Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2

1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 2

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Các loại rủi ro của ngân hàng thương mại 16

1.2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 28

1.3.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng 28

1.3.2 Nhân tố khách quan 31

Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY 33

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 33

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng 33

2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh VIB Cầu Giấy 35

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh 41

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh 50

2.4 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng 55

2.4.1 Những kết quả đạt được 55

2.4.2 Yếu kém và nguyên nhân 57

Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY 63

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 63

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 64

3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng 65

3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp 67

3.2.3 Pháp triển hệ thống thông tin tín dụng 69

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nôi bộ 70

3.2.5 Năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 71

3.2.6 Tăng cường san sẻ rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 72

3.3 Kiến nghị 75

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 75

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước 76

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng Quốc Tế Việt Nam 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ sở hữu góp vào dự án và khi được cấp tín dụng rồi thì sử dụng không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng đã kí. Bên cạnh đó với tư tưởng không phải tiền của mình khách hàng sử dụng tiền không đem lại hiệu quả như dự tính mong muốn. Trên thực tế còn có một bộ phận khách hàng chây ì khi đến hạn không muốn trả lại vốn cho ngân hàng. Và hậu quả những khoản tín dụng đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Vì vậy ý thức trách nhiệm của khách hàng đối với khoản tín dụng là một nhân tố giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng. Chương 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần và có : - Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam - Tên đầy đủ là Ngân Hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Viêt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm. Sau hơn 10 năm hoạt động cho đến 25/12/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng được tăng lên là 2.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đã đạt trên 35.000 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân, doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, cùng hai hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Chi nhánh VIB Cầu Giấy là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam được thành lập vào ngày 28/05/2002 nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Đây được coi là một chi nhánh lớn hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng. Trụ sở của chi nhánh đặt tại số 299 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy. Hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quận Cầu Giấy, là một Quận mà trong vài năm gần đây đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thành phố Hà Nội. Đây được coi là lợi thế của chi nhánh Cầu Giấy so với các chi nhánh khác cùng hệ thống. Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập ổn định luôn có nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Song bên cạnh đó do địa bàn rộng, nhiều tiềm năng nên sự cạnh tranh với các ngân hàng khác là rất gay gắt. Chi nhánh luôn phải tìm ra các giải pháp, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ các khách hàng trung thành và thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng. Luôn vươn lên để khẳng định chính mình chi nhánh VIB Cầu Giấy sau 5 năm hoạt động cũng đã có nhiều sự phát triển. Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề.Với số lượng gần 80 cán bộ nhân viên, có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98%. Mạng lới phòng giao dịch ngày càng được mở rộng. Cho đến này chi nhánh đã có 3 phòng giao dịch trực thuộc trên cùng địa bàn. Là phòng giao dịch Mỹ Đình, Quan Hoa, Hoàng Quốc Việt. Là một chi nhánh ra đời muộn, còn non trẻ trong hệ thống Ngân hàng Quốc Tế song VIB Cầu Giấy luôn xác định cho mình hướng phát triển là tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân hộ gia đình có thu nhập ổn định. Nhằm tập trung đúng đối tượng để đưa ra các dịch vụ phù hợp. Chính vì vậy, Chi nhánh VIB Cầu Giấy được coi là một trong 40 chi nhánh của VIB từ khi ra đời đến nay đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cùng với cả hệ thống VIB, chi nhánh VIB Cầu Giấy đang và sẽ lớn mạnh vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng tín dụng. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh VIB Cầu Giấy Chi nhánh VIB Cầu Giấy là một đơn vị trực thuộc hệ thống VIB. Cũng giống như các chi nhánh khác cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm 3 phòng ban vừa phụ thuộc vừa độc lập với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Có thể khái quát sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh VIB Cầu Giấy như sau: SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CHI NHÁNH VIB CẦU GIẤY Phòng Kinh Doanh Phòng Giao Dịch Khách Hàng Phòng Giao Dịch Trực Thuộc KH Doanh Nghiệp Giao Dịch Tín Dụng KH Cá Nhân Bộ Phận Giao Dịch Viên Tài Trợ Thương Mại Bộ Phận Kho Quỹ Bộ Phận Kiểm Soát Bộ Phận Kế Toán Bộ Phận Kinh Doanh Bộ Phận Giao Dịch Khách Hàng Giám Đốc chi nhánh Hội Sở 2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh VIB Cầu Giấy Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay kinh tế thế giới năm vừa qua tăng trưởng 5.2% thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 5.4%. Kinh tế ASEAN và Đông Á bị nhiều ảnh hưởng do thiên tai, giá xăng dầu. Năm 2007 cũng là năm chứng kiến nhiều biến động của nền tài chính tiền tệ thế giới. Suy thoái của thị trường bất động sản kéo theo khủng hoảng tín dụng tại Mĩ nhanh chóng lan ra nhiều nước trong khu vực. Những rối loạn chao đảo trên thị trường chứng khoán làm cho giá vàng và giá dầu thô tăng kỉ lục và biến động liên tục. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và có những bước chuyển biến tích cực. Tăng trưởng của Việt Nam vẫn đứng thứ 3 Châu Á, thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người đạt 835 USD năm 2007. Thị trường chứng khoán biến động bất thường nhưng vẫn trên đà đi lên, quy mô hóa thị trường chứng khoán tập trung đạt trên 43% so với GDP đi đôi cùng sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Năm 2007 cũng đánh dấu một năm nữa khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng ngoạn mục, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt với xu hướng tự do hóa, mở rộng thị trường tài chính ngân hàng và việc ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng nước ngoài đẩy nhanh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, đổi mới cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn nhân lực . . .Nhiều ngân hàng đã xây dựng được hệ thống mạng lưới chi nhánh, công nghệ dịch vụ có nhiều tiến bộ nên kết quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng đã có bước tăng trưởng mạnh so với các năm trước. Với phương châm hoạt động kinh doanh “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn ” trong những năm qua chi nhánh Cầu Giấy đã hoạt động, xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững, nhằm không ngừng mang lại những lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên trong hệ thống. Chi nhánh đã không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ đáp ứng được tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ được khách hàng đánh giá cao trong suốt thời gia qua. Tổng tài sản của chi nhánh đạt 385.610 tỷ đồng tăng 39.5% so với năm 2006 và tăng 77.1% so với năm 2005. Tổng tài sản sinh lời của chi nhánh chiếm 95% trong tỷ trọng tổng tài sản. BIỂU ĐỒ 1: Đơn vị : triệu đồng ( Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Tình hình huy động vốn của chi nhánh Trong vài năm gần đây tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao 12.63% đã gây ra nhiều tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng của dân cư cộng với năm vừa qua ngân hàng Nhà Nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 5% lên 10% làm cho chi phí huy động vốn của các ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng ngày càng phát triển nó thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào làm giảm lượng tiền huy động của các ngân hàng xuống. Chưa kể đến hiện nay sự cạnh tranh gay gắt từ chính hệ thống của các ngân hàng thương mại cũng gây ảnh hưởng và tạo rào cản lớn tới khối lượng huy động của mỗi một ngân hàng. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động đa dạng nên hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua vẫn tăng trưởng ở mức ổn định. BIỂU ĐỒ 2 : TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị : triệu đồng (theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh ) Nguồn huy động vốn của chi nhánh năm 2007 đạt 374.376 tỷ đồng tăng 41.34% so với năm 2006 và tăng 78.74% so với năm 2005 đây là một sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế năm 2007 đạt 65.663 tỷ đồng tăng 165.3% so với năm 2006 và tăng 369.5% so với năm 2005 điều nay cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng được mở rộng cùng với xu hướng phát triển của xã hội ngân hàng đã tập trung hướng hoạt động của mình tới các doanh nghiệp ngày càng gần hơn. BIỂU ĐỒ 3: TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ Đơn vị : triệu đồng (Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Trong năm 2007 ngân hàng huy động từ tiền gửi của cá nhân là 370.145 tỷ đồng tăng 55% so với năm 2006 và tăng 89.9% so với năm 2005. Số liệu cho thấy lượng vốn ngân hàng huy động được vẫn tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng huy động từ cá nhân vẫn lớn song nguồn huy động từ các TCKT