MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM HÀNG GIÀY DÉP VÀ XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM 6
1. Đặc điểm mặt hàng giày dép và xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 6
1.1.Đặc điểm mặt hàng giày dép 6
1.2. Đặc điểm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 8
2. Thị trường xuất khẩu hàng giày dép và khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 9
2.1. Thị trường Mỹ 9
2.2. Thị trường EU 10
2.3. Thị trường Nhật 14
2.4. Một số thị trường khác 21
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 24
3.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngành, về doanh nghiệp 24
3.1.1. Vốn 24
3.1.2. Lao động 25
3.1.3. Nguyên liệu đầu vào 26
3.1.4. Máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất 26
3.1.5. Uy tín và khả năng điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp 27
3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh quốc tế 27
3.2.1. Môi trường chính trị 27
3.2.3. Môi trường luật pháp 29
3.2.4. Môi trường văn hoá 30
3.2.5. Môi trường cạnh tranh 31
4. Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong thời gian gần đây 32
5. Một số kinh nghiệm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 35
5.1. Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh 35
5.2. Nghiên cứu tìm ra ngách thị trường 35
5.3. Từng bước chinh phục người tiêu dùng 36
5.4. Nên đăng ký và bảo hộ thương hiệu 36
5.5. Cần chú ý đến đặc điểm và tâm lý kinh doanh của những đối tác quốc tế 37
5.6. Tích cực tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới 37
5.7. Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại 38
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP-THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 40
1. Khái quát về Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 40
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mai-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 40
1.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 43
1.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 43
1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức 43
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 46
1.2.2. Nguồn nhân lực 48
1.2.2.1. Cơ cấu lao động 48
1.2.2.2. Trình độ của người lao động 50
1.2.3. Các ngành nghề kinh doanh 51
1.2.4. Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu 53
2. Thực trạng xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 54
2.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép 54
2.2.Cơ cấu mặt hàng giày dép xuất khẩu 56
2.2.1. Cơ cấu giày dép xuất khẩu 56
2.2.2. So sánh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép 59
2.3. Thị trường xuất khẩu giày dép 60
2.4. Phương thức xuất khẩu 63
2.5. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép 64
3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 66
3.1. Những điểm mạnh 66
3.1.1. Môi trường chính trị 66
3.1.2. Lao động 66
3.1.3. Khai báo hải quan 67
3.2. Những điểm yếu 67
3.2.1. Trình độ của người lao động 67
3.2.2. Thiếu vốn và công nghệ 67
3.2.3. Tính chất nội địa hoá 68
3.2.4. Hệ thống phân phối 68
3.2.5. Khai báo hải quan 69
3.3. Những cơ hội 69
3.3.1. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 69
3.3.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu 70
3.3.3. Tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong sản xuất giày dép xuất khẩu 70
3.4. Những thách thức 71
3.4.1. Bị áp thuế chống bán phá giá 71
3.4.2. Gia nhập WTO 71
3.4.3. Giảm thị phần 71
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP-THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 73
1. Định hướng xuất khẩu ngành da giày đến năm 2010 73
2. Định hướng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 76
2.1. Về công tác sản xuất kinh doanh 77
2.2. Về hoạt động xuất khẩu hàng hoá 77
2.3. Về công tác nguồn nhân lực 77
2.4. Công tác đầu tư, xây dưng cơ bản 78
3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 78
3.1. Nâng cao chất lượng giày dép xuất khẩu 78
3.2. Đa dạng hoá sản phẩm giày dép xuất khẩu 79
3.3. Đổi mới máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất 80
3.4. Nâng cao trình độ của người lao động và áp dụng các biện pháp khuyến khích người lao động 81
3.5. Phát triển thị trường và hệ thống phân phối 83
3.6. Tăng cường hoạt động marketing quốc tế 84
3.7. Tiết kiệm chi phí xuất khẩu giày dép 84
3.8. Ứng dụng thương mại điện tử 86
3.9. Nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn 86
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần tham gia tích cực Chương trình quốc gia trọng điểm hỗ trợ xúc tiến thương mại, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp da giày của cả nước trong tương lai.
- Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất là phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất. Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tài chính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị.
Bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô nước ngoài. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hoá việc phát triển sản phẩm đồng thời phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện, có văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài.
