Chuyên đề Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á

MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP .4

1.1. Lợi nhuận và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp 4

1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế và khái niệm lợi nhuận doanh nghiệp 4

1.1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế 4

1.1.1.2. Khái niệm về lợi nhuận 6

1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 7

1.1.3. Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 8

1.1.4. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp 10

1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 11

1.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp 11

1.2.1.1. Lợi nhuận trước thuế 11

1.2.1.2. Lợi nhuận sau thuế 11

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 11

1.2.2.1. Các nhân tố trực tiếp 11

1.2.2.2. Các nhân tố gián tiếp 12

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp 14

1.3.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 14

1.3.2. Doanh lợi vốn chủ sở hữu 14

1.3.3. Doanh lợi tài sản 15

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á 16

2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á 16

2.1.1. Vài nét về công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á 16

2.1.1.1. Thông tin chung 16

2.1.1.2. Quá trình hoạt động và phát triển của tập đoàn 19

2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tập đoàn Việt Á 29

2.1.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn 29

2.1.2.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 31

2.2. Thực trạng lợi nhuận của công ty CPTĐĐTTMCN Việt Á 33

2.2.1. Phân tích lợi nhuận của Tập đoàn qua các năm 33

2.2.1.1. Tình hình lợi nhuận thực tế của Tập đoàn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 33

2.2.1.2 Tình hình phân phối lợi nhuận của Tập đoàn 34

2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn 36

2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận 36

2.2.2.2. Phân tích doanh thu 37

2.2.2.3. Phân tích chi phí 39

2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 43

2.3. Đánh giá về lợi nhuận của Tập đoàn 44

2.3.1. Những mặt tích cực 44

2.3.2. Những mặt còn hạn chế 45

2.3.3. Nguyên nhân 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á 47

3.1. Phương hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai 47

3.2. Các giải pháp tài chính 49

3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu 49

3.2.2. Giải pháp giảm chi phí 53

3.2.3. Các giải pháp khác 54

3.3. Kiến nghị 57

KẾT LUẬN .59

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính thức được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền + Thành lập VPĐD tại TP. Đà Nẵng. Năm 2003 + Tách sản xuất thành 3 nhà máy: Nhà máy Thiết bị điện, Nhà máy Cơ khí Công nghiệp, Nhà máy Composite. + Thành lập công ty con thứ hai của Việt Á chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa và composite mang tên Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á - VAPLASCOM. + Mở rộng thị trường sang lĩnh vực thủy điện. + Đầu tư dây chuyền CNC sản xuất cột thép. + Chuyển đổi chứng chỉ về Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 + Đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Năm 2004 + Thành lập Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á - VAELEC. + Thành lập VPĐD tại TP. Nha Trang. + Đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. + Đạt Giải thưởng Chất lượng Vàng Việt Nam. + Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Chi nhánh Hưng Yên. Năm 2005 + Thành lập Công ty TNHH Cơ khí Việt Á - VAMECO. + Thành lập Công ty TNHH Cáp điện Việt Á - VACABLE. + Thành lập Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Á - VATRACO. + Khởi công xây dựng Nhà máy Dây và Cáp điện Việt Á tại TP. Đà Nẵng. + Chuẩn bị xây dựng Nhà điều hành tại Khu công nghiệp Quận Cầu Giấy, Hà Nội. + Áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001:1994. + Xuất khẩu sản phẩm