Chuyên đề Giải pháp giảm chi phí xây lắp của công ty cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ XÂY LẮP 3

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG,VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ XÂY LẮP. 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp. 3

1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. 3

1.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí. 5

1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành. 5

1.2.4. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí. 6

1.2.5. Phân loại chi phí xây lắp theo quy định của Bộ xây dựng. 10

1.3. Nội dung chi phí xây dựng công trình theo các giai đoạn đầu tư 13

1.3.1. Tổng mức đầu tư. 13

1.3.2. Tổng dự toán công trình. 14

1.3.3. Dự toán xây lắp hạng mục công trình. 16

1.3.4. Giá thanh toán. 17

1.3.5. Vốn đầu tư được quyết toán. 17

1.4. Vai trò của chi phí sản xuất xây lắp. 17

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY LẮP: 18

3. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ XÂY LẮP. 19

3.1. Giá cả nguyên vật liệu và máy móc. 19

3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức và quản lý sản xuất, thi công của Công ty 20

3.3. Ảnh hưởng của nhu cầu xây dựng đến chi phí xây lắp. 21

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 22

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG 22

CONSTREXIM.,JSC 22

1.1. Lời giới thiệu 22

1.2. Trụ sở giao dịch 23

1.3. Sơ đồ tổ chức. 24

1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần : 24

1.3.2 Cơ cấu tổ chức sau khi cổ phần: 24

1.4. Các lĩnh vực hoạt động chính. 31

1.5. Vốn và tài sản doanh nghiệp. 32

1.5.1. Bảng tóm tắt tài sản. 32

1.5.2. Ngân hàng giao dịch: 37

2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2005→2007. 37

3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 39

3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng. 39

3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty trong 3 năm vừa qua: 42

3.2.1. Tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty qua 3 năm từ 2005→2007. 42

3.2.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp một công trình tiêu biểu của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng năm 2005. 44

4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM – ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 57

4.1.Thành tựu trong hoạt động sản xuất xây lắp: 57

4.1.1. Về công tác tổ chức và hoạt động của phong trào công nhân viên chức 58

4.1.2. Về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường 59

4.2. Những hạn chế còn tồn tại. 59

4.2.1. Yếu tố con người và việc đào tạo loại hình kỹ sư giá xây dựng 59

4.2.2. Về định mức dự toán 60

4.2.3. Về công tác quản lý vật tư,máy móc thiết bị. 60

4.2.4. Về công tác huy động và sử dụng vốn. 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 62

1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHÂP WTO 62

1.1. Thuận lợi. 62

1.1.1. Những thuận lợi từ phía Công ty. 62

1.1.2. Những thuận lợi từ môi trường bên ngoài. 63

1.2. Khó khăn. 63

1.2.1. Những khó khăn từ phía Công ty. 63

1.2.2. Những khó khăn từ môi trường bên ngoài. 64

2. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG TRONG 3 N ĂM 2008-2010. 65

2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh. 66

2.2. Các chỉ tiêu cụ thể: 67

2.2.1.Kế hoạch tài chính 2008: 67

2.2.2.Kế hoạch Đầu tư tạo tài sản cố định, nâng cao năng lực và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh: 68

2.2.3. Các dự án triển khai trong thời gian tới 69

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 70

3.1. Giải pháp về giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất kinh doanh: 71

3.2. Giải pháp về giảm chi phí trong tổ chức sản xuất, giảm chi phí nhân công. 72

3.3. Giải pháp để giảm chi phí máy móc, thiết bị: 73

3.4. Giải pháp về tài chính, giảm chi phí lãi vay tín dụng: 74

3.5.Giải pháp giảm chi phí thầu phụ,chi phí chung. 74

3.6. Quản lý tốt các khoản phải thu. 75

3.7. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại 75

3.8. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000. 75

LỜI KẾT LUẬN 79

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 80

1. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao tay nghề người lao động. 80