Ở giai đoạn tự sản xuất này, doanh nghiệp có thể gia tăng một phần giá trị trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, do đó giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp này có thể đạt được cao hơn. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn, do có chi phí quản lý cao hơn, lại phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khác.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP-THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP
GIÀY PHÚ HÀ
1. Khái quát về Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mai-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
Từ hơn một thập kỉ qua, ngành giày da của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với doanh thu đem lại từ xuất khẩu tăng mạnh qua từng năm đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản thu nhập lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho người lao động. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ngành giày da được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm khuyến khích phát triển.
Thành lập năm 1993 với tên công ty là Công ty Giày Phú Lâm, trụ sở chính ở 154 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một doanh nghiệp lớn của Bộ Công Nghiệp, là một công ty thuộc Công ty Giày Da Việt Nam. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, ngày 10 tháng 3 năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần giày Phú Lâm. Ngày 28 tháng 11 năm 2007, lần thứ tư công ty lại đăng ký đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại - Đầu tư Phú Lâm tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm và uy tín tích luỹ được trong suốt quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty đã kinh doanh có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng giày da. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt tại hầu hết các châu lục, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, với chiến lược nâng cao chất lượng giúp các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng được tín nhiệm cao không chỉ đối với khách hàng trong nước mà cả đối với khách hàng nước ngoài.
Với nhu cầu phát triển và nhận thấy những ưu điểm của khu vực phía Bắc, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty giày Phú Lâm đã đầu tư ra khu vực phía Bắc và cùng với Công ty Thiết bị (thuộc Tổng Công ty Thiết Bị Máy Móc và Phụ Tùng Việt Nam) thành lập một chi nhánh trên cơ sở hợp tác lấy tên là Xí nghiệp giày Phú Hà và sau này(tháng 12 năm 2007) đổi tên thành CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà.
Xí nghiệp giày Phú Hà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 2135QĐ/TCCB ngày 01 tháng 08 năm 1996 của Bộ Công Nghiệp. Xí nghiệp được UBND tỉnh Hà Tây cho phép đặt trụ sở tại Xã Phú Lãm - Huyện Thanh Oai - Tỉnh Hà Tây theo quyết định số 474QD/UB ngày 20 tháng 07 năm 1996.
Tháng 10 năm 1996, Xí nghiệp giày Phú Hà đã hợp tác với Công ty Vũ Chính của Đài Loan thông qua hợp đồng gia công với một dây truyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu thu hút khoảng 450 lao động. Khi đó Công ty Vũ Chính là một công ty than gia kinh doanh sản xuất giày dép xuất khẩu có tiềm lực tài chính khá mạnh và thị trường xuất khẩu tương đối rộng. Nhưng sau này do làm ăn kém hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ phía đối tác nên nhiều cổ đông đã xin rút vốn ra khỏi công ty khiến cho tình trạng khó khăn của Vũ Chính ngày một nghiêm trọng. Do vậy, Công ty Vũ Chính lớn mạnh trước đây đã trở thành một công ty gia đình nhỏ, khả năng tài chính bị hạn chế cùng với sự thu hẹp thị trường do không có vốn để đầu tư trực tiếp trên dây truyền sản xuất thứ hai và thứ ba. Thêm vào đó, trong quá trình hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài trong đó có Xí nghiệp giày Phú Hà, một số chuyên gia của công ty Vũ Chính đã thường xuyên vi phạm pháp luật và những thoả thuận giữa hai, không những không tỏ ra thiện chí trong quan hệ hợp tác mà còn không tôn trọng bộ máy quản lý điều hành công nhân trong xí nghiệp của đối tác. Trước thực trạng hoạt động kinh doanh không hiệu quả khi hợp tác với Vũ Chính, Xí nghiệp giày Phú Hà đã quyết định báo cáo lên Hội đồng quản trị của công ty mẹ Phú Lâm về việc chấm dút hợp tác vơi công ty Vũ Chính và đã được chấp nhận. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, vào khoảng tháng 6 năm 1998 Công ty giày Phú Lâm và Công ty Vũ Chính của Đài Loan đã tiến hành thanh lý hợp đồng gia công. Quyết định này là rất đúng đắn, mặc dù đem lại rất nhiều khó khăn trước mắt đối với Xí nghiệp nhưng về lâu dài nó lại mở ra cho Xí nghiệp một hướng đi mới tiềm ẩn nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội lớn để phát triển.
