Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 1

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2

4. Phương pháp nghiên cứu: 2

5. Kết cấu khoá luận: 2

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng Thương mại đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3

1.1. Những vấn đề chung về KTNQD .3

1.1.1. Sự tồn tại khách quan của thành phần KTNQD ở nước ta hiện nay 3

1.1.2. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong điều kiện hiện nay 5

1.2. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại . 8

1.2.1. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ 8

1.2.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9

1.3. Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh ngiệp ngoài quốc doanh . 12

1.3.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 12

1.3.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế NQD 15

1.3.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương mại đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 17

1.2.5. Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng 22

1.2.6. Đo lường và quản lý rủi ro tín dụng 23

1.2.5. Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương mại đối với với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 25

1.4. Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Và kinh nghiệm cuả các ngân hàng thế giới. 28

1.4.2 Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng 33

1.4.3 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trên thế giới 34

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công thương Đống Đa đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 36

2.1. Khái quát về quá trình hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa. 36

2.1.1. Một số nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Đống Đa. 36

2.1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển: 37

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa. 40

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa . .48

2.2.1. Tình hình nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 48

2.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân Công thương Đống Đa. 57

2.2.2.1.1. Năng lực vay nợ của khách hàng còn hạn chế: 57

2.2.2.1.2. Thiếu các điều kiện để thực hiện các nguyên tắc, qui định cho vay, thế chấp tài sản. 58

2.2.2.1.3 Rủi ro do tư cách của người vay kém hoặc cố ý lừa đảo. 58

2.2.2.3.1. Hoạt động quản lý kinh doanh tín dụng của Ngân hàng còn yếu, kém hiệu quả tín dụng. 58

2.2.2.3.2. Kỹ thuật cấp tín dụng còn thô sơ, sản phẩm tín dụng còn đơn điệu. 59

2.2.2.3.3. Nguyên nhân thuộc về trình độ cán bộ. 60

2.2.2.3.4. Hệ thống thông tin rủi ro chưa đạt hiệu quả. 60

2.2.2.3.5. Thực hiện thế chấp thiếu chuẩn xác: 61

2.2.2.4.1. Môi trường kinh tế không ổn định: 61

2.2.2.4.2. Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ. 62

2.2.3. Những biện pháp mà Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện để hạn chế rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 62

2.2.4. Một số tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tại Ngân hàng Công thương Đống Đa và những vấn đề mới phát sinh, cần giải quyết 64

2.2.4.1.1. Vấn đề thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. 64

2.2.4.1.2. Vấn đề sử dụng các biện pháp phân tán rủi ro còn chưa phổ biến. 65

2.2.4.1.3. Một số tồn tại trong việc thực hiện các bảo đảm tín dụng. 65

2.2.4.2.1. Các thủ đoạn lừa đảo mới của khách hàng 67

2.2.4.2.2 Một số nguyên tắc, điều kiện cho vay chưa phù hợp với thực tế thị trường. 68

2.2.4.2.3. Quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở 69

2.2.4.2.4. Các hình thức kinh doanh tiền tệ trái phép đang phát triển nhanh chóng và hoạt động tự do. 69

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 70

3.1. Định hướng về cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống đa thời gian tới .70

3.2. Những giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương đống đa . .72

3.2.1. Phân tán rủi ro 73

3.2.2. Đối với cán bộ làm công tác tín dụng 78

3.2.3. Phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng trước khi cho vay: 79

3.2.4. Chú trọng công tác bảo đảm tín dụng: 84

3.2.5. Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng 87

3.2.6 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn: 88

3.2.7 Sử dụng các công cụ tài chính như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao ngay, hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính hệ thống. 89

3.3. Một số kiến nghị 90

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước: 90

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 94

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 96

3.3.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 97

Kết luận 98

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 100tỷ đồng giảm so với năm 2003 vì ngân hàng đã huy động vốn qua nhiều hình khác. Nếu xem xét dưới góc độ khác là vốn huy động bằng ngoại tệ và nội tệ thì 3 năm qua nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ không ngừng tăng, từ 510 tỷ đồng năm 2002 , đạt được 570 tỷ đồng năm 2003 và đạt được 600 tỷ đồng năm 2004. Điều này, Ngân hàng đã nỗ lực lớn trong hoạt động của mình vì hiện nay có rất nhiều Ngân hàng mở ra như Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần và một số Ngân hàng nước ngoài dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ. Vì vậy, Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn linh hoạt theo diễn biến thị trường, khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rồi và tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Như vậy, công tác huy động vốn năm 2004 có thể coi là thắng lợi, vượt trội so với các năm trước về cả tổng nguồn vốn và các chỉ tiêu cơ cấu vốn đều tăng. Sở dĩ có được thắng lợi đó là do: - Mạng lưới huy động tiền gửi của dân cư được mở rộng, có 16 quỹ tiết kiệm trên địa bàn dân cư, có nhiều quỹ đạt số dư trên 100 tỷ đến 150 tỷ đồng. Mặc dù lưu lượng khách hàng rất đông nhưng các quỹ tiết kiệm vẫn đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác. - Tổ chức thu lưu động ở các đơn vị có tiền mặt như: thường xuyên có một tổ chức thu tiền mặt tại các xí nghiệp bán lẻ xăng dầu tổ chức thu nhận tiền mặt vào ngày nghỉ thứ bảy cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn tạo tâm lý yên tâm khi gửi tiền Ngân hàng đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng nhanh chóng kịp thời. Tóm lại, tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày một tăng cao, nguồn vốn được mở rộng. Nếu nhìn vào công tác sử dụng vốn của Ngân hàng ta sẽ thấy hiệu quả sử dụng vốn cao, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, đạt hiệu quả kinh doanh cao đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Đối với mỗi Ngân hàng, hoạt động huy động vốn quyết định đầu vào hoạt động sử dụng vốn quyết định đầu ra. Đầu vào và đầu ra phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ý thì hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng mới phát triển được. Sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, nó cũng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vốn tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp đã thực sự tạo môi trường giúp các thành phần kinh tế phát triển tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động. Đặc biệt, Ngân hàng đã góp phần giúp kinh tế quốc doanh đứng vững, phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thấy rõ tiềm năng kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn là rất to lớn, cần khai thác và phát huy. Ngân hàng đã tập trung một lượng vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực này. Bằng các biện pháp cụ thể sáng tạo; Ngân hàng đã đánh giá lựa chọn khách hàng nhằm sử dụng vốn một cách hiệu quả tránh thất thoát vốn. Đến nay, các dự án - công trình được Ngân hàng đầu tư vốn đều phát huy hiệu quả như: hệ thống thiết bị sản xuất lốp ôtô, xe máy của công ty cao su Sao vàng; dây chuyền sản xuất và dập thuốc vỉ của xí nghiệp dược phẩm I; máy móc thiết bị làm đường cho các công ty thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8 Những công trình trên đây các doanh nghiệp đưa vào sử dụng có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Biểu 2: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Cho vay - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh 1740 1555 185 100 89,4 10,6 2310 2092 218 100 90,5 9,5 2400 2100 300 100 87.5 12.5 2. Thu nợ - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh 1100 935 165 100 85 15 1960 1775 185 100 90,6 9,4 2028 1871 157 100 92.2 7.8 3. Dư nợ - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh 1490 1320 170 100 88,6 11,4 1840 1638 202 100 89 11 2041 1523 518 100 74.6 25.4 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Năm 2002, doanh số cho vay đạt 1740 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 330 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 23,4%; chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã dần hồi phục. Doanh số thu nợ giảm so với năm 2001 là 60 tỷ đồng tương ứng 5,2%. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của công tác cho vay năm 1999 và năm 2001 chưa cao. Dư nợ năm 2002 tăng so với năm 2001 là 540 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 56,8%. Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2003 đạt 1840 tỷ tăng so với cùng kỳ 2002 là 350 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 23%.Và tổng dư nợ năm 2004 của chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa là 2041 so với năm 2003 tăng 201 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 10.9%. Qua phân tích trên, ta nhận thấy tại Ngân hàng Công thương Đống Đa hoạt động tín dụng phát triển quy mô đều qua các năm nhiều kết cấu chưa hợp lý tỷ lệ cho vay cũng như dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm phần khống chế (từ 80% - 89%) và có xu hướng tăng lên. Ngược lại tỉ lệ cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh rất thấp (từ 10.5% - 12.5%) và có xu hướng ngày càng giảm. Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn là tiềm năng lớn của đất nước mà thiếu vốn là một trong những vấn đề lớn cản trở sự phát triển của khu vực này. Ngân hàng Công thương Đống Đa mới chỉ chú trọng tới việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn lớn, có uy tín của Nhà nước. Đây là một vấn đề nan giải mà cả Nhà nước, Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhau khắc phục. Cho vay ngắn hạn là cho vay theo phương án kinh doanh, phương án kinh doanh là căn cứ để quyết định cho vay; còn cho vay trung và dài hạn là luận chứng kinh tế kĩ thuật.. Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2001 tăng so năm 2000 và năm 2002 tăng so năm 2001, năm 2003 giảm. Biểu 3: Cơ cấu tín dụng theo thời gian Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Cho vay - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1740 1414 326 100 81,3 18,7 2310 2083 227 100 90,1 8,9 2400 2130 270 100 88.75 11.25 2. Thu nợ - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1100 1076 24 100 97,8 2,2 1960 1923 37 100 98,1 1,9 2028 1933 95 100 95.3 4.7 3. Dư nợ - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1490 834 656 100 56 44 1840 994 846 100 54 46 2042 1280 762 100 62.7 37.3 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tóm lại, ta thấy Ngân hàng Công thương Đống Đa có tỷ lệ cho vay trung dài hạn rất thấp năm 2002 là 18.7 % trong doanh số cho vay trong khi đó năm 2003 lại chững lại chỉ còn 8.9%, do NH cân đối kết cấu dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 46%. Nhưng đến năm 2004 doanh số cho vay trung dài hạn lại có dấu hiệu tăng lên đạt 11.25%. Doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng được mở rộng phát triển tăng dần qua các năm. Năm 2002 tăng so với năm 2001 và năm 2003 tăng so với năm 2002 là 570 tỷ đồng.Và năm 2004 tăng 47 tỷ đồng. Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng thu nhập - Lãi tiền gửi - Lãi cho vay - Lãi khách 147 20 120 7 180 40 137 3 225 55 165 5 Tổng chi phí - Lãi tiền gửi - Lãi tiền vay - Chi khác 118 20 70 28 142 35 77 30 165 45 82 38 Lãi 29 38 60 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Nhìn chung, công tác kinh doanh tiền tệ trong những năm qua của Ngân hàng Công thương Đống Đa tương đối hiệu quả. Ngân hàng đã thực hiện được phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhờ có phương pháp quản lý điều hành vững mạnh, thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả nên trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đạt được những thành quả đáng kể, lãi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm: 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa. 2.2.1. Tình hình nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 2.2.1.1. Tình hình biến động dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh Cùng với sự ảnh hưởng của sự biến động thị trường tiền tệ Đông Nam á, sự biến động thị trường bất động sản trong nước hàng loạt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước ta bị phá sản và làm ăn thua lỗ. Hơn nữa, chính sách tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng bị thắt chặt nên trong những năm qua dư nợ khu vực này tăng trưởng chậm. Biểu 5: Tình hình dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng dư nợ - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh 1490 1320 170 100 88,6 11,4 1840 1640 200 100 89.1 10.9 2041 1750 291 100 85.75 14.25 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Đồ thị 1: Tình hình dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Năm Tỷ đồng Đến năm 2002 dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng so năm 2001 là 20 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng dư nợ giảm xuống còn 11,4% tổng dư nợ và năm 2003 doanh nghiệp cho vay ngoài quốc doanh tăng lên 30 tỷ đồng, tỷ trọng so với tổng dư nợ giảm xuống còn 10.9%. Nhưng đến năm 2004 dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhưng chi chiếm 14.25% tổng dư nợ.Điều này cho thấy mặc dù dư nợ tăng, doanh số cho vay ngoài quốc doanh tăng tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng không ổn định qua các năm. Đây là điều báo động cho Ngân hàng về việc mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Biểu 6: Tình hình dư nợ ngắn hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ ngắn hạn NQD: Tư nhân Công ty TNHH Khác 111 25 17 69 100 22,5 15,3 62,2 125 35 25 65 100 28 20 52 170 50 32 88 100 29.4 18,8 51,8 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Năm 2002 giảm so năm 2001 là 7,8 tỷ đồng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 14 tỷ đồng và năm 2004 tăng 45 tỷ đồng.Sở dĩ dư nợ ngắn hạn ngoài quốc doanh tăng cao là do nă 2004 tổng dư nợ ngoài quốc doanh cao .Tình hình cho vay ngắn hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn biến động, trong đó khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng từ 22,5 - 29,4%, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Công ty TNHH chiếm tỷ trọng nhỏ từ 15,3% - 18,8%. Còn lại là các khu vực khác thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Như vậy việc khai thác khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chưa tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong thời gian qua để kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Đại hội Đảng VI đã vạch ra, Ngân hàng phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Vốn trung dài hạn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Biểu 7: Dư nợ cho vay trung - dài khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ trung dài hạn NQD - Tự nhân - Công ty TNHH - Khác 59 39 15 5 100 66,1 25,4 8,5 85 45 28 12 100 52,9 32,9 14,2 121 61 39 21 100 50,4 32,2 17,4 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn biểu trên ta thấy, dư nợ trung dài hạn kinh tế ngoài quốc doanh còn rất hạn chế.Tuy nhiên, năm 2002 dư nợ trung dài hạn ngoài quốc doanh đạt 59 tỷ đồng tăng 27,8 tỷ đồng so với năm 2001. Năm 2003 đạt 85 tỷ đồng so với năm 2002 tăng 26 tỷ đồng.Và năm 2004 đạt 121 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là36 tỷ đồng. Đây là điều rất khả quan đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Ngân hàng đã mở rộng cho vay trung dài hạn đối với khu vực này. 2.2.1.2. Thực trạng rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Đống đa giai đoạn 2002-2004. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm qua không ngừng tăng lên, song do môi trường kinh doanh tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều vấn đề nan giải chưa được giải quyết nên tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. Bất cứ một Ngân hàng nào khi cho vay cũng gặp phải những rủi ro. Những rủi ro đó gây tổn thất mà Ngân hàng khó có thể tránh khỏi. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh rủi ro tín dụng mà Ngân hàng luôn phải đối mặt. Nợ quá hạn là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng khó tránh khỏi, ở Ngân hàng Công thương Đống Đa nó phát sinh chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trên cơ sở bảo đảm tín dụng Ngân hàng giao vốn cho khách hàng sử dụng vốn với cam kết sẽ trả cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn đã thoả thuận. Điều này đã trở thành nguyên tắc tín dụng của Ngân hàng nhưng trong thực tế kinh doanh tín dụng các hợp đồng, các nguyên tắc tín dụng luôn bị vi phạm. Trường hợp phổ biến nhất là không hoàn trả lại vốn và lãi cho Ngân hàng hoặc hoàn trả chậm. Đây chính là rủi ro nợ không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đúng hạn. Các khách hàng không hoàn trả được các khoản tín dụng đã kí theo hợp đồng thường là do gặp nhiều khó khăn về tài chính như: bị chiếm dụng vốn, ứ đọng hàng hoá không tiêu thụ được, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến rủi ro. Biểu 8: Nợ quá hạn trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng nợ quá hạn Quốc doanh Ngoài quốc doanh 14 3 11 100 21,4 78,6 13 6,8 6,2 100 52,3 47,6 8 4 4 100% 50% 50% Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Tình trạng này xảy ra đối với rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khi chuyển đổi nền kinh tế đưa đến gánh nặng cho Ngân hàng. Trên thực tế, rủi ro là tất yếu nhưng nếu Ngân hàng phòng ngừa hạn chế được rủi ro thì hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Đồ thị 2: Tình hình dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân Ngân hàng Công thương Đống Đa 2002-2004 Năm Tỷ đồng Qua số liệu trên ta thấy nợ quá hạn chủ yếu phát sinh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2002 nợ quá hạn tiếp tục giảm 2 tỷ đồng so với năm 2001 với mức nợ quá hạn chỉ còn 14 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 78,6% tổng nợ quá hạn. Năm 2003 nợ quá hạn giảm 1 tỷ đồng so với năm 2002. Nợ quá hạn ngoài quốc doanh 6,2% chỉ còn chiếm 47,6%.Năm 2004 nợ quá hạn giảm chỉ còn 8 tỷ đồng ,so với năm 2003 đã giảm 5 tỷ .Tỷ trọng của nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với doanh nghiêp ngoài quốc doanh là cân bằng nhau 50%-50%. Như vậy, trong năm 2002 , 2003 và 2004 nợ quá hạn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh liên tục giảm, để có kết quả này là do Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đề ra nhiều biện pháp hạn chế và thu hồi nợ quá hạn. Những năm gần đây hầu như không phát sinh nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh. Đây là điều đánh lưu ý đòi hỏi Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hạn chế nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Biểu 9: Tình hình nợ quá hạn cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn. - Quốc doanh. - Ngoài quốc doanh 13.4 3 11 100 21,4 78,6 12.4 6,8 5,6 100 54.8 44.2 8 4 4 50 50 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn biểu trên ta thấy: nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu chiếm từ 50,0% đến 78,6% tổng nợ quá hạn cho vay ngắn hạn trong những năm qua.Năm 2002 tăng so năm 2001 là 0,8 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn cho vay ngắn hạn liên tục tăng trong năm 2001 và 2002. Đến năm 2003, nợ quá hạn ngoài quốc doanh chỉ còn 5,6 tỷ chiếm 45% tổng nợ quá hạn cho vay ngắn hạn.Năm 2004 tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn là 100% so với tổng tỷ trọng nợ quá hạn. Dư nợ ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng nên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tới hoạt động kinh doanh Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Biểu 10: Tình hình nợ quá hạn cho vay dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn cho vay dài hạn. -Quốc doanh -Ngoài quốc doanh 0,6 0 0,6 100 0 100 0,6 0 0,6 100 0 100 0,0 0 0,0 100% 100% Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn biểu trên ta thấy: nợ quá hạn cho vay trung- dài hạn chỉ thuộc về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong số này chủ yếu là nợ khó đòi. Các khoản cho vay kì hạn dài, thời gian sử dụng vốn lâu đủ để cho người vay có điều kiện thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nợ quá hạn thường ít xảy ra đối với các món nợ trung- dài hạn. Nguyên nhân chính là do việc định kỳ hạn nợ chưa phù hợp với vòng quay của vốn, chưa tính đến yếu tố bất thường có thể làm cho chu trình luân chuyển vốn bị chậm lại, do đó nợ quá hạn khu vực này phát sinh. Như vậy, nợ quá hạn là yếu tố gây cản trở rất lớn đối với việc mở rộng cho vay trung- dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Biểu 11: Nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh theo thời gian. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh. - Dưới 6 tháng. - Từ 6 đến 12 tháng. - Trên 12 tháng. 11 7 4 100 63,6 36,4 6,2 6,2 100 100 4 1.7 2.3 100 42.5 57,5 Nguồn: Số liệu tại Ngân hàng công thương Đống Đa. Đồ thị 3: Tình hình nợ quá hạn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa 2000 – 2003 Nhìn biểu số liệu trên ta thấy:. Năm 2002 nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh giảm so năm 2001 là một tỷ đồng tuy nhiên nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng tăng 3 tỷ đồng so năm 2001; nợ quá hạn trên 12 tháng giảm 2 tỷ đồng. Năm 2003 nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh giảm so với 2002 là 4,8 tỷ đồng, chủ yếu là ngoài quốc doanh trên 12 tháng.Năm 2004 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân đã giảm dược 2.2 tỷ đồng so với năm 2003 và chỉ có nợ quá hạn ngắn hạn. Đây là thành công lớn của Ngân hàng công thương Đống Đa trong việc khắc phục nợ quá hạn. Nhưng mức độ rủi ro trong dư nợ quá hạn trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh còn khá cao. Tuy nhiên, nợ quá hạn chủ yếu là trên 12 tháng trong tổng nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh và có xu hướng giảm chứng tỏ nợ mới không phát sinh mà chủ yếu là nợ quá hạn cũ chưa thu hồi đang chuyển dần thành nợ quá hạn có thể thu hồi hoặc khó đòi. Giải quyết nợ quá hạn là một trong những công việc quan trọng của Ngân hàng công thương Đống Đa trong thời gian tới. Để đánh giá được mức độ rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Đống Đa, ta phải xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ như sau: Biểu 12: Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Nợ quá hạn/tổng dư nợ 2002 2003 2004 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Ngoài quốc doanh 6,5 3,06 0,77 Quốc doanh 0,23 0,41 0,27 Nguồn: Ngân hàng Công thương Đống Đa Nhìn bảng trên ta thấy: tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khá cao. Năm 2002 tiếp tục giảm còn 6,5%. Để đạt được thành công này, trong năm 2001 và 2002 Ngân hàng Công thương Đống Đa đã rất lỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và đến nay năm2003 đã giảm xuống còn 3,06% .Và năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống còn 0,77% và là con số thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.Để đạt kết quả này chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa đã rất cố gắng ngay từ khâu thẩm định và giám sát sau cho vay doang ngiệp ngoài quốc doanh So sánh tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với khu vực kinh tế quốc doanh ta thấy: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ cao hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh rất nhiều. Nhưng, con số này chưa tới mức báo động mức độ rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn đảm bảo mức độ an toàn (nhỏ hơn 20%). Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay kinh tế ngoài năm 2002 còn 6,5% và năm 2003 giảm tiếp còn 3,06%,năm 2004 chỉ còm 0,77%. Một Ngân hàng kinh doanh hiệu quả đòi hỏi phải đạt tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ ở mức dưới 5%. Để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn đòi hỏi Ngân hàng Công thương Đống Đa tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tới mức tối đa rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, với mục tiêu tăng doanh thu tăng lợi nhuận đảm bảo hoạt động của Ngân hàng luôn vững mạnh. Đồ thị 4: Tình hình nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 2000 - 2003 2.23.2. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro Theo công văn số 003 /QD-HDQT-NHCT ngày 12 tháng 01năm 2001 về việc ban hành quy định về việc phân loại tài sản “Có”, trích lược và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương : hàng năm Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện phân loại tài sản “Có” theo từng quý làm cơ sở trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng trích đúng và đủ theo tỉ lệ quy định Đối với hoạt động cấp tín dụng: Nhóm 1 : trích 0% Nhóm 2: trích 20% Nhóm 3: trích 50% Nhóm 4: trích 100% Đối với các dịch vụ thanh toán : 20% Cụ thể như sau : Đơn vị triệu đồng Năm Giá trị tài sản “Có” Số tiền trích lập Số tiền trích lập/ nợ quá hạn 2001 870.550 36.319 36.319/14200 2002 1.869.755 20.534 20.534/14000 2003 2.015.885 13.784 13.784/12400 2004 2.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân Công thương Đống Đa. Để nghiên cứu thấu đáo tình hình rủi ro cần phải xác định được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Có những nguyên nhân thuộc về biến động của nền kinh tế như : khủng hoảng, lạm phát, sản xuất đình đốn, lưu thông ách tắc, sự tác động của hệ thống kinh tế chính trị thế giới. Có những nguyên nhân từ phía khách hàng do sự yếu kém trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Có những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng như: sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chỉ đạo có nơi có lúc còn chồng chéo thiếu đồng nhất. Ta có thể chia các nguyên nhân trên thành ba loại: 2.2.2.1. Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: 2.2.2.1.1. Năng lực vay nợ của khách hàng còn hạn chế: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đang được khôi phục và phát triển. Nhìn chung "các ông chủ" của khu vực kinh tế này vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức trình độ quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, công nghệ thì nghèo nàn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém giá thành sản phẩm cao nên không thể nào cạnh tranh được với hàng ngoại đang tràn ngập thị trường nước ta, từ mặt hàng đồ chơi đến mặt hành cao cấp khác. Với thực trạng khách thể yếu kém, sản xuất kinh doanh rất dễ thua lỗ, phá sản. Điều đó đã làm cho các nhà kinh doanh Ngân hàng phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định đầu tư đối với khu vực kinh tế này. 2.2.2.1.2. Thiếu các điều kiện để thực hiện các nguyên tắc, qui định cho vay, thế chấp tài sản. Pháp luật kế toán thống kê trên thực tế không có hiệu lực đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó, việc cung cấp và thu thập thông tin, số liệu cho vay không thực hiện được chính xác, rất khó khăn trở ngại trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay, cũng như quản lý việc sử dụng tiền vay. 2.2.2.1.3 Rủi ro do tư cách của người vay kém hoặc cố ý lừa đảo. Không ít chủ doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân vay vốn Ngân hàng không chỉ kể về năng lực quản lý điều hành kinh doanh mà còn thiếu trách nhiệm trả nợ, cố ý vi phạm thể lệ tín dụng và cam kết trả nợ phổ biến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vay tiền Ngân hàng để dùng vào mục đích khác như kinh doanh trái chức năng, chốn thuế, chụp giựt mua bán lòng vòng để kiếm lời, thậm chí một số trường hợp mang tính chất lừa đảo. Ví dụ khách hàng sử dụng một giấy tờ nhà nhưng có nhiều bản chính để đi vay ở nhiều Ngân hàng khác nhau. Hoặc ý đồ lừa đảo còn thể hiện trong việc lập phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn Ngân hàng rồi bỏ trốn. Ví dụ : khách hàng vay Nguyễn Văn Quý – thường trú tại xã Yên Sở Thanh Trì Hà Nội xin vay ngân hàng để kinh doanh khung nhôm cửa kính (có tài sản bảo đảm) trong quá trình vay, khách hàng đã vi phạm pháp luật vì tội danh khác đã bị toà án tuyên án 4 năm tù giam. Món vay đối với ngân hàng đã kéo dài sau 5 năm mới thu hồi được hết nợ. 2.2.2.3. Các nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 2.2.2.3.1. Hoạt động quản lý kinh doanh tín dụng của Ngân hàng còn yếu, kém hiệu quả tín dụng. - Quy trình tín dụng được áp dụng còn lỏng lẻo, sơ hở. Ngân hàng chỉ xét mục đích cho vay, đơn thuần chứ chưa quan tâm đúng mức đến năng lực tạo ra khả năng trả nợ của khách hàng vay tiền. Như ta biết hầu hết các món ngoài quốc doanh hiện nay còn tồn tại chủ yếu là cho vay vào những năm 1997-1998 khi đó chế độ chính sách cho vay còn lỏng lẻo, Khi mà kinh tế ngoài quốc doanh còn đang phát triển nhưng để đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2317.doc
Tài liệu liên quan