Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY 3

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 3

1.1. Lịch sử hình thành 3

1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu 5

2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản trị của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 7

II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 11

1. Các chính sách phát triển sản xuất rau quả, nông sản ở Việt Nam 11

1.1. Các chính sách ảnh hưởng đến sản xuất rau quả 11

1.2. Chính sách lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hoá 19

2. Chính sách và lộ trình hội nhập 25

2.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 25

2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 26

2.3. WTO 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN 29

VIỆT NAM 29

I. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 29

1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong nước 29

1.1. Sản xuất nông nghiệp 29

1.2. Sản xuất công nghiệp 29

2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 30

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 34

1. Kim ngạch xuất khẩu chính của Tổng công ty 34

1.1. Mặt hàng chuối 34

1.2. Mặt hàng dứa 35

1.3. Nhóm đặc sản 36

1.4. Mặt hàng rau 36

2. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến của Tổng công ty qua các thị trường. 38

2.1. Thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong năm 2001-2005 38

2.2. Những thị trường trọng điểm của Tổng công ty rau quả Việt Nam 40

3. Phương thức xuất khẩu 44

4. Xuất khẩu theo quý 46

5. Phân tích các chính sách và biện pháp Tổng công ty đang áp dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu rau quả 48

5.1. Hỗ trợ phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp 49

5.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ 49

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 50

1. Những thành tựu đã đạt được trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, nông sản 50

2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản 52

3. Những nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trên 53

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TÔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 54

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 54

1. Dự báo thị trường xuất khẩu rau quả, nông sản đến năm 2010 54

1.1. Dự báo kim ngạch, thị trường và mặt hàng rau quả xuất khẩu 54

1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 54

1.1.2. Dự báo về một số thị trường 55

1.1.3. Dự báo một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường 56

1.2. Định hướng xuất khẩu rau quả, nông sản của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam 56