Trong thời gian chuẩn bị cho việc chấm dứt hợp tác với Công ty Vũ Chính, ban lãnh đạo của Xí nghiệp giày Phú Hà đã cố gắng đi tìm những đối tác khác. Với những lợi thế của mình như lực lượng lao động trẻ có tay nghề và có tính kỉ luật cao trong lao động, giá lao động lại tương đối rẻ và những uy tín sẵn có, đồng thời được sự giới thiệu của Công ty giày Phú Lâm và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Xí nghiệp giày phú Hà đã trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng gia công với Công ty TMC - một công ty thương mại lớn của Đài Loan. Ngày 8 tháng 7 năm 1998, ban lãnh đạo của hai công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng gia công giày dép xuất khẩu với quy mô ban đầu là hai dây truyền công suất 60.000 đôi/tháng. Trong vòng 45 ngày sau khi ký hợp đồng Xí nghiệp đã hoàn tất việc cải tạo xưởng và các công trình phụ, điều chỉnh bố trí máy móc thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu của phía đối tác là Công ty TMC trên dây truyền sản xuất hiện có. Đến ngày 20 tháng 9 năm 1998 thì mở rộng sản xuất trên dây truyền thứ hai. Sau khi cải tạo nhà xưởng cho phù hợp với thiết kế của dây truyền mới, Xí nghiệp giày Phú Hà chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian này Xí nghiệp vừa đào tạo mới vừa đào tạo lại tay nghề cho công nhân để sản xuất dần đi vào ổn định và từng bước phát triển mở rộng. Cho đến nay Xí nghiệp giày Phú Hà đã thực hiện được rất nhiều hợp đồng gia công với Công ty TMC, đó là những hợp đồng gia công giày dép nữ và hợp đồng gia công giày dép thể thao. Hiện tại Xí nghiệp vẫn đang thực hiện hợp đồng gia công giày dép nữ xuất khẩu với công ty TMC của Đài Loan. Công ty TMC uỷ quyền hoàn toàn cho Xí nghiệp làm tất cả các công việc từ nhập nguyên phụ liệu, sản xuất đến xuất khẩu hàng giày dép cho phía đối tác theo chỉ định của TMC.
Cùng với những lần đổi tên của công ty mẹ Phú Lâm, chi nhánh của công ty ở miền bắc cũng đổi tên theo các giai đoạn như sau: Theo quy định của luật cổ phần hoá, tháng 3 năm 2005 Xí nghiệp giày Phú Hà phải đổi tên thành Chi nhánh Công ty Cổ phần giày Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà sau khi đã cổ phần hoá, do đó Xí nghiệp đã chuyển từ một doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Ngày 24 tháng 12 năm 2007 tên chi nhánh lại được đổi lại là CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà và có đăng ký bổ sung một số ngành nghề kinh doanh mới dựa theo Quyết định số 23/ĐHĐCĐ-QĐ/2007 của Đại hội đồng cổ đông công ty .
1.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
1.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào yêu cầu của hình thức sản xuất kinh doanh là gia công, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm - Xí nghiệp giày Phú Hà đã hoàn thiện dần bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn và cũng hiệu quả hơn. Xí nghiệp thực hiện việc quản lý theo chế độ một thủ trưởng có sự chỉ đạo sát xao từ trên xuống dưới. Bộ Máy quản lý của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm - Xí nghiệp giày Phú Hà gồm các phòng ban sau:
- Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản
Mối liên hệ giữa các bộ phận trong Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
(trang bên)
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CNCTCPCNTMĐT - Xí nghiệp giày Phú Hà Giám đốc
Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản
Phòng tổ chức hành chính
Phòng xuất nhập khẩu
Phòngkế toán tài vụ
Trạm y tế
Tổ cơ điện
Bảo vệ
Đào tạo
Phân xưởng may
Phân xưởng chặt
Phân xưởng đế
Phân xường hoàn chỉnh
Vệ sinh CN
Chỉ huy trực tiếp
Tham mưu, hỗ trợ
Kiểm tra, giám sát
Ngoài ra, Xí nghiệp còn có các tổ, kho như: Tổ bồi vải, tổ kho NVL, tổ giày da và lót mặt, tổ KCS, tổ giày màu, tổ máy, tổ máy mài, các tổ đế, tổ gò, tổ chỉnh lý, tổ đóng thùng, kho bán thùng, tổ đóng gói.
Hoạt động tổ chức kinh doanh của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm - Xí nghiệp giày Phú Hà theo nguyên tắc:
Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban phân xưởng.