đã được cải thiện và ngày càng chú trọng. BẢNG 1 : TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƯỢNG Đơn vị : triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Hình thức Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng TCKT 13986 6.68% 24751 9.34% 65663 17.54% Cá nhân 194902 93.05% 238853 90.17% 307145 82.04% Nguồn khác 563 0.27% 1279 0.49% 1568 0.42% Tổng 209451 100% 264883 100% 374376 100% (Theo nguồn bảng cân đối kế toán 2005 – 2007 của chi nhánh) Bên cạnh việc chia hình thức huy động theo đối tượng huy động thì ngân hàng còn chia lượng vốn huy động theo thời hạn huy động thành tiền gửi có kì hạn và tiền gửi không kì hạn. Tiền gửi có kì hạn ngân hàng huy động được năm 2007 là 305.437 tỷ đồng trong đó huy động từ cá nhân chiếm 97.7% còn lại là huy động từ cá tổ chức kinh tế lượng tiền này tăng 28.8% so với năm 2006 và tăng 57.5% so với năm 2005. Điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng vào việc đưa ra nhiều hình thức huy động nhằm thu được các khoản tiền với kì hạn nhất định. Nó cho phép ngân hàng dự đoán tính thanh khoản chính xác hơn hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm thiểu chi phí huy động vốn khi phải dự trữ quá nhiều mà không cần thiết. BẢNG 2 : TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN THEO KÌ HẠN Đơn vị : triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Hình thức Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Có kì hạn 193913 92.58% 238492 90.04% 305437 81.59% Không kì hạn 15538 7.42% 26391 9.96% 68939 18.41% Tổng 209451 100% 264883 100% 374376 100% (Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Thực trạng sử dụng vốn tại chi nhánh Nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua được phân bổ hợp lý, phù hợp với cớ cấu huy động vốn, luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, nguồn huy động ngắn hạn phục vụ cho vay trung và dài hạn được sử dụng hợp lý. Là một chi nhánh nên ngân hàng không sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán và mua trái phiếu chính phủ, không tham gia đầu tư liên doanh liên kết. Nguồn vốn chi nhánh được hội sở cấp chủ yếu được sử dụng cho hoạt động tín dụng. Vì vậy tính đến 31/12/2007 dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt được là 252.105 tỷ đồng chiếm 67,34% lượng vốn chi nhánh huy động được và tăng 18.4% so với năm 2006 và tăng 44.9% so với năm 2005. BIỂU ĐỒ 4 : TĂNG TRƯỞNG TỔNG DƯ NỢ Đơn vị : triệu đồng (theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua Trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt các quy định về an toàn trong hoạt động. Khả năng chi trả của chi nhánh luôn lớn hơn 1 do nguồn vốn luôn được hội sở điều chuyển. Tỷ lệ an toàn vốn đáp ứng yêu cầu ngân hàng Nhà Nước quy định luôn lớn hơn 8%. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng ở mức cao. BẢNG 3 : CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH 2005 – 2007 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 21695 26995 31538 Tổng chi phí 18367 22267 25331 LNTT 3054 4257 5750 ROA 1.01% 1.24% 1.25% (Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc củng cố từng bước tiềm lực tài chính của chi nhánh nói riêng và của hệ thống ngân hàng Quốc Tế nói chung. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 của chi nhánh đạt 4.140 tỷ đồng tăng 35.1% so với năm 2006 và tăng 88.3% so với năm 2005 điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Khả năng tăng trưởng đều đặn, thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó thu nhập từ lãi chiếm 94% tổng thu nhập của chi nhánh. Thu nhập từ các dịch vụ khác cũng ngày càng tăng thu nhập ngoài lãi năm 2007 là 1.880 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2006 và tăng 209% so với năm 2005. Số liệu thực tế càng khẳng định chi nhánh đã biết đa dạng các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong nền kinh tế hiện na. Bên cạnh doanh thu từ hoạt động tín dụng truyền thống thì ngày nay chi nhánh phát triển mạnh các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn . . . và đang từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng của các dịch vụ này. BIỂU ĐỒ 5 : TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP Đơn vị : triệu đồng ( Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì tốc độ tăng dư nợ của các ngân hàng càng ngày càng lớn. Vì vậy việc xây dựng một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, nhanh gọn sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Do đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt trong hoạt động tín dụng chi nhánh VIB Cầu Giấy luôn tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện mà hội sở đề ra trong quy trình cấp tín dụng. Một khách hàng chỉ có thể vay vốn tại ngân hàng Quốc Tế nếu thỏa mãn các điều kiện - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất king doanh khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện đúng các thủ tục về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và của ngân hàng Quốc Tế. - Phải là người thường trú hoặc tạm trú dài hạn. - Có khả năng về vốn, tài sản của khách hàng