2. Mục tiêu cụ thể của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam đến năm 2010 57

II. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 59

1. Nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 59

2. Sản xuất nông nghiệp – nguyên liệu 61

3. Sản xuất nông nghiệp 62

4. Công tác đầu tư và xây dựng cơ bản 62

5. Công tác tài chính và công tác tổ chức 63

6. Công tác đổi mới doanh nghiệp và cổ phẩn hóa 64

7. Biện pháp tổ chức lưu thông xuất rau quả 64

8. Biện pháp phát triển nguồn lực : 65

9. Các hoạt động khác 66

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường, tổ chức thu thập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhưng còn rời rạc, chậm về thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn vể nội dung, chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất. Do thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất rất lúng túng trong việc quyết định nên đầu tư trồng cây gì? qui mô ra sao để có hiệu quả? Thị trường chưa thực sự hướng dẫn sản xuất chưa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất hướng theo nhu cầu của thị trường. Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất. 2. Chính sách và lộ trình hội nhập 2.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Việc tham gia AFTA đang và sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu rau quả, nông sản và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng này. Tác động của việc tham gia AFTA phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của ngành hàng rau quả, nông sản của Việt Nam so sánh với các nước thành viên khác trong khu vực. Thêm vào đó, tham gia AFTA có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá cả của hàng hóa nhập khẩu so với việc cắt giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục thương mại và kiểm dịch thực vật, thì giá bán của hàng hóa sẽ giảm hơn. Các yếu tổ khác như chất lượng, mẫu mã cũng thay đổi do sức ép cạnh tranh của các nhà sản xuất trong các nước thành viên của AFTA. Đối với việc thực hiện CEPT, các nước ASEAN đã đưa mặt hàng rau qủa tươi vào danh mục cắt giảm để thực hiện cắt giảm thuế. Chỉ ngoại trừ một số các mặt hàng sau được các nước đưa vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm: dừa, khoai tây, nhã, hành, tỏi (Thái Lan): chuối, nhãn, chanh (Malaysia); xoài, dứa, đu đủ (Philipin). Hiện nay các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm với mức thuế suất nằm trong khoảng 10-20% và sau đó sẽ tiếp tục giảm xuống mức 5% vào năm 2006. Căn cứ trên tình hình sản xuất hiện nay của ngành chế biến rau quả, nông sản cũng như tiềm năng để phát triển ngành sản xuất này, tiến trình thực hiện CEPT của các nước khác, phần lớn các sản phẩm rau quả, nông sản chế biến của Việt Nam đã được xếp trong danh mục loại trừ tạm thời với một tiến trình cắt giảm thuế quan chậm nhất, để tạo thời gian cho sản xuất trong nước có thể nâng cấp lên một mức độ nhất định trước khi phải thực hiện mở cửa thị trường. Tính đến nay, các mặt hàng rau quả, nông sản chế biến cũng đã được chuyển sang danh mục cắt giảm với mức thuế suất áp dụng là 20% và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Như vậy, có thể thấy được là theo lịch trình cắt giảm thuế thì đến năm 2006, rau quả tươi và chế biến của các nước thành viên ASEAN sẽ được hưởng mức thuế thấp 5% khi nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, sẽ gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh đối với rau quả, nông sản sản xuất trong nước, nhất là đối với rau quả, nông sản chế biến. Với mức thuế thấp hơn nhiều so với hiện nay, rau quả, nông sản chế biến của các nước, đặc biệt là Thái Lan sẽ có ưu thế đáng kể để thâm nhập vào thị trường Vỉệt Nam. Đến khi đó, các nhà sản xuất trong nước chỉ có thể tồn tại và phát triển được sản xuất với chi phí thấp và chất lượng đảm bảo. Ngược lại, rau quả, nông sản Việt Nam nhất là rau quả tươi sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào thị trường của các nước ASEAN. Tuy nhiên, cần phải khẳng định do điều kiện khí hậu và cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau, nên tác động của cam kết giảm thuế xuống mức 0-5% đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN sẽ không lớn. Thị trường rau quả, nông sản chủ yếu ở Việt Nam vẫn sẽ nằm ngoài khu vực ASEAN. 