Các phòng ban thực hiện các chức năng theo quy định và chụi trách nhiệm trước Giám đốc.
Các phân xưởng tổ chức sản xuất sản phẩm hoặc chia ra các tổ sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ hay tính chất công việc. Các phân xưởng tổ chức theo các tổ sản xuất và chụi trách nhiệm với giám đốc về công việc của mình.
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Mỗi một bộ phận của Xí nghệp được phân những nhiện vụ khác nhau. Tuy nhiên để hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi các bộ phận cần có sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc.
a. Giám đốc
Giám đốc là người trực tiếp chỉ huy phòng Tài Vụ, phòng xuất khẩu, phong kỹ thuật xây dựng cơ bản , phòng tổ chức hành chính. Giám đốc cũng là người chụi thách nhiệm chính trước Nhà nước và các cơ quan chủ quản về hoạt động của xí nghiệp.
b. Phòng tổ chức hành chính
Chức năng chủ yếu của phòng là tổ chức - quản trị bao gồm:
Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động tiền lương;
Tổ chức kiện toàn bộ máy;
Lập kế hoạch công tác, báo cáo thường kỳ, báo cáo tổng hợp;
Tiếp khách, phục vụ hội nghị và các cuộc họp;
Quản lý con dấu , hồ sơ, công văn, mua sắm, thiết bị văn phòng;
Quản lý công tác bảo vệ, vệ sinh công nghiệp tạp vụ, nấu ăn;
Tuyển dụng và đào tạo;
Quản lý theo dõi thực hiện lao động tiền lương, tiền thương;
Khen thưởng, thi đua, xử lý kỷ luật.
c. Phòng xuất nhập khẩu
Chức năng của phòng là làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
Làm các thủ tục xuất nhập khẩu vật tư máy móc, hàng hoá, nguyên vật liệu, thực hiện việc kiểm tra hàng hoá và tiến hành giao nhận hàng hoa xuất nhập khẩu;
Lập hợp đồng gia công nếu có;
Theo dõi quá trình thực hiện và làm các thủ tục thanh lý, thanh khoản.
d. Phòng kế toán tài vụ
Chức năng của phòng kế toán tài vụ là làm các công việc liên quan đến tài chính, bao gồm các nhiệm vụ sau:
Ghi chép, phản ánh thông tin, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp và đề xuất các biện pháp phát triển;
Bảo vệ, lưu trữ sổ sách và tài liệu kế toán, báo cáo thường kỳ và định kỳ;
Phổ biến và thi hành các thể lệ kế toán tài chính, kiểm tra và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, định mức tiền mặt tín dụng và các hợp đồng kinh tế;
Kiểm kê đánh giá lại tài sản, giải quyết tình trạng thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ và thiệt hại, dự đoán vốn và quản lý vốn;
Thu tiền mặt và quản lý quỹ.
e. Phòng kỹ thuật – cơ điện và xây dựng cơ bản
Kiểm tra sửa chữa trang thiết bị máy móc;
Thiết kế ban hành các quy định về điện;
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nguyên vật liệu, định bậc kỹ thuật, xác định trách nhiệm quản lý lắp đặt và tổ chức sửa chữa trang thiết bị;
Phối hợp đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức thông tin kỹ thuật nghiên cứu, triển khai mẫu mã và quản lý chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Nguồn nhân lực
1.2.2.1. Cơ cấu lao động
Tham gia kinh doanh trong ngành nghề thu hút lượng lớn lao động như ngành giày da, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, trước hết là cho lao động địa phương tỉnh Hà Tây và cho các vùng lân cận khác. Hiện tại, Xí nghiệp có khoảng hơn 150 cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và một lượng lớn công nhân lao động phổ thông được tuyển dụng từ các khu vực lân cận. Số công nhân phổ thông đó làm việc tại các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp. Ban đầu khi mới thành lập CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà của có khoảng 450 công nhân cộng thêm khoảng 10 người làm công tác quản lý, đến năm 2006 con số này đã lên đến 1550 người và cho đến nay (năm 2007) số lượng người lao động của Xí nghiệp đã tăng lên khoảng 1800 người. Hàng năm Xí nghiệp còn tuyển dụng thêm rất nhiều công nhân, đó là do khối lượng công việc ngày một nhiều đòi hỏi Xí nghiệp phải tuyển dụng một lượng lớn lao động . Trong số lao động phổ thông của Xí nghiệp, chiếm đại đa số là những lao động nữ giới (năm 2006 chiếm 96%, năm 2007 chiếm 96,7%) còn số lao động là nam giới chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Những công nhân làm việc tại Xí nghiệp giày Phú Hà còn rất trẻ, độ tuổi của công nhân biến động từ 18 đến 45 tuổi.