cột thép và tủ bảng điện ra thị trường nước ngoài. + Doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng. + Kỷ niệm 10 năm thành lập Tập đoàn. + Đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. + Đạt Giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương. + Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Tập đoàn. Năm 2006 + Tham gia vào lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện, xây dựng trọn gói (turn key EPC). + Thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Việt Á - VAREAL. + Thành lập Công ty TNHH Phát triển Điện lực Việt Á - VAPDECO. + Chuyển đổi Công ty TNHH Lê Pha thành Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Á - VAINCON + Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Việt Á - VARDC. + Thành lập Trung tâm Tư vấn Thiết kế Việt Á - VAECC. + Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin Việt Á - VAINTECH. + Xây dựng và áp dụng Văn hóa doanh nghiệp. + Xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản trị doanh nghiệp ERP. + Phát triển sản phẩm mới điện tử: bộ nạp ắc quy, bộ cảnh báo, khối thử nghiệm phục vụ điều khiển bảo vệ. + Khởi công xây dựng Nhà điều hành trên diện tích 2.000m2 tại Khu Công nghiệp quận Cầu Giấy, Hà Nội. + Đạt Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. + Đạt Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng. + Đạt Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006. Năm 2007 + Thành lập Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt Á - VAINSYST. + Thành lập Công ty CP Đầu tư Phát triển Việt Á - VAINVEST. + Thành lập Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Việt Á - VATRAINING. + Thành lập Trung tâm Đầu tư Tài chính Việt Á - VAFINA. + Góp vốn thành lập Công ty CP Việt Á Nghĩa Đàn - VADAN. + Góp vốn thành lập Công ty CP Truyền thông Việt Á - VAMEDIA. + Ký hợp đồng thiết kế Hệ thống nhận diện do các công ty tư vấn trong và ngoài nước thực hiện. + Phối hợp với Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam thành lập Quỹ Văn hóa doanh nhân. + Chuẩn bị tham gia Sàn giao dịch Chứng khoán. + Đạt Giải thưởng quốc tế về Chất lượng và Uy tín Kinh doanh. + Đạt Cúp vàng ISO. + Đạt danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hà Nội. TĂNG TRƯỞNG VỀ NHÂN SỰ (Người): Biểu đồ 1: Tình hình tăng trưởng về nhân sự toàn Tập đoàn (Nguồn: trang web của Tập đoàn) TĂNG TRƯỞNG VỀ DOANH SỐ (Tỷ đồng): Biểu đồ 2: Tình hình tăng trưởng về doanh số (Nguồn: trang web tập đoàn) ĐẤNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM: Biểu đồ 3: Đánh giá một số thương hiệu ở Việt Nam (nguồn: trang web của tập đoàn) Thương hiệu Việt Á - VAPOWER đã tạo ra một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn quốc năm 2007 của Công ty Acorn của Singapore - một công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì thương hiệu Việt Á - VAPOWER đứng thứ tư trong thị trường ngành điện công nghiệp, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước. Tổng giá trị các hoạt động từ thiện, xã hội năm 2007 hơn 1 tỷ đồng. 2.1.1.3. Mối quan hệ Tập đoàn và các đơn vị thành viên Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp điện tử Việt Á được chuyển đổi mô hình từ năm 2005 từ công ty TNHH thương mại Việt Á. Tập đoàn Việt Á bao gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính, bất động sản có quy mô khá lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường, các chi nhánh từ Bắc đến Nam và sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế. Mối quan hệ giữa các thành viên là chặt chẽ, hoạt động độc lập vì lợi ích của từng thành viên và của cả Tập đoàn. Sở hữu Tập đoàn là sở hữu hỗn hợp nhưng công ty mẹ chiếm đa số cổ phần, các công ty thành viên có tư cách pháp nhân. Tập đoàn Việt Á tiến hành quản lý và tập trung một số mặt như huy động, điều tiết, quản lý vốn, nghiên cứu, triển khai, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư. Tập đoàn Việt Á kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và