sử dụng điện cho EVN, vé tàu hỏa cho Tổng công ty đường sắt.. Hiện nay,qua Banknet, thẻ ATM của NHCTVN đã có thể giao dịch trên máy ATM của một số ngân hàng bạn như Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN, Ngân hàng Sài gòn Công thương và đang tiếp tục tích hợp với các thành viên của Banknet như Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,Á Châu, Đông Á...
Đối với khách hàng cá nhân: trong năm 2007, cho vay ứng tiền bán chứng khoán trên sàn giao dịch chính thức, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô tiêu dùng, hợp đồng đại lý với công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA cung cấp sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm...
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Đống Đa
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng công thương Việt Nam được thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại quyết định số 1325/QD NHNN ngày 28/11/2002. Căn cứ vào quyết định số 063/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 29/3 về việc “phê duyệt mới mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT VN”. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Công thương Đống Đa như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Đống Đa
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
Phòng quản lý rủi ro
2Phòng khách hàng 1,2
BAN LÃNH ĐẠO
1GĐ
4 PGĐ
Phòng Kế toán
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổng hợp
P. quản lý nợ có vấn đề
P. Thông tin – Điện toán
P. Tài trợ thương mại
Phòng tiền tệ kho quỹ
P. Tổ chức hành chính
phòng cụ thể như sau:
15 quỹ tiết kiệm
P. giao dịch Kim Liên
P. giao dịch Cát Linh
Chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban tại chi nhánh, bao gồm 11 phòng cụ thể như sau:
2.1.3.1. Phòng khách hàng số 1 ( doanh nghiệp lớn)
Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là doanh nghiệp lớn. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lí giao dịch.Quản lí các khoản tín dụng đã được cấp, quản lí tài sản đảm báo theo quy định của ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lí rủi ro.Cung cấp hồ sơ tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng tổ chức quản lí rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh ngân hàng công thương Việt Nam.
2.1.3.2. Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Chức năng tương tự phòng khách hàng số 1.
Nhiệm vụ : tương tự phòng khách hàng số 1.
2.1.3.3. Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, các chức năng tương tự như phòng khách hàng số 1.
Nhiệm vụ: tương tự phòng khách hàng số 1.
2.1.3.4. Phòng tổ chức quản lý rủi ro
Chức năng: phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giáo đốc chi nhánh về công tác quản lí rủi ro của chi nhánh, quản lí giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương, chính sách của nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng... chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT VN và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kì. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm.
2.1.3.5. Phòng Tài trợ thương mại
Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng thanh toán xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCT Việt Nam.
Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp. Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Phối hợp với các phòng ban thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu.
2.1.3.6. Phòng quản lý nợ có vấn đề
Chức năng: Chịu trách nhiệm về quản lí và xử lí các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu).
Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương chính sách luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà nước, các ngành và NHCT VN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để xử lí, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lí rủi ro.Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh, trong việc xử lí thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lí của chi nhánh.
2.1.3.7. Phòng kế toán
Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lí tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lí hạch toán các giao dịch. Quản lí và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lí quĩ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NH NN VN và NH CT VN.
Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lí hệ thống giao dịch trên máy: thực hiên mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày,...Thực hiện các giao dịch với khách hàng như: mở đóng tài khoản, rút gửi tiền vào tài khoản...kiểm tra kiểm soát đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán...
2.1.3.8. Phòng tiền tệ kho quỹ
Chức năng: là phòng nghiệp vụ quản lí an toàn kho quĩ, quản lí quĩ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN.
Nhiệm vụ: Quản lí an toàn kho quĩ, thực hiện ứng tiền, thu tiền cho các quĩ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM... Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo giám đốc xử lí..Thực hiện đóng gói, lập bản kê chuyển sec du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.
2.1.3.9. Phòng tổ chức hành chính
Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách.
Nhiệm vụ: Thực hiện quản lí lao động, tuyển dụng lao động, điều động sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cán bộ về mọi mặt...chuẩn bị điều kiện hội họp, thực hiện công tác y tế...
2.1.3.10. Phòng thông tin điện toán
Chức năng: thực hiện công tác quản lí, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhanh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đám bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Nhiệm vụ: thực hiện quản lí về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Bảo trì hệ thống. Thực hiện triển khai các hệ thống chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới từ phía NHCT VN triển khai cho chi nhánh...
2.1.3.11. Phòng tổng hợp
Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng năm của chi nhánh.
Nhiệm vụ: Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo. Làm công tác thi đua của chi nhánh...