2. Về quản lý nhân sự . 80

3. Về cách xác định chi phí ca máy thi công. 81

4. Vê chi phí vật liệu, máy móc. 81

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp giảm chi phí xây lắp của công ty cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn cũng là do đặc thù hoạt động trong ngành xây lắp, việc quyết toán thường diễn ra khi công trình đã hoàn thành theo những giai đoạn  nhất định nên Công ty có thể được các đối tác cho phép chậm thanh toán đối với các khoản nợ này.  Đối với các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn hiện nay đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ để chuẩn bị vốn phục vụ cho công tác SXKD năm 2008 và các năm tiếp theo Bảng 6: Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2007       Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục Nguyên giá (NG) Giá trị còn lại (GTCL) GTCL/NG (%) I Tài sản cố định hữu hình 9.955.663.259 8.991.177.341 90,03% 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 0 0 2 Máy móc thiết bị 8.957.343.692 8.134.085.368 90,81% 3 Phương tiện vận tải 867.783.667 744.987.340 85,84% 4 Thiết bị quản lý 118.717.718 100.778.875 84,89% 5 Các loại tài sản khác 11.818.182 11.325.758 95,83% II TSCĐ vô hình 1.792.774.218 1.300.674.774 72,55% 1 Thương hiệu Constrexim 200.000.000 200.000.000 100,0% 2 Lợi thế thương mại 1.592.774.218 1.100.674.774 69,10% Cộng 11.748.437.577 10.291.852.115 87,60% (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2005,2006,2007)     Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tài sản cố định của Công ty. Tuy nhiên, năng lực về máy móc thiết bị của Công ty vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về thiết bị phục vụ cho thi công là một hạn chế không nhỏ của Công ty trong thời điểm hiện nay.  Để đáp ứng tiến độ thi công, Công ty đã khắc phục nhược điểm này bằng cách  phải thuê thêm máy móc thiết bị của các đơn vị bạn. Mặt khác, trong quý IV năm 2006, Công ty đã và đang thực hiện đầu tư nâng cao năng lực gồm : 03 cần trục tháp với giá trị: 6,5 tỷ đồng, năm 2007 là: 18,5 tỷ và các năm tiếp theo là 7,25 tỷ đồng.    1.5.2. Ngân hàng giao dịch: Sở giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Địa chỉ : Toà nhà Wincom 191 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam. Số tài khoản : 12010000137559 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2005→2007. Ngay từ khi mới bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng mục tiêu chủ yếu của Công ty là xây dựng lên những công trình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, với chất lượng hoàn hảo, các công trình đều mang đậm phong cách Phương Đông bên cạnh đó cũng mang vẻ đẹp hiện đại của Phương Tây. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Công ty chủ yếu hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Để trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, tiến tới thành lập tập đoàn xây dựng Công ty đã phấn đấu vượt mức doanh thu, lợi nhuận đề ra. Xét tình hình sản xuất kinh doanh. Bảng 7: Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty qua 3 năm 2005→2007. Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 44.142.000 53.997.372 203.190.923 9.855.371 22,32% 149.193.551 276,29% Chi phí 42.687.694 52.584.494 182.914.837 9.896.799 23,18% 130.330.342 247,84% Lợi nhuận 1.454.306 1.412.877 20.276.086 - 39.428 -2,71% 18.863.208 1.335,18% (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Năm 2005: Trong khi doanh thu có đạt trên 44 tỷ thì chi phí lại tăng đến trên 42 tỷ, điều đó làm cho lợi nhuận vẫn ở mức thấp. Năm 2005 là năm Công ty chính thức đi vào hoạt động độc lập dưới hình thức một Công ty con của Công ty mẹ Constrexim Holdings, tiền thân Công ty chỉ là một xí nghiệp xây dựng, chính vì vậy khi mới bắt tay vào hoạt động còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ đặc biệt là vấn đề chủ động lường trước ứng phó với sự thay đổi của môi trường. - Năm 2006: Mặc dù doanh thu đã tăng cao hơn năm 2005 là 9,855 tỷ đồng tức tăng 22,3265% nhưng Chi phí cũng tăng cao hơn 9,896 tỷ đồng tức 23,1842%. Có thể nhận thấy tốc độ tăng chi phí còn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận năm này giảm đi trên 39 triệu đồng tức giảm đi 2,7111%. Như vậy vấn đề giảm chi phí vẫn đang là một vấn đề nổi cộm cần giải quyết của Công ty. Chi phí xây lắp tăng chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép,cát, đá.... tăng lên nhanh chóng, bên cạnh đó là việc Công ty đã không quản lý tốt vật tư tình trạng sử dụng lãng phí , tình trạng thất thoát vật tư thường xuyên xảy ra. - Năm 2007: Đánh dấu sự tăng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận, Doanh thu gần như tăng gấp 4 lần năm 2006 và gần 5 lần so với năm 2005 đạt con số là 203,190 tỷ đồng. Tăng khoảng 149,193 tỷ đồng tức tăng gần 276,894%. Một thành tựu đáng khích lệ hơn nữa là tốc độ tăng chi phí đã thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Chi phí năm này đạt khoảng 182,914 tỷ đồng,tăng 130,330 tỷ đồng so với năm 2006 tức tăng khoảng 247,8494%. Lợi nhuận năm này tăng gấp gần 19 lần so với hai năm trước. Một bước tiến đáng khích lệ của Công ty ngay từ khi mới chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ Phần. Công ty ngày càng nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng, các công trình đều hoàn thành đúng thời hạn,với chất lượng tốt. Không những thế do đây là năm đánh dấu việc Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với chính sách mở cửa thông thoáng đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư xây dựng vào Việt Nam. Công ty đã tranh thủ, tận dụng nắm bắt thời cơ nhờ đó nhìn chung doanh thu, lợi nhuận, sản lượng các năm tăng lên nhanh chóng. Tạo đà cho sự phát triển bền vững của Công ty trong tương lai. 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG. 3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng. Theo như bảng 4 ở trên ta thấy: - Năm 2005: Chi phí xây lắp đã tăng cao hơn so với kế hoạch dự kiến ban đầu, từ 29,25 tỷ đã chi vượt lên tới 42,687 tỷ đồng, tức tăng 13.437 tỷ đồng. Tăng xấp xỉ 46% so với mức kế hoạch. Do phải đầu tư nhiều hạng mục công trình,nên chi phí tăng là điều có thể hiểu được nhưng cũng có những chi phí phát sinh là do việc sử dụng lãng phí vật tư,sử dụng không đúng mục đich. chính vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng kiểm soát công tác quản lý việc chi phí để đảm bảo kết quả doanh thu luôn ở mức cao hơn chi phí. - Năm 2006: Chi phí cũng tăng cao hơn so với kế hoạch là 8.777 tỷ đồng tức tăng 20% và chi phí thực tế năm 2006 cũng đã tăng cao hơn năm 2005 là 9,965 tỷ tức tăng 23,3%. Việc giá nguyên vật liệu,máy móc đầu vào biến động liên tục trong những năm gần đây do giá dầu thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó là việc Việt Nam nới lỏng dần tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan để tạo điều kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO),cũng tạo ra sự biến động trong thị trường trong nước. Không những thế do việc sử dụng không tiết kiệm vật tư cũng như việc quản lý vật tư của Công ty còn lỏng lẻo làm cho việc thất thoát, mất mát vật tư là điều không tránh khỏi. Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí trong hoạt động xây lắp ngày càng có xu hướng tăng. - Năm 2007: Do doanh thu tăng mạnh nên chi phí giai đoạn 2006-2007 cũng tăng mạnh, chi phí thực hiện lên tới 215,846 tỷ tức tăng 142,346 tỷ đồng so với kế hoạch. Chi phí thực hiện năm này cũng tăng 163,194 tỷ so với năm 2006. Do giiai đoạn này Công ty nhận được nhiều công trình hơn, cho nên việc bội chi cũng đã tăng vượt so với dự kiến. Gần một năm Việt Nam gia nhập WTO ,hiện nay giá các nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá máy móc thiết bị vẫn còn cao. Bên cạnh đó tiền lương trả cho những người lao động cũng đã tăng cao hơn so với những năm trước đây. Vì thế để bảo đảm tốc độ tăng chi phí luôn ở mức thấp đòi hỏi Công ty cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng chi phí đang ngày càng tăng cao. Biểu đồ 1: Biểu đồ chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm. Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng (giảm) doanh thu,chi phí thực hiện qua các năm 2005→2007. (Đơn vị tính: tỷ đồng) Qua biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng doanh thu là không quá cao so với tốc độ tăng chi phí, điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận sản xuất xây lắp nói riêng mà là ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty nói chung. Gía cả vật tư tăng nhanh đang là một vấn đề gây khó khăn không ít với Công ty, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào nhưng kết quả chưa được cao. Nhin chung doanh thu có tăng và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn năm 2006-2007. Nhưng chi phí trong giai đoạn này cũng tăng cao. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trong giai đoạn này tuy có tăng so với năm 2005 và năm 2006 nhưng tốc độ tăng còn chậm. Và đặc biệt năm 2006 lợi nhuận đã giảm đi đôi chút so với năm 2005. Gía trị sản lượng,và mức thu nhập bình quân có tăng đôi chút nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Công ty. Trong thời gian tới Công ty đang cố gắng hơn nữa trong việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đồng thời phấn đấu giảm mức chi phí xuống mức thấp nhất. 3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty trong 3 năm vừa qua: 3.2.1. Tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty qua 3 năm từ 2005→2007. Chi phí sản xuất kinh doanh là vấn đề đầu tiên cơ bản cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp làm ăn kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến. Làm thế nào để bù đắp chi phí bỏ ra ban đầu và có lãi là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Doanh thu, lợi nhuận càng cao thì đồng nghĩa với việc phải phấn đấu giảm mức chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra xuống mức thấp nhất có thể tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Và Công ty cổ phần Constrexim cũng vậy, trong những năm đầu mới đi vào hoạt động kinh doanh trong ngành xây lắp Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn mà vấn đề nổi cộm lên đó chính là việc chi phí sản xuất kinh doanh đang ngày càng tăng làm cho doanh thu, lợi nhuận chưa đạt được như mong muốn. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 8: Bảng Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm 2005→2007. Đơn vị tính:1000 đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2006/2005 NĂM 2007/2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Chi phí vật tư 18.359.719 18.059.719 118.856.222 - 300.000 - 1,624% 100.796.502 558,13% 2 Chi phí nhân công 3.394.329 2.069.635 8.813.582 - 1.324.694 - 39,03% 6.743.947 325,85% 3 Chi phí MTC 2.786.485 1.535.917 10.272.144 - 1.250.568 - 44,88% 8.736.227 568,79% 4 Chi phí