Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I 4

Lý thuyết chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 4

I. Hoạt động của ngân hàng 4

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 4

2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng 5

2.1.Tín dụng 5

2.2 Huy động vốn 10

2.3. Thanh toán 11

2.4. Các hoạt động khác 11

II. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 12

1. Khái quát về rủi ro 12

1.1. Khái niệm 12

1.2. Một số loại rủi ro thường gặp 12

2. Rủi ro tín dụng 15

2.1. Khái niệm, đặc điểm của rủi ro tín dụng 15

2.2. Bản chất, nguyên nhân của rủi ro tín dụng 17

2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 21

3. Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng 26

CHƯƠNG II 28

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở Techcombank Chi nhánh Thăng Long 28

I. Giới thiệu về Techcombank Thăng Long 28

1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 28

2. Techcombank chi nhánh Thăng Long 29

II. Rủi ro tín dụng tại Techcombank chi nhánh Thăng Long 30

1. Quy trình tín dụng tại Techcombank 30

1.1. Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ 30

1.2. Thẩm định, phân tích hồ sơ 30

1.3.Kiểm soát nội dung thẩm định 31

1.4.Tái thẩm định 31

1.5.Phê duyệt tín dụng 32

1.6.Thông báo tín dụng 32

1.7.Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo 32

1.8. Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ 33

1.9 .Giải ngân và hạch toán giải ngân 33

1.10 Theo dõi và quản lý khách hàng 34

1.11.Phân loại khoản vay 34

1.12. Đánh giá lại khoản vay và khách hàng 34

1.13.Theo dõi và xử lý nợ quá hạn 35

2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long 36

3.Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long 37

4. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà Techcombank Thăng Long đã thực hiện 42

CHƯƠNG III 57

Một số giải pháp kiến nghị hạn chế rủi ro tín dụng 57

I. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng 57

1. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định. 57

2. Quản lý danh mục tài sản đảm bảo 60

3. Ngăn ngừa nguy cơ cho vay theo phong trào 61

4. Các biện pháp quản lý sau giải ngân 62

5. Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các ngân hàng thương mại với nhau. 63

6. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng 64

7. Đa dạng hoá danh mục tín dụng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro tín dụng. 64

8. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 64

9. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng 67

10. Thường xuyên giám sát, quản lý theo dõi cán bộ của ngân hàng 67

11.Các biện pháp khác: 68

II. Một số kiến nghị, đề xuất 69

1. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 69

2.Một số kiến nghị đối với Chính phủ 70

3. Kiến nghị đối với khách hàng của Ngân hàng. 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3368 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, tiếp nhận hồ sơ Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng thuộc các phòng kinh doanh tại các đơn vị Nội dung công việc: Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng; tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng; thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng Yêu cầu: Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín dụng.Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác và trung thực để có được những dánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp hạn mức khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng. 1.2. Thẩm định, phân tích hồ sơ Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng Nội dung công việc Thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với khách hàng cá nhân. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng. Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tài sản đảm bảo, lập báo cáo thẩm định Yêu cầu Báo cáo thẩm định phải đầy đủ thông tin, nội dung trung thực và theo mẫu báo cáo thẩm định đã được Tổng giám đốc ban hành. Trong quá trình thẩm định phải tham khảo hướng dẫn cho vay vốn lưu động hoặc cho vay trung hạn đã được Tổng giám đốc ban hành. Nội dung báo cáo thẩm định phải đề xuất giá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo. Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận tài sản đảm bảo. Tuỳ thuộc loại tài sản đảm bảo, chuyên viên khách hàng phối hợp Ban kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh hoặc Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cùng đánh giá tài sản đảm bảo trong quá trình thực hiện thẩm định để việc đánh giá tài sản tăng tính chính xác và khách quan 1.3.Kiểm soát nội dung thẩm định Người chịu trách nhiệm thực hiện: Trưởng, phó phòng kinh doanh tại các đơn vị Nội dung công việc: Lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định, kiểm soát lại đầy đủ các nội dung báo cáo thẩm định do chuyên viên khách hàng lập. Bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện ký kiểm soát Yêu cầu Kiểm tra kỹ các thông tin khách hàng mà chuyên viên khách hàng cung cấp, chịu trách nhiệm nội dung tờ trình, nội dung đề xuất các điều kiện rõ ràng 1.4.Tái thẩm định Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tái thẩm định thuộc các Ban thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh có thành lập và thuộc Phòng Quản lý tín dụng Hội sở. Nội dung công việc: Thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của Phòng kinh doanh. Kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng. Có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng cùng chuyên viên khách hàng nếu thấy cần thiết. Có ý kiến tái thẩm định độc lập, thống nhất hay không thống nhất với những ý kiến đề xuất của phòng kinh doanh và những đề xuất điều kiện bổ sung trước khi hồ sơ tín dụng được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại từng chi nhánh Yêu cầu: Ý kiến tái thẩm định phải độc lập với phòng kinh doanh, có thể lập thành báo cáo tái thẩm định riêng hoặc ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định của chuyên viên khách hàng nhưng nội dung báo cáo tái thẩm định phải khách quan, trung thực. 1.5.Phê duyệt tín dụng Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh/các chi nhánh; Hội đồng tín dụng chi nhánh, Ban Tổng giám đốc Nội dung công việc: Thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức uỷ quyền, phán quyết đã được Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phê duyệt. Yêu cầu: Tuân thủ đầy đủ các quy định về mức uỷ quyền phán quyết, nội dung phê duyệt phải có ý kiến rõ ràng là đồng ý, không đồng ý hay kèm theo những điều kiện cụ thể 1.6.Thông báo tín dụng Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng Nội dung công việc: Lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Yêu cầu: Nội dung thông báo theo mẫu quy định và phản đầy đủ các điều kiện đã được phê duyệt, thời gian thông báo phải ngay sau khi khoản tín dụng được phê duyệt 1.7.Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng và Chuyên viên Ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Nội dung công việc: Chuyên viên khách hàng hoàn thiện hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản của Techcombank Yêu cầu : Nội dung thông báo theo mẫu quy định và phản ánh đầy đủ các điều kiện đã được phê duyệt. Việc kiểm định và định giá tài sản phải đảm bảo chính xác, trung thực tuân thủ đầy đủ các quy định của Techcombank. Thực hiện thủ tục ký hợp đồng tài sản đảm bảo tại Phòng công chứng Nhà Nước, tại UBND xã, phường tuỳ thuộc loại tài sản đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật và quy định tại Techcombank. Nhận bàn giao và nhập kho đầy đủ giâý tờ bản chính tài sản đảm bảo… 1.8. Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh, Ban giám đốc chi nhánh Tecombank Nội dung công việc: Chuyên viên Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn, kiểm tra thẩm quyền ký kết của khách hàng, trình trưởng ban kiểm soát nội dung và ký kiểm soát. Yêu cầu: Nội dung hợp đồng phải điền đầy đủ các thông tin theo mẫu và ghi đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền… 1.9 .Giải ngân và hạch toán giải ngân Người chịu trách nhiệm thực hiện: Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh; phòng kế toán giao dịch và kho quỹ. Nội dung công việc: Chuyên viên ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh kiểm tra các điều kiện giải ngân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt, kiểm tra nhập liệu hạch toán phát tiền vay trên hệ thống Globus. Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm tra chứng từ nhận tiền vay tiến hành giải ngân phát tiền vay từ tài khoản giải ngân, chuyển khoản hoặc tiền mặt tuỳ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền Yêu cầu: Thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Số tiền giải ngân thực tế phải khớp đúng với số tiền khách hàng nhận nợ trên giấy nhận nợ và cam kết trả nợ 1.10 Theo dõi và quản lý khách hàng Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên khách hàng Nội dung công việc: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ. Kiểm tra việc quản lý tài sản đảm bảo và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của cấp phê duyệt Yêu cầu: Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, quản lý tài sản đảm bảo phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên và mỗi lần kiểm tra phải được lập thành văn bản lưu hồ sơ. Nếu phát hiện những dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến nguồn trả nợ phải báo cáo lãnh đạo để xử lý và có những hành động cụ thể nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng. Đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn trên cơ sở liệt kê nợ đến hạn do Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thông báo 1.11.Phân loại khoản vay Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên kiểm soát rủi ro phòng quản lý tín dụng Hội sở Nội dung công việc: Định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước trên cơ sở tổng hợp dư nợ của toàn hệ thống căn cứ các tiêu chí phân loại khoản vay đã được Tổng giám đốc ban hành để tiến hành phân loại. Báo cáo phân loại nợ được gửi cho ban Tổng giám đốc tổng hợp và gửi thông báo đến từng chi nhánh có nợ bị xếp loại để theo dõi và có báo cáo phản hồi về tình hình hoạt động, khả năng thu nợ và biện pháp xử lý. Yêu cầu: Việc đánh giá phải khách quan, trung thực, chính xác và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Quá trình đánh giá phải lập thành báo cáo riêng và gửi cho giám đốc chi nhánh, Ban tổng giám đốc sau mỗi kỳ đánh giá. 1.12. Đánh giá lại khoản vay và khách hàng Người chịu trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại các đơn vị. Nội dung công việc: Định kỳ 05 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ tại đơn vị theo một số tiêu chí ví dụ theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ lớn…..Việc xem xét đánh giá được tiến hành độc lập trên cơ sở các tài liệu, thông tin do chuyên viên khách hàng và khách hàng cung cấp Yêu cầu: Việc đánh giá phải khách quan, trung thực, chính xác và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Quá trình đánh giá phải lập thành báo cáo riêng và gửi cho giám đốc chi nhánh, ban Tổng giám đốc sau mỗi kỳ đánh giá. 1.13.Theo dõi và xử lý nợ quá hạn Người chịu trách nhiệm thực hiện:Chuyên viên khách hàng và chuyên viên thuộc ban xử lý nợ Nội dung công việc: Đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi có khoản vay có vấn đề. Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với khách hàng. Phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho Techcombank. Theo dõi các dòng tiền thanh toán hàng ngày của khách hàng qua tài khoản. Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, hồ sơ của bên bảo lãnh và các hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản. Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho Techcombank. Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việc thu hồi nợ. Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại toà. Thực hiện các thủ tục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Yêu cầu: Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên viên khách hàng và ban xử lý nợ trong việc cung cấp thông tin và trong quá trình làm việc với khách hàng. Nhanh chóng phát hiện những biến động của khách hàng để kịp thời làm các thủ tục cần thiết để tránh trường hợp khách hàng tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú… để nhanh chóng làm các thủ tục khởi kiện, tranh tại toà nếu cần thiết. 2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long Techcombank chi nhánh Thăng Long là một trong những chi nhánh được thành lập đầu tiên của Techcombank. Năm 2005 tính trên toàn hệ thống Techcombank, chi nhánh Thăng Long đứng vị trí thứ 4 về kết quả hoạt động Tính đến hết tháng 2/2006, một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của chi nhánh như sau: Bảng 3. Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng 28/02/2006 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Kết quả 1 Doanh số cho vay trong tháng 17,414,199,238 2 Doanh số thu nợ trong tháng 57,227,558,239 3 Dư nợ tín dụng bằng vốn đồng tài trợ 56,535,044,375 4 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp 292,712,262,305 5 Dư nợ tín dụng bán lẻ 89,549,160,482 Theo sao kê tín dụng, tổng nợ gốc quá hạn thực tế của chi nhánh Thăng Long tính đến 28/02/2006 là 19,028,914,949 đồng tương đương với 4.97% tổng dư nợ cho vay. Nếu phân loại tín dụng theo thời gian, tình hình tín dụng của chi nhánh Thăng Long qua các năm 2004, 2005 như sau: Bảng 4. Cho vay bằng VND năm 2004, 2005 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2004 % 31/12/2005 % 1 Cho vay ngắn hạn 137,675,224,180 80 175,710,957,442 78 2 Cho vay trung hạn 27,381,924,910 16 43,376,936,947 19 3 Cho vay dài hạn 6,722,046,626 4 7,140,536,757 3 Bảng 5. Cho vay bằng ngoại tệ năm 2004,2005 Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2004 % 31/12/2005 % 1 Cho vay ngắn hạn 73,527,787,960 58 75,625,804,817 61 2 Cho vay trung hạn 30,266,892,449 24 31,873,884,386 26 3 Cho vay dài hạn 23,613,614,702 18 16,723,209,964 13 3.Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long Bảng 6. Nợ quá hạn Đơn vị:đồng Trong đó: Tổng dư nợ bao gồm cả dư nợ tín dụng doanh nghiệp, dư nợ tín dụng bán lẻ, dư nợ tín dụng bằng vốn đồng tài trợ. Nợ quá hạn ở đây được hiểu là tổng các khoản nợ loại 2,3,4,5. Nợ xấu là tổng các khoản nợ loại 3,4,5. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn trong các loại tín dụng như sau: Bảng 7. Nợ quá hạn đối với cho vay bằng VND năm 2004,2005 (đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu 31/12/2004 Tỷ lệ% 31/12/2005 Tỷ lệ% 1 Cho vay ngắn hạn 137,675,224,180 100 175,710,957,442 100 Nợ quá hạn < 180 ngày 4,078,752,045 3 6,818,218,886 3.9 Nợ quá hạn 181-360 ngày 653,000,000 0.5 Nợ khó đòi > 360 ngày 350,000,000 0.3 3,765,843,382 2.1 2 Cho vay trung hạn 27,381,924,910 100 43,376,936,947 100 Nợ quá hạn < 180 ngày 20,727,300 0.1 3,852,934,716 8.9 2 Nợ quá hạn 181-360 ngày 2,064,765,915 4.8 Nợ quá hạn >360 ngày 173,000,000 0.4 3 Cho vay dài hạn 6,722,046,626 100 7,140,536,757 100 Nợ quá hạn < 90 ngày Bảng 8. Nợ quá hạn đối với cho vay bằng ngoại tệ năm 2004,2005 STT Chỉ tiêu 31/12/2004 Tỷ lệ% 31/12/2005 Tỷ lệ% 1 Cho vay ngắn hạn 73,527,787,960 76,625,804,817 Nợ quá hạn < 90 ngày 54,692,359,624 71.4 Nợ quá hạn 181-360 ngày 1,784,531,497 2.3 2 Cho vay trung hạn 30,266,892,449 31,873,884,386 Nợ quá hạn < 90 ngày 3 Cho vay dài hạn 23,613,614,702 16,723,209,964 Nợ quá hạn <90 ngày Từ tháng 7/2005 căn cứ vào quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước về việc thực hiện phân loại nợ, các loại nợ được phân loại của Chi nhánh như sau: * Nhận xét về tình hình tín dụng tại chi nhánh Thăng Long: +) Một số nhận xét chung. Các số liệu trên đã cho thấy phần nào hoạt động tín dụng tại Techcombank chi nhánh Thăng Long. So với năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ năm 2005 đã giảm đáng kể và ở mức chấp nhận được. Hai tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này có tăng lên. Nguyên do là đây là những tháng đầu năm, các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân chưa có nhu cầu nhiều về vốn. Mặt khác, cũng do tình hình đầu năm tiêu thụ hàng hoá chậm, việc kinh doanh chưa khởi sắc nên nhiều khách hàng có những khoản đến hạn nhưng chưa thanh toán được. Bên cạnh đó, việc công ty IC gặp phải một số vấn đề trong hoạt động với nợ quá hạn gần 6 tỷ đồng làm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên đáng kể. Từ tháng 7 năm 2005 việc phân loại nợ theo quyết định 493 đã cho thấy cụ thể hơn về các loại nợ. Trong các loại nợ từ loại 2 đến loại 5 thì loại 2 chiếm đa số trong khi đó nợ loại 5- loại