để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của khách hàng đó. - Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh có hiệu quả có lãi, có nguồn thu nhập ổn định hoặc nguồn thu khác để trả nợ. - Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng Quốc Tế và các tổ chức tín dụng khác. Một quy trình cấp tín dụng tại hệ thống ngân hàng Quốc Tế Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định Chế độ lư giữ báo cáo Tái thẩm định Xử lý TSĐB Thu hồi nợ Theo dõi, kiểm tra Hoàn chỉnh thủ tục Phê duyệt Xử lý khoản vay có vấn đề SƠ ĐỒ 2 : QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG Trước khi cấp tín dụng quy trình thẩm định được coi là khá quan trọng ngân hàng Quốc Tế đã xây dựng quy trình thẩm định trước khi ra quyết định cấp tín dụng rất chặt chẽ. Bước 1 - Kiểm tra hồ sơ, thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu. - Đối chiếu các quy định chính sách tín dụng. - Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. - Tham khảo thông tin CIC của ngân hàng Nhà Nước. Bước 2 - Xem xét đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay. - Xác định lãi suất cho vay căn cứ vào kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, loại tài sản đảm bảo và mức thiệt hại dự kiến theo nguyên tắc mức rủi ro dự kiến thấp, thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại. Bước 3 - Tiến hành thẩm định và quyết định cho vay. - Trường hợp cấp phê duyệt không đồng ý thì đơn vị cho vay không được thực hiện. - Trường hợp cấp phê duyệt đồng ý, thì đơn vị cho vay vẫn có thể quyết định không cấp tín dụng. - Thông tin khoản vay cho khách hàng bị từ chối cho vay sẽ được lưu giữ trong thời hạn 3 năm để tham khảo. Trong quá trình thẩm định ngân hàng chú trọng tới - Tư cách pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng. - Tính hình hoạt động của khách hàng. - Phương án vay vốn và trả nợ, dự án đầu tư. - Sản phẩm, thị trường đầu tư vốn tín dụng sản xuất, kinh doanh. - Các rủi ro gắn với khoản tín dụng và các phương án hạn chế rủi ro . - Biện pháp đảm bảo và tài sản đảm bảo tiền vay. - Số tiền, thời hạn, lãi suất và phí suất cho vay hoặc bảo lãnh. - Hiệu quả của khoản cho vay đối với ngân hàng, trong trường hợp cho vay ưu đãi về lãi suất. - Biện pháp quản lý hoạt động, nguồn trả nợ và tài sản bảo đảm tiền vay. - Việc bảo đảm các quy định hiện hành của pháp luật và của ngân hàng. - Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản vay. - Các nội dung và yêu cầu thẩm định cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Giám Đốc. Kết quả thẩm định được thể hiện trong tờ trình tín dụng. Với phương châm tăng tốc độ dư nợ tín dụng cả về số lượng và về chất lượng. Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho phù hợp với hoạt động trên thực tiễn. Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự cung cấp được hết các sản phẩm. Trên thực tế chi nhánh mới chỉ cấp tín dụng dưới hình thức cho vay các loại và bảo lãnh còn hình thức chiết khấu thương phiếu thường chỉ thực hiện ở hội sở ít thực hiện ở chi nhánh hoặc thực hiện với tỷ trọng rất nhỏ. Với mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng Quốc Tế đưa hoạt động cho thuê tài chính một sản phẩm trong hoạt động tín dụng của mình ra thực hiện tại công ty riêng với chức năng chính là cho thuê tài chính. Nhằm chuyên môn hóa hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ hạn chế rủi ro không mong muốn. Hoạt động cho vay của chi nhánh rất đa dạng với nhiều hình thức cho vay đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hoạt động trên địa bàn khá rộng và mới pháp triển trong vài năm gần đây nên mục tiêu mà chi nhánh hướng tới là phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 đạt 252.205 tỷ đồng, tăng 18.4% so với năm 2006 và tăng 44.9% so với năm 2005. Dư nợ tín dụng của năm 2006 là 212.940 tỷ đồng tăng 22.7% điều này cho thấy rõ tốc độ tăng trưởng đáng kể dư nợ tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua. Ngân hàng chia hình thức cấp tín dụng theo nhều tiêu thức khác nhau. Nếu chia theo đối tượng khách hàng thì bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá nhân hộ sản xuất. BẢNG 4: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Đơn vị : triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Cho vay Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng TCKT 96021 55.2% 128829 60.5% 176726 70.1% Cá nhân 77929 44.8% 84111 39.5% 75379 29.9% Tổng dư nợ 173950 100% 212940 100% 252105 100% (Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Qua số liệu ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng. Năm 2005 dư nợ của TCKT và cá nhân gần tương đương nhau. Sang đến năm 2006 đã có sự thay đổi song không nhiều. Đến năm 2007 thì có thay đổi rõ tỷ trọng cho vay của chi nhánh với các TCKT chiếm 70.1% tổng dư nợ. Gấp hơn 2 lần dư nợ cho vay đối với các cá nhân. Dư nợ cho vay đối với các TCKT tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2007 dư nợ cho vay với các TCKT là 176.726 tỷ đồng tăng 37.18% so với năm 2006 và tăng 84.05% so với năm 2005. Điều này cho thấy rõ chi nhánh đã tiếp xúc được đối tượng khách hàng