CFC 1.358.332 1.406.055 5.505.399 47.723 3,5134% 4.099.343 291,55% 5 Chi phí thầu phụ 18.327.754 28.542.331 37.835.610 10.214.576 55,73% 9.293.279 32,56% 6 Chi phí QLXN 471.109 970.835 1.631.877 499.725 106,07% 661.041 68,09% 7 Tổng chi phí quyết toán 42.687.694 52.584.494 82.914.837 9.896.799 23,18% 130.330.342 274,85% (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Chi phí kinh doanh luôn là một vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp cần quan tâm, qua bảng số liệu trên có thể thấy. Chi phí chi cho vật tư là một trong những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục tính giá thành. - Năm 2005: Chi phí vật tư chiếm trên 18,359 tỷ đồng, sau đó đến chi phí thầu phụ là 18,327 tỷ đồng rồi đến các chi phí khác như chi phí nhân công là 3,394 tỷ đồng, chi phí máy thi công 2,786 tỷ đồng. Sở dĩ chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn như vậy trong khoản mục giá thành sản phẩm công trình là do đặc thù của ngành xây dựng cần một khối lượng rất lớn vật tư để tiến hành sản xuất xây lắp. Bên cạnh đó là sự thất thoát vật tư do ý thức chủ quan của con người, đó là sự lơ là trong quản lý vật tư dẫn đến tinh trạng mất trộm vật tư thiết bị ở các công trình, đặc biệt là những công trình xây dựng gần khu dân cư đông đúc. Chi phí máy thi công là một khoản mục chi phí riêng có trong ngành xây dựng, nó cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí xây lắp. Chính vì vậy nếu tăng được công suất máy thi công, giảm nhiên liệu tiêu hao, giảm khấu hao tài sản cố định được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí xây lắp. - Năm 2006: Tổng chi phí thực tế tăng 23,184% tuơng ứng 9,896 tỷ đồng so với năm 2005. Việc tăng là do + Chi phí vật tư đã giảm đi đôi chút còn 18,059 tỷ đồng tức giảm đi 300.000 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ giảm là 1,624% + Nhưng bên cạnh đó là việc chi phí thầu phụ tăng vẫn tiếp tục tăng qua từng năm, nếu năm 2005 Chi phí thầu phụ mới là 18,327 tỷ đồng thì năm 2006 đã là 28,542 tỷ đồng tăng trên 10 tỷ tức tăng với tỷ lệ 55,732 %. Chủ yếu là do nhu cầu gia công, lắp đặt các công trình lớn hơn năm trước. + Mặc dù năm 2006 số lượng công trình nhận thầu nhiều hơn năm 2005, nhưng chi phí máy thi công đã giảm đi đôi chút từ 2,786 tỷ đồng xuống còn 21,535 tỷ đồng tức giảm với tỷ lệ là 44,88%. Nhờ việc sử dụng lại các máy từ công trình khác, và tận dụng được công suất của các thiết bị máy móc hiện có đã góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí máy thi công xuống mức thấp. + Chi phí nhân công cũng đã giảm đi rõ rệt so với năm 2005 là 1,324 tỷ đồng tỷ lệ giảm là 39,03%. + Chi phí quản lý cũng tăng khá nhanh tăng 499,725 triệu đồng tức tăng 106,07% so với năm 2005. Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ngoài lý do chính là phải thành lập thêm nhiều bộ phận quản lý tại các công trình thì bên cạnh đó có một nguyên nhân là do chưa làm tốt công tác tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý, đội ngũ nhân viên làm việc còn thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất thời gian lãng phí tiền bạc . Tuy chi phí vật tư,chi phí nhân công và chi phí máy thi công có giảm nhưng tốc độ giảm còn thấp trong khi đó chi phí thầu phụ và chi phí quản lý lại tăng nhanh chóng. Chính vì vậy làm cho chi phí vẫn tăng so với năm 2005. - Năm 2007: Chi phí tiếp tục tăng và ở mức cao là 130,330 tỷ đồng, tức tăng 274,85% so với năm 2006. Nguyên nhân là do chi phí các khoản trong năm này đều tăng cụ thể là: + Chi phí vật tư tăng 100,796 tỷ đồng tỷ lệ là 558,13%. + Chi phí nhân công cũng tăng 6,743 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 325,85% + Chi phí máy thi công tăng mạnh trên 8,736 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tới 568,79% + Chi phí chung, chi phí thầu phụ, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Nhìn chung, với việc tăng doanh thu thì việc tăng chi phí là điều khó tránh khỏi. Nhưng tốc độ tăng chi phí hiện nay của Công ty còn lớn.