Bảng sau đây sẽ cho thấy cơ cấu lao động tại các xưởng sản xuất xét theo tiêu chí giới tính:
Bảng 4. Cơ cấu lao động của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp
giày Phú Hà
Năm
Tổng số lao động (người)
Số lao động nữ (người)
Số lao động nam (người)
Tỷ trọng LĐ nữ trong tổng số LĐ
1998
437
383
54
90 %
1999
865
813
52
94 %
2000
1350
1264
86
93,9 %
2001
1410
1300
110
92,3%
2002
1454
1325
129
91,1%
2003
1490
1367
123
91,7%
2004
1528
1386
142
90,7%
2005
1510
1375
135
91,1%
2006
1550
1446
104
93,3 %
2007
1800
1723
77
95,7 %
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cũng như để hoàn thành các đơn đặt hàng thì hàng năm Xí nghiệp cần tuyểm dụng thêm rất nhiều lao động. Trong năm 2007 Xí nghiệp đã tuyển dụng thêm 550 lao động, đạt 92% so với mục tiêu đề ra. Trong đó:
- Nhân viên quản lý : 17gười
- Nhân viên nghiệp vụ : 9 người
- Lao động phổ thông : 314 người
- Lao động có nghề : 210 người
1.2.2.2. Trình độ của người lao động
Theo tiêu chuẩn tuyển dụng của Xí nghiệp thì tuỳ theo từng vị trí và tính chất công việc mà Xí nghiệp có quy chế tuyển dụng riêng. Như đối với lao dộng trực tiếp sản xuất thì Xí nghiệp tuyển dụng những công nhân có sức khoẻ và có trình độ văn hoá hết lớp 12, còn đối với những cán bộ quản lý thì Xí nghiệp tuyển dụng những người đã qua trường lớp đào tạo về chuyên môn. Và không kể ở vị trí nào, tất cả người lao động của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đều được hưởng những chính sách mà nhà nước quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tham gia các công tác Đoàn và một số chính sách riêng do Xí nghiệp đặt ra cho người lao động. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích người lao động tích cực làm việc và gắn bó với Xí nghiệp lâu dài.
Đối với công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Xí nghiệp giày Phú Hà có thể được phân loại theo tiêu chí bậc thợ như sau:
- Thợ bậc 1 : 347 người
- Thợ bậc 2 : 295 người
- Thợ bậc 3 : 265 người
- Thợ bậc 4 : 240 người
- Thợ bậc 5 : 215 người
- Thợ bậc 6 : 165 người
- Thợ bậc 7 : 123 người
Để theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì nhu cầu đào tạo tay nghề cho người lao động là tất yếu.Chính vì vậy, lãnh đạo của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà rất quan tâm đến vấn đề này. Hàng quý, hàng năm Xí nghiệp luôn xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như những yêu cầu đối với người lao động. Riêng trong năm 2007, Xí nghiệp đã tổ chức được 7 đợt đào tạo với số lượng 900 người lao động.