nợ có khả năng mất vốn luôn duy trì quanh mức 1%. Tuy nhiên trong quá trình phát triển tín dụng và khách hàng, do hoạt động tăng trưởng nhanh, đội ngũ cán bộ mỏng, số lượng nhân viên mới nhiều và chưa được đào tạo đầy đủ nên trong hoạt động tín dụng vẫn để xảy ra những thiếu sót trong thủ tục hồ sơ, giấy tờ vi phạm các quy định của ngân hàng đồng thời để lại các rủi ro tiềm ẩn về pháp lý. Số lượng khách hàng tăng lên, sự chăm sóc khách hàng không được chú ý đầy đủ, việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng không được thực hiện thường xuyên dẫn tới những phàn nàn của khách hàng gia tăng, việc đôn đốc thu nợ thu lãi không được chú ý làm nợ quá hạn mới phát sinh, nợ lãi treo nhiều gây tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Đây cũng là tình trạng chung trong toàn hệ thống. +) Tình hình của cả hệ thống Techcombank Về nghiệp vụ tín dụng năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tăng 1,905.19 tỷ đồng đạt 5,380 tỷ đồng ( tăng 54% so với cuối năm 2004). Trong đó tăng ở cho vay ngắn hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân là 41.36% cho vay các tổ chức tín dụng không tăng, và cho vay trung hạn tăng 61.13%. Mặc dù dư nợ tăng nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn luôn được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, mặt khác lượng dự phòng rủi ro tín dụng được kiểm soát thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Công tác xử lý, thu hồi nợ cũng được tiến hành tích cực. Trong năm 2005 Techcombank đã thu hồi được hơn 15 tỷ đồng nợ tồn đọng lâu ngày và nhiều tỷ đồng lãi treo. Kết quả này đã làm tăng thu nhập bất thường và giảm yêu cầu dự phòng của Ngân hàng. Tính cho đến hết ngày 31/12/2005: Nợ loại 2 giảm từ 639.23 tỷ đồng xuống còn 321.7 tỷ đồng (giảm gần 50%) Nợ loại 3-5 giảm đáng kể và ở mức 181.49 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 3,24% +) Tình hình của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam dao động ở mức 40% tổng dư nợ gấp 8 lần tiêu chuẩn an toàncho phép trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Tính theo tiêu chuẩn trong nước thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong nước qua các năm là 13.6% năm 1999, 7.6% năm 2002, 5.8% năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn là 13.6% năm 1999, 14.5% năm 2000, năm 2004 tỷ lệ này là 2.8% nhưng đây là một con số được đánh giá là không sát với thực tế. Đầu năm 2005 tại cuộc họp giám đốc các ngân hàng trên địa bàn Hà nội , ông giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long đã nói: “ Nếu phân loại theo quyết định 493 thì năm nay sẽ là năm khủng hoảng tài chính của các ngân hàng thương mại, dự kiến tỷ lệ nợ xấu có thể gấp nhiều lần so với phân loại nợ theo quy định cũ. Nhưng bất ngờ, đầu tháng 8/2005 tỷ lệ nợ xấu được báo cáo chính thức của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh đã thấp hơn nhiều so với dự kiến. Nợ xấu của khối ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn Hà nội chỉ khoảng 4.7% trong tổng dư nợ và khối ngân hàng thương mại cổ phần chưa đầy 2%. Theo các tiêu chuẩn quốc tế thì các tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay vẫn còn rất khác tiêu chuẩn quốc tế. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ này tại các ngân hàng nước ta phải ở mức hai con số trong khi đó trên thế giới mức độ chấp nhận được chỉ từ 3% đến 5%. Tháng 6 năm 2005 ngân hàng nhà nước yêu cầu 5 ngân hàng nhà nước phải hạch toán lại tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán mới. Và các chuyên gia dự đoán tỷ lệ này có thể lên đến 17% - 20% .Theo số liệu gần đây, tổng số nợ xấu của ngân hàng Việt Nam đã lên tới 4 tỷ USD- một con số khủng khiếp. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là việc ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Ví dụ, tại Tp.HCM, tại một thời điểm, qua khảo sát cho thấy có nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có. Do vậy đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số khách hàng, khi những doanh nghiệp này thua lỗ thì ngân hàng chịu rủi ro lớn. Trường hợp của Epco, Minh Phụng là những ví dụ điển hình. Nguyên nhân thứ hai là chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế, chưa chính xác. Về phía người vay nợ, có những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn, do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn, chính sách quản lý kinh tế thay đổi đột ngột, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động của thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi. Nguyên nhân chủ quan là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so với nhu cầu. Năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác, trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn. