Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C

LỜI NÓI ĐẦU 1

I.MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MẶT HÀNG SƠN MÀI: 3

a.Khái quát về ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam 3

I.1 Khái niệm: 3

I.2 Đặc điểm: 3

b.Tổng quan về ngành sơn mài 6

2.Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành nghề sơn mài Việt Nam 21

3.Vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và nghề sơn mài nói riêng trong phát triển kinh tế Việt Nam 22

II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIỆTC&C 25

I. Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C 25

1.Giới thiệu công ty cổ phần Việt C&C(Việt Change and Creation): 25

2.ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN 25

A/ NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005: 25

3.Cơ cấu tổ chức công ty: 26

4 .1. Thống kê lao động tại Việt C&C: 28

4.2. Tổ chức bộ máy kế toán 29

2.Tình hình xuất khẩu sơn mài của công ty: 30

3. Đánh giá chung 37

III.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty cổ phần Việt C&C: 44

1.Phát triển nguồn nhân lực,đặc biệt duy trì,đâo tạo ,tuyển chọn những công nhân tay nghề cao : 44

2,Phát triển các làng nghề và các vùng nguyên vật liệu : 45

3,Thu hút thêm vốn , mở rộng quy mô sản xuất: 47

5,Đẩy mạnh khâu thiết kế ,sáng tạo sản phẩm mới: 48

6.Tăng cường phát triển thị trường cho mảng sơn mài: 49

7. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng cho xuất khẩu. 50

8. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng cáo, mở rộng phương thức bán hàng phù hợp 52