Điều này là một khó khăn,trở ngại không nhỏ cho Công ty trong việc có cơ hội nhận thầu các công trình lớn vì hiện nay nhu cầu về sửa chữa, xây dựng các công trình, nhà ở tăng mạnh đặc biệt trong điều kiện hội nhập WTO. Vì vậy muốn có thêm nhiều cơ hội thuận lợi trong việc nhận thầu các công trình tầm cỡ quốc gia và khu vực đòi hỏi Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc giảm chi phí xây lắp xuống, để tăng doanh thu và lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tiếp tục khẳng định mình, nhanh chóng trở thành một Công ty đi đầu trong ngành xây dựng. 3.2.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp một công trình tiêu biểu của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng năm 2005. Bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng bao hàm một số hoặc toàn bộ những chi phí dưới đây. Thông qua việc xem xét tình hình chi phí xây lắp của công trình nhà xưởng Katolec ta sẽ có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về từng loại chi phí để xây dựng một công trình xây và các nhân tố chính ảnh hưởng tới việc tăng chi phí qua đó giúp đề ra những giải pháp thiết thực để giảm chi phí xây dựng một công trình nói riêng và chi phí xây dựng nói chung của toàn Công ty xuống mức thấp nhất có thể. Xác định chi phí xây dựng gói thầu nhà xưởng KATOLEC Hạng mục: Nhà A: 3 nhà A. Nhà C: 7 nhà C. Nhà D: 2 nhà D. * Gới thiệu về gói thầu: - Tên công trình: nhà xưởng KATOLEC - Hạng mục: 3 nhà A, 7 nhà C, 2 nhà D. - Chủ đầu tư: Công ty xây dựng Hazama. - Nhà thầu: Công ty cổ phần CONSTREXIM - đầu tư và xây lắp cao tầng. - Địa điểm xây dựng: Khu đất nông nghiệp thuộc địa phận thành phố Hải Dương. a. Chi phí vật liệu công trình nhà xưởng Katolec: - Xác định số lượng vật liệu cho công trình: công thức xác định số lượng vật liệu cho công trình Katolec. trong đó: VLi: khối lượng vật liệu loại i cần để hoàn thành công trình. Qj: khối lượng công tác xây lắp loại i. ĐMVLij: định mức vật liệu loại j để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp loại i. - Xác định chi phí vật liệu cho công trình Katolec. Công thức: Trong đó: VL: chi phí vật liệu cho công trình. VLj: số lượng vật liệu loại j. Đvlj: đơn giá một đơn vị vật liệu loại j. Bảng 9: Bảng chi phí vật liệu cho công trình nhà xưởng Katolec. Đơn vị tính: đồng STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bộ đèn Halozen 1000W BO 15 350.000 5.250.000 2 ổ cắm đôi sino CAI 17 7.000 119.000 3 Que hàn D3,2 J421 LD KG 6 53.000 318.000 4 Đinh 7cm KG 12 9.000 108.000 5 Dây thép 2,5ly KG 16 10.000 155.000 6 Thép V5 CAY 2 82000 164.000 7 Bóng đèn 200W RD CAI 60 6.000 360.000 8 Chặn cửa CAI 40 20.000 800.000 9 Dây thép 1ly KG 140 9.500 1.330.000 10 Bê tông mác 200# M3 939 523.810 491.857.590 11 Bê tông mác 350# M3 440 609.524 268.190.472 12 Đá 1 x 2 M3 160 125.000 20.000.000 13 Cát vàng M3 905 60.000 54.300.000 14 Cát đen M3 967 35.000 33.830.000 15 Đá cấp phối (base) M3 1.022 95.000 97.090.000 16 Dây điện 2x2,5 M 500 8.600 4.300.000 17 Dây cáp PVC 3x10 M 100 58.000 5.800.000 18 Dây cáp PVC 3x16 M 100 89.000 8.900.000 19 Nilon, túi Nilon KG 73 24.000 1.756.800 20 Flogruot NS KG 600 8.000 4.800.000 21 Gạch đặc VIEN 57.000 580 33.060.000 22 ô tô vận chuyển vật tư XE 170.000 