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa trong những năm gần đây
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu được với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Ý thức được điều đó, chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và luôn tập trung phát triển nguồn vốn huy động.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của NH CT Đống Đa
giai đoạn 2004 - 2007
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng so với năm kế trước
So với KH (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
2004
3092
386
14.3
99.43
2005
3446
354
11.4
104
2006
3741
295
10.9
94
2007
4600
859
22
102
( Nguồn: Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT ĐĐ giai đoạn 2004 - 2007)
Theo dõi bảng trên ta thấy năm chi nhánh NHCT Đống Đa huy động được 3092 tỷ VNĐ và tăng tuyệt đối so với năm kế trước là 396 tỷ VNĐ, tương đương với 14% thì đến năm 2005 , 2006 mức tăng có phần giảm nhưng nguồn vốn huy động vẫn tăng qua các năm. Nhưng đặc biệt đến năm 2007 thì nguồn vốn huy động được đã tăng vọt so với mức huy động được của năm 2006 là 3741 tỷ VNĐ lên 4600 tỷ VNĐ tương đương là 22%. Năm 2007 ngân hàng đã huy động được 4100 tỷ VNĐ và còn lại là ngoại tệ.
Trong năm 2007 do giá vàng tăng, giá bất động sản biến động mạnh và tăng cao nên một phần vốn đã chảy qua kênh đầu tư này, mặt khác sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt vì vậy việc huy động vốn rất khó khăn. Tuy nhiên, chi nhánh đã có được thành tựu như trên là trong thời gian qua NHCT Đống Đa đã mở rộng mạng lưới giao dịch trên địa bàn quận Đống Đa, kết hợp với lề lối phong cách làm việc sáng tạo. Ngân hàng cố gắng đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản tiền gửi, tổ chức thanh toán kịp thời chính xác qua hệ thống máy vi tính, thực hiện tốt nhiệm vụ, chiến lược khách hàng, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến giao dịch. Chi nhánh còn áp dụng các biện pháp tích cực như: đổi mới, chuẩn hoá giao dịch, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm nguồn vốn, duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, phát triển và thu hút khách hàng mới mở tài khoản tiền gửi và tổ chức thu nhận tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nhiều tiền mặt, thu hút nguồn tiền đền bù dự án, giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng nghiệp vụ...
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Với phương châm “ kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lí” NHCT Đống Đa rất thận trọng trong khi cho vay, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tất cả các doanh nghiệp vay vốn đều được kiểm tra kỹ càng trước, trong và sau khi cho vay. Ta có thể theo dõi bảng sau:
Bảng 2 : Tình hình cho vay của NHCT Đống Đa
Đơn vị : tỷ VND
Năm 2006
Năm 2007
Cho vay
1250
1635
VND
1160
910
Ngoại tệ
340
375
Ngắn hạn và trung hạn
1099
899
Dài hạn
536
351
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính NHCT Đống Đa)
Theo bảng tình hình cho vay của ngân hàng công thương Đống Đa trên, năm 2006 ngân hàng cho vay 1250 tỷ VNĐ, trong đó có 1160 tỷ VNĐ và còn lại là ngoại tệ. NHCT Đống Đa cũng luôn cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những thủ tục phiền hà không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Về tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro: Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2007 là công việc giảm nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Vì cậy chi nhánh đã quyết liện bằng các biện pháp phân loại khách hàng, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng quản lý nợ có vấn đề để áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như bám sát tình hình hoạt động của các đơn vị, các nguồn tiền về để kịp thời thu nợ, khởi kiện đối với khách hàng chây ỳ, phối hợp với các đơn vị tìm khách bán tài sản thế chấp hoặc làm việc với các sở, ban ngành của thành phố, các tổng công ty để nhờ hỗ trợ trong thu nợ. Nhờ biện pháp tích cực, chi nhánh đã thu được 41 tỷ 366 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro. Nợ xấu giảm 3 tỷ 209 triệu so với đầu năm.
Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, mở rộng thêm các loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Do đó đến năm 2007 chi nhánh đã cho vay 1635 tỷ VNĐ trong đó 910 tỷ VNĐ, còn lại là ngoại tệ. Ngoài loại hình cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn còn có cho vay xuất nhập khẩu, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, bảo lãnh trong nước và nước ngoài. Nhờ những nỗ lực như vậy thời gian qua NHCT Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng.
Trong năm 2007, ngoài các hoạt động cho vay đơn thuần, chi nhánh đã tập trung hơn đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, công ty cao su Sao Vàng, công ty vận tải Việt Thanh, công ty công trình đường thuỷ và còn một số công ty khác.