10,Quản lý chặt chẽ ,hiệu quả hơn trong sản xuất và kinh daonh: 55

Tài liệu tham khảo: 56

Kết luận: 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư: các bức tứ bình: Mai, lan, cúc, trúc; các bộ tranh Phúc, Lộc, Thọ; tranh đồng quê; tranh dân gian Đông Hồ cho đến các bức họa nổi tiếng như: Suối tóc, Thiếu nữ bên hoa huệ, Nụ hôn...; tranh trừu tượng và tranh chân dung các danh nhân trên thế giới. Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh lại là cả một quá trình hết sức công phu, từ gỗ nguyên liệu đến khâu cuối cùng phải qua 25 công đoạn. Công việc của mỗi công đoạn đòi hỏi phải có nghệ thuật riêng, vừa tỉ mỉ lại vừa công phu. Có công đoạn làm đi làm lại tới 6 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót. Quy trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 - 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng. Trải qua các thế hệ khác nhau, sơn mài của Tương Bình Hiệp vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đó là sự tinh xảo nhẹ nhàng thanh thoát, đậm đà tính cách Á Đông. Ngày nay, các cơ sở tại Tương Bình Hiệp có khả năng sản xuất khá đa dạng các sản phẩm sơn mài, từ những bức tranh nghệ thuật đến các loại tủ, bàn ghế, bình hoa lớn... Nghề sơn mài truyền thống của Tương Bình Hiệp được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sự phát triển rực rỡ về mọi mặt trong những năm gần đây không chỉ là niềm tự hào của một làng nghề mà còn là di sản văn hóa đáng trân trọng của cả dân tộc. *. Vị trí của nghề sơn mài trong ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành thế mạnh và góp phần lớn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Việt Nam.Trong đó có thể coi sơn mài là nghề mũi nhọn và có giá trị cao. Xuất khẩu sơn mài không những có giá trị trong nguyên liệu,giá trị lao động mà còn bao gồm văn hóa,tính mỹ thuật và thiết kế rất cao.Cùng với rất nhiều làng nghề ,có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường xuất khẩu sơn mài tại miền Nam.Như một số doanh nghiệp lớn ở Bình Dương,Hà nội,Hà Tây. 2.Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành nghề sơn mài Việt Nam Là một phần của ngành thủ công mỹ nghệ ,những yếu tố tác động đến ngành sơn mài cũng là những yếu tố tác động đến ngành thủ công mỹ nghệ .Ở đây,qua tổng hợp các tài liệu và đánh giá chung,em xin được trình bày một số những yếu tố tác động đến ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và sơn mài nói riêng : * Tay nghề của người lao động: tuy nước ta có một nguồn lao động dồi dào với hơn 80 triệu dân và số ngừoi trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ lớn,nhưng không có nghĩa chúng ta có nhiều công nhân có tay nghề cao trong ngành sơn mài.Phần lớn lượng lao động trong nghành là được truyền theo gia đình hoặc tự học nghề mà không có một cơ sở đào tạo chính thông nào của địa phương cũng như của quốc gia..tuy lượng lao động này vẫn đang cho phép ngành sơn mài phát triển hiện tại và giữ được nét riêng biệt,nhưng khii phát triển lên thành một nghành nghề có quy mô lớn hơn,và sản xuất ra một số lượng sản phẩm lớn thì đây là môt yếu tố không thể không quan tâm của các cơ sở.. *Các vùng nguyên vật liệu :Như đã biết , giá trị ngoại tệ thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành sơn mài nói riêng thường đạt 95 - 97%,có được điều đó là do ngành nghề được sản xuất dựa trên các nguyờn liệu sẵn có tại địa phương. Nguyên vật liệu có sẵn cũng làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. *Thị trường trong và ngoài nước :Giống như các ngành nghề sản xuất khác,TCMN tất nhiên không thể tránh khỏi quy luật cung cầu.Sự thay đổi trong phong cách tiêu dùng,thẩm mỹ …và nền văn hóa của mỗi thị trường đều ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất TCMN.Việc sản xuất có phát triển hay không phụ thuộc phần lớn vào sự tiêu dùng của thị trường đối với loại hàng hóa sản xuất ra.Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. *Khả năng quản lý ,và maketting của các cơ sở sản xuất: nếu như thị trường là yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghành thì đây là yếu tố chủ quan (môi trường bên trong )của ngành đặc biệt trong thời đại kinh tế thị trường ,toàn cầu hóa như ngày nay. *Ngoài những nhân tố trên có thể nêu ra một vài yếu tố khác có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển của ngành nghề TCMN như:truyền thống lịch sử của làng nghề,quy mô và nguồn vốn của các doanh nghiệp,..v v v. 3.Vai trò của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và nghề sơn mài nói riêng trong phát triển kinh tế Việt Nam *Vai trò ngành thủ công mỹ nghệ Giống như nhiều ngành nghề khác,thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ hơn cho