2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Trong phạm vi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc giữ nguyên thuế suất hiện hành đối với 195 dòng thuế hàng nông sản, trong đó có 38 dòng thuế đối với rau quả, nông sản tươi (giảm thuế suất 15-25%) và 41 dòng thuế rau quả, nông sản chế biến (giảm xuống mức thuế 40%). Các loại quả tươi như nho, lê, dưa,... là những mặt hàng hiện đang có mức thuế nhập khẩu cao nhưng hàng năm vẫn được nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam và đưa vào tiêu thụ ở thị trường cao cấp của Việt Nam. Chất lượng của các loạt quả này của Mỹ hơn hẳn so với hàng của Việt Nam nên được nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao chấp nhận. Như vậy, sau 3 năm thuế nhập khẩucác mặt hàng này sẽ giảm xuống mức 15-25% sẽ tạo điều kiện cho quả tươi của Hoa kỳ vào Việt Nam dễ dàng hơn, rẻ hơn. Đồng thời, về phía Việt Nam hàng hóa xuất khẩu của chúng ta sẽ được hưởng mức thuế theo qui chế thương mại thông thường (NTR). Đối với rau quả, nông sản tươi, chênh lệnh thuế giữa đối xử theo NTR và đối xử phi NTR là tương đối lớn, từ 3-21% so với 10-50% tùy theo loại. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam xuất khẩu rau quả, nông sản tươi vào Hoa Kỳ không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt trên dưới 100 nghìn USD, chủ yếu là đậu xanh và một ít hành, tỏi là những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu phi NTR đã thấp sẵn rồi. Nếu chúng ta cải thiện về chất lượng, vệ sinh dịch tề và phương tiện vận chuyển, bảo quản thì kim ngạch xuất khẩu rau tươi vào Hoa Kỳ có thể tăng lên. Việt Nam có điều kiện trồng rau quả tương tự như một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin và Indonesia. Đây là những nước xuất khẩu mạnh mặt hàng rau tươi và chế biến vào thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, khi hàng hóa rau quả, nông sản của Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu tương tự như các nước này thì chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, mức tăng trưởng này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất và chế biến rau quả, nông sản. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ có hiệu lực sẽ tăng khả năng xuất khẩu rau quả, nông sản của Việt Nam và do đó tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, nông sản của Việt Nam vào thị trường rộng lớn này, nhất là đối với rau quả, nông sản chế biến. 2.3. WTO Gia nhập tổ chức WTO với 146 nước thành viên sẽ là cơ hội lớn đối với Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu sang tất cả các nước trong một môi trường công bằng hơn. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là rau quả, nông sản phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan. Đặc biệt, ngày 1/10/2003 Thái Lan và Trung Quốc đã ký thỏa thuận buôn bán rau quả, nông sản. Trong đó mức thuế nhập khẩu sẽ hạ xuống mức 0% đối với 188 chủng loại rau quả, nông sản đã gây nên những khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu rau quả, nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Ngoài những thuận lợi về mặt thị trường ngành sản xuất rau quả, nông sản của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi thuế nhập khẩu đầu vào cho sản xuất rau quả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số loại vật tư nông nghiệp sẽ giảm xuống, sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất các mặt hàng rau quả, nông sản đặc biệt là rau quả tươi phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu các loại rau quả, nông sản chế biến sẽ giảm đi và các loại rau quả chế biến phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ những sản phẩm nhập khẩu của các nước trong khu vực. Quá trình gia nhập WTO chắc chắn không dễ dàng đối với ngành rau quả, nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nm cần phải cân nhắc đến lợi ích lâu dài mà tổ chức này mang lại đối với ngành rau quả, nông sản. Ngoài những nỗ lực trong quá trình đàm phán thuộc về Chính phủ, ngành rau quả, nông sản cũng cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đứng vững trên thị trường. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM I. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong nước Nhìn chung trong những năm gần đây, các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của Tổng công ty đều tăng và đều vượt so với kế hoạch Bộ giao. Năm 2003 tạo tiền đề cho sự phát triển của Tổng công ty cho những năm tiếp theo. 1.1. Sản xuất nông nghiệp Tuy thời tiết năm 2003 không thuận lợi như sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển. Giá trị tổng sản lượng tăng 25% so với năm 2002 và tăng 22% so với kế hoạch. Tuy nhiên Tổng công ty gặp phải khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đó là tốc độ phát triển vùng nguyên liệu chưa tương xứng với yêu cầu của các dây truyền chế biến. Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu: Do thời tiết, khí hậu bất thường, thiếu vốn, quy hoạch chưa sát, chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là các đơn vị mới đầu tư. Lãnh đạo của một số đơn vị chưa tìm ra được các giải pháp thích hợp đặc biệt là cơ chế đầu tư, quản lý phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó là công tác chỉ đạo chưa cương quyết. 1.2. Sản xuất công nghiệp Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 35% so với năm 2002, so với kế hoạch tăng 16%. Sản phẩm sản xuất tăng 33% so với năm 2002 và bằng 100% so với kế hoạch. Hầu hết các sản phẩm chế biến đều tăng so với cùng kỳ như: Sản phẩm dứa cô đặc, dứa hộp, dứa đông lạnh, dưa chuột bao tử, hạt điều nhân, tinh bột sắn, sản phẩm bột mì. Khối lượng điều nhân chế biến tăng đạt 2.200 tấn tăng 140% so với cùng kỳ năm 2002. Về vải thiều Tổng công ty sản xuất được 1.538 tấn. Trong đó, đơn vị có sản phẩm lớn nhất là Công ty thực phẩm Bắc Giang (645 tấn). Bên cạnh đó các đơn vị chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Những tồn tại: Khối lượng sản phẩm sản xuất của Tổng công ty còn thấp so với công suất thiết kế mới đạt 30 – 40% do thiếu nguyên liệu. Ở một số đơn vị chất lượng sản phẩm chưa thật ổn định, còn để tình trạng khách hàng khiếu lại 2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu Mặc dù là một doanh nghiệp Nhà nước, thời bao cấp được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn. Nhưng trong thời kỳ kinh tế mở cửa VEGETEXCO cũng đã hòa nhập được với xu hướng chung của xã hội và trong giai đoạn vừa qua, bằng những lỗ lực của chính mình TCT đã vững bước đi lên và dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với kết quả thu được nói chung đã cho thấy TCT đang hoạt động kinh doanh đúng hướng và có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm gần đây liên tục tăng đặc biệt là ba năm 2003, 2004, 2005 Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 đạt 70 triệu USD tăng 27% so với năm 2002 và 132% so với năm 1995. Riêng năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 132 triệu USD tăng 1% sơ với kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt 69,9 % triệu USD tăng 7% so với kế hoạch. Đặc biệt năm 2005 là tiền đề để thực hiện kế hoạch 2005 – 2010, là năm rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Tổng công ty, chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty me – công ty con. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 150 triệu USD, tăng 14% so với năm 2004. Kết quả này được rõ hơn trong bảng biểu sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT từ năm 2001 - 2005 được thể hiện trong biểu sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng kim ngạch XNK(triệu USD) - Xuấtkhẩu - Nhập khẩu 39,2 20,1 19,1 43 22,6 20,4 70 25,8 44,2 132 69,9 62,1 150 80 70 Tổng doanh thu ( tỷ VNĐ) 682 720 1149 2670 2800 Tổng chi phí (tỷ VNĐ) 198 215 500 525 600 Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ VNĐ)1 484 505 649 2135 2200 Tổng nộp ngân sách (tỷ VNĐ) 48.4 50.5 64.9 213.5 200 Tổng lợi nhuận sau thuế (tỷ VNĐ) 435.6 454.5 584.1 1921.5 2000 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của Tổng công ty) Nhìn trên biểu đồ ta thấy rằng riêng năm 2005 Tổng công ty kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất. Đây là năm thứ 3 Tổng công ty Rau quả, Nông sản được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở sáp nhập hai Tổng công ty. Mặc dù mới sáp nhập, gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng Tổng công ty đã xây dựng tạo mối đoàn kết nhất trí, nhanh chóng hoà nhập phối hợp giữa các đơn vị, tạo động lực để chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt mọi mặt công tác sản xuất kinh doanh Hình 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty qua các năm Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán năm 2005 Đơn vị tính: đồng Việt Nam TT Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tài sản A Tài sản Lưu động và ĐTNH 211.244.898.077 270.702.887.730 I Tiền 19.228.877.944 