là các TCKT ngày càng nhiều. Nó cũng phù hợp với thực tế pháp triển, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay các TCKT ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn của họ ngày một tăng và các TCKT dễ dàng vay vốn ở ngân hàng nhiều hơn các cá nhân hộ sản xuất, do họ có đầy đủ các điều kiện thỏa mãn các điều kiện cho vay của ngân hàng và khi cấp tín dụng cho các TCKT thì thông tin mà ngân hàng có được về khách hàng sẽ nhiều hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn giúp ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng chính xác hạn chế rủi ro không mong muốn. Vì vậy hiện nay cho vay các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Đây được coi là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng hướng tới và cần thu hút. Nếu theo phân theo kì hạn thì cấp tín dụng gồm có cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. BIỂU ĐỒ 6 : TỶ TRỌNG CHO VAY THEO KÌ HẠN Đơn vị : triệu đồng ( Theo nguồn báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh ) Qua biểu đồ trên ta thấy sự thay đổi cơ cấu cho vay theo thời hạn Năm 2005 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 82,91% tổng dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ đặc biệt là dài hạn chiếm 1.33% cho thấy ngân hàng chưa chú trọng pháp triển sản phẩm cho vay dài hạn. Sang đến năm 2006 cơ bản đã có sự chuyển dịch tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 80.95% tổng dư nợ, cho vay trung hạn chiếm 16.55% và cho vay dài hạn chiếm 2.5% . Đến năm 2007 thì tỷ trọng này đã tương đối được cải thiện cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 78.98% song dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng chiếm 21.02%. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng bởi đây là hình thức cho vay với thời gian ngắn ngân hàng có thu hồi vốn nhanh hạn chế được các rủi ro về lãi suất cũng như các rủi ro biến động không dự đoán được trước dễ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hơn nữa cho vay ngắn hạn cũng đem lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng vì nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động từ nền kinh tế nên cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản và tăng khả năng quay vòng vốn, giảm chi phí huy động. Bên cạnh đó đối với các khoản cho vay dài hạn ngân hàng khó có thể kiểm soát và lúc này vốn của ngân hàng dễ bị đọng lại ở người vay quá lâu, nhiều biến động có thể khiến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy vậy khi nền kinh tế pháp triển ổn định ngân hàng cũng chú trọng tới cho vay trung và dài hạn, nó đáp ứng nhu cầu vốn thường dùng để đầu tư mở rộng pháp triển các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian dài và các khoản vay này giúp cân đối giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Dư nợ dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua cũng đã được chú trọng pháp triển. Dư nợ dài hạn năm 2007 là 44.256 tỷ đồng tăng 25.56% so với năm 2006 và tăng 61.38% so với năm 2005. Số liệu cho thấy chi nhánh cũng đã từng bước pháp triển theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Cấp tín dụng theo loại tiền đươc chia làm 2 loại theo VNĐ và theo ngoại tệ Cho vay ngoại tệ là hình thức cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khác hàng. Ngân hàng Quốc Tế chi cho vay ngoại tệ trong các trường hợp : - Để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. - Để thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ. - Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà Nước. - Cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. - Để trả nợ nước ngoài trước hạn nếu khoản vay có đủ các điều kiện theo quy định. BIỂU ĐỒ 7 : TỶ TRỌNG DƯ NỢ CHO VAY THEO LOẠI TIỀN Đơn vị : triệu đồng (theo nguồn Báo cáo tài chính 2005 – 2007 của chi nhánh) Trong thời gian qua chi nhánh chủ yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay ngoại tệ vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2005 tỷ lệ cho vay ngoại tệ chiếm 9.1% tổng dư nợ cho đến năm 2006 tỷ lệ này là 12% và năm 2007 là 15.3% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ của chi nhánh tuy vẫn còn nhỏ song đã có sự thay đổi năm 2007 dư nợ cho vay ngoại tệ của chi nhánh là 38.572 tỷ đồng quy đổi theo VNĐ đã tăng 50.9% so với năm 2006 và tăng vượt bặc 146.4% so với năm 2005 điều này cho thấy khi nền kinh tế càng ngày càng hội nhập nhu cầu ngoại tệ của khách hàng càng lớn dư nợ tín dụng đối với ngoại tệ tăng lên và ngày càng được cải thiện phù hợp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh hình thức cấp tín dụng cho vay chi nhánh cũng cung cấp hình thức cấp tín dụng thông qua bảo lãnh. Ngày nay nó là hoạt động được ngân hàng chú trọng pháp triển mạnh vì đối với hoạt động này ngân hàng không phải sử dụng nguồn vốn kinh doanh của mình mà vẫn thu được phí từ việc cung cấp hoạt động này. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng bao gồm bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán. Đối với chi nhánh hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30520.doc
Tài liệu liên quan