quốc gia.Hàng hóa thủ công mỹ nghệ nước ta hiện đó được xuất khẩu sang gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, EU là thị trường hàng đầu, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Australia, Đức, Pháp... Năm 2006, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đó đạt 630 triệu USD, chưa kể đồ gỗ đã đạt 2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của thủ công mỹ nghệ bình quân hàng năm đạt 20 - 30% là một tốc độ khá nhanh. Giá trị ngoại tệ thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ thường đạt 95 - 97%; trong khi có những ngành cần phải nhập khẩu một phần khá lớn các phụ liệu mới làm được hàng xuất khẩu: 400 triệu USD hàng thủ cụng mỹ nghệ xuất khẩu có thể tương đương với 1,5 tỷ USD của ngành dệt may. Đõy là một điểm mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nước ta,giúp phần giải quyết bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế. Mặt khác,ngành nghề cũng góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta.Việc phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giải quyết được một lượng lớn lao động. Trên thực tế đã hình thành một đáp số khá ấn tượng cứ xuất khẩu 1 triệu USD thì thu hút khoảng 3.500 – 4.000 lao động chuyên nghiệp/năm.Theo thống kê, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,... thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Theo Cơ quan Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã đào tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người; trong đó, 342 nghìn người đan tre trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn thợ dệt thêu, với 60% trong số lao động đó là nữ. Thu nhập bình quân của lao động ngành nghề, cũng theo JICA là 366.000 VND/người/tháng. (Thu nhập bình quân chung cả nước là 295.000 VND và vùng nông thôn là 225.000 VND/người/ tháng). *Vị trí của ngành sơn mài trong ngành thủ công mỹ nghệ,và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Như vậy chúng ta có thể thấy thủ công mỹ nghệ là một ngành hàng có rất nhiều tiềm năng và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước .Và nghề sơn mài là một nghề có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong đó.Là một trong những ngành mũi nhọn và có giá trị xuất khẩu cao của ngành thủ công mỹ nghệ . Tình hình xuất khẩu hàng mây tre lá, thảm, sơn mài tuần đầu tháng 4/2008 Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ (từ ngày 26/3 đến 07/04) đạt 8 triệu USD, giảm nhẹ so với kỳ trước.... Dự báo trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài sẽ giảm sút so với tháng 3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tuần là Đức, Nhật Bản, Mỹ,Pháp, Đài Loan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Bỉ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Đan Mạch.... Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ (từ ngày 26/3 đến 07/04) đạt 8 triệu USD, giảm nhẹ so với kỳ trước. Đặc biệt là trong những ngày cuối kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài liên tục giảm. Do đó, dự báo trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài sẽ giảm sút so với tháng 3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tuần là Đức, Nhật Bản, Mỹ,Pháp, Đài Loan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Bỉ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Đan Mạch.... II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIỆTC&C Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C 1.Giới thiệu công ty cổ phần Việt C&C(Việt Change and Creation): Tiền thân là công ty cổ phần PTP ,JSC.Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh về thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm liên quan, được phép kinh doanh.Việt C&C được thành lập đầu năm 2008. Tên công ty được chọn với mong muốn công ty sẽ luôn lấy sự thay đổi linh hoạt năng động,cùng sự sáng tạo trong mẫu mã,chất lượng sản phẩm làm động lực ,kim chỉ nam hướng tới sự phát triển. Địa chỉ: Văn phòng :Số 2 ,ngách 32/15,phố An Dương ,phường Yên Phụ.Quận Tây Hồ, Hà Nội Xưởng sản xuất tại xí nghiệp X54,Bát Tràng ,Hà Nội. Tel:(04) 716 9820 Fax:(04) 716 9820 Website:vietnamhands.com Email:vietcc@vietnamhands.com 2.ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN A/ NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005: Theo điều 22 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, nội dung điều lệ công ty bao gồm :  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. 2. Ngành, nghề kinh doanh. 3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ. 4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các cổ đông sáng lập. 5. Số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần. 6. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông. 7. Cơ cấu tổ chức quản lý. 8. Người đại diện theo pháp luật. 9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ. 10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. 11. Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần. 12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh. 13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty. 14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. 15. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập. 16. Các nội dung khác do cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 3.Cơ cấu tổ chức công ty: Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình: Tổ chức theo quá trình là phương thức hình thành bộ phận trong đó các hoạt động được hợp nhóm trên cơ sở các giai đoạn của dây chuyền công nghệ.Việc hình thành bộ phận theo quá trình là phương thức khá phổ biến đối với các tổ chức có dây chuyền hoạt động chặt chẽ ,có thể phân chia thành những cung đoạn mang tính độc lập tương đối ,rất thích hợp với phân hệ sản xuất: Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phân xưởng sản xuất Phòng tài chính_kế toán Ở đây giám đốc là người quản lý và chỉ đạo vĩ mô. Là người liên kết các quá trình hoạt động độc lập thành một quá trình thống nhất và có sự ràng buộc lẫn nhau. Phó giám đốc kinh doanh là người quản lý toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Từ đầu vào, đầu ra, và các nhân viên trong bộ phận kinh doanh.Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo,thúc đẩy doanh thu và các hoạt động kinh doanh của công ty Việt C&C. Phó giám đốc sản xuất là người quản lý toàn bộ quá trình sản xuất của công ty,các công nhân trong xưởng sản xuất.Là người am hiểu kỹ thuật cũng như các quá trình tạo nên sản phẩm của công ty.Ở ViệtC&C ,phó giám đốc sản xuất cũng là người hướng dẫn đội ngũ thiết kế và sáng tạo ra các sản phẩm mới . Phó giám đốc tài chính:Là người quản lý và theo sát toàn bộ tình hình tài chính của công ty.Làm việc với kế toán,các ngân hàng,và các đối tác,các nhà đầu tư. Công việc của các phòng ban: a. Phòng kinh doanh : - Gồm 2 cán bộ có trình độ đại học có nhiệm vụ triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty , tổng hợp tình hình sản xuất của công ty từng gia đoạn b. Phòng kế toán : - Gồm có 3 người 1 trưởng phòng và 2 nhân viên trong đó có 1 người có trình độ đại học ,2 có trình độ trung cấp , thực hiện công việc hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm, phân tích thống kê các số liệu tài chính c. Xưởng sản xuất: _Xưởng làm mẫu:gồm 1 thiết kế và 7 công nhân làm mẫu(Tay nghề cao) _Xưởng sản xuất chính: Gồm 1 quản lý ,và 15 công nhân lao động trực tiếp. 4 .1. Thống kê lao động tại Việt C&C: Trình độ Đơn vị 2008 Trên đại học Người 1 Đại học - 6 công nhân KT - 22 Trung cấp phục vụ - 2 Tổng số - 31 Việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ là một công việc được ban giám đốc thường xuyên quan tâm . Ngành thủ công mỹ nghệ có đặc thù riêng do vậy cán bộ có trình độ chuyên ngành về thủ công mỹ nghệ mới thật sự phù hợp với công việc của công ty . Lực lượng cán bộ này thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, công ty Việt C&C đã không ngừng trau dồi kiến thức ngành thủ công mỹ nghệ, đào tạo kết hợp với tích luỹ kinh nghiệm, trưởng thành trong thực tế dần dần công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường. Với qui mô tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý như trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội sản xuất, từng công trình do đó làm tăng hiệu quả sản xuất thi công tạo uy tín nhất định trong ngành . 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và hạch toán, bộ máy kế toán của Công ty được xắp xếp bố trí gọn nhẹ, kiêm nhiện nhiều nhằm đáp ứng với yêu cầu biên chế gọn nhẹ và quản lý tập trung. Bộ máy tài chính kế toán của công ty bao gồm 4 người và một số nhân viên thống kê tại xưởng sản xuất. Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế , là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện tròn toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty Việt C&C . Kế toán trưởng hướng dẫn và kiểm tra các báo cáo trước khi trình giám đốc tài chính, theo dõi tình hình thực hiện công việc của các kế toán viên Kế toán tổng hợp thực hiện công việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thực hiện kết quả và lập biểu báo cáo biểu kế toán hàng quý. 6 tháng và quyết toán năm . Thủ quỹ tiến hành các công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hợp pháp, thực hiện các qun hệ giao dịch với ngân hàng, rút tiên mặt ngân phiếu về quỹ của Công ty để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của Công ty. Tại phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công công việc, kế toán sẽ tiến hành kiêm tra phân loại, xử lý chứng từ . từ đó ghi sổ chi tiết và tổng hợp, cung cấp thông tin cho việc phân tích tình hình tài chính, kinh tế của công ty . 