23.462.076.449 II Các khoản ĐTTCngắn hạn 95.000.000 140.900.000 III Các khoản phải thu 128.986.387.173 113.014.122.140 IV Hàng tồn kho 60.170.405.844 127.589.419.707 V Tài sản lưu động khác 2.179.897.718 5.665.370.948 VI Chi sự nghiệp 584.329.398 831.008.486 B TSCĐ, Đầu tư dài hạn 122.121.449.463 123.502.450.335 I Tài sản cố định 19.714.514.634 18.803.028.552 II Các khoản đầu tư TC dài hạn 101.289.120.109 103.529.920.109 III Chi phí XDCB dở dang 1.117.814.720 1.169.501.674 IV Ký quỹ, ký cược dài hạn - - V Chi phí trả trước dài hạn - - Tổng cộng tài sản 333.366.347.504 394.205.338.065 Nguồn vốn A Nợ phải trả 85.713.176.258 159.102.686.591. I Nợ ngắn hạn 81.756.241.647 158.453.696.549 II Nợ dài hạn - - III Nợ khác 3.956.934.611 648.990.042 B Nguồn vốn chủ sở hữu 247.653.171.282 235.102.651.474 I Nguồn vốn, quỹ 220.156.926.553 217.414.774.455 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 27.496.244.729 17.687.877.019 Tổng cộng nguồn vốn 333.366.347.540 394.205.338.065 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005) II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 1. Kim ngạch xuất khẩu chính của Tổng công ty Nhóm hàng rau quả xuất khẩu bao gồm: Rau quả tươi, rau quả đông lạnh và rau quả sấy muối. Trong đó, nhóm hàng rau quả hộp luôn chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Riêng ở Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam giai đoạn 2003 – 2005 nhóm mặt hàng này chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.Nhóm hàng rau quả đông lạnh và nhóm hàng rau quả tươi có xu hướng giảm dần do thiếu các thiết bị bảo quản như hệ thống kho lạnh. Hiện tại dứa hộp, chuối, vải và một số loại rau vụ đông là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. 1.1. Mặt hàng chuối Xuất khẩu chuối bắt đầu từ năm 1968, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lượng chuối sản xuất hàng năm. Trước đây chuối thường được sản xuất sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, tuy nhiên thị trường này không ổn định. Năm 1982 là năm có sản lượng chuối xuất khẩu lớn nhất đạt 20.000 tấn, sau đó số lượng chuối xuất khẩu giảm dần qua các năm và đến 1991 trở đi, sau những biến cố về chính trị ở Liên Xô, lượng chuối tươi và sấy xuất sang thị trường này giảm. Tổng công ty rau quả Việt nam có các thành viên thực hiện phần lớn khối lượng rau quả xuất khẩu trong đó có chuối. Những năm gần đây, Tổng công ty rau quả Việt nam đã xuất sang thị trường Nga mặt hàng chuối tươi từ 2001 – 2005 đạt khoảng 9.000 – 10.000 USD. Những năm gần đây chuối xanh được thu gom và xuất sang thị trường tiểu ngạch vùng biên Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày ước tính có từ 100 – 150 xe Ô tô chuối được xuất sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lạng sơn, tương đương với sản lượng 150 – 220 tấn chuối được xuất sang Trung Quốc. Nhìn chung, chuối là rau quả có giá trị dinh dưỡng cao được trồng phổ biến ở nước ta, thị trường tiêu thụ rộng lớn đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu chuối những năm gần đây không ổn định do chưa được đầu tư thích đáng từ khâu đầu đến khâu cuối. Nếu có chính sách thoả đáng và tình hình sản xuất, xuất khẩu được quan tâm đúng mức thì chúng ta có thể khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 1.2. Mặt hàng dứa Dứa là một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và ổn định trên đất đồi. Trước đây, dứa được xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay, thị trường xuất khẩu dứa bị thu hẹp một mặt do mất thị trường truyền thống, mặt khác do giá thành sản phẩm dứa còn cao, xuất khẩu không cạnh tranh được với thị trường thế giới, đặc biệt là Thái Lan. Dứa là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả. Dứa cũng được xuất khẩu dưới dạng tươi và chế biến, nhưng dứa tươi xuất khẩu còn ít, chủ yếu là xuất khẩu dứa hộp và dứa đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu dứa tươi giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân mỗi năm khoảng 26.115 USD. Tuy nhiên kim ngạch này đạt không đáng kể do giá thành cao vì hầu hết ta trồng loại dứa Cayend và do dứa được dùng làm nguyên liệu cho chế biến đồ hộp và dứa đông lạnh. Dứa hộp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả Việt Nam. Ngoài những thị trường truyền thống như Liên Xô, Đông Âu, dứa đã xâm nhập vào thị trường Nhật Bản và Singapore, Hồng Kông…, đặc biệt là thị trường Mỹ. Theo