Chuyên đề Giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 3

1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Đường sông miền Bắc 3

1.1.1. Thông tin về Tổng công ty Đường sông miền Bắc 3

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Đường sông miền Bắc 4

1.1.2.1. Giai đoạn thành lập Tổng công ty 4

1.1.2.2. Giai đoạn phát triển của Tổng công ty 6

1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty Đường sông miền Bắc 9

1.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ 9

1.1.3.2. Vốn kinh doanh 11

1.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 11

1.1.3.4. Lực lượng lao động 12

1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Tổng công ty 13

1.1.5. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sông miền Bắc

1.2. Mục đích, yêu cầu và nội dung chủ yếu của tiến trình cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc 19

1.2.1. Mục đích và yêu cầu cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc 19

1.2.2. Nội dung thực hiện cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc 20

1.2.3. Những nhân tố tác động đến quá trình cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 25

2.1. Khái quát quá trình thực hiện cổ phần hoá tại các công ty thuộc Tổng công ty Đường sông miền Bắc trong thời gian qua 25

2.1.1. Tiến hành cổ phần hoá tại Công ty vận tải sông biển Thái Bình 25

2.1.2. Tiến hành cổ phần hoá tại Xí nghiệp sửa chữa Hà Nội 27

2.1.3. Tiến hành cổ phần hoá tại Nhà máy Cơ khí 75 27

2.1.4. Tiến hành cổ phần hoá các công ty còn lại 28

2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh ở một số công ty đã hoàn thành tiến trình cổ phần hoá

2.2.1. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 1 32

2.2.2. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 2 36

2.2.3. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 3 38

2.2.4. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 4 39

2.2.5. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Nam Định 40

2.2.6. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Thái Bình 41

2.2.7. Công ty cổ phần Cảng Hà Bắc 44

2.2.8. Công ty cổ phần Cơ khí 75 44

2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc 45

2.3.1. Chưa có phương pháp xác định giá trị tài sản doanh nghiệp chính xác 45

2.3.2. Lượng vốn huy động được từ các cổ đông ngoài doanh nghiệp còn nhỏ 47

2.3.3. Quản lý trong Công ty cổ phần còn mang nặng tư duy quản lý như trong doanh nghiệp nhà nước 49

2.3.4. Tỷ lệ vốn Nhà nước trong vốn điều lệ còn cao 51

2.3.5. Vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng trong một số công ty còn chưa được phát huy

2.3.6. Những nguyên nhân xuất phát từ phía Nhà nước 52

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 54

3.1. Các định hướng nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc 54

3.1.1. Khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài 54

3.1.2. Giảm tỷ lệ vốn Nhà nước trong vốn điều lệ 55

3.1.3. Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy cơ quan Tcty 56

3.2. Những kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi để Tổng công ty Đường sông miền Bắc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá 57

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sông miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của doanh nghiệp có nhiều biến động. Nhận thức đúng đắn và hiểu đầy đủ về bản chất cũng như lợi ích của cổ phần hoá, người lao động sẽ có những hoạt động ủng hộ công tác này của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá cũng như nâng cao chất lượng của công tác cổ phần hoá tại doanh nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 2.1. Khái quát quá trình thực hiện cổ phần hoá tại các công ty thuộc Tổng công ty Đường sông miền Bắc trong thời gian qua Với Tcty Đường sông miền Bắc, ngay từ năm 1998 đã bắt đầu quan tâm đến nhiệm vụ quan trọng này và lập kế hoạch cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên với hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ nhằm tạo động lực cho sự phát triển của các thành viên và Tcty. Quá trình thực hiện cổ phần hoá tại Tcty trải qua các giai đoạn sau: 2.1.1. Tiến hành cổ phần hoá tại Công ty vận tải sông biển Thái Bình Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế ở Công ty vận tải sông biển Thái Bình - một thành viên mới tự nguyện gia nhập Tcty tháng 12/1996, vốn trực thuộc Sở GTVT Thái Bình, HĐQT quyết định chọn Công ty này làm thí điểm cổ phần hoá của Tcty. Các cấp lãnh đạo đã họp cũng toàn thể cán bộ thuyền viên, công nhân tuyến truyền công tác cổ phanà hoá, giải đáp những thắc mắc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, về việc đánh giá tài sản, chế độ đãi ngộ đối với người mua cổ phần... Tuy nhiên, điều khó khăn nhất khi tiến hành các bước cổ phần hoá ở đây là đại đa số cán bộ công nhân đều nghèo, nhu cầu công việc làm ổn định cao hơn nhu cầu mua cổ phiếu. Mặt khác, tỉnh Thái Bình đang trong thời kỳ không ổn định về mặt trật tự xã hội, nguồn tài chính của Công ty hạn hẹp, không đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nếu rao bán cổ phần ra ngoài xã hội cũng không được hưởng ứng. Vì lẽ ấy, trong lúc chưa thông hiểu chính sách, lo lắng đến tương lai nhiều người đã xin chuyển công tác hoặc nghỉ chế độ, con số này lên đến gần 30% cán bộ công nhân Công ty. Trước những diễn biến phức tạp, Ban đổi mới của Tcty kết hợp chặt chẽ với Ban đổi mới của Bộ GTVT kiên trì cùng đơn vị vận động cán bộ công nhân quyết tâm thực hiện cổ phần hoá nhưng cũng tìm thêm giải pháp kêu gọi các doanh nghiệp thành viên trong Tcty tham gia mua cổ phần của Công ty vận tải sông biển Thái Bình. Kết quả là từ khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT (26/10/1999) chuyển đổi Công ty thành Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Thái Bình và xác định vốn điều lệ là 5,24 tỷ đồng thì 197 cán bộ, công nhân, thuyền viên cùng 9 doanh nghiệp trong Tcty mua được 28,4% cổ phần vốn Nhà nước chiếm 72,6%. Tới tháng 7/2000, sau khi hoàn thiện phương án cổ phần, Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần (CtyCP) Vận tải thuỷ Thái Bình được tổ chức. Sau 6 năm hoạt động tho Luật Doanh nghiệp, CtyCP Vận tải thuỷ Thái Bình đã đạt được một số thành công. Nếu năm 2000, Công ty chỉ có 6 đoàn tàu đẩy, sà lan (khoảng 5000 TPT) doanh thu vận tải đạt 7,2 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 9,2 tỷ đồng thì năm 2005, tổng doanh thu đạt 14,5 tỷ đồng. Số lượng phương tiện tăng thêm 3 đoàn tàu mới, tổng trọng tải là 82000 T. Vào năm 2006, Công ty huy động vốn đóng thêm một đoàn trọng tải 1000T, phấn đấu đạt doanh thu 16 tỷ đồng, trong đó doanht hu vận tải đạt 11,5 tỷ đồng. Sự đổi mới tổ chức ở CtyCP Vận tải thuỷ Thái Bình mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động vận tải và sản xuất cơ khí sửa chữa, đóng mới ở Xí nghiệp Cơ khí thuỷ Trà Lý. Bình quân mỗi tháng người lao động thu nhập 1,3 - 1,4 triệu đồng, đã chứng minh cho tính ưu việt của CtyCP, thu hút thêm nhiều người vào làm việc và góp vốn với Cty nên khi tiến hành cổ phần hoá có gần 200 người thì hiện nay số lượng cán bộ công nhân đã lên đến 230 người. 