định hướng ngành chủ đạo là sản xuất các sản phẩm thiết bị điện, thực hiện các dự án về cung cấp, lắp ráp các công trình về điện. Về tổ chức kinh doanh trong tập đoàn, các đơn vị thành viên trong một ngành là một mắt xich trong việc thực hiện một khâu nhất định trong toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu nghiên cứu triển khai, cung cấp đầu vào, tiếp thị sản phẩm đến khâu tiêu thụ một cách có chiến lược, các đơn vị trong cùng ngành sản xuất này hạch toán theo giá nội bộ riêng các công ty thành viên thuộc lĩnh vực khác thực hiên hạch toán độc lập. Tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty thành viên cũng như của toàn bộ Tập đoàn. Thông qua mô hình tổ chức và sự lãnh đạo của mình để tạo ra lợi nhuận cao cho các công ty thành viên hoạt động có tính độc lập. Do vậy Tập đoàn chính là người tối đa hóa lợi nhuận cho toàn bộ Tập đoàn kinh tế. Vốn của Tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu do các cổ đông góp và không có phần vốn góp của Nhà nước, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn chiếm dụng. Tập đoàn có chiến lược kinh doanh chung, được soạn thảo từ trụ sở đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Chiến lược đó thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh và chiến lược nghiên cứu triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới, thông qua huy động sức mạnh tài chính vào các nguồn lực của cả tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trường, củng cố uy tín của tập đoàn và từng thành viên. Nhờ chiến lược chung này, các công ty thành viên chủ động xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với môi trường và điều kiện cụ thể trong từng ngành, từng khu vực thị trường trong sự kết hợp hài hòa với chiến lược chung. Sơ đồ tổ chức: TẬP ĐOÀN VIỆT Á CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á CÔNG TY XÂY DỰNG CN VIỆT Á zCCÔNnghNGHIỆP ViẾT Á CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT Á CÔNG TY CÁP ĐIỆN VIỆT Á CÔNG TY HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á CÔNG TY NHỰA- COMPOSITE VIỆT Á TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ TIN HỌC VIỆT Á CÔNG TY THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VIÊT Á TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ VIỆT Á TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT Á CÔNG TY CƠ KHÍ VIỆT Á CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT Á TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL VIỆT Á CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT Á TRUNG TAM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT Á VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ HCM 2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tập đoàn Việt Á 2.1.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn Bảng 1: Tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (đồng) % giá trị Giá trị (đồng) % giá trị Giá trị (đồng) % giá trị I. Tổng tài sản 294.397.844.499 100% 370.043.602.334 100% 545.664.546.246 100% 1. Tài sản ngắn hạn 211.203.026.751 71.74% 266.498.103.247 72.02% 425.343.763.545 74.61% 2. Tài sản dài hạn 83.194.817.748 28.26% 103.545.499.087 27.98 120.320.782.701 25.39% II. Tổng nguồn vốn 294.397.844.499 100% 370.043.602.334 100% 545.664.546.246 100% 1. Nợ phải trả 169.905.538.752 57.71% 188.069.218.509 58.55% 347.886.435.831 62.71% 2. Vốn chủ sở hữu 124.492.305.747 42.29% 153.385.143.223 41.45% 174.778.110.415 37.29% (Nguồn: phòng tài chính Tập đoàn. Đơn vị %) Biểu đồ 4: Biểu diễn cơ cấu tài sản năm 2007 (nguồn: số liệu từ bảng 1) Biểu đồ 5: Biểu diễn cơ cấu nguồn vốn năm 2007 (nguồn: số liệu từ bảng 1) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn được bố trí vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ít hơn và tỷ trọng giảm dần qua các năm. Vì vậy nợ phải trả tăng lên trong tổng nguồn vốn trong đó chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vay nợ ngân hàng chiếm tới 87.2% năm 2007 và vốn chiếm