số liệu của Tổng công ty rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dứa hộp giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân mỗi năm 31.000 USD. Dứa đông lạnh xuất khẩu chủ yếu cho Liên bang Nga giai đoạn 2001 – 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 25.000 RCN – USD. 1.3. Nhóm đặc sản Nhóm đặc sản có ưu thế xuất khẩu gồm vải, nhãn, xoài, thanh long, măng cụt… nhưng hiện nay xuất chưa nhiều, bình quân mỗi năm chúng ta xuất khẩu được hàng trăm tấn vải hộp, chôm chôm hộp. Trong nhóm đặc sản, vải thiều xuất khẩu có số lượng tăng nhanh trong những năm qua. Vải thiều được xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc dưới dạng sấy khô. Ngoài ra, nhiều khách hàng có nhu cầu mua vải tươi với khối lượng lớn nhưng ta chưa đủ điều kiện về công nghệ sau thu hoạch để sấy tươi. Do vậy, khối lượng vải xuất tươi mấy năm gần đây không nhiều. 1.4. Mặt hàng rau Trong các loại rau xuất khẩu, dưa chuột là loại rau xuất khẩu chủ lực với hai mặt hàng đóng hộp là dưa chuột muối chua nguyên quả và dưa chuột tư. Dưa chuột chủ yếu được xuất sang thị trường Châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân một năm 1.701 RCN – USD. Tuy nhiên, xuất khẩu dưa chuột vẫn còn hạn chế do chưa làm tốt khâu lai tạo, tuyển chọn giống dưa chuột có năng suất cao và chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vấn đề bao bì cũng cần được đầu tư cho dây chuyền sản xuất lọ thuỷ tinh nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến nhu cầu dưa chuột với khối lượng lớn. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam hoạt động xuất khẩu rất nhiều mặt hàng. Cơ cẩu mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm. Nếu giai đoạn 1996 – 2000 tỷ lệ mặt hàng rau quả tăng trưởng trong tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty là 40% vì năm 2001 là 51.26% tăng 11.26%, và tiếp tục tăng them 22.7% vào năm 2002 làm cho mặt hàng rau quả xuất khẩu trong năm tăng chiếm 62.62%. Trong đó, các mặt hàng tăng mạnh phải kể đến là các mặt hàng đã qua chế biến như các sản phẩm đồ hộp, sấy khô, khô đặc và đông lạnh. Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của Tổng công ty qua các năm Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 04/03 05/04 04/03 05/04 Rau quả hộp 5522 5446 5540 -76 94 98,62 101,73 Rau quả đông lạnh 3041 3593 3612 552 19 118,15 100,53 Rau quả sấy muối 2276 9533 9314 7257 -219 418,85 97,7 Rau quả tươi 1812 1920 3715 108 1795 105,96 193,49 Gia vị 1260 2115 2145 855 30 167,86 101,42 Hàng hoá khác 11889 47293 55674 35404 8381 397,79 117,72 Tổng xuất khẩu 25800 69900 80000 44100 10100 270,93 114,5 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng công ty) Hình 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chính của Tổng công ty Nhìn trên biểu đồ ta thấy mặt hàng rau quả sấy muối là mặt hàng chủ đạo của Tổng công ty trong những năm gần đây. Riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chiếm 9533 nghìn USD bằng 13,64% tổng kim ngạch các mặt hàng. Sở dĩ như vậy là do rau quả sấy muối dễ bảo quản đươc nhiều khách hàng sử dụng do đặc tính của nó là có thể để được rất lâu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ví dụ như lạnh kéo dài, thời tiết nóng… mà rau quả tươi không thể bảo quản được lâu như vậy. Bên cạnh sự tăng trưởng không ngừng về tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau quả chế biến, mặt hàng cây rau làm gia vị cũng phát trỉên. Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển loại cây này. Đây là mặt hàng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tổng công ty trong thời gian sắp tới. 2. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến của Tổng công ty qua các thị trường. 2.1. Thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong năm 2001 – 2005 Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì thị trường là yếu tố có vị trí quan trọng hàng đầu. Vấn thị trường xuất khẩu đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty xuất nhập khẩu nói chung và Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam nói riêng. Do vậy, một câu hỏi đặt ra là : Làm thế nào để các mặt hàng rau quả của Tổng công ty có mặt trên khắp thị trường quốc tế. Trong hoạt động xuất nhập khẩu việc mở rộng thị trường là việc làm không thể thiếu được trong mỗi Tổng công ty và là chiến lược quan trọng cần phải quan tâm thực hiện. Thị trưởng