2.Tình hình xuất khẩu sơn mài của công ty: Trước khi xem xét thực trạng của công ty Việt C&C chúng ta hãy xem qua một báo cáo mới nhất về tình hình xuất khẩu hàng mỹ nghệ Việt Nam sau một năm gia nhập WTO: · Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã và đang giúp cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng cơ hội giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế. Không những thế hội nhập WTO là một ngoại lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoà mình nhanh hơn vào nhịp đập của nền kinh tế thế giới. Sau một năm hội nhập, nhìn chung kết quả đạt được là thắng lợi. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ - một trong số ngành được đánh giá là có nhiều tiềm năng phátt riển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao vì thủ công mỹ nghệ là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ thực thu bằng 95-97% giá trị xuất khẩu, hơn hẳn các ngành nghề khác, do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức,hạn chế và khó khăn: -Việc khắc phục nhược điểm về thiết kế được xem là cách cần thiết nhất, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN nên đầu tư nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng, khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ, nhu cầu thị hiếu về thẩm mỹ của con người luôn biến đổi theo thời gian, chúng ra đưa ra những sản phẩm độc đáo mà các nhà sản xuất của nước khác không có được. Yếu tố sức nặng văn hoá kết tinh trong sản phẩm là đặc biệt quan trọng, việc sao chép, rập khuôn kiểu dáng, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc của người nước ngoài thì sẽ gặp phải hậu quả không tốt, những vấn đề rắc rối cả về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Những nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của hàng TCMN còn do chúng ta đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế hàng vừa có tính tiêu dùng, mang tính thẩm mỹ cao mà còn phải thể hiện được tính đa dạng, phong phú, truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam. -Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. -Sự nhỏ lẻ manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất của ngành hàng không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng dẫn đené không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn của khách hàng nước ngoài, bạn hàng phải tìm đén các đối tác khuác khu vực nước khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ và năng lực tổ chức sản xuất. Mô hình công nghiệp tập trung thuộc nhóm hàng chưa được định chế hoá nhằm tạo ra những tổ hợp, tập đoàn, theo đúng nghĩa của nó. -Đào tạo nguồn nhân lực quản lý, phục vụ cho ngành hàng cần phải đạt tới trình độ đẳng cấp quốc tế, các chủ Doanh nghiệp được đại diện cho phần vốn sở hữu của nhà nước, chuyên đem hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất Việt Nam ra nước ngoài buôn bán, vẫn không xác định được rõ ràng hàng hoá của mình đang nằm ở đẳng cấp nào, khả năng thẩm mỹ hạn chế, tính thích ứng thị hiếu thuần tuý… -Cần xét đến 3 nguyên tắc cơ bản: Tính truyền thống: xét ở yếu tố truyền thống, không ít những ý kiến vội vã cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có truyền thống hàng từ lâu đời, mặc dù thế, nếu so với sân chơi chung của thế giới và tốc độ phát triển của nó trong giai đoạn hiện đại ngày nay thì những vật liệu, mẫu mã được thể hiện từ nguyên liệu truyền htống, cổ truyền như gốm sứ, sơn mài… chưa thể so sánh hết với những yêu cầu ứng dụng tiến bộ của con người đương đại bởi còn thiếu tính giản đơn hoá nhưng phải mang đậm tinh tú và ẩn chứa tính văn hoá và trị giá tuyệt đối về kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thế giới. Về tiềm lực, đội ngũ thiết kế tài giỏi: đào tạo đội ngũ thiết kế cũng được xem như là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để cho nền công nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ thực sự có đẳng cấp, ngành tạo mẫu phù hợp thời trang, đối với ngành tạo mẫu cho hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Hình thức đa dạng và phong phú: Tại những hội chợ trưng bày tầm cỡ thế giới, đẳng cấp cũng được phân chia khá rõ rệt. Doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trong khu vực cùng các nước có nền thủ công mỹ nghệ tầm tầm giống nhau được đưa chung vào một nơi. Đẳng cấp ở đây không chỉ thể hiện ở sự mơi slạ, phong phú của các mẫu mã chủng loại hàng hoá ,mà còn là mức