dụng 1.28% năm 2007. Tập đoàn dung một phần vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản và tăng đều qua các năm, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng không lớn lắm. Dựa vào bảng cân đối kế toán, tất cả các chỉ tiêu như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho đều tăng dần qua các năm chỉ có chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng năm 2006 nhưng sau đó được giảm xuống vào năm 2007. Trong khi đó Tập đoàn lại tăng cường các khoản nợ ngắn hạn và đáng chú ý là Tập đoàn tăng vay và nợ ngắn hạn từ 140.07 tỷ năm 2005 lên 188.07 tỷ năm 2006 và năm 2007 tăng lên 347.39 tỷ và đáng chú ý là các khoản phải trả công nhân viên tăng từ 1.582 tỷ năm 2005 lên 1.56 tỷ năm 2006 và rất lớn vào năm 2007 là 15.6 tỷ. Trong khi đó phần nợ dài hạn giảm nhẹ và vốn chủ sở hữu tăng lên từ nhiều nguồn mà đáng kể là phần lợi nhuận chưa phân phối. Tập đoàn đã sử dụng các khoản vay và nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động của mình và dùng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản cố định, thực hiện các dự án về cung cấp thiết bị điện, lắp đặt các gói thầu … Và năm 2007 Tập đoàn có sự tăng nhảy vọt về nhân sự do mở rộng quy mô hoạt động nên kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng lên đáng kể. 2.1.2.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xét ba chỉ tiêu chính đó là khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, và khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Bảng 2: Tình hình khả năng thanh toán toàn Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 1.51 1.42 1.36 94.04% 95.77% Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.924 0.838 0.838 90.69% 100% Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (lần) 0.086 0.093 0.053 108.1% 57% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tập đoàn) Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này ở doanh nghiệp tốt nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm và sự biến động không lớn. Năm 2007, Doanh nghiệp phải sử dụng tới 81.67% giá trị tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều. Phải chăng doanh nghiệp bán chịu nhiều và chưa thu hồi được nợ đồng thời khi mua hàng hóa doanh nghiệp phải ứng trước khoản khá lớn. Khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn bị giảm, Tập đoàn phải đối mặt với việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh do doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, vay ngân hàng để thực hiện các dự án thu lợi nhuận. Trong tương lai doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề thu hồi các khoản phải thu, đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Khả năng thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp rất thấp và giảm sút, năm 2007 có sự biến động lớn, giảm chỉ còn 57% so với năm 2006. 2.2. Thực trạng lợi nhuận của công ty CPTĐĐTTMCN Việt Á 2.2.1. Phân tích lợi nhuận của Tập đoàn qua các năm 2.2.1.1. Tình hình lợi nhuận thực tế của Tập đoàn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 Bảng 3: Tình hình lợi nhuận toàn Tập đoàn 2005, 2006, 2007 Ghi chú: Tỷ trọng của các chỉ tiêu là so với doanh thu thuần STT Chỉ tiêu Năm 2005 Đơn vị: Đồng Tỷ trọng (%) Năm 2006 Đon vị: đồng Tỷ trọng (%) Năm 2007 Đơn vị: Đồng Tỷ trọng (%) 1 DT bán hàng 393.081.299.656 _ 601.336.830.932 _ 861.930.561.702 _ 2 Giảm trừ DT 1.902.368.514 _ 4.990.181.330 _ 4.276.634.992 _ 3 DTT 391.178.931.142 100% 596.346.649.602 100% 857.653.926.710 100% 4 Giá vốn hàng bán 338.300.662.863 86.48% 525.784.585.041 88.17% 767.781.022.784 89.52% 5 LN gộp 52.878.268.279 13.52% 70.562.064.561 11.83% 89.872.903.926 10.48% 6 DT hoạt động TC 23.240.646 0.006% 222.315.712 0.037% 1.613.365.529 0.19% 7 CP TC 5.933.585.885 1.52% 11.538.417.059 1.94% 17.806.172.153 2.07% Trong đó cplv 4.219.771.665 1.08% 7.617.697.622 1.28% 12.635.894.226 1.47% 8 CP bán hàng 9.135.687.112 2.34% 12.940.161.921 2.17% 19.695.263.452 2.30% 9 CP