của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam trong các năm tuy khó khăn nhưng chưa ổn định, có năm them được thị trường này nhưng lại mất thị trường khác. Kim ngạch của mỗi thị trường luôn luôn thay đổi. Vì vậy Tổng công ty rất quan tâm đến việc mở rộng, củng cố và giữ vững thị trường của mình. Theo tổng kết thì năm 2001 Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam vẫn giữ quan hệ buôn bán với 42 nước trên thế giới về xuất khẩu, năm 2002 là 44 nước, 2003 là 46 nước, 2004 là 50 nước và 2005 là 55 nước, ngoài ra còn có thêm thị trường mới là: Thổ Nhĩ Kỳ, Ma rốc, Xê Lê Gan, Đông Ty Mo, NiuduyLan. Những thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu từ 50.000 USD trở lên vào năm 2005 là 19 nước. Bảng 2.4: Thống kê xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam trên một số thị trường thế giới trong năm 2005: STT Tên nước Tổng kim ngạch XNK năm 2005(USD) Xuất khẩu So với năm 2004(%) 1 Trung Quốc 4,609.991 3,668.031 156,00 2 Singapore 4,524.031 1,595.369 150,00 3 Nhật Bản 4,228.027 3,170.051 127,52 4 Hàn Quốc 3,258.474 1,230.421 83,17 5 Đài loan 3,112.946 2,084.838 91,88 6 Liên Bang Nga 2,879.305 1,314.890 218,90 7 Mỹ 2,682.305 775.433 99,13 8 Ý 2,419.302 2,317.599 63,29 9 Đức 1,819.635 601.007 10 Indonesia 1,571.735 257.243 11 Thái Lan 1,390.091 1,390.091 12 Ai Cập 1,226.286 1,226.286 246,98 13 Ấn Độ 1,263.478 1,0220.170 107,23 14 Pháp 826.506 626.828 60,50 15 Hồng Kông 773.779 534.336 76,20 16 Ba Lan 747.177 747.177 149,00 17 Canada 660.528 143,30 18 Anh 584.155 59.799 19 Thuỵ Sỹ 435.122 91,73 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty qua các năm) Những thị trường chủ lực có tổng kim ngạch trên 1 triệu USD vẫn được giữ vững và phát triển như : Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan… Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam: Nga 4%; Mỹ 7,5%; Nhật Bản 12,5%; Đài Loan 17%; Trung Quốc 36%; các nước khác là 10% Biểu trên cho thấy, khối lượng xuất khẩu sang một số thị trường lớn năm 2005 so với năm 2004 thì có những thị trường giảm hơn những cũng có những thị trường tăng hơn. Kim ngạch xuất sang thị trường Nga có tăng hơn so với năm 2004, nó vẫn giữ tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói, thị trường Nga vẫn là thị trường chính và chủ yếu của Tổng công ty rau quả Việt Nam, do đó việc giữ gìn và tiếp tục phát triển thị trường này là rất quan trọng và cần thiết đối với Tổng công ty. Nhìn vào số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng trong vài năm trở lại đây. Đây là một thành công tương đối lớn của Tổng công ty, vì Mỹ là một thị trường rất khó tính. Trên cơ sở thành công này Tổng công ty nên tiếp tục phát huy khai thác thị trường này. Trong khi đó thị trường truyền thống của Tổng công ty như thị trường Nga tỷ trọng xuất khẩu tăng không đáng kể, tổng công ty cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. 2.2. Những thị trường trọng điểm của Tổng công ty rau quả Việt Nam Ngày nay trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và xác định thị trường trọng điểm là rất quan trọng. Trên cơ sở đã có đầy đủ các thông tin và nhu cầu phát triển mạng lưới, nhu cầu khách hàng, nhu cầu dự trữ trong nước Tổng công ty cần phải giữ vững những thị trường xác lập, đặc biệt chú trọng những thị trường có kim ngạch lớn như: Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc…Đồng thời, thực hiện tốt phương châm chú trọng thị trường lớn nhưng không bỏ qua thị trường nhỏ. * Thị trường Nga: Đây là thị trường lớn, có tiềm năng và cũng là thị trường truyền thống của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Trước những năm 1990 Tổng công ty hoạt động rất phát triển và Liên Xô là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của Tổng công ty, số vốn tăng lên rất nhiều. Nhưng từ khi Liên Xô bị tan rã, khủng hoảng chính trị và đặc biệt là vào năm 1991 thì thị trường bị khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty giảm mạnh làm cho lợi nhuận giảm, nguồn vốn dần bị co hẹp lại. Hiện nay, nhà nước đã quan tâm can thiệp, tìm cách tháo gỡ cơ chế thanh toán cho các doanh nghiệp trong đối lưu với Nga. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi theo Tổng công ty, do đó ngoài việc trả nợ chúng ta cần mở rộng thị trường Nga theo hướng mới Tổ chức xúc tiến bán hàng tại Nga thông qua đại diện của Tổng công ty ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36301.doc
Tài liệu liên quan