1.2.3. Các ngành nghề kinh doanh
Khi mới thành năm 1996, Xí nghiệp giày Phú Hà chỉ kinh doanh trong ngành nghề duy nhất là sản xuất các mặt hàng giày dép xuất khẩu. Năm 2005, Xí nghiệp giày Phú Hà tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành thành Chi nhánh Công ty Cổ phần giày Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Để gia tăng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, tháng 11 năm 2007 Công ty Cổ phần giày Phú Lâm đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại - Đầu tư Phú Lâm và có đăng ký bổ sung thêm những ngành nghề kinh doanh mới. Do vậy, ngày 24 tháng 12 năm 2007 Công ty mẹ Phú Lâm đã đưa ra Quyết định số 23/ĐHĐCĐ-QĐ/2007 về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh công ty tại miền Bắc. Nội dung của quyết định này bao gồm thay đổi tên Chi nhánh tại miền Bắc từ tên chi nhánh đã đăng ký là Chi nhánh Công ty Cổ phần giày Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà thành tên chi nhánh mới là CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà, bổ sung một số ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh công ty tại miền Bắc và những nội dung khác nữa. Chính vì vậy ngành nghề kinh doanh của chi nhánh hiện nay gồm:
Sản xuất, mua bán nguyên phụ liệu, sản phẩm ngành da giày (không : thuộc da, tái chế phế thải tại trụ sở);
Mua bán nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng, hoá chất ngành dệt-may (trừ hoá chất có tính chất độc hại mạnh); thiết bị văn phòng, hàng gia dụng;
Sản xuất và in bao bì (trừ sản xuất bột giấy, gia công cơ khí, xi mạ điện);
Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô;
Kinh doanh nhà ở;
Cho thuê nhà xưởng kho bãi;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
Dịch vụ khai thuê hải quan;
Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu;
Kinh doanh vân chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ;
Sản xuất, mua bán gỗ (trừ trồng rừng hoặc nhập khẩu), sản phẩm gỗ (không chế biến tại trụ sở);
Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị chế biến gỗ và sản phẩm gỗ;
Môi giới thương mại;
Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính);
Sản xuất, mua bán nến và nguyên phụ liệu, thiết bị, hoá chất phục vụ ngành nến (không sản xuất tại trụ sở);
Mua bán hương liệu, nước hoa, tinh dầu, chất làm sạch và khử mùi;
Mua bán hàng hoá thủ công mỹ nghệ : mây tre nan, sành sứ, thuỷ tinh, nhựa, gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất;
Mua bán hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng cá nhân và gia đình;
Xây dựng công tình dân dụng, công nghiệp;
Mua bán, chế biến nông - lâm - hải sản, hoa quả khô (không : gây ô nhiễm môi trường và chế biến tại trụ sở);
Mua bán thép (trừ mua bán phế liệu);
( Nguồn: Quyết định số 23/ĐHĐCĐ – QĐ/2007 về việc thay đổi đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty tại miền Bắc của Đại hội đồng Cổ đông)
Tuy nhiên trong tất cả những ngành nghề kinh doanh đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu nhất của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà vẫn là sản xuất giày dép xuất khẩu.
1.2.4. Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu
Để tiến hành sản xuất giày dép xuất khẩu thì Xí nghiệp phải nhập khẩu tất cả các nguyên phụ liệu từ nước ngoài về. Dưới đây là bảng số liệu chi tiết về tình hình nhập khẩu một số nguyên phụ liệu trong 3 năm gần đây:
Bảng 5. Tình hình nhập khẩu một số nguyên phụ liệu
TT
Tên nguyên phụ
liệu
Đơn vị
tính
2005
2006
2007
Số lượng
Trị giá (USD)
Số lượng
Trị giá (USD)
Số lượng
Trị giá (USD)
1
Ô Dê
Chiếc
6,344,353
63,443,53
4,404,059
44,040.59
793,975.00
7,939.75
2
Đinh
Kg
28,766.88
43,150.32
33,845.10
50,767.65
7,610.40
11,415.60
3
Đế
Đôi
2,258,427
237,134.87
1,055,535
110,831.14
383,565.00
40,274,33
4
Dây viền
YDS
2,058,987.66
20,589.88
2,033,492.48
20,334.92
41,101.00
411.01
5
Băng dính
Cuộn
403,196
40,319.63
475,338
47,533.80
118,400.00
11,840.00
6
Băng dính nhám
YDS
30,179.75
9,053.93
24,612.27
7,383.68
5,891.00