129 21.856.900 23 Gạch xây VIEN 170.000 255 43.271.800 24 Gạch lỗ VIEN 38.000 1.091 41.454.200 25 Gạch ốp tường M2 4.670 3.500 16.345.000 26 Gạch chống trơn HOP 152 60.910 9.258.320 27 gạch lát M2 60 95.000 5.700.000 28 Khóa Yale CA 5807 BO 46 910.000 41.860.000 29 Lới thép hàn A6,A8,E8 KG 15.000 10.476 157.142.850 30 Màng P.E KG 375 30.000 11.250.000 31 Mastertop 100 NGRN BG 25KG KG 1.600 170.000 272.000.000 32 Khóa Việt Tiệp CAI 15 12.000 180.000 33 Sơn xịt nhũ bạc HOP 25 15.000 375.000 34 Đá sàng đổ chân cột BAO 14 10.000 140.000 35 Tôn nhám S4 KG 1 200.000 200.000 36 Keo Sikaflex TUYP 6 120.000 722.000 37 Que hàn D3,2 J421 LD KG 7 52.000 364.000 38 Thảm Rối Đài Loan M2 3 170.000 538.900 39 Thép V5 CAY 5 130.000 650.000 40 Mạ kẽm tấm ghi rãnh nớc KG 80 8.300 664.000 41 Xi măng Hoàng Mai TAN 1.687 350.000 590.450.000 42 Thép V4 CAY 14 63.000 882.000 43 Xi măng PC30 KG 4.000 230.000 920.000.000 44 Thép bản mã KG 2 757.848 1.515.695 45 ô tô vận chuyển vật t XE 50 12.000 600.000 46 Lới thép B40 KG 12 12.000 144.000 47 Tay đẩy New Star BO 38 500.000 19.000.000 48 Thép D20 KG 500 8.095 4.047.615 49 Thép D10 KG 580 8.190 4.750.473 50 Thép D14 KG 51,784 18,758 971,364,272 Tổng cộng 4.169.215.887 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) b. Chi phí nhân công công trình Katolec. - Xác định nhu cầu lao động cho công trình: Công thức: Trong đó: Hj: hao phí lao động để hoàn thành công trình tương ứng với cấp bậc công việc j. Qi: khối lượng công tác xây lắp loại i. ĐMLĐij: định mức lao động để hoàn thành 1 đơn vị công tác xây lắp loại i tương ứng với thợ bậc j. - Xác định chi phí lao động cho công trình: Chi phí nhân công cho công trình được tính theo đơn giá một ngày công tương ứng với cấp bậc của từng loại thợ và tổng số ngày công tương ứng để thực hiện xây dựng công trình. Công thức: NC: chi phí nhân công. Hj: tổng số ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j để thực hiện công trình. Đncj: đơn giá một ngày công tương ứng với cấp bậc của thợ loại j. Bảng 10: Bảng chi phí nhân công công trình nhà xưởng Katolec. Đơn vị tính: đồng TT Loại thợ tương ứng với bậc bình quân Đơn vị Hao phí lao động (ngày) Đơn giá Thành tiền 1 Nhân công bậc 3,5/7 Công 266 35.000 9.310.000 2 Nhân công bậc 2,7/7 Công 643 28.000 18.004.000 3 Nhân công bậc 3/7 Công 6.152 30.000 184.560.000 4 Nhân công bậc 3,5/7 Công 18.485 35.000 646.975.000 5 Nhân công bậc 3,7/7 Công 10.170 40.000 406.800.000 6 Nhân công bậc 4/7 Công 29.343 43.000 1.261.749.000 Tổng cộng 2.527.398.000 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) c. Chi phí sử dụng máy thi công: * căn cứ xác định: - số lượng máy thi công theo từng loại, có phân biệt máy doanh nghiệp tự có và đi thuê. - Đơn giá ca máy doanh nghiệp tự có và doanh nghiệp đi thuê. - chi phí vận chuyển máy tới công trường, chi phí khác của máy. Công thức: Trong đó: SDM: Tổng chi phí sử dụng máy. CMj: Tổng số ca máy loại j để thi công công trình (có thể là máy tự có hoặc đi thuê) Đmj: Đơn giá ca máy loại j khi làm việc tại công trường.(có thể là máy tự có hoặc đi thuê) CMngj: Tổng số ca máy loại j phải ngừng việc ở công trường Đngj: Đơn giá ca máy loại j khi ngừng việc ở công trường. Ckj: Chi phí khác của máy j.