Với đà phát triển kinh tế hiện nay điển hình là sự gia nhập WTO nước ta đang trên đà thay đổi toàn diện, tạo nhiều cơ hội và điều kiện để thực hiện những những dự án nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống cho nhân dân. Để hoà nhịp với sự phát triển và thách thức đó nước ta đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng các cơ sở hạ tầng với tốc độ ngày càng tăng, đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu xây dựng, do vậy nhu cầu về đá trắng tăng đột biến.
Đá trắng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, làm chất phụ gia, đá ốp lát, đá điêu khắc và trang trí. Phụ gia thì phục vụ cho ngành giấy, sơn, dầu khí, mỹ phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc. Đặc biệt là trong xây dựng, hiện nay nhu cầu đá trắng đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Ở nước ta đá trắng có chủ yếu là Lục Yên- Yên Bái và huyện Quỳ Hợp-Nghệ An. Mỏ đá ở Quỳ Hợp- Nghệ An có một tỷ lệ lớn hàm lượng CaCO3 trên 96 %; độ trắng trên 92% với độ nguyên khối cao được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như phụ gia công nghiệp, điêu khắc nhưng ứng dụng có giá trị kinh tế nhất là sử dụng làm vật liệu ốp lát cao cấp. Đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp vì hầu hết các sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm đá trắng ốp lát được sản xuất tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đang có thị trường ổn định tại 15 nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Trung Đông( Ả rập xê út, Qua ta,Li Băng,.), Uzbekistan,Turkmenistan .
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang- Huyện Quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp:
-Tăng số lượng sản phẩm sản xuất để giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán sản phẩm nhằm đẩ nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giảm giá bán với những khách mua với số lượng lớn và khách hàng truyền thống.
- Thực hiện tốt công tác vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác quảng cáo, yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ, thực hiện các hoạt động trước. trong và sau khi bán hàng.
- Tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hoá.
- Thông thoáng trong việc thanh toán, cũng như thủ tục thanh toán.
PHẦN II :
ĐẶC DIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH LONG VŨ.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty :
- Tháng 8/2005 Vi Xuân Vũ cùng ba thanh niên địa phương bắt tay xây dựng công ty TNHH Long Vũ chuyên ngành khai thác và chế biến đá trắng nằm trong khu công nghiệp xã Châu Quang huyện Quỳ Hợp.
- Cuối năm 2006 công ty TNHH Long Vũ do Vi Xuân Vũ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc chính thức đi vào sản xuất theo số đăng ký kinh doanh 2702200623 theo sự đồng ý của sở công nghiệp huyện Quỳ Hợp và ủy ban kế hoạch tỉnh Nghệ An, với số vốn đăng ký ban đầu là 600 triệu đồng.
- Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH Long Vũ.
- Trụ sở giao dịch: Cụm công nghiệp xã Châu Quang- huyện Quỳ Hợp- Tỉnh Nghê An.
- Điện thoại: 0383.883.202 Fax: 0383.983.825
-Ngành nghề kinh doanh: Đá trắng ốp lát, bột đá siêu mịn (để làm sơn, thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi, dược phẩm, cao su, sơn, gốm sứ, polime)...
- Mục tiêu của công ty:
+ Trở thành công ty lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam, trở thành 1 tập đoàn lớn mạnh phát triển bền vững, là lựa chọn số 1 đối với người tiêu dùng cũng như các đối tác nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ.
+ Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm về đá trắng ốp lát trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.
- Định hướng phát triển
+ Tiêu chí của Công ty “uy tín- chất lượng” làm nền móng phát triển.
- Công ty TNHH Long Vũ mang tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
+ Sử dụng những phương thức quảng cáo đa phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng, đối tác.
+ Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của Công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực.
+ Quan hệ chặt chẽ bền vững với đối tác truyền thống và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
+ Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.
+ Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, xây dựng vững chắc các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển.
2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực của công ty:
2.1. Vị trí địa lý:
Khu vực chọn đặt cơ quan và nhà xưởng, máy móc thiết bị ở khu công nghiệp xã Châu Quang- huyện Quỳ Hợp -Tỉnh Nghệ An.
Mỏ đá của công ty ở xã Châu Hồng chách công ty 5 km, mỏ đá xã Châu Đình cách công ty 3km, mỏ đá xã Hạ Sơn cách công ty 6km.
Xung quanh khu vực mỏ đấ là đồi trọc thoải, khu mỏ gồm các quả núi đá lộ thiên nằm sát nhau.
2.2. Hệ thống giao thông, điên lưới:
Về giao thông: Khu công nghiệp xã Châu Quang thuộc huyện Quỳ Hợp. Là huyện miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện Quỳ Châu. Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ 48 nối với Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽ đến được nước bạn Lào. Nếu xuôi dòng theo Quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách Thành phố Vinh 120km, cách Thủ đô Hà Nội 340km.
Về điện lưới: hiện nay xã Châu Quang có đường dây hạ thế 0,4KV cách mỏ 2 Km, và để thuận tiện công ty đẫ xây dựng 1 trạm biến áp để phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội trong khu vực:
Tại khu vực khai thác, kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt nghề nghiệp chính là làm ruộng nương và chăn nuôi, có một số lao động làm nghề khai thác đá hộc có thể tuyển dụng vào liên doanh với công ty. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về: văn hoá, giáo dục, y tế…
Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của công ty đã ảnh hưởng một phần lớn đến đời sống nhân dân. Một số trường học đã được xây dựng, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa cán bộ công ty với nhân dân địa phương tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.4. Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty:
-Khai thác, chế biến, gia công đá trắng.
- Mua bán các sản phẩm, chế phẩm từ đá.
- Mua bán máy móc thiết bị khai thác đá.
Sản phẩm chính là vật liệu xây dựng : đá trắng ốp lát, đá hộc, bột đá….
2.5. Đặc điểm về lao động, bộ máy quản lý của công ty:
2.5.1. Cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động của công ty năm 2009 được thể hiện ở biểu 2.1
Công ty TNHH Long Vũ có số lao động bình quân năm là 68 người, trong đó nữ chiếm 2,9%. Số lao động có trình độ đại học là 3 người, số người có trình độ cao đằng là 8 người, trung cấp là 7 người.Còn lại chủ yếu là công nhân lao động chiếm 73,5% (50 người)
Số cán bộ văn phòng là 14/68 chiếm 20,66%. Đây chỉ là con số gián tiếp tuy nhiên đây là một con số khá nhiều. Những năm tới bộ phận này nên để từ 10-15% để giảm chi phí quản lý trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm công việc của từng người nhằm cải thiện cuộc sống vật chất tinh thần cho người lao động trong công ty.
Biểu 2.1: Cơ cấu lao đọng của công ty TNHH Long Vũ (2009)
Danh mục
Tổng số (người)
Tỷ lệ %
% theo trình độ chuyên môn
% theo giới
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
Nam
Nữ
Văn phòng
14
20,6
4,4
5,9
7,5
1,5
17,7
2,9
Đọi khai thác đá
24
35,2
0,0
2,9
0,0
32,3
35,2
0,0
Trạm nghiền
18
26,5
0,0
2,9
2,9
22
26,5
0,0
Đội xe
8
11,8
0,0
0,0
0,0
11,8
11,8
0,0
Tổ bảo vệ
4
5,9
0,0
0,0
0,0
5,9
5,9
0,0
Tổng số
68
100
0,0
11,7
10,4
73,5
97,1
2,9
(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính)
2.5.2 Bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2.Hệ thống quản lý thêo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc trực tiếp ra mệnh lệnh và giám sát việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở các xưởng sản xuất. Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của công ty và tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định.
Cán bộ quản lý trong công ty gồm: Ban giám đốc (2 người: một giám đốc và một phó giám đốc); Phòng tổ chức hành chính có 3 người, phòng kế toán tài vụ có 4 người, phòng sản xuất kinh doanh có 4 người và phòng kỹ thuật, vật tư, thiết bị có 3 người. Mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, còn lại là nhân viên, riêng phòng kế toán tài vụ chỉ có 1 trưởng phòng, còn lại là nhân viên.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của công ty.
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
sản
xuất
kinh
doanh
Phòng
tài vụ
Phòng thiết bị
vật tư
kỹ thuật
Ban giám đốc
Tổ bảo vệ
Đội khai thác
trạm nghiền
Đội xe máy
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ tham mưu giúp việc.