quản lý DN 29.326.790.969 7.49% 30.898.195.555 5.17% 29.696.356.258 3.46% 10 LNT từ HĐKD 8.505.444.959 2.17% 15.407.605.738 2.58% 24.288.477.592 2.83% 11 Thu nhập khác 5.317.179.432 1.31% 7.883.950.287 1.32% 8.975.262.424 1.05% 12 CP khác 3.239.676.394 0.83% 6.734.097.400 1.13% 5.877.817.275 0.69% 13 LN khác 1.897.503.038 0.49% 1.149.852.887 0.19% 3.097.445.149 0.36% 14 LN trước thuế 10.402.947.997 2.66% 16.557.458.625 2.78% 27.385.922.741 3.19% 15 Thuế TNDN 1.832.187.416 0.47% 3.461.863.200 0.58% 7.092.955.548 0.83% 16 LNST 8.570.760.581 2.19% 13.095.595.425 2.20% 20.292.967.192 2.37% (Nguồn: phòng tài chính Tập đoàn) Qua bảng tính toán trên ta thấy lợi nhuận của Tập đoàn tăng qua các năm nhưng giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng doanh thu thuần và tăng qua các năm vì thế ảnh hưởng tới cho lợi nhuận của Tập đoàn rất nhiều. Trong khi đó chí phí hoạt động tài chính khá lớn, chiếm tỷ lệ lớn vẫn là chi phí lãi vay đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị âm. Doanh thu từ hoạt động tài chính mặc dù có tăng qua các năm nhưng không đủ bù đắp các khoản chi phí tài chính mang lại và ngày càng tăng với tốc độ nhanh hơn. Chính vì thế chí phí này làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.Với các khoản mục chi phí khác xét về số tuyệt đối chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác có tăng qua các năm nhưng xét về con số tuyệt đối thì tỷ lệ này có giảm chứng tỏ Tập đoàn đang cố gắng cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp từ 7.49% năm 2005 xuồng còn 3.46% năm 2007. Nhưng do giá thành sản xuất quá cao làm cho lợi nhuận trước thuế bị giảm sút. 2.2.1.2 Tình hình phân phối lợi nhuận của Tập đoàn Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp. Trong quá trình phân phối lợi nhuận, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý, phù hợp quy định của Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 4: Tình hình phân phối lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận trước thuế 10.402.947.997 16.557.458.625 27.385.922.741 Thuế TNDN 1.832.187.416 3.461.863.200 7.092.955.548 Lợi nhuận giữ lại 4.460.011.963 13.095.595.426 20.292.967.192 Quỹ đầu tư phát triển 2.571.228.174 3.571.228.174 3.571.228.174 Quỹ dự phòng tài chính 857.076.058 1.357.076.058 1.357.076.058 Quỹ khác 428.538.029 428.538.029 428.538.029 Quỹ khen thưởng phúc lợi 807.124.058 _ _ (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Tập đoàn thực hiện phân phối lợi nhuận Quỹ đầu tư phát triển chiếm 30% lợi nhuận sau thuế, quỹ dự phòng tài chính 10% , quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu là 5%. Tập đoàn đã trích quỹ dự phòng tài chính theo đúng quy định của các văn bản luật hướng dẫn. Riêng quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 là tối thiểu 50% nhưng theo sửa đổi năm 2004 doanh nghiệp có quyền trích theo lợi ích của chính doanh nghiệp nhưng khống chế ở mức tối thiểu là 10%. Riêng quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2006, 2007 và quỹ trợ cấp mất việc làm Tập đoàn không trích lập. 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn 2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận Bảng 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận toàn Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (đồng) % doanh thu Giá trị(đồng) % doanh thu Giá trị(đồng) % doanh thu Tổng DT 396.339.351.230 100% 604.452.915.601 100% 868.242.554.663 100% Tổng CP 385.936.403.223 97.38% 587.895.466.976 97.26% 840.856.631.922 96.85% Lợi nhuận 10.402.947.997 2.62% 16.557.458.625 2.74% 27.385.922.741 3.15% LNST 8.570.760.581 2.16% 13.096.595.425 2.17% 20.292.967.192 2.34% (Nguồn từ phòng Tài chính Tập đoàn) Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa DT-CP-LN (Nguồn: số liệu từ bảng 5) Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận chính là sự hoạch định chiến lược kinh doanh, đưa ra chính sách về giá cũng như đo lường khả năng canh tranh của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tập đoàn đều tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Riêng hai năm 2006, 2007 doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí nên lợi nhuận tăng lên từ 2.66% doanh thu lên 3.29% doanh thu nhưng giá trị lợi nhuận vẫn thấp. Nguyên nhân là chi phí của doanh nghiệp quá cao. 2.2.2.2. Phân tích doanh thu Bảng 6: Số liệu doanh thu toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DTT 391.178.931.142 596.346.649.602 857.653.926.710 DT HĐTC 23.240.646 222.315.712 1.613.365.529 Tổng DT 391.202.171.788 596.568.812.314 859.267.292.239 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn) Biểu đồ 7: Tình hình tổng doanh thu của toàn Ttập đoàn Ta nhận thấy tốc độ tăng doanh thu của Tập đoàn khá cao. Doanh thu chính là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2006 tăng 52.5% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 43.84% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu đề ra là doanh thu mỗi năm tăng 30%. Tổng doanh thu tăng có sự đóng góp của doanh thu hoạt động tài chính. Đây là kết quả của các hoạt động tài chính như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng, đầu tư dài hạn khác, tìm kiếm các dự án đầu tư mới và sự thành lập trung nhiều nhà máy mới và thành lập các công ty TNHH mới, thúc đẩy sự phát triển của tâm đầu tư tài chính Việt Á (VAFINA) năm 2007. Tổng doanh thu của Tập đoàn tăng mạnh nguyên nhân có thể kể đến là do Tập đoàn chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, đầu tư thêm cả một Tập đoàn kinh tế tư nhân. Bảng 7: Số liệu doanh thu thuần và lãi gộp toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 391.178.931.142 596.346.649.602 857.653.926.710 Lãi gộp 52.878.268.279 70.562.064.561 89.872.903.926 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Tập đoàn) Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa doanh thu và lãi gộp (Nguồn: từ bảng số liệu 7) Biểu đồ trên cho ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu thuần và lãi gộp. Do giá vốn của Tập đoàn quá cao nên làm cho lãi gộp của Tập đoàn giảm sút. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu về thiết bị điện và nhựa trong nước tăng. Tập đoàn cần tìm giải pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu. 2.2.2.3. Phân tích chi phí Bảng 8: Tổng hợp các chi phí toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá vốn hàng bán 338.300.662.863 525.784.585.041 767.781.022.784 Chi phí tài chính 5.933.585.885 11.538.417.059 767.781.022.784 Chi phí bán hàng 9.135.687.112 12.940.161.921 19.695.263.452 Chi phí quản lý DN 29.326.790.969 30.898.195.555 29.696.356.258 Chi phí khác 3.239.676.394 6.734.097.400 5.877.817.275 Tổng chi phí 385.936.403.223 587.895.466.976 840.856.631.922 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn) Biểu đồ 9: Tình hình chi phí toàn tập đoàn (Nguồn: số liệu từ bảng 8) Doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có những chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Có rất nhiều chi phí để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Với Tập đoàn Việt Á, chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán, chi phí này rất lớn và làm giảm lãi gộp của cả tập đoàn dẫn đến lợi nhuận không cao. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao và ngày càng một gia tăng. Trong khi đó Tập đoàn đang mở rộng quy mô kinh doanh cầ nhiều nguồn nhân lực và nguồn vốn dẫn đến khoản lương trả cho công nhân viên tăng lên. Chi phí vốn lớn tập trung ở các công ty thành viên như công ty thiết bị điện Việt Á, công ty cáp điện Việt Á, công ty nhựa – composite Việt Á, công ty cơ khí Việt Á, công ty xây dựng công nghiệp Việt Á… Bảng 9: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại các công ty thành viên. Đơn vị: % Các công ty 2007 Công ty thiết bị điện Việt Á 17.10% Công ty cáp điện Việt Á 15.40% Công ty nhựa - composite Việt Á 9% Công ty xây dựng công nghiệp Việt Á 16.10% Công ty cơ khí Việt Á 