1,767.30
7
Bàn chải quét keo
Chiếc
2,44
244.00
3,619
361.87
50.00
5.00
8
Bút vạch vẽ
Chiếc
17,503
6,125.91
19,765
6,917.73
3,960.00
1,386.00
9
Cây thép
Đôi
1,946,303
58,389.09
1,442,480
43,274.40
548,749.00
16,462.47
10
Chống ẩm
Túi
2,441,902
9,767.61
2,639,006
10,556.02
1,040,692.00
4,162.77
11
Chỉ may 1500M
Cuộn
82,42
57,694.04
86,361
60,452.60
13,890.00
9,723.00
12
Chun giày
YDS
481,986.28
48,198.63
665,487.79
66,548.78
146,883.00
14,688.30
13
Chun vòng
Kg
1,023.14
2,557.85
2,517.67
6,294.18
441.20
1,103.00
14
Dây giày
Đôi
286,033
22,882.67
282,558
22,604.67
43,901.00
3,512.08
15
Dây tăng cường
YDS
4,828,771.55
96,575.43
4,330,592.67
86,611.85
1,766,480.00
35,329.60
16
Dây treo nhãn
Chiếc
1,286,992
1,286.99
831,178
831.18
77,652.00
77.65
17
Da thuộc
SQ.FT
3,115,201.02
2,492,160.82
3,499,309.04
2,799,447.23
305,486.17
244,388.94
18
Dâù bóng
Kg
2,472.77
11,127.47
921.08
4,144.86
349.00
1,570.50
19
Gót giày
Đôi
2,689,522
282,399.85
2,092,902
219,754.75
337,047.00
35,389.94
20
Giấy độn giày
Kg
25,103.46
20,082.77
35,641.11
28,512.89
9,325.10
7,460.08
21
Giấy gói giày
Kg
72,272.12
72,272.12
47,237.09
47,237.09
12,620.31
12,620.31
22
Vải giả da 54"
YDS
862,480.34
1,811,208.71
859,096.07
1,804,101.75
222,011.00
466,223.10
23
Giấy in
Cuộn
93
325.64
194
678.51
0.00
-
24
Giấy in tem
Kg
2,645.87
3,968.81
4,279.32
6,418.98
13,972.00
20,958.00
25
Giấy lót cứng
Kg
125,590.63
150,708.76
51,514.30
61,817.16
49,121.50
58,945.80
26
Hộp đựng giày
Chiếc
2,237,356
111,867.79
2,191,582.00
109,579.10
1,001,858.00
50,092.90
27
Hoá chất
Kg
212,189.95
318,284.93
180,932.10
271,398.15
74,713.00
112,069.50
28
Keo
Kg
373,021.97
44,762.64
330,609.64
39,673.16
125,587.00
15,070.44
29
Khoá kéo
Chiếc
1,649,087
247,362.98
931,406
139,710.83
112,840.00
16,926.00
30
Khoá móc
Chiếc
16,201,179
162,11.79
13,013,816
130,138.16
5,445,984.00
54,459.84
31
Kếp tẩy
Kg
1,635.53
2,453.30
689.21
1,033.82
0.00
-
32
Lót đế
Đôi
18,165
908.26
77,405
3,870.26
0.00
-
33
Màng nylon
Kg
52,011.72
36,408.20
56,961.31
39,872.92
8,999.00
6,299.30
34
Đệm gót
Đôi
1,886,066
169,745.92
1,380,172
124,215.46
178,593.00
16,073.37
35
Miếng lót
Đôi
15,78
14,202.00
68,170.00
61,353.00
0.00
-
36
Mút xốp
YDS
146,166.46
26,309.96
100,422.44
18,076.04
69,508.00
12,511.44
37
Mực in
Kg
13,001.28
65,006.40
13,631.59
68,157.95
1,750.50
8,752.50
38
Tem nhãn
Chiếc
13,125,022
131,250.22
13,327,516
133,275.16
4,968,208.00
49,682.08
39
Trang trí mũ giày
Kg
1,491.73
2,237.60
885.95
1,328.93
34.00
51.00
40
Vải mũ giày 54"
YDS
1,335,497.12
2,003,245.68
1,087,843.70
1,631,765.55
285,135.00
427,702.50
41
Xi giày
Kg
1,358.06
2,037.09
1,627.86
2,441.79
749.00
1,123.50
42
Túi đựng giày
Kg
7,367.97
9,578.36
20,890.98
27,158.27
2,118.20
2,753.66
2. Thực trạng xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
2.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép
Hàng năm CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đầu tư rất nhiều vốn để mua những công nghệ hiện đại và tổ chức các buổi đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động. chính vì vậy, trong số sản phẩm gia công của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà tỷ lệ sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khá cao. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp tăng rất nhanh qua các năm.
Sau đây là bảng thống kê về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp:
Bảng 6. Tình hình xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT
Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng XK (đôi)
1.975.286
2.116.582
2.293.681
2.134.119
Đơn giá
bình quân
(USD)
6.66
6.68
6.85
7
Tổng kim ngạch XK (USD)
13.155.405
14.138.768,76
15.711.715,85
14.938.833
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp tăng mạnh trong các năm 2004, 2005 và 2006, cao nhất là năm 2006 Xí nghiệp đã xuất khẩu được 2.293.681 đôi giày dép đạt kim ngạch xuất khẩu 15.711.715,85 USD. Tuy nhiên trong năm 2007, sản lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20443.doc