( chi phí tu sửa, bảo dưỡng máy, chi phí tháo lắp máy…) Bảng 11: Bảng chi phí sử dụng máy thi công công trình nhà xưởng Katolec. Đơn vị tính: đồng STT Loại máy Số lượng ca máy Đơn giá Thành tiền Chi phí khác Tổng cộng Máy tự có Máy đi thuê Máy tự có Máy đi thuê 1 Máy vận thăng 0,8T 406 5.516.208 5.516.208 Ca làm việc 358 49.045,5 17.558.289 17.558.289 Ca ngừng việc 48 15.000 720.000 720.000 2 Máy trộn 250L 356 411.000 411.000 Ca làm việc 296 86.644,8 25.646.860,8 25.646.860,8 Ca ngừng việc 60 10.096 605.760 605.760 3 Máy ủi 397 Ca làm việc 397 33.710,4 13.383.028,8 13.383.028,8 Ca ngừng việc 4 Máy hàn 323 345.000 345.000 Ca làm việc 299 69.604,2 20.811.655,8 20.811.655,8 Ca ngừng việc 24 1.846 44.304 44.304 5 Máy cắt uốn 194 Ca làm việc 194 40.764,6 7.908.332,4 7.908.332,4 Ca ngừng việc 6 Máy đào 102 Ca làm việc 102 39.789 4.058.478 4.058.478 Ca ngừng việc 7 Máy xúc 40 Ca làm việc 40 635.264,1 25.410.564 25.410.564 Ca ngừng việc Tổng cộng 122.419.480,8 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) d. Chi phí chung trong xây lắp công trình nhà xưởng Katolec: - Chi phí tiền lương và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp trên công trường: Công thức: Trong đó: TLgt: Tiền lương của cán bộ quản lý gián tiếp trên công trường. Sgti: Số lượng cán bộ quản lý làm việc tại công trường có mức lương loại i. Lthi: Lương tháng + phụ cấp của cán bộ có mức lương loại i. Ttc: Thời gian thi công tính bằng tháng. Bảng 12: Bảng tiền lương và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp công trình nhà xưởng Katolec. Đơn vị tính: đồng Stt Loại viên chức Đơn vị Số lượng Lương và phụ cấp 1 tháng Thời gian thi công (tháng) Thành tiền 1 Chủ nhiệm công trình(kỹ sư chính) Người 1 2.000.000 11 22.000.000 2 Phó chủ nhiệm công trình Người 2 1.800.000 11 39.600.000 3 Cán bộ kỹ thuật Người 2 1.700.000 11 37.400.000 4 Nhân viên y tế Người 2 1.500.000 11 33.000.000 5 Nhân viên khác Người 1 1.300.000 11 14.300.000 6 Bảo vệ công trường Người 3 1.000.000 11 33.000.000 Tổng cộng 179.300.000 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Mức bảo hiểm xã hội, y tế, trích lập quỹ công đoàn mà Công ty đã nộp cho người lao động: M=19% * 179.300.000=34.067.000 (VNĐ) - Bảo hiểm xã hội, y tế, nộp hình thành quỹ công đoàn cho cán bộ công nhân viên xây dựng làm việc trong suốt thời gian thi công công trình. Trong đó: Kgt: Tỷ lệ chuyển đổi từ lương và phụ cấp của bộ phận gián tiếp trên công trường sang tiền lương theo cấp bậc. Knc: Tỷ lệ chuyển đổi từ lương và phụ cấp của công nhân sang lương cấp bậc. M: Mức bảo hiểm xã hội, y tế, trích lập quỹ công đoàn mà Công ty phải nộp cho người lao động ( Bằng 19% so với chi phí tiền lương. Trong đó gồm 15% BHXH, 2% BHYT, 2% trích nộp công đoàn) Bảng 13: Bảo hiểm xã hội và y tế trích lập quỹ công đoàn Đơn vị: đồng TT Loại chi phí Chi phí Hệ số chuyển đổi tiền lương-phụ cấp Thành tiền 1 Chi phí tiền lương 179.300.000 0.7 125.510.000 2 Chi phí nhân công 2.527.408.051 0.7 1.769.178.600 3 Mức BHYT trích lập quỹ công đoàn 19% 1.894.688.600 BHYT nộp 359.990.834 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) - Chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ, dụng cụ phục vụ thi công. Trong đó: Gi : Tổng giá trị các công cụ, dụng cụ loại i phục vụ cho quá trình thi công. Ti : Thời hạn sử dụng tối đa của dụng cụ, công cụ loại i. ti : Thời gian mỗi dụng cụ, công cụ loại i tham gia vào quá trình thi công. Bảng 14: Bảng chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ,dụng cụ phục vụ thi công. Đơn vị tính: đồng TT Tên dụng cụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thời gian khấu hao (tháng) Thời gian sử dụng tại CT (tháng) Tiền khấu hao 1 Xe cải tiến Cái 10 4.500.000 36 11 13.750.000 2 Giáo công cụ bằng thép Bộ 10 100.000.000 72 11 15.277.777,8 Tổng cộng 29.027.777,8 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Ngoài ra trong chi phí chung có thể bao gồm cả chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20433.doc
Tài liệu liên quan