7% Công ty phát triển điện lực Việt Á 16.20% Các công ty khác 19.20% (Nguồn: Từ báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tập đoàn) Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại một công ty thành viên (Nguồn: Từ bảng số liệu 9) Đa số những công ty chiếm tỷ trọng lớn về giá vốn hàng bán là những công ty chuyên về sản xuất thiết bị điện, công nghiệp điện phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Công ty Cáp điện Việt á chuyên kinh doanh các loại cáp điện, dây đồng, cáp cách điện…là những sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường chiếm tới 15.4% giá vốn hàng bán của Tập đoàn. Công ty thiết bị điện Việt Á chuyên cung cấp các loại tủ điện, các thiết bị đóng cắt trung thế… chiếm tới 17.1% giá vốn hàng bán của cả Tập đoàn và lớn nhất. Mỗi công ty thành viên đều có ban giám đốc hoạch định chính sách về giá để tiêu thụ sản phẩm do công ty mình sản xuất trên thị trường. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng là một phần làm tăng chi phí và làm giảm doanh thu của Tập đoàn. Các khoản này có xu hướng tăng qua các năm. Nếu nằm trong danh mục hàng bán bị trả lại Tập đoàn nên xem xét đó thuộc mặt hàng nào nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại để có hướng điều chỉnh trong quá trình sản xuất, cung câp nguyên liệu, vật tư… Chi phí hoạt động tài chính cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí của Tập đoàn. Trong đó phải kể đến là nguồn chi phí lãi vay. Lãi vay tại Tập đoàn gồm hai loại: lãi vay bằng đồng Việt Nam và lãi vay bằng đồng ngoại tệ chủ yếu là đồng USD và EURO. Tỷ trọng của hai chi phí lãi vay này trong tổng chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Sử dụng nợ vay là một cách tác động tới tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của Tập đoàn. 2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Bảng 10: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 LNST/DT 2.19% 2.2% 3.19% 100.46% 145% LNST/TTS 2.91% 3.54% 3.72% 121.65% 105.08% LNST/VCSH 6.93% 8.54% 11.7% 123.23% 137% LNST/GVHB 2.53% 2.49% 2.37% 98.42% 95.18% (Nguồn: số liệu từ phòng tài chính Tập đoàn) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Thể hiện mức độ doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số này tăng qua từng năm. Đây là một dấu hiệu tốt nhưng tốc độ tăng không cao. Nguyên nhân là do doanh thu của Tập đoàn tăng nhanh nhưng do chi phí cũng tăng nhanh với tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận tạo ra không cao. Tốc độ tăng tỷ số này năm 2007 khá tốt vượt hẳn năm 2005, điều này cũng chứng tỏ Tập đoàn đạt hiệu quả kinh doanh từ doanh thu tạo ra. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của Tập đoàn. Tỷ số này cũng tăng qua từng năm nhưng kết quả không cao. Có thể là do doanh nghiệp đầu tư lớn vào tài sản nhất là tài sản lưu động từ 294 tỷ năm 2005 lên 370 tỷ năm 2006 và năm 2007 là 545 tỷ dẫn đến tốc độ tăng 2007 thấp hơn năm 2006. Trong tương lai tập đoàn cần tăng hệ số này lên nữa, tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định mà tập đoàn đã đầu tư vào. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của Tập đoàn. Đây được coi là tỷ số tài chính quan trọng nhất để nâng cao hình ảnh công ty, góp phần tăng giá cổ phiếu. Tỷ số này ở Tập đoàn tăng qua các năm với tốc độ tăng năm nay nhanh hơn năm trước. Do Tập đoàn đi vay nhiều để thực hiện các dự án, đầu tư vào các công trình lớn nên tỷ số này cũng chưa cao. Trong tương lai tỷ số trên sẽ tăng hơn nữa nếu Tập đoàn sử dụng hiệu quả đầu tư, mở rộng các công trình đầu tư, các dự án lớn. Do doanh nghiệp chuyển sang mô hình công ty cổ phần Tập đoàn từ năm 2005. Đây là bước ngoặt quan trọng để Tập đoàn phát triển hơn nữa cùng với sự phát triển chung của đất nước. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên giá vốn hàng bán: Tỷ số này được giảm qua từng năm do chi phí bán hàng tăng. Tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28521.doc
Tài liệu liên quan