Về nghiệp vụ bảo lãnh: Chi nhánh tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh mở L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành... Các nhu cầu bảo lãnh của doanh nghiệp được ngân hàng giải quyết kịp thời, nhanh chóng, nhiều dự án được ngân hàng bảo lãnh trúng thầu và đã được chi nhánh cung cấp vốn kịp thời để thực hiện. Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 279 tỷ đồng.
2.2.3. Hoạt động thanh toán
2.2.3.1. Tình hình thanh toán trong nước
Nhờ các hoạt động thanh toán được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, ngân hàng đã giữ và phát triển thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản và xu hướng ít sử dụng việc thanh toán bằng tiền mặt, chuyển sang các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.Doanh số thanh toán của chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005- 2007 như sau :
Đồ thị 1 : Doanh số thanh toán của NHCT Đống Đa
giai đoạn 2005 - 2007
( Nguồn: phòng tài trợ thương mại NHCT Đống Đa)
2.2.3.2. Tình hình thanh toán quốc tế
Nhằm thu phí dịch vụ và cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng, Chi nhánh đã phát triển các nghiệp vụ như phát hành và thanh toán L/C, Nhờ thu nhập khẩu, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối, các dịch vụ mua bán ngoại tệ. Điều này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương II.
Về kinh doanh ngoại tệ và đầu tư kinh doanh trên thị trường vốn quốc tế : Tình hình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng công thương Đống Đa biến động thất thường. Do NHCT Việt Nam đã quyết định các chi nhánh buộc phải mua bán ngoại tệ với NHCT Việt Nam theo tỷ giá bán cho khách hàng do vậy hai nghiệp vụ này của chi nhánh NHCT Đống Đa không phát triển nữa.
Tình hình chi trả kiều hối: Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển đất nước và là cơ sở để chi nhánh có thể tăng nguồn ngoại tệ do mua lại và đồng thời tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Năm 2005 lượng chi trả kiều hối của chi nhánh là 1.745.693 USD. Năm 2006 thì lượng chi trả kiều hối của chi nhánh NHCT Đống Đa đã tăng lên 1.820.539 USĐ. Có sự gia tăng này là do chi nhánh đã phát triển dịch vụ chi trả kiều hối Western Unio và qua mạng Swift. Đặc biệt đến năm 2007, lượng chi trả kiều hối của chi nhánh NHCT Đống Đa đã tăng vọt lên 2.013.548 USĐ, ngân hàng đã phát triển hơn hai dịch vụ nói trên, đồng thời với sự không ngừng cải thiện, áp dụng công nghệ hiện đại về thanh toán vào ngân hàng và kết quả là tăng đáng kể.
Tựu chung, chất lượng thanh toán của NHCT Đống Đa là tốt, cho đến nay chưa xảy ra sai sót nhầm lẫn và chưa bị khách hàng khiếu nại.
2.2.4. Các hoạt động khác
Năm 2007, chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa đã phát hành được 9200 thẻ, tăng cao so với năm 2006 chỉ là 5000 thẻ. Sản phẩm thẻ ghi nợ E-Partner của NHCT Việt Nam có nhiều tiện ích vượt trội và được khách hàng đánh giá cao. Các loại thẻ thanh toán của chi nhánh cũng không ngừng được phát triển, liên kết với các ngân hàng khác, vậy tạo tiện lợi cho khách hàng. Hiện nay, chi nhánh đang tiếp tục phát triển các hoạt động thu chi tại các đơn vị có nhu cầu như thu tiền trực tiếp tại 62 cửa hàng và 11 Đại lý bán lẻ xăng dầu...
Chi nhánh NHCT Đống Đa có các khách hàng là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu vốn nên họ rất cần sự tài trợ của ngân hàng. Hình thức tài trợ chủ yếu nhất ở chi nhánh NHCT Đống Đa là hình thức bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng năm 2007 cũng tăng hơn so với năm 2006 là 175 tỷ 465triệu đồng ( tương đương với 13%).
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động trong hội nhập, chi nhánh đã phát triển công nghệ là mũi nhọn, đã ứng dùng và phát triển nhiều công nghệ hiện đại. Chi nhánh trong năm 2007 đã thực hiện xong chương trình hiện đại hoá INCAS. Đây là chương trình hiện đại hoá tất cả các hoạt động của ngân hàng. Tức là mọi hoạt động của ngân hàng đều được thực hiện trên máy vi tính, bao gồm cả hoạt động tín dụng, huy động vốn và kế toán.
Chi nhánh NHCT Đống Đa đã cài đặt và cập nhật các chương trình điện tử liên ngân hàng CI – TAB, chương trình in báo cáo, kiểm tra đối chiếu liên ngân hàng, triển khai chương trình thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban của cơ quan.