2.1.2. Tiến hành cổ phần hoá tại Xí nghiệp sửa chữa Hà Nội Rút ra nhiều kinh nghiệm từ việc thí điểm cổ phần hoá Công ty Vận tải sông biển Thái Bình, năm 2001, Ban đổi mới của Tcty tiếp tục chọn Xí nghiệp Sửa chữa Hà Nội - một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Vận tải thuỷ số I để tiến hành cổ phần hoá. Theo đánh giá của cơ quan kiểm toán, xác định vốn điều lệ của Xí nghiệp là 4,3 tỷ đồng. Do có những yếu tố thuận lợi hơn vì Xí nghiệp đóng trụ sở tại Hà Nội, công việc bốc xếp, kinh doanh thương mại dễ dàng hơn, lợi nhuận khá nên công tác vận động cán bộ, công nhân mua cổ phiếu diễn ra khá suôn sẻ. Kết quả là các cổ đông là cán bộ công nhân Xí nghiệp và Công ty mua 46,5% phần vốn Nhà nước chiếm 53,3%. Doanh nghiệp mang tên mới là CtyCP Cơ khí và Vận tải Hà Nội hoạt động từ giữa năm 2006 đến nay vẫn phát triển đều, đời sống của cán bộ công nhân ngày càng được cải thiện. 2.1.3. Tiến hành cổ phần hoá tại Nhà máy Cơ khí 75 Tới giữa năm 2003, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tcty Đường sông miền Bắc lại quyết định chọn Nhà máy Cơ khí 75 - một thành viên bắt đầu khởi sắc sau nhiều năm sản xuất kinh doanh sút giảm, để cổ phần hoá. Chủ trương của Tcty đối với doanh nghiệp này phần vốn Nhà nước chỉ giữ rất ít, còn lại vận động cán bộ công nhân mua phần lớn nhằm xác lập quyền quyết định trong sản xuất kinh doanh của CtyCP tương lai là của tập thể các cổ động nhà máy. Sau khi xác nhận vốn điều lệ là 3,2 tỷ đồng, công nhân nhà máy đã đăng ký mua tới 85,5%, phần vốn Nhà nước chỉ chiếm 14,5%. Đại hội cổ đông thành lập CtyCP Cơ khí 75 đã được tổ chức vào tháng 3 năm 2004 đó là một kết quả đáng phấn khởi cho người lao động và thể hiện rõ quan điểm của Bộ GTVT, Tcty Đường sông miền Bắc là không cần nắm giữ quá nhiều phần vốn Nhà nước để phát huy hiệu quả của công tác đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, cổ phần hoá doanh nghiệp. Tại Hội nghị sơ kết công tác cổ phần hoá của Tcty Đường sông miền Bắc tổ chức tại Thái Bình năm 2004, các đại biểu tham dự đã nghe báo cáo điển hình và trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến tình hình cụ thể ở mỗi doanh nghiệp và toàn Tcty. Hội nghị đã đánh giá, nếu theo yêu cầu của Bộ GTVT, việc Tcty Đường sông miền Bắc từ năm 1998 đến đầu năm 2004 chỉ cổ phần hoá được 3 đơn vị là chưa đạt kế hoạch nhưng thực tế của hoạt động vận tải, xếp dỡ đường sông có rất nhiều yếu tố không hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài cũng như cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy, công tác vận động cổ phần hoá trong Tcty vừa mang tính chất tự nguyện nhưng cũng vừa mang tính chất thúc đẩy lãnh đạo các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện Nghị định số 187 ngày 16/11/2004 của Chính phủ về cổ phần hoá và Nghị quyết số 13 của Ban cán sự Đảng Bộ GTVT về việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 khoá IX. 2.1.4. Tiến hành cổ phần hoá các công ty còn lại Mang theo quyết tâm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá giữa lúc các doanh nghiệp thành viên đặc biệt là khối vận tải đã ổn định và có mức tăng trưởng hàng năm 7 - 10%, Tcty Đường sông miền Bắc đề nghị Bộ GTVT cho cổ phần hoá 6 doanh nghiệp: Công ty Vận tải thuỷ 1, 2, 3, 4, Công ty sông biển Nam Định và Công ty Vật tư kỹ thuật và Xây dựng công trình đường thuỷ. Bộ GTVT ra quyết định chuyển 5/6 doanh nghiệp (trừ Công ty Vật tư kỹ thuật và Xây dựng công trình đang gặp sự cố trong hoạt động kinh doanh) thành CtyCP. Tại các doanh nghiệp này, Ban cổ phần hoá được thành lập để chỉ đạo