Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 1

I. ĐẶC ĐIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 1

1.Đặc điểm thiết bị điện 1

2. Kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện và đặc điểm kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện 2

3. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện 3

II. NỘI DUNG CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 5

1. Nhu cầu về thiết bị điện 5

1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước 6

1.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế 7

2. Những thị trường mà công ty nhập khẩu 7

3. Khách hàng tiêu thụ thiết bị điện của công ty 9

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện 10

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 13

1. Môi trường bên trong công ty 13

2. Môi trường của nền kinh tế quốc dân 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 22

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 22

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 22

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 23

3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty 24

3.1 Các lĩnh vực kinh doanh chinh của công ty 24

3.2 Các thiết bị công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cung cấp 24

II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAN 25

1. Một số thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty 25

2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam 32

2.1 Phân tích cơ cấu thiết bị nhập khẩu của công ty 35

2.2 Phân tích giá trị nhập khẩu theo từng thiết bị nhập khẩu 37

3. Tình hình tiêu thụ thiết bị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. 42

4. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty những năm gần đây 44

4.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây 44

4.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 46

4.3 Khả năng thanh toán của công ty 47

4.4 Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước năm 2005 48

5. Lao động trong công ty 49

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆNCỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 52

1. Đánh giá kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty 52

2. Đánh giá về thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty 53

3. Đánh giá phương thức nhập khẩu thiết bị điện của công ty 54

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 55

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 55

1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 55

1.1 Những thuận lợi của công ty 55

1.2 Những khó khăn chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam 56

2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam trong thời gian tới 56

2.1 Định hướng về mặt hàng kinh doanh 57

2.2 Định hướng về thị trường nhập khẩu 57

2.3 Phương hướng năm 2007 58

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN 59

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường về thiết bị điện 59

2. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam 61

3. Tạo nguồn nhập khẩu thiết bị điện một cách thường xuyên liên tục 63

4. Đẩy mạnh xúc tiến bán hàng trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện 66

5.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để nhập khẩu thiết bị điện 67

6. Biện pháp giảm chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu thiết bị điện 68

7. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong nhập khẩu thiết bị điện 70

KẾT LUẬN 72

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng chiếm lĩnh được thị trường. Đồng thời nó cũng cho thấy nhu cầu trang bị các thiết bị trong nước liên tục tăng. Phân tích thị trường nhập khẩu theo giá trị nhập khẩu trên từng thị trường Nhìn chung thị trường nhập khẩu của công ty phát triển Kỹ thuật Viêt Nam khá đa dạng. Trên các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Thị trường Mỹ công ty chủ yếu nhập khẩu nhập các phụ kiện cho đường dây. Còn trên thị trường Pháp, Đức, Canađa nhập khẩu chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải đó là ba thị trường chính của công ty. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước như: Đức, Pháp, Canađa, Italia đó là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Bởi những thiết bị được nhập từ các hãng thuộc các nước này có trình độ cao, có uy tín với khách hàng. Trên những thị trường này công ty nhập khẩu chủ yếu là những thiết bị có tính năng và độ an toàn cao, các thiết bị này đuợc dùng trên hệ thống lưới điện phân phối và hệ thống lưới điện truyền tải là những thiết bị chính dùng trong ngành công nghiệp điện. Ngoài những thị trường lớn công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam còn nhập trên cả thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ. Trên thị trường này công ty nhập khẩu chủ yếu là những thiết bị là phụ kiện cho đường dây như: kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp cực nối đất… Sơ đồ biểu thị giá trị nhập khẩu trên một số thị trường năm 2006 * Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những thị trường khá phát triển trong các thị trường ở Châu Á về các thiết bị điện. Hơn nữa Trung Quốc là một trong các thị trường giáp vớI nước ta, nên khi nhập khẩu từ Trung Quốc có thể giảm một cách đáng kể chi phí vận chuỷên. Mặt khác các thiết bị của Trung Quốc tương đốI rẻ nên Trung Quốc vẫn được coi là thị trường nhập khẩu lớn của công ty. Năm 2003 giá trị hàng nhập từ Trung Quốc là 507.226 nghìn đồng, năm 2004 là 670.228 nghìn đồng tăng 163.002 nghìn đồng tương ứng tăng 32.13%. Tuy nhiên đến năm 2006 công ty đã giảm trị giá nhập trên thị trường xuống còn 345.356 nghìn đồng. Tức giảm 324.872 nghìn đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh những thiết bị có chất lượng cao, thời gian sử dụng dài. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam chủ yếu nhập các phụ kiện đường dây trên thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha đó là kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp nối đất. Đây là những thị trường cung cấp những thiết bị đường dây chủ yếu của công ty. Hàn Quốc và Tây Ban Nha trong những năm gần đây đã dần trở thành thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó cho thấy công ty luôn tìm cách đa dạng hoá thị trường nhập khẩu cũng như mặt hàng kinh doanh. Bên cạnh những thị trường truyền thống và những bạn hàng truyền thống, công ty luôn mở rộng thị trường nhập khâủ nhằm tìm kiếm những thiết bị có chất lượng tốt nhất với giá phù hợp nhất. Nguyên nhân chính của việc giảm giá trị nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc là, những thiết bị nhập khẩu từ thị trường đó có chất lượng không cao, tuy nhiên đó là những thiết bị có giá rẻ, chính vì vậy giá trị nhập khẩu năm 2004 trên thị trường này vẫn tăng. Nhưng từ năm 2005 giá trị nhập khẩu bắt đầu giảm, do những thiết bị đó đã không còn phù hợp và đáp ứng được ngành công nghiệp điện của nước ta. Nhìn chung trên thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha là ba thị trường cung cấp những phụ kiện đường dây chủ yếu của công ty. Trong tương lai công ty tiếp tục nhập khẩu trên thị trường này tuy nhiên cơ cấu nhập khẩu trên thị trường Trung Quốc sẽ giảm và thay vào đó là thị trường Hàn Quốc va Tây Ban Nha là những thị trường có kỹ thuật phát triển cao và đáp ứng được điều kiện mới của nước ta hiện nay. * Thị trường Mỹ Mỹ là một trong các thị trường tiềm năng lớn của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Sau năm 1995 Mỹ đã tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và tháng 7/2001 nước ta kí hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ. chính những yếu