Quan hệ kiểm tra giám sát.
2.6. Đặc điẻm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được thể hiện trên biểu 2.3
Biểu 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty (năm 2009)
TT
Tên tài sản
Nguyên giá
( Đồng)
% giá trị còn lại
1
Trạm biến áp
361.905.000
79.7
2
Máy mài, bào, vo cắt cạnh
129.200.000
69,8
3
Giếng nước công nghiệp
35.000.000
92.5
4
Dàn máy cưa
314.147.287
62.3
5
Máy khoan nén khí
15.000.000
72.9
6
Xe chở đá
188.000.000
79.1
7
Kho chứa bột đá siêu mịn
47.697.679
95.5
8
Nhà văn phòng, nhà ăn
255.000.000
94.9
9
Hệ thống nhà xưởng, bể nước, tường bao
746.139.109
80.7
10
Xe ôtô Ford
422.970.000
90.6
11
Xe tải Chiến Thắng
169.486.000
73.5
12
Xe máy Yamaha Surin
13.751.000
69.8
13
Xe máy Yamaha 5C61
13.751.000
71.3
14
Máy nâng hàng Komatsu
53.439.100
82.5
15
Máy xúc đào Komatsu
587.969.571
79.4
16
Hệ thống máy mài
444.320.627
81.2
17
Hệ thống cung cấp nước
52.370.857
91.1
18
Hệ thống tời đá
39.504.303
69.9
19
Nhà xưởng 2
978.510.058
80.3
20
Máy nghiền bột
1.063.330.583
91.5
21
Máy mài tự động
2.009.587.514
93.7
22
Nhà xưởng máy mài tự động
638.729.065
91.8
23
Xe máy Future Neo
21.919.636
89.6
24
Xe Grat 37N-9271
169.602.000
68.4
25
Khung máy bào và máy mài
134.200.000
78.9
26
Máy cắt cạnh
14.500.000
80.6
27
Máy nén khí
33.619.048
84.3
28
Khung máy cắt cạnh
14.500.000
92.7
29
Máy nén khí
21.142.857
89.4
30
Máy cưa đĩa
51.000.000
78.2
31
Nhà công nhân
87.823.764
81.8
32
Nhà kho mìn
40.961.000
83.3
Tổng cộng:
9.571.453.288
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
2.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty:
2.7.1. Thuận lợi của công ty trong thời gian qua:
- Công ty có nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động trẻ, có năng lực công tác.
- Trụ sở của công ty nằm trong khu vực giàu tài nguyên, có trữ lượng lớn, đa dạng không những có thể sản xuất sản phẩm để bán mà còn có thể cung cấp làm đường, nhà xưởng…
- Công ty nằm trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi nhưng những năm gần đây đã có tố độ phát triển kinh tế vượt bậc, rất thuận tiện trong tiêu thụ sản phẩm. Giao thông thuận lợi gần quốc lộ 58, quốc lộ 7 nên rất thuận lợi cho việc giao thông cũng như giao lưu kinh tế giữa các vùng.
2.7.2. Khó khăn của công ty trong những năm qua:
- Khấu hao tài sản cố định nhanh đối với những máy móc thiết bị lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Hiện nay ,các mỏ đá tiềm năng của công ty không còn nhiều vì thế việc sản xuất kinh doanh của công ty còn hạnh chế. Vì vậy công ty lâm vào tình trạng thiếu tài nguyên trong thời gian tới.
- Khâu bán hàng còn hạn chế trong việc quảng cáo, tìm hiểu thị trường.
- Bộ phận quản lý còn nhiều so với công nhân.
- Công ty vẫn còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng, cũng như việc cập nhật thông tin trên mạng, báo đài…
- Những máy móc phục vụ cho công tác sản xuất chủ yếu là các máy móc thiết bị lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu kinh doanh.
2.8. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
2.8.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2007-2009 được thể hiện ở biểu 2.4
Qua biểu 2.4 ta thấy : Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có những tiến triển thuận lợi, liên tiếp tăng trưởng cao. Lợi nhuận tăng 1.704.233.268 (năm 2007) lên 1.908.737.625 (năm 2008) và đặc biệt là 3.904.370.134 (năm 2009). Để đạt được kết quả đó là do những nguyên nhân sau:
-Tổng doanh thu của công ty: Đây là nhân tố có quan hệ cùng chiều, tir lệ thuận với tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua biểu 3.2 ta thấy tổng doanh thu trong 3 năm có xu hướng cao hơn năm trước. Trong 3 năm có tốc độ tăng trưởng bình quân là 115,26%. Tổng doanh thu năm 2008/2007 tăng 19,72% và năm 2009/2008 là 10,6%. Nguyên nhân trong những năm qua khối lượng tiêu thụ sản phẩm liên tiếp tăng cao.
- Giá vốn hàng bán : Ta thấy tuy doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2008 là quá cao, cao hơn cả tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2008. Nhưng sang năm 2009 tốc độ tăng giá vốn hàng bán giảm từ 21,78% năm 2008 xuống còn 2,68% năm 2009. Đây quả là một sự cố gắng cao của doanh nghiệp nhờ doanh nghiệp có những biện pháp như đổi mới công nghệ, mua sắm thêm máy móc thiết bị, bố trí làm việc hợp lí… đặc biệt là doanh nghiệp cũng đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, cắt giảm bộ phận không hợp lý. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 1,28% năm 2008 và 2,4% năm 2009.
Biểu 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2007-2009
Đơn vị: Đồng
TT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
TĐPTBQ(%)
Giá trị
Giá trị
θLH (%)
Giá trị
θLH (%)
1
Doanh thu
18.497.465.208
22.145.376.188
119.72
24.573.474.692
110.96
115.26
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần
18.497.465.208
22.145.376.188
119.72
24.573.474.692
110.96
115.26
4
Giá vốn hàng bán
16.287.874.586
19.835.567.632
121.78
20.366.489.185
102.68
111.82
5
Lợi nhuận gộp
2.209.590.622
2.309.808.556
104.54
4.206.985.507
182.14
137.98
6
Doanh thu hoạt động tài chính
34.574.962
87.842.665
254.06
164.344.653
187.09
218.02
7
Chi phí tài chính
35.848.659
23.738.625
66.219
18.910.479
79.661
72.63
-Trong đó: chi phí lãi vay
34.964.895
19.775.016
56.557
12.438.948
62.902
59.65
8
Chi phí quản lý kinh doanh
473.697.046
467.635.108
98.72
450.429.365
96.321
97.513
9
Lợi nhuận thuần
1.703.502.379
1.906.277.488
111.9
3.901.990.316
204.69
151.35
10
Thu nhập khác
20.487.835
10.422.243
50.87
12.764.875
122.48
78.93
11
Chi phí khác
19.756.946
7.962.106
40.3
10.385.057
130.43
72.501
12
Lợi nhuận khác
730.889
2.460.137
336.6
2.379.818
96.735
180.45
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.704.233.268
1.908.737.625
111,99
3.904.370.134
204.55
151.36
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
15
Lợi nhuận sau thuế
1.704.233.268
1.908.737.625
111,99
3.904.370.134
204.55
151.36
( Nguồn: phòng kế toán taì vụ)
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng và chi phí hoạt động tài chính giảm, đặc biệt lãi vay phải trả giảm mạnh. Năm 2008/2007 tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu hoạt động tài chính là 254.06% và năm 2009/2008 là 187.09. Còn chi phí hoạt động tài chính giảm từ 35.848.659 (năm 2007) xuống 23.738.625 (năm 2008) và chỉ có 18.910.479 (năm 2009). Qua đó ta thấy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có lãi nên việc vay mượn từ bên ngoài có giảm dần.
2.8.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm:
2.8.2.1. Biến động doanh thu sản phẩm theo thời gian:
Kinh doanh sản phẩm đá xây dựng của công ty TNHH Long Vũ là vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng nên được sử dụng nhiều qua các tháng trong năm. Việc xác định nhu cầu tiêu thụ trong từng tháng sẽ đảm bảo cho công ty thu hồi vốn, xác định được lượng tồn - nhập - xuất theo từng tháng.