chi phí để trưng bày các gian hàng tương xứng với tầm cỡ và chỗ đứng cần được tôn vinh. -Những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt: Nguồn nguyên liệu tại các địa phương đã bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây… dần cạn kiệt phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Cămpuchia và Indonesia… Giá thành của loại nguyên liệu này cũng tăng từ 100.000 đ đến 200.000 đ/cây. Phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu mới và phụ trợ từ nước ngoài, các loại vải có chất lượng cao cho sản xuất hàng thêu ren như tơ lụa, lanh, cotton khổ rộng tối đa 2,4m trở lên theo tiêu chuẩn mà ở Việt Nam vẫn chưa thể có nhà máy để sản xuất ra chúng…..hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn kể cả nhãn mác, bao bì, etequette và các chi phí nguyên liệu khác từ các nước phát triển chiếm từ 6-80% chi phí sản xuất. Mẫu mã còn đơn điệu, có tới 90% mẫu hàng TCMN hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng theo yêu cầu mẫu từ người mua, hơn nữa nhiều năm qua các sản phẩm thủ công mỹ của Việt Nam đa phần đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau cả về kiểu dáng lẫn màu sắc cho dù các doanh nghiệp có xuất sứ nhóm hàng và vị trí sản xuất khá xa nhau. Mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng TCMN đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều tham gia xuất khẩu trực tiếp, hạ tầng kỹ thuật sơ sài. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói chung không lớn, tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tài chính về thủ tục vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, khu vực nông thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian. Doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp, mặt bằng để mở rộng sản xuất thì bị hạn chế, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao… -Tính bền vững của ngành hàng còn chưa cao -Phải chiếm giữ thị trường chủ lực: Thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm nhập khẩu tới 13 tỉ USD, Việt Nam không chỉ hciếm ở con số 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này mà phải là 400 triệu USD vào năm 2010; thị trường EU, mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này 600 triệu USD. Đối với thị trường Nhật Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản.  Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt ngưỡng 1 triệu USD. (28/01/2008) (Nguồn: Vinanet) Như vậy có thể thấy cùng với việc tham gia vào WTO,trong thời kỳ đất nước mở cửa đã cho các doanh nghiệp Việt Nam,trong đó có Việt C&C rất nhiều cơ hội cũng như các nguy cơ rủi ro cao. ViêtC&C đã có nhiều hoạt động kinh doanh và phát triển cùng với thời kỳ hội nhập của đất nước ,sau đây là một số thực trạng sản xuất và kinh doanh mặt hàng sơn mài của công ty: *Những kết quả bước đầu: Tuy mới thành lập (trên nền tảng xưởng hoạt động đã lâu),nhưng công ty đã có nhiều khởi đầu thuận lợi.Trong quý I năm 2008 công ty quyết định tập trung sản xuất vào mặt hàng sơn mài bao gồm gốm sơn mài và tre sơn mài. Công ty đã thành công trong việc tuyển mộ và xây dựng thành công một xưởng sản xuất sơn mài quy mô bên Bát Tràng.Xưởng rộng hơn 300 m2 và có gần hai mươi công nhân lao động chính thức và hàng chục công nhân hợp động thời vụ.Trong quý một năm 2008,công ty đã đón nhận và ký hợp đồng làm mẫu với hai đối tác,một ở Ý và một ở Hà Lan. Trong tháng 4/2008,vào ngày 21-24 ,công ty đã đăng ký và tổ chức một gian hàng ở hội chợ Hồng Kông Houseware .Công ty đã gặp gỡ và làm việc với hơn 20 đối tác và nhiều khách hàng.Trong đó có 2 khách hàng đặt mẫu ,một ở Mỹ và một ở Tây Ban Nha. Như vậy có thể thấy ,trong quý một năm 2008,công ty đã ký kết được 4 hợp động đặt mẫu trực tiếp,khoảng 2 container ,trị giá lô hàng khoảng 30 000 USD. Về doanh thu lẻ: Công ty có 9 cửa hàng làm đối tác bán hàng tại Hà Nội:Tại hàng Gai,hàng Trống,hàng Hòm,Văn Miếu,… Doanh thu tháng 1:22tr Doanh thu tháng 2:15tr Doanh thu tháng 3:18,5tr Doanh thu tháng 4 :12tr Tình hình doanh thu tháng 1 và đầu tháng 2 cao do người tiêu dùng mua nhiều làm quà tặng,đặc biệt du khách hoặc những người tại các tỉnh đi công tác mua làm quà,đồ trang trí cho Tết.Doanh thu tháng 2 và tháng 4 giảm sút do trong tháng 2 là tết,và tháng 4 có hội chợ,công ty không tập trung vào mảng lẻ nhiều được. Về doanh thu cho hàng mẫu cho các công ty thương mại: Do nhu cầu sử dụng mẫu cho hội chợ và làm hàng lẻ nên trong quý I công ty không có doanh thu về mặt này. *Các đối tác khách hàng tiềm năng : Về bán lẻ: Qua quá trình hoạt động trong quý I,có thể thấy các cửa hàng trên phố,đặc biệt là cửa hàng lẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12276.doc
Tài liệu liên quan