công việc kiểm kê xác định giá trị tài sản của Công ty và phương án cổ phần hoá, viết dự thảo điều lệ hoạt động song song với tổ chức cho người lao động học tập chế độ, chính sách cổ phần hoá, triển khai phương án sắp xếp lao động từ công ty tới các xí nghiệp thành viên, các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, đảm bảo công khai, dân chủ mọi chế độ hiải quyết cho số lao động xin nghỉ chế độ, nghỉ theo Nghị định 41 (NĐ41). Đặc điểm của đợt cổ phần hoá này là các doanh nghiệp đều lớn số lượng cán bộ, công nhân viên trên dưới một ngàn người nên diện xin nghỉ theo NĐ41 ở mỗi nơi lên tới 300-400 người, số tiền chi trả 15-20 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ cố gắng bám sát doanh nghiệp của Ban đổi mới Tcty và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của cơ sở nên công tác cổ phần hoá diễn ra tương đối thuận lợi, số lượng cổ phiếu ưu đãi, số lượng cố phiế bán trong nội bộ công ty được mọi người hưởng ứng dẫn đến kết quả là với vốn điều lệ 35,3 tỷ đồng Công ty Vận tải thuỷ số 1 bán được 45% cổ phần, Nhà nước nắm giữ 55%, giải quyết theo NĐ41 cho hơn 300 người. Ngày 1/6/2005, CtyCP Vận tải thuỷ số 1 chính thức hoạt động. Công ty Vận tải thuỷ số 2 nhận quyết định thực hiện cổ phần hoá tháng 4/2005 thì tới đầu tháng 12/2005 tổ chức Đại hội cổ đông thành lập CtyCP Vận tải thuỷ số 2 với số vốn điều lệ là 27,674 tỷ đồng, Nhà nước giữ 72,08%. Trước khi cổ phần hoá, Công ty đã giải quyết cho 319 người về nghỉ theo NĐ41 với số tiền gần 15 tỷ đồng. CtyCP Vận tải thuỷ số 2 chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 2006. Vào mô hình quản lý mới, cán bộ, công nhân viên công ty đẩy mạnh khí thế sản xuất, kinh doanh năng suất vận tải năm 2006 tăng tới 15% trong khi số lao động giảm 1/3 so với trước khi cổ phần hoá nhưng phấn đấu đạt sản lượng 100 tỷ đồng (năm 2005 đạt 89.1 tỷ đồng) Công ty Vận tải thuỷ số 3 chính thức chuyển sang CtyCP Vận tải thuỷ số 3 từ ngày 1/10/2005 với số vốn điều lệ là 12 tỷ. Các cổ đông trong Công ty mua 45%, phần vốn Nhà nước còn lại 55%. Trước khi cổ phần hoá, Công ty đã giải quyết cho gần 400 cán bộ, công nhân nghỉ theo NĐ41. Để tăng thêm phương tiện mới, Công ty đầu tư vốn từ các cổ đông và vay ngân hàng đóng mới 2 đoàn tàu trọng tải 1300T và hoán cải 6 đoàn 800T thành đoàn trọng tải 1000T, tiếp tục phấn đấu đạt sản lượng năm 2006 là 80 tỷ đồng. Ngày 6/4/2005, Bộ GTVT có quyết định chuyển Công ty Vận tải thuỷ số 4 thành CtyCP với số vốn điều lệ 28,7 tỷ. Cán bộ công nhân viên trong Công ty đã mua hơn 9 tỷ, chiếm 31,5%, vốn Nhà nước còn lại ở Công ty là 18.6 tỷ chiếm 68,5%. Từ ngày 1/1/2006, CtyCP Vận tải thuỷ số 4 chính thức hoạt động. Trong bối cảnh Nhà nước chưa có kế hoạch phân bổ vốn thực hiện dự án nâng cấp Xí nghiệp sửa chữa tài 81, Công ty đang lập kế hoạch phân kỳ đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động và vay ngân hàng để cải tạo âu triều, mua thêm máy móc, thiết bị để Xí nghiệp có thể đóng mới các đoàn tàu trọng tải lớn và các loại tàu tự hành đi biển trọng tải 1500-2000T. Công ty Vận tải sông biển Nam Định làm công tác chuẩn bị cổ phần hoá từ cuối quý IV năm 2004 và xác định xong giá trị doanh nghiệp với hơn 13 tỷ đồng nhưng trừ các khảon công nợ còn lại 5 tỷ làm vốn điều lệ. Cán bộ công nhân viên Công ty đăng ký mua 78,5% còn lại 23,5% là phần vốn Nhà nước. Theo nguyện vọng của nhiều công nhân, nhất là công nhân Cảng Nam Định và Xí nghiệp Vận tải - Dịch vụ Thành Nam – hai đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty đã giải quyết cho 179 người về nghỉ theo chế độ NĐ41. Ngày 26/12/2005, đại hội cổ đông thành lập CtyCP Vận tải thuỷ Nam Định được tổ chức và chính thức hoạt động ngày 1/1/2006. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Công ty đã huy động vốn của các cổ đông và vay thêm ngân hàng đóng mới 1 đoàn tàu trọng tải 1.100 tấn trị giá 4,5 tỷ đồng (gần bằng vốn điều lệ) và đưa ra hoạt động ngay trong quý II năm 2006, phấn đấu tăng năng suất vận tải 15% so với năm 2005. Sau khi 5 doanh nghiệp vận tải hoàn thành công tác cổ phần hoá, Tcty Đường sông miền Bắc còn lại 5 doanh nghiệp hạch toán độc lập là Cảng Hà Nội, Cảng Việt Trì, Cảng Hà Bắc, Công ty Vận tải và Cơ khí đường thuỷ và Công ty Tư vấn kỹ thuật và Xây dựng công trình đường thuỷ (nằm trong kế hoạch cổ phấn hoá năm 2004 chuyển sang năm 2005). Theo kế hoạch, Tcty đề nghị Bộ GTVT cho tiến hành cổ phần hoá 3 đơn vị là cảng Hà Bắc, Công ty Vận tải và Cơ khí đường thuỷ, riêng Công ty Vật tư kỹ thuật và Xây dựng công trình đường thuỷ nếu không cổ phần hoá được thì đề nghị Bộ GTVT cho sáp nhập hoặc bán, cho thuê… Còn lại là cảng Hà Nội và cảng Việt Trì vừa được Nhà nước đầu tư vốn nâng cấp mỗi cảng gần 20 tỷ đồng nên Tcty đề nghị Bộ GTVT cho chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau này sẽ nằm trong Công ty mẹ) hoặc cho chuyển thành Công ty hạch toán phụ thuộc Tcty. Thực hiện kế hoạch của Tcty, cảng Hà Bắc đã tiến hành các bước chuẩn bị, xác định giá trị doanh nghiệp 4 tỷ 990 triệu đồng, vốn điều lệ là 4,2 tỷ đồng. Cán bộ công nhân viên cảng đã mua gần 2,2 tỷ đồng, chiếm 50,5% và các cổ đông phổ thông mua 891 triệu chiếm 28,3%. Cảng Hà Bắc chính thức mang tên mới là CtyCP cảng Hà Bắc từ năm 2006. Công ty Vận tải và Cơ khí thuỷ nhận được kế hoạch cổ phần hoá từ năm 2004 nhưng đến đầu năm 2005, theo quyết định của Tcty, Xí nghiệp Cơ khí thuỷ chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc Tcty nên kế hoạch tạm thời hoãn lại. Trong năm 2006, Công ty Vận tải và Cơ khí thuỷ tiến hành các thủ tục cần thiết, xác định giá trị doanh nghiệp và phấn đấu kết thúc công tác cổ phần hoá vào cuối năm. Đối với cảng Hà Nội và cảng Việt Trì, Bộ GTVT ra Quyết định số 2562 ngày 27/7/2005 sáp nhập 2 doanh nghiệp này làm thành viên hạch toán phụ thuộc Tcty Đường sông miền Bắc theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Như vậy là tính đến đầu năm 2006, hầu hết các đơn vị hạch toán độc lập của Tcty Đường sông miền Bắc đã chuyển sang hoạt động theo mô hình CtyCP và Công ty con. Riêng Ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án Bộ GTVT giao cho Tcty làm chủ đầu tư, sau khi các dự án hoàn thành sẽ giải thể theo luật định. Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp và cổ phần hoá của Tcty đã hoàn thành cơ bản. Vấn đề còn lại không kém phần quan trọng là sắp xếp lại hoạt động của cơ quan Văn phòng Tcty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc để chuyển sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con. 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh ở một số công ty đã hoàn thành tiến trình cổ phần hoá 2.2.1. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 1 Thực hiện kế hoạch đổi mới quản lý doanh nghiệp, cổ phần hoá của Tcty Đường sông miền Bắc, năm 2005, Công ty Vận tải thuỷ số 1 đã tiến hành các bước chuẩn bị, xác định tổng số vốn là 35,3 tỷ đồng, trong đó Nhà nước năm giữa 55% còn lại bán cho cán bộ công nhân 45%. Trước khi cổ phần hoá, số lượng cán bộ công nhân viên toàn Công ty có hơn 1300 người nhưng theo nguyện vọng, Công ty đã giải quyết cho 300 người về theo NĐ41. Hiện nay còn gần 1000 cán bộ công nhân viên. Khối thuyền viên khoảng 500 người; khối cơ khí ở Mạo Khê, Thượng Trà hơn 300 người; khu vực cảng Hoà Bình, dịch vụ, văn phòng Công ty gần 180 người. CtyCP Vận tải thuỷ số 1 đã chính thức hoạt động từ 1/6/2005. Thời gian đầu, Công ty có gặp nhiều khó khăn do thay đổi cơ cấu sở hữu. Nhưng từ năm 2005 đến nay, sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục tăng trưởng. Bảng 2.1: Bảng thống kê kinh doanh vận tải hàng hoá Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 % so với 2004 % so với 2005 Tấn hàng 1.953.868 2.591.400 132,63 3.550.300 137 Trong đó: - Tấn than 542.600 849.815 156,62 1.362.724 160,36 - Tấn container 1.107.600 1.490.560 134,58 1.925.780 129,2 - Tấn hàng khác 303.668 155.677 51,27 261.796 168,17 Doanh thu vận tải thực hiện (1000 đồng) 36.042.233 58.056.310 161,08 97.679.340 168,25 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Hầu hết các chỉ tiêu năm 2006 đều tăng hơn trước, trừ tấn container năm 2006 so với năm 2005 là 129,2%, thấp hơn tỷ lệ 134,58% của năm 2005 nhưng về mặt giá trị vẫn tăng lên. Đặc biệt là tấn hàng khác tăng mạnh, không còn hiện tượng giảm về mặt số lượng như năm 2005 so với 2004. Nguyên nhân do đa dạng cơ cấu sở hữu làm cho Công ty thích ứng linh hoạt hơn với thị trường nên các loại hàng hoá vận chuyển đa dạng hơn, do đó doanh thu vận tải năm sau tăng với tỷ lệ cao hơn năm trước. Nhìn các bảng số liệu bên dưới, ta cũng có thể thấy năm 2006 là năm đầu tiên sau năm cổ phần hoá, các kết quả sản xuất kinh doanh của CtyCP Vận tải thuỷ số 1 đều tăng mạnh. Bảng 2.2: Doanh thu sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải Năm Doanh thu (đồng) Chênh lệch +/- % 2004 25.191.951.579 - - 2005 33.451.476.000 8.259.524.421 32,786 2006 51.927.169.200 18.475.693.200 55,231 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Bảng 2.3: Bảng thống kê kinh doanh đại lý xi măng Năm Tấn thực hiện Doanh thu (đồng) 2003 45.744 32.227.776.000 2004 67.745 44.778.534.000 2005 87.658 57.327.611.000 2006 75.210 50.611.128.588 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Các ngành nghề khác như đại lý xăng dầu, dầu nhờn, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng công trình, tôn nền, kinh doanh cát, đá sỏi… hàng năm cũng tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân viên và tăng doanh thu cho Công ty. Bảng 2.4: Số liệu tài chính của CtyCP Vận tải thuỷ số 1 (2005-2006) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng doanh thu và thu nhập khác 162.079.889.439 190.235.458.769 - Doanh thu SXKD 160.010.789.112 183.750.253.214 - Doanh thu hoạt động tài chính 232.024.515 832.124.515 - Thu nhập khác 1.837.075.812 5.653.081.040 2. Vốn kinh doanh 35.465.835.668 47.569.231.576 Trong đó: Vốn nhà nước 19.831.835.668 22.869.563.241 3. Lợi nhuận trước thuế 2.288.782.451 3.145.689.258 4. Lợi nhuận sau thuế 1.647.923.365 2.264.896.266 5. Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) 1.646.000 1.750.000 6. Các khoản phải nộp ngân sách 4.104.638.037 5.780.216.246 - Thuế VAT 1.323.313.981 2.245.369.782 - Các loại thuế khác 2.781.324.056 3.534.846.464 7. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/VNN 0,12 0,14 8. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VNN 0,08 0,10 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Với truyền thống dũng cảm, thông minh, sáng tạo, gây dựng hơn 40 năm qua, CtyCP Vận tải thuỷ số 1 kế thừa và phát huy những thành tựu trong chiến đấu, sản xuất kinh doanh trở thành một doanh nghiệp lớn nhất trong Tcty Đường sông miền Bắc. Thời gian tới ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, CtyCP Vận tải thuỷ số 1 có kế hoạch phát triển đội tàu chuyên chở container từ miền Bắc vào các tỉnh miền Trung, nhận vận chuyển xi măng từ miền Bắc vào miền Nam, giảm bớt các loại tàu 200T, tăng loại tàu trọng tải 400T… phấn đấu đạt tổng doanh thu từ 170-180 tỷ đồng mỗi năm. 2.2.2. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 2 Thực hiện chủ trưởng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc cổ phần hoá doanh nghiệp, ngày 12/4/2005, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt phương án chuyển Công ty Vận tải thuỷ số 2, đơn vị thành viên của Tcty Đường sông miền Bắc thành CtyCP. Ngày 6/12/2005 Đại hội cổ đông thành lập CtyCP Vận tải thuỷ số 2 được tiến hành và CtyCP Vận tải thuỷ số 2 chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2006 với mô hình tổ chức một đội tàu vận tải trực thuộc gồm 36 tàu, 140 sà lan, 7 phòng quản lý nghiệp vụ, 6 xí nghiệp thành viên: - Xí nghiệp sửa chữa 71 - Xí nghiệp cơ khí thuỷ 2 - Xí nghiệp dịch vụ vận tải Quảng Ninh - Xí nghiệp chế biên than Cầu Yên - Xí nghiệp công trình - Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Với tổng số lao động 800 người. Là thành viên của Tcty Đường sông miền Bắc, CtyCP Vận tải thuỷ số 2 ngày càng phát triển, đủ khả năng đứng vững trên thị trường, khẳng định được sự tồn tại của doanh nghiệp, giữ vững nhịp độ tăng trưởng và làm ăn có lãi, sản xuất công nghiệp có nhiều bước tiến lớn. Năm 2005 sau khi điều chuyển về Tcty và Công ty sông biển Nam Định 7200TPT, Công ty còn 34.600 TPT với sức đẩy 6.452CV chia thành 40 đoàn bao gồm các đoàn tàu đẩy 800T, 1000T và 1 đoàn 1200T với hơn 400 thuyền viên. Năm 2005: khối lượng vận chuyển: 890.000 tấn; lượng luân chuyển hàng hoá: 153 triệu Tkm; doanh thu: 41 tỷ đồng; sửa chữa công nghiệp và kinh doanh khác: 48,1 tỷ đồng; toàn Công ty đạt tổng doanh thu: 89,1 tỷ đồng. Năm 2005 sau khi tách cảng Nam Định và Xí nghiệp Thành Nam về Công ty sông biển Nam Định và chuyển lao động về Tcty, Công ty sắp xếp lại lao động giải quyết chế đột heo NĐ41 cho 319 người với số tiền trên 15 tỷ đồng. Tổng số lao đọng còn lại là 874 người – thu nhập bình quân 1.311.000 đồng/người/tháng. Toàn Công ty có 80 kỹ sư và cử nhân kinh tế, 33 người có trình độ chuyên môn trung cấp, 672 công nhân kỹ thuật. Bước vào năm 2006, Công ty Vận tải thuỷ số 2 đổi tên thành CtyCP Vận tải thuỷ số 2 chính thức đi vào hoạt động thoe mô hình CtyCP với dự báo thị trường vận tải gia tăng trong giai đoạn tới. Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được mở rộng nâng công suất lên gấp 3 lần so với hiện tại, khu công nghiệp Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp (Ninh Bình) bắt đầu thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất xi măng, phân bón… Với năng lực hiện có và chiến lược đầu tư phương tiện vận tải theo công nghệ mới phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất nước. Công ty hoạch định mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho sản xuất vận tải, mở rộng mối quan hệ với các đối tác, khai thác triệt để thị trường vận tải trong khu vực, thu hút nguồn hàng phong phú, tổ chức vận tải đa phương thức, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây: Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu của Công ty (2006-2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu (tỷ) 88 100.3 105.5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ) 1.8 2.262 3.165 Thu nhập bình quân đầu người (triệu) 1.5 1.65 1.8 Mức chi trả cổ tức (%) 3-5 5-7 7-8 Đầu tư xây dựng cơ bản (tỷ) 12.25 17.35 12,5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Bước sang thời kỳ mới, hoạt động theo mô hình cổ phần, CtyCP vận tải thuỷ số 2 sẽ ngày càng ổn định phát triển bền vững, góp phần xây dựng Tcty Đường sông miền Bắc trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của ngành GTVT. 2.2.3. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 3 Từ ngày 1/10/2005, Công ty Vận tải thuỷ số 3 đã chính thức chuyển thành CtyCP Vận tải thuỷ số 3. Trước khi tiến hành cổ phần hoá, Công ty đã hoàn thành việc giải quyết cho gần 400 người lao động nghỉ theo NĐ41 và đang tiến hành các bước cuối cùng để làm thủ tục bàn giao chính thức từ doanh nghiệp Nhà nước sang CtyCP vào cuối năm 2006. Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của CtyCP Vận tải thuỷ số 3 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu (tỷ) 43,6 61,5 83,5 Trong đó doanh thu vận tải (tỷ) 29 32 41 Nộp ngân sách (tỷ) 0,693 0,985 1,6 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Thu nhập của người lao động bình quân 1,7 triệu đồng/người/tháng, khối vận tải đạt 1,8 triệu đồng/người/tháng, khối dịch vụ đạt hơn 2 triệu và khối công nghiệp đạt 1,26 triệu. Bến xe Lạc Long bên cạnh văn phòng Công ty hoạt động từ ngày 19/5/2003 đã thu hút nhiều xe nội tỉnh, liên tỉnh vào đỗ đậu đã mang lại nguồn thu 2 tỷ trong năm 2005, đạt 121% so với kế hoạch đề ra. Các xí nghiệp Cơ khí 69, Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa thuỷ, Xưởng Hiệp Hưng, Trung tâm dịch vụ vận tải… đã ổn định tổ chức và hoạt động có hiệu qủa cao, góp phần giải quyết đủ việclàm, tăng thu nhập và đóng góp chung vào sự phát triển của Công ty. Năm 2007 này, Công ty vẫn quyết tâm thực hiện tổng doanh thu đạt hơn 80 tỷ (doanh thu vận tải khoảng 42 tỷ), đầu tư đóng mới 2 đoàn tàu 1.300T bằng nguồn vốn vay và tự huy động hoán cải từ 2-6 đoàn 800T thành đoàn 1000T, tiếp tục nghiên cứu, khai thác nguồn vốn, nâng cấp xí nghiệp CK69… 2.2.4. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ số 4 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang CtyCP, ngày 6/4/2005, Bộ GTVT đã có quyết định số 926/QĐ-BGTVT chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải thuỷ số 4 thuộc Tcty đường sông miền Bắc thành CtyCP Vận tải thuỷ số 4 và từ ngày 1/1/2006, CtyCP vận tải thuỷ 4 chuyển sang hoạt động theo mô hình CtyCP. Vận tải là nhiệm vụ chính của Công ty. Điểm nổi bật là quá trình vận tải luôn luôn đổi mới, khai thác những hàng mới, luồng mới, hàng kết hợp, hàng nặng, hàng cồng kềnh. Tất cả các loại hàng vận chuyển trên thị trường đều được điều tra, khảo sát tìm hiểu để chiếm lĩnh thị phần, giữ vững ưu thế là một trong những đơn vị chủ lực của Tcty. Hàng năm Công ty vận chuyển từ 1 đến 1,2 triệu tấn hàng. Công ty đã thực sự vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ, làm cho công tác vận tải có thế cạnh tranh mạnh mẽ bằng năng suất chất lượng, hiệu qủa và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ làm công tác vận tải. Hàng năm lực lượng vận tải của Công ty đã vận chuyển hàng triệu tấn hàng, trăm triệu Tkm và doanh thu năm sau cao hơn năm trước 5 -8%. 2.2.5. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Nam Định Năm 2005 thực hiện quyết định của Bộ GTVT và chủ trương của Tcty, Công ty vận sông biển Nam Định đã tiến hành chuyển đổi cơ chế và mô hình sản xuất để chuyển Cty từ doanh nghiệp nhà nước thành CtyCP Vận tải thuỷ Nam Định. Đây là điều kiện mới, môi trường mới song cũng đầy thách thức và khó khăn, đòi hỏi mỗi cổ đông, mỗi người lao động phải kịp thời đổi mới tư duy và hành động nhắm xây dựng Công ty lớn mạnh. Đồng thời cũng phải phát huy những bài học kinh nghiệm, những kiến thức quý báu tích luỹ được từ khi gia nhập Tcty Đường sông miền Bắc để gắn bó hơn trong tổ chức mới của Tcty. Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của CtyCP Vận tải thuỷ Nam Định Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phương tiện quản lý (CV/T3) 1.580/7.900 2.016/10.300 2.845/13.500 Sản lượng: - tấn hàng vận chuyển 139.324 237.409 321.486 - tấn hàng 1/ chuyển (Tkm) 35.896.229 52.769.164 64.289.421 - tấn xếp dỡ (TXD) - 150.514 210.385 Tổng doanh thu (1000đ) 13.037.536 14.152.387 19.561.238 Số lao động 227 226 100,0 Thu nhập bình quân (1000đ/tháng) 1089 1184 305,9 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) 2.2.6. Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Thái Bình Năm 1999, khi đang thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24239.DOC
Tài liệu liên quan