Nhìn vào bảng số liệu khối lượng tiêu thụ theo thời gian trong 3 năm gần đây ta thấy khối lượng đá tiêu thụ có sự chuyển biến mạnh mẽ, khối lượng tiêu thụ của các năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2008 tăng hơn 121% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 chỉ tăng hơn năm 2008 là 102,57% . Qua đó ta thấy khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng chưa hẳn đã hợp lý. Ngoài ra qua bảng 2.5 ta còn thấy các tháng trong năm có khối lượng tiêu thụ không đồng đều nhau. Khối lượng tiêu thụ tăng mạnh vào tháng 12 tháng của mùa xây dựng. Ngoài ra, các tháng đầu năm cũng có tốc độ phát triển bình quân tăng. Khối lượng tiêu thụ các tháng này tăng vì đây là mùa xây dựng nên nhu cầu tiêu thụ về đá trắng lớn. Ngoài ra, năm 2007 các tháng có khối lượng tiêu thụ lớn là vào tháng 3, tháng 4, tháng 7 và tháng 9. Năm 2008 khối lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung vào các tháng 2, tháng 5 và các tháng cuối năm. Còn năm 2009 lại tập trung vào tháng 6, tháng 7, tháng 8và tháng 10. Qua đó ta thấy rằng khối lượng tiêu thụ của công ty rải rác theo các tháng trong năm, không theo một quy luật cụ thể.
Biểu 2.5: Biến động khối lượng tiêu thụ theo thời gian trong 3 năm gần đây.(2007-2009)
Tháng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
TĐPTBQ
(%)
KL
TT (%)
KL
TT (%)
θLH (%)
KL
TT (%)
θLH (%)
1
1.788,74
3,85
2.415,38
4,27
135,03
2.981,52
5,14
123,43
129,09
2
956,22
2,05
1.127,62
1,99
117,92
1.385,37
2,38
122,86
120,36
3
8.273,29
17,79
2.785,15
4.93
82,01
3.983,24
6,87
88,18
85,04
4
5.057,62
10,88
5.816,97
10,29
115,01
2.652,86
4,58
114,36
114,68
5
3.785,35
8,14
10.658,21
18,86
281,56
1.843,39
3,18
92,35
161,25
6
834,14
1,79
1.623,78
2.87
194,66
9.835,26
16,96
113,02
148,32
7
5.926,63
12,75
3.745,19
6.63
147,56
7.809,54
13,48
9,25
36,94
8
627,28
1.35
758,33
1.34
120,89
8.641,78
14,90
216,50
161,77
9
5.951,39
12,80
1.549,14
2.75
110,04
546,25
0,94
130,49
119,82
10
3.286,43
7,07
9.965,83
17.63
29,39
1.372,44
2,37
142,09
64,62
12
3.574,17
7.69
7.167,55
12.68
60,65
4.345,33
7,49
200,47
110,26
12
6.432,38
13,84
8.911,22
15.76
138,54
12.583,84
21,71
141,21
139,86
Tổng
46.493,64
100,00
56.524,37
100,00
121,57
57.980,82
100
102,58
111,67
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Qua đó ta có thể thấy công ty không có chính sách cụ thể, một yếu tố ưu tiên đặc biệt trong tháng nào cả, khách hàng cần sản phẩm vào tháng nào thì công ty cấp vào tháng đó.
Trong các tháng đầu năm là thời điểm các khách hàng đặt hàng nhiều nhất nhưng công ty không có được nhiều khách hàng. Chứng tỏ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng của công ty là yếu kém, các chính sách thuc đẩy tiêu thụ vào mùa xây dựng là hạn chế.
2.8.2.2. Biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng mua hàng:
Khách hàng là nhân tố quyết định đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ, nhu cầu của khách hàng là yếu tố để công ty lập những kế hoạch sản xuất cho riêng mình trên thị trường.
Hiện nay khách hàng của công ty là những khách hàng truyền thống, thường xuyên và hầu hết là công ty, doanh nghiệp nước ngoài làm ăn lâu dài với công ty. Bên cạnh đó khách hàng cũng là các cá nhân, tổ chức hoặc một bộ phận khách vãng lai.
Sự biến động khối lượng đá xây dựng theo đối tượng trong 3 năm 2007- 2009 được thể hiện qua biểu 2.6
Quá biểu số liệu ta thấy, khối lượng đá tiêu thụ tập trung chủ yếu vào các công ty, các doanh nghiệp, chiếm tỉ trọng khá lớn như năm 207 là 58,34%, tương ứng những năm sau 2008, 2009 tỷ trọng này tăng lên 73,58 và 79,42%. Điều này chứng tỏ khách hàng đến với công ty chủ yếu là doanh nghiệp, họ mua đá để phục vụ cho các công trình xây dựng. Và theo xu hướng hiện tại thì khối lượng tiêu thụ bởi khách hàng này tăng là hợp lý và doanh nghiệp cần có các chính sách tiêu thụ hợp lý để giữ chân các khách hàng lớn gắn bó và thường xuyên tiêu dùng sản phẩm cho doanh nghiệp.
Biểu 2.6 Biến động khối lượng tiêu thụ theo đối tượng mua hàng
Đối tượng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008/2007
2009/2008
θBQ
(%)
KL
TT(%)
KL
TT(%)
KL
TT(%)
±Δ
θLH (%)
±Δ
θLH (%)
130.2948
Công ty
27.124,39
58.34
41.590,63
73.58
46.048,37
79.42
14.466,24
153.33
4457.74
110.72
144.7467
Cá nhân
2.659,44
5.72
8.111,25
14.35
5.571,96
9.61
5.451.81
304.99
-2.539.29
68.69
61.69635
Khác
16.709,81
35.94
6.822,49
12.07
6.360,49
10.97
-9.887.32
40.83
-462
93.23
111.6722
Tổng
46.493,64
100,00
56.524,37
100,00
57.980,82
100,00
10030.73
121.57
1456.45
102.57
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán tài vụ)
Biểu 3.5: Cơ cấu khối lượng tiêu thụ thêo đối tượng mua hàng trong 3 năm (2007-2009)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Đối với khách hàng tư nhân và các khách vãng lai khối lượng tăng trưởng không ổn định. Năm 2008 tăng mạnh 5.451.81 m2 tương ứng với mức tăng tỉ trọng từ 5.72 lên 14.35. Nhưng lại giảm 2.539.29 m2 so với năm 2009. Thực tế nhu cầu xây dưng của khách hàng này đang tăng, vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách thích hợp để tăng khối lượng tiêu thụ của khách hàng này.
Đối với khách hàng khác nó có xu hướng giảm dần trong các năm nhưng cũng chiếm 1 tỷ trọng nhất định trong các khách hàng của công ty. Nhưng công ty cũng cần chú ý đến khách hàng này và xác định cân đối tỷ trọng các khách hàng một cách phù hợp.
Tóm lại, một số nguyên nhân như việc tìm hiểu thị trường kém, không có những chính sách của công ty để thúc đẩy công tác tiêu thụ, chất lượng đá phụ thuộc vào tự nhiên vào mỏ đá … Vì vậy mà tuy khối lương tiêu thụ các năm có tăng nhưng chưa hợp lý.
2.9 . Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới:
- Công tác quản lý sản xuất, bộ máy quản lý cần gọn nhẹ, tinh giảm, sử dụng cán bộ thực sự có hiệu quả, năng lực công việc.
- Về mặt tổ chức- con người: Phải xem xét, sắp xếp lại cho thực tế, phù hợp với điều kiện, năng lực sản xuất của công ty, xếp đúng người, đúng việc, kịp thời với mọi cán bộ công nhân viên…
- Công ty có tỏ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở giao khoán để kích thích động viên cán bộ kinh doanh giỏi trong khâu bán hàng, nhằm tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh để có vốn sản xuất.
Biểu 2.7. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Đá ốp lát
M3
1003
1200
1250
Đá hộc
M3
749
800
850
Bột đá
Tấn
12.000
15.000
18.000
(Nguồn :Phương án sản xuất kinh doanh năm 2009- Phòng sản xuất kinh doanh)
Bên cạnh đó công ty cố gắng phấn đấu là một nhà cung cấp các sản phẩm đá xây dựng tốt nhất, tăng thị phần, phấn đấu là một đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực này.