Đã xây dựng và thực hiện chính sách marketing, chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng chiến lực nhằm tăng cường mối quan hệ, tăng cường khả năng cạnh tranh để giữ và thu hút khách hang.
2.2.5. Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa giai đoạn 2005 - 2007
Thực hiện hướng dẫn số 1584/TLĐ ngày 15 tháng 11 năm 1999 của Tổng liên đoàn về hướng dẫn Đại hội công nhân viên chức, ban lãnh đạo NHCT Đống Đa báo cáo công khai tài chính năm 2007 với các chỉ tiêu quy định tại Thông tư 92 của bộ tài chính như sau:
Bảng 3 : Báo cáo công khai tài chính của NHCT Đống Đa
giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: triệu VNĐ
STT
Tên chi tiêu
2005
2006
2007
I
Tình hình huy động vốn
1
Tổng huy động vốn
3.446.000
3.741.000
4.600.000
Trong đó các khoản vay
356.752
450.000
568.564
2
Tài sản nợ khác
587.857
456.522
514.241
II
Tình hình sử dụng vốn
1
Dự trữ và thanh toán
10.549
13.490
20.241
2
Các khoản cho vay và đầu tư
1.241.985
1.582.631
2.124.141
3
Tài sản có khác
358.546
505.176
434.598
III
Thu
286.825
337.036
504.002
1
Thu từ hoạt động tín dụng
134.129
161.880
276.578
2
Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
5.857
8.186
15.457
3
Thu từ hoạt động khác
142.964
162.323
263.396
4
Thu bất thường
3.875
4.647
8.571
IV
Chi
200.977
587.290
374.854
1
Chi huy động vốn
113.471
240.672
194.812
2
Chi dịch vụ thanh toán và hoạt động khác
465
873
564
3
Chi nộp thuế và các khoản lệ phí
114
169
231
4
Chi hoạt động quản lý công cụ
4.245
6.064
4.257
5
Chi về tài sản
3.297
6.877
4.568
6
Chi phí dự phòng
56.241
282.945
143.521
7
Chi phí bất thường
10.329
36.693
12.327
8
Chi phí cho CBCNV
12.815
12.997
14.574
V
Lợi nhuận
85.848
-250.254
129.148
( Nguồn : Các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa
giai đoạn 2005 – 2007)
Theo bảng trên ta nhận thấy, năm 2005, lợi nhuận của chi nhánh NHCT Đống Đa là 85.848 triệu VNĐ. Nhưng đến năm 2006, lợi nhuận của chi nhánh là âm 250.254 triệu VNĐ. Đây là con số âm khá lớn, nguyên nhân chủ yếu là do : thứ nhất, dư nợ của chi nhánh giảm, trong khi nợ xấu tăng lên nên số phải trích dự phòng rủi ro khá lớn. Thứ hai, do tài sản có không sinh lời của chi nhánh lớn nên không thu được lãi. Đồng thời, nguyên nhân thứ ba là do NHCT Việt Nam thay đổi phương pháp hạch toán dự thu, các khoản nợ từ nhóm không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại băng.
Năm 2007, chi nhánh đã khắc phục được những vấn đề dẫn đến lợi nhuận âm của năm 2006, bằng cách đưa thêm công nghệ tiên tiến được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới World Bank vào hoạt động, cải thiện lại tình hình hoạt động thanh toán và sử dụng vốn của chi nhánh, đồng thời đi sâu phân tích những nguyên nhân đưa đến tình hình nợ xấu phát sinh của chi nhánh. Từ đó, chi nhánh đưa ra các biện pháp cụ thể, khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của chi nhánh NHCT Đống Đa. Năm 2007, lượng chi của chi nhánh NHCT Đống Đa giảm đi, chỉ còn 374.854 triệu VNĐ, giảm 212.436 triệu VNĐ so với lượng chi năm 2006 là 587.290 triệu VNĐ. Mặt khác, lượng thu trong năm 2007 của chi nhánh lại tăng lên đạt 504.002 triệu VNĐ, tăng 166.966 triệu VNĐ tương đương 49,5% so với lượng thu của năm 2006. Vì vậy lợi nhuận của năm 2007 là 129.148 triệu VNĐ tăng vượt bậc so với mức âm đáng kể của năm 2006. Kết quả này là sự cố gắng đồng tâm phấn đấu của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chi nhánh NHCT Đống Đa, đưa chi nhánh ngày càng tiến xa trên con đường phát triển trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh ngân hàng công thương Đốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20439.doc