tố thuận lợi đó càng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty với một thị trường lớn như Mỹ. Nhìn bảng giá trị kết quả nhập khẩu của công ty trên thị trường Mỹ ta nhận thấy: tỷ trọng nhập khẩu của công ty trên thị trường này những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2003 là 726.287 nghìn đồng, thì năm 2005 tỷ trọng nhập khẩu đã tăng lên là 1.541.368 nghìn đồng tương ứng vớI 815.099 bằng 125.08%. Điều này cho thấy Mỹ đã mở rộng và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Đặc biệt năm 2006 Mỹ đã chính thức kí hiệp ước bình thường hoá quan hệ thương mại với nước ta. Điều đó phản ánh Mỹ sẽ là thị trường nhập khẩu lớn trong tương lai của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Mỹ đã liên tục tăng năm 2003 kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Mỹ chỉ là 5.73% đến năm 2006 nó chiếm tớI 6.73% trong 4 năm liên tiếp kim ngạch nhập khẩu trên thị trường này đều tăng, điều đó khẳng định thị trường Mỹ đang chiếm một vị trí quan trọng trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. Trước năm 2002 Công ty chủ yếu nhập những thiết bị phụ như thiết bị cho đường dây thì những năm 2004, 2005 công ty đã bắt đầu nhập khẩu những máy móc có hàm lượng kỹ thuật cao vào Việt Nam. Trên thực tế, Mỹ là một cường quốc khoa học kỹ thuật. Do vậy Mỹ có thế mạnh về các mặt hàng thiết bị điện tử hay các linh kiện điện tử…khi Mỹ kí hiệp định bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam nó sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi mới với kinh tế Việt Nam nói chung và với công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nói riêng. * Thị trường Đức, Pháp và Canađa Đây là ba thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Đây là những thị trường công nghiệp phát triển với nhiều hãng nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Các sản phẩm của thị trường này có hàm lượng kỹ thuật cao, tính năng kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Công ty nhập khẩu ở những thị trường này là chủ yếu vì: + Sản phẩm của các hãng trên các thị trường này có hàm lượng kỹ thuật cao, tính năng kỹ thuật tiên tiến, dễ sử dụng… + Đó là sản phẩm của những hãng có uy tín trên thế giới nó đã được khách hàng trên thế giới khẳng định. + Hơn nữa những thiết bị mà các công ty này cung cấp có giá cả phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu trên thị trường Đức lần lượt qua các năm là : năm 2003 là 2.226.454 nghìn đồng và năm 2005 là 5.586.124 nghìn đồng năm 2006 là 7.483.125 nghìn đồng. Nhập khẩu của công ty này trên thị trường Đức liên tục tăng. Nó khẳng định Đức là một trong ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty. Đặc biệt Pháp và Canađa vẫn là hai thị trường nhập khẩu chính của công ty với những thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao và giá phù hợp. Bởi đối với các doanh nghiệp khi lựa chịn đối tác để cung cấp thiết bị cho mình thì giá cả là yếu tố quan tâm hàng đầu của các công ty. Nhập khẩu chủ yếu trên thị trường Đức, Pháp, Canađa là những thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. Như các máy biến áp, biến dòng điện, biến điện áp, dụng cụ cầm tay, cầu trì tự rơi, cầu dao phụ tải… Canađa được coi là thị trường cung cấp các thiết bị chính của công ty năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là 31.47%. Tuy đến năm 2006 nó chỉ còn chiếm 20.67% điều này cho thấy công ty đang đa dạng hoá hình thức nhập khẩu và tiến hành nhập khẩu trên nhiều thị trừờng mục đích là, trang bị và đáp ứng được hầu hết các thiết bị cho các nhu cầu khác nhau và khi nhập khẩu trên nhiều thị trường sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh cho công ty. 2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam Là một công ty kinh doanh thiết bị trên thị trường thế giới, sản phẩm kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng và phong phú công ty chủ yếu nhập các thiết bị phục vụ cho các công trình như thiết bị cho lưới điện truyền tải, thiết bị cho lưới điện phân phối và các phụ kiện cho đường dây. Công ty phát triển kỹ thuật việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị có chất lượng cao, được sản xuất bởi