Phần III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÁ TRẮNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH LONG VŨ
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty:
1.1 Hiện trạng thị trường đá trắng xây dựng:
Với đà phát triển kinh tế hiện nay điển hình là sự gia nhập WTO nước ta đang trên đà thay đổi toàn diện, tạo nhiều cơ hội và điều kiện để thực hiện những những dự án nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống cho nhân dân. Để hoà nhịp với sự phát triển và thách thức đó nước ta đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng các cơ sở hạ tầng với tốc độ ngày càng tăng, đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu xây dựng, do vậy nhu cầu về đá trắng tăng đột biến.
Đá trắng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, làm chất phụ gia, đá ốp lát, đá điêu khắc và trang trí. Phụ gia thì phục vụ cho ngành giấy, sơn, dầu khí, mỹ phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc... Đặc biệt là trong xây dựng, hiện nay nhu cầu đá trắng đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Ở nước ta đá trắng có chủ yếu là Lục Yên- Yên Bái và huyện Quỳ Hợp-Nghệ An. Mỏ đá ở Quỳ Hợp- Nghệ An có một tỷ lệ lớn hàm lượng CaCO3 trên 96 %; độ trắng trên 92% với độ nguyên khối cao được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như phụ gia công nghiệp, điêu khắc nhưng ứng dụng có giá trị kinh tế nhất là sử dụng làm vật liệu ốp lát cao cấp. Đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp vì hầu hết các sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm đá trắng ốp lát được sản xuất tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đang có thị trường ổn định tại 15 nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Trung Đông( Ả rập xê út, Qua ta,Li Băng,..), Uzbekistan,Turkmenistan….
Đá trắng là mặt hàng thế mạnh của huyện miền núi Quỳ Hợp với 68 doanh nghiệp tham gia sản xuất. Vì vậy mà đã đặt ra cho công ty nhiều vấn đề không nhỏ trong việc cạnh tranh.
Các nước xuất khẩu đá trắng ốp lát hàng đầu thế giới gồm có: Italia, Ấn Độ, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi…..đây là các nước đã kinh doanh mặt hàng này khá lâu rồi nên việc cạnh tranh với họ đối với các doanh nghiệp Việt. Nam là rất khó.
Tuy nhiên nhu cầu tiêu tụ đá trên thị trường thế giới có thể nói là rất lớn. Trữ lượng các mỏ đá Marble trắng ở Việt Nam là rất lớn so với cấc nước khác. Các nước có truyền thống và nhu cầu sử dụng rất lớn đá ốp lát tự nhiên như Italia, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha. ..Sản lượng đá ốp lát của các nước này chiếm khoảng 2/3 sản lượng toàn thế giới. Hiện nay chúng ta sử dụng công nghệ chưa cao trong khai thác và chế tác đá nên sản phẩm có chất lượng chưa đáp ứng được các khách hàng khó tính.
Vì vậy thị trường luôn luôn rộng mở nếu chúng ta biết tận dụng, biết sử dụng công nghệ cao trong khai thác cũng như trong sản xuất.
1.2 Bộ phận tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Với cơ cấu tổ chức của công ty thì phòng tổ chức kinh doanh phụ trách việc bán hàng của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên lao động gián tiếp và 24 người thuộc phòng kinh doanh trong đội khai thác đá. Những thành viên này thực hiện kinh doanh từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
` Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cua phòng kinh doanh:
- Tổ chức thu thập và xử lý thông tin về thị trường, từ đó tham mưu cho ban giám đốc công ty về thị trường để lập kế hoạch cụ thể, phục vụ kịp thời cho công tác sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tháng, quý, năm trình ban giám đốc phê duyệt.
- Khai thác, soạn thảo các loại văn bản, các hợp đồng kinh tế theo sự chỉ đọ của bn giám đốc công ty.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường.
- Thống kê, tổng hợp kết quả thiêu thụ theo tháng, quý, năm.
- Trực tiếp tham gia khai thác, sản xuất, chế biến sản phẩm đá.
1.3 Công tác nghiên cứu thị trường của công ty:
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được đảm nhận bởi phòng sản xuất kinh doanhcủa công ty. Trong những năm qua, công ty cũng đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường như: Tìm kiếm khách hàng thông qua việc liên hệ với các chủ quản xây dựng, thông qua các bản báo giá,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25964.doc