các hãng đứng đầu thế giới các nhà sản xuất chuyên nghiệp hàng đầu về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như: Cầu chì, cầu dao, dao cách ly, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, sứ cách điện, dụng cụ cắt tải cầm tay… cho hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối. Nhập khẩu chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. Các thiết bị này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Các sản phẩm trên ở nước ta được sử dụng trên lưới điện truyền tải và phân phối tại các công ty truyền tải và điện lực như: Truyền tải điện 1, 2, 3, điện lực 3...các sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao. Bảng I.2: Thiết bị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam ĐV: 1000Đ Tên thiết bị Hãng sản xuất Nước sản xuất Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Thiết bị lưới điện phân phối 7.106.959 9.550.258 12.273.364 16.633.782 Cầu chì tự rơi S&C Mỹ 726.287 896.251 1.541.368 1.896.354 Máy đào bánh lốp Trench Pháp 2.546.873 2.519.554 3.124.215 4.986.158 Máy cắt MWB Đức 1.546.102 2.845.368 3,725,224 4.824.561 Máy biến điện áp Trench Canađa 1.546.256 1.786.224 2.021.657 2.268.145 cầu dao phụ tải MWB Đức 680.443 1.502.861 1.860.900 2.658.564 2. Thiết bị lưới điện truyền tải 4.264.390 6.534.984 8.001.289 10.307.463 Dao cách ly Coelme Ialia 430.259 941.251 1.242.027 1.834.939 Tủ điều khiển Coelme Ialia 856.298 2.485.324 2.745.226 3.486.257 Tụ bù dọc Trench Canađa 514.814 439.697 573.772 693.798 Máy biến dòng điện Trench Canađa 1.924.151 2.030.214 2.563.125 3.024.498 Sứ máy biến áp Trench Pháp 538.868 638.498 877.139 1.267.971 3. Phụ kiện cho đường dây 1.293.567 1.754.706 1.558.025 2.022.803 Cầu trì các loại Chicago TQ 507.226 670.128 496.268 345.356 Kẹp cực cho thiết bị SangDong HQ 279.115 395.354 565.489 746.218 Kẹp cực nối đất Arutti TBN 507.226 689.224 496.268 931.229 Tổng 12.664.916 17.839.948 22.232.978 28.964.048 Nguồn (Phòng kinh doanh) Trong cơ cấu mặt hàng nhập của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn như: thiết bị trên lưới điện truyền tải và các thiết bị trên lưới điện phân phối ngoài ra công ty còn nhập các thiết bị phụ trợ cho đường dây như kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp cực nối đất. Những thiết bị nhập khẩu đó được nhập khẩu từ những hãng có uy tín trên thế giới: như hãng S&C, MWB, Coelme, Arutti, SangDong là những hãng đứng đầu thế giới trong việc trang bị các thiết bị điện có công suất cao. Tổng giá trị nhập khẩu thiết bị điện không ngừng tăng trong những năm gần đây năm 2003 tổng giá trị nhập khẩu là 12.664.916.000 đồng thì năm 2006 tổng giá trị nhập khẩu đã nên tới 28.964.048.000 đồng tức tăng 16.299.132.000 đồng tương ứng với mức tăng khoảng 60% đây là mức tăng rất cao. Trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam thì giá trị nhập khẩu thiết bị truyền tải là chủ yếu chiếm khoảng 50% tổng giá trị nhập khẩu và thiết bị trên lưới điện phân phối chiếm khoảng 38% tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Nhưng đến năm 2006 giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải có xu hướng giảm để tăng giá trị nhập khẩu phụ kiện đường dây. Tuy nhiên mức giảm thấp và thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối vẫn là những mặt hàng kinh doanh chính của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. 2.1 Phân tích cơ cấu thiết bị nhập khẩu của công ty Bảng II 3: Cơ cấu nhập khẩu một số thiết bị của công ty ĐV % Tên thiết bị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phụ kiện đường dây 6.98 9.84 7.01 6.98 Thiết bị trên lưới điện truyền tải 35.59 36.63 35.99 35.59 Thiết bị trên lưới điện phân phối 57.43 53.53 57.00 57.43 Qua bảng cơ cấu thiết bị nhập khẩu của công ty ta thấy: Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối đó là các máy cắt, máy biến dòng điện, máy điện áp, máy đào bánh lốp… là những thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao, những thiết bị đó đang tăng theo nhu cầu của nước ta. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cạnh tranh diễn ra gay gắt, đặc biệt tháng 11/2006 chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao. Đặc biệt nhu cầu tăng cho các thiết bị trên lưới điện truyền tải và thiết bị trên lưới điện phân phối. Qua bốn năm liên tiếp thiết bị trên lưới điện phân phối vẫn là mặt hàng nhập khẩu chính của công ty. Năm 2003 giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện truyền tải là 7.106.959 nhìn đồng chiếm 57.43% trong cơ cấu các thiết bị nhập khẩu của công ty và đến năm 2006 tuy công ty tăng lượng nhập thiết bị trên lưới điện phân phối là 16.633.782 nghìn đồng tức là tăng 9.526.823 nghìn đồng tương ứng 134.1% điều đó cho thấy nhu cầu thiết bị trên lưới điện phân phối đã tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhà nước đang đổi mới để hiện đại hoá các thiết bị sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Giá trị nhập khẩu thiết bị này những năm qua liên tục tăng tuy cơ cấu thiết bị trên lưới điện phân phối năm 2004 có giảm hơn so với năm trườc nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Bên cạnh thiết bị trên lưới điện phân phối công ty còn chú trọng nhập các thiết bị trên lưới điệnỉtuyền tải đó là những thiết bị nhập khẩu chủ yếu của công ty. Giá trị nhập khẩu các thiết bị trên lướ điện truyền tải năm 2003 là 4.262.390 nghìn đồng thì năm 2006 tăn lên là 10.307.463 nghìn đồng tăng 6.043.073 nghìn đồng bằng 141.7%. Mức tăng tương đối cao điều này cho thấy những năm gần đây nhu cầu trang thiết bị ngày càng tăng cao. Đồng thời cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải cũng tăng một cách tương đối đều. Năm 2003 cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải là 33.67% và đến năm 2006 cơ cấu nhập khẩu thiết bị này đã tăng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 35.59%. Sơ đồ biểu hiện cơ cấu thiết bị nhập khẩu công ty năm 2006 2.2 Phân tích giá trị nhập khẩu theo từng thiết bị nhập khẩu * Thiết bị trên lưới điện phân phối Bảng II.4: Giá trị nhập khẩu thiết bị trên lưới điện phân phối. Tên thiết bị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Cầu chì tự rơi 726.287 896.251 1.541.368 1.896.354 Máy đào bánh lốp 2.546.873 2.519.554 3.124.215 4.986.158 Máy cắt 1.546.102 2.845.368 3,725,224 4.824.561 Máy biến điện áp 1.546.256 1.786.224 2.021.657 2.268.145 Cầu dao phụ tải 680.443 1.502.861 1.860.900 2.658.564 Tổng 7.106.959 9.550.258 12.273.364 16.633.782 Nguồn phòng kinh doanh Những thiết bị nhập khẩu trên lưới điện phân phối chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là cầu chì tự rơi, máy đào bánh lốp, máy biến điện áp, máy cắt, cầu dao phụ tải. Trong những thiết bị nhập khẩu đó thì giá trị nhập khẩu của máy đào bánh lốp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam và giá trị nhập khẩu của máy cắt và máy biến điện áp là tương tự nhau, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Sơ đồ giá trị nhập khẩu một số thiết bị trên lưới điện phân phối + Máy biến điện áp: Là loại máy được sản xuất bởi hãng MWB của Đức và Canađa là loại máy dùng để điều chỉnh, hạn chế sự cố, bảo vệ thiết bị điện và đường dây cho lưới điện phân phối. Qua sơ đồ biểu thị giá trị nhập khẩu máy đào bánh lốp, máy cắt và máy biến điện áp là ba thiết bị được nhập nhiều nhất trong cơ cấu giá trị nhập các thiết bị trên lưới điện phân phối. Giai đoạn trước năm 2003 giá trị nhập khẩu của các thiết bị này không lớn nó chỉ chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu của các thiết bị trên lưới điện phân phối thì đên năm 2003 đến nay nó tăng 80% giá trị nhập khẩu của các loại thiết bị này. Điều này cho thấy nhu cầu trang bị nhằm hiện đại hoá ngành công nghiệp điện của nước ta tăng cao. Giá trị nhập khẩu máy cắt của công ty liên tục tăng, tốc độ tăng một cách đều đặn qua các năm, năm 2003 giá trị nhập khẩu máy cắt là 1.546.102 nghìn đồng đến năm 2006 giá trị nhập khẩu của máy cắt nên đến 4.824.461 nghìn đồng tức tăng 3.278.549 nhìn đồng tức tăng 212% mức tăng tương đối cao. Giá trị nhập khẩu máy biến áp của công ty tăng một cách tương đối đều giữa các năm tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của máy cắt. Năm 2003 giá trị nhập khẩu máy biến áp là 2.546.738 nghìn đồng nhiều hơn so với máy cắt là 1.000.771 nghìn đồng nhưng đến năm 2006 giá trị nhập của máy cắt là 4.986.158 nghìn đồng tức tăng 2.439.285 nghìn đồng ít hơn tốc độ tăng của máy cắt là 3.278.549 nghìn đồng. Điều này cho thấy nhu cầu máy cắt trong tương lai của thiết bị máy cắt sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu thiết bị cho máy biến áp. Từ đó công ty cần có chiến lược kinh doanh phù hợp tìm các nguồn thoả mãn nhu cầu đó. Qua sơ đồ thị giá trị nhập khẩu máy cắt ta thấy tốc độ tăng của máy cắt tương đối đều giữa các năm 2003 đến năm 2005 nhưng đến năm 2006 nó đã tăng đến 4.986.158 nghìn đồng, đó là mức tăng cao hơn năm 2003 là 2.439.285 nghìn đồng điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu máy đào bánh lốp của công ty sẽ tưng cao hơn. Trong các thiết bị nhập khẩu cho lưới điện phân phối thì mãy cắt, máy biến áp, máy đào bánh lốp chiếm giá trị lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Chính vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần có các kế hoạch và chính sách phù hợp để cung cấp một cách tốt nhất các thị bị này trong tương lai cho khách hàng. Ngoài các loại máy trên, trong thiết bị cho lưới điện phân phối công ty còn nhập cầu dao phụ tải, cầu trì tự rơi… Cầu dao phụ tải là thiết bị dùng để: san tải đường dây, đường cáp ngầm nối mạch vòng và mạch cấp điện song song, cắt phụ tải khi cần thiết khi đấu nối, trong vận hành và bảo dưỡng thường xuyên, cắt dòng điện điện dung của đường dây trên không hoặc cáp ngầm, cắt máy biến áp có tải và có dòng điện đi qua… Năm 2003 nhập khẩu cầu giao phụ tải là 680.443 nghìn đồng thì năm 2006 tăng lên là 2.658.564 nghìn đồng tăng 1.987.121 nghìn đồng bằng 209.7% đây là mức tăng tương đối cao điều này cho thấy nhu cầu trang bị các loại cầu dao mới với tính năng cao hơn đang được ưa. Cầu chì tự rơi là thiết bị bảo vệ các thiết bị trong lưới điện có điện áp 15.4Kv đến 34.5Kv, 100A – 400A, có thể lắp với Loadbuste để cắt phụ tải. Cầu chì tự rơi cũng là một thiết bị trong những năm gần đây được nhập khẩu liên tục tăng nếu năm 2003 giá trị nhập khẩu cầu chì tự rơi là 726.287 nghìn đồng thì năm 2006 tăng lên là 1.986.254 nghìn đồng. *Thiết bị trên lưới điện truyền tải Bảng II.5: Giá trị thiết bị nhập khẩu trên lưới điện truyền tải ĐV: 1000 đồng Thiết bị lưới điện truyền tải 4.264.390 6.534.984 8.001.289 10.307.463 Dao cách ly 430.259 941.251 1.242.027 1.834.939 Tủ điều khiển 856.298 2.485.324 2.745.226 3.486.257 Tụ bù dọc 514.814 439.697 573.772 693.798 Máy biến dòng điện 1.924.151 2.030.214 2.563.125 3.024.498 Sứ máy biến áp 538.868 638.498 877.139 1.267.971 Nguồn phòng kinh doanh + Máy biến dòng điện: Là loại máy dùng để biến đổi dòng điện. Giá trị nhập khẩu của máy biến dòng điện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải. So với thiết bị là dao cách ly thì năm 2003 máy biến điện nhập khẩu gấp 4.47 lần, và so với tủ điều khiển gấp 2.25 lần cao nhất là so với tụ bù dọc gấp 3.73 lần. Nhìn chung thiết bị cho lưới điện truyền tải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thiết bị trên lưới điện phân phối nhưng nó cũng chiếm giá trị cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong các thiết bị nhập khẩu cho lưới điện phân phối thì giá trị nhập khẩu của máy biến dòng điện chiếm kim ngạch lớn nhất. Nhưng đến năm 2006 thì kim ngạch nhập khẩu của các thiết bị trên lưới điện phân phối cũng tăng một cách tường đối đều giữa các thiết bị. Năm 2006 thiết bị nhập khẩu là tủ điều khiển là 3.486.257 nghìn đồng đã tăng cao hơn giá trị nhập của máy biến dòng điện. Điều này cho thấy Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đang tiến hành đa dạng hoá kinh doanh trên tất cả các thiết bị nhằm giảm rủi ro khi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu tủ điều khiển khá nhanh so với tốc độ tăng chung của các thiết bị trên lưới điện phân phối. Năm 2003 giá trị nhập khẩu thiết bị này chỉ là 856.298 nghìn đồng thì năm 2006 giá trị nhập của tủ điều khiển tăng là 3.486.257 nghìn đồng tăng 2.629.959 nghìn đồng bằng 300% đây là mức tăng cao nhất trong các thiết bị nhập khẩu của công ty. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do tủ điều khiển đang là thiết bị có nhu cầu cao trong nước để bảo vệ các thiết bị và điều khiển các thiết bị trên lưới điện truyền tải. * Phụ kiện đường dây Phụ kiện đường dây là thiết bị nhập khẩu nhằm dùng để bổ xung cho các thiết bị trên lưới điện phân phối và truyền tải. Tổng giá trị nhập khẩu của phụ kiện đường dây năm 2003 là hơn 1 tỷ nhưng đến năm 2006 cũng chỉ tăng đến 2 tỷ. Đây là thiết bị không được công ty chú trọng cho nhập khẩu. Tóm lại trong cơ cấu nhập khẩu của công ty chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. 3. Tình hình tiêu thụ thiết bị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong nước về nhu cầu thiết bị điện phục vụ cho sản xuất đặc biệt là kế hoạch mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp và mục tiêu chiến lược kinh doanh trong tương lai, công ty phát triển kỹ thuật Việt nam đã tiến hành nhập khẩu hàng hoá về kinh doanh trong nước. Các thiết bị được công ty nhập về để thoả mãn các nhu cầu trong nước. Nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty năm 2003 còn thấp do công ty chưa có mạng lưới bán hàng và quảng bá sản phẩm của mình một cách thích hợp nên chưa thu hút được khách hàng. Mặt khác do công ty mới thành lập nên kế hoạch bán hàng còn chưa có kinh nghiệm, bị cạnh tranh cao nên công ty chưa thu hút được khách hàng. Chính vì vậy số lượng hàng bán năm 2003 còn thấp chỉ đặt khoảng 60% kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2006 tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc mới nhờ áp dụng chiến lược kinh doanh mới công ty đã có chiến lược quảng bá giớI thiệu sản phẩm của mình với khách hàng nên công ty không những giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút nhiều khách hàng mới. Và năm 2006 cũng là năm mà doanh nghiệp đã gần đặt được kế hoạch tiêu thụ hàng của mình. Chính vì vậy năm 2006 công ty đã đặt được kế hoạch bán hàng của mình. Điều đó do công ty có chuyển hướng trong nghiên cứu thị trường nguồn cũng như thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Bảng II.6: Số lượng thiết bị mà công ty phát triển Việt Nam cung cấp Tªn hµng Nhµ s¶n xuÊt H·ng s¶n xuÊt ®¬n vÞ Sè l­îng 2003 2004 2005 2006 1.Thiết bị lưới điện phân phối Cầu chì tự rơi S&C Mỹ bộ 15 26 41 50 Máy đào bánh lốp Trench Pháp xe 0 0 4 9 Máy cắt MWB Đức bộ 0 8 11 24 Máy biến điện áp Trench Canađa chiếc 21 34 52 63 cầu dao phụ tải MWB Đức bộ 12 18 29 37 2. Thiết bị lưới điện truyền tải Dao cách ly Coelme Ialia bộ 8 15 27 46 Tủ điều khiển Coelme Ialia bộ 0 2 5 9 Tụ bù dọc Trench Canađa quả 2 5 8 8 Máy biến dòng điện Trench Canađa chiếc 0 3 5 11 Sứ máy biến áp Trench Pháp quả 18 27 41 54 3. Phụ kiện cho đường dây Cầu trì các loại Chicago TQ bộ 26 11 28 31 Kẹp cực cho thiết bị SangDong HQ bộ 85 135 190 250 Kẹp cực nối đất Arutti TBN bộ 76 134 156 210 Nguồn phòng kinh doanh Qua bảng II.6 ta thấy số lượng thiết bị nhập khẩu của công ty không ngừng tăng. Điều đó cho thấy nhu cầu về thiết bị điện ở nước ta không ngừng tăng. 4. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty những năm gần đây 4.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây Năm 1999 khi mới thành lập công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, do là một công ty nhập khẩu là chủ yếu nên khi bước ra thị trường quốc tế công ty đã có không ít khó khăn do hiểu biết về thông lệ quốc tế còn hạn chế. Nên những năm đầu doanh thu hay lợi nhuận của công ty là thấp, có kì công ty còn bù lỗ. Nhìn chung những năm gần đây do mở cửa thị trường nên công ty cũng nhanh chóng thay đổi bộ mặt của mình. Bảng II. 7: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty STT ChØ tiªu ®¬n vÞ tÝnh 2003 2004 2005 1 Doanh thu Tr® 19.950 24.220 36.300 2 Chi phÝ Tr® 18.540 22.400 97.710 3 Nép thuÕ Tr® 1.090 1.450 1.750 4 Lîi nhuËn Tr® 320 370 550 5 Lao ®éng Ng­êi 82 95 110 6 TN b×nh qu©n Tr®/ng­êi 1,100 1,300 1,550 Nguồn phòng kế toán Qua bảng số liệu II.8 ta thấy: Tình hình kinh doanh của công ty liên tục phát triển, điều đó chứng tỏ công ty đã có những thay đổi phù hợp để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Năm 2003 doanh thu của công ty mới là 19.950 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên là 36.300 triệu đồng tức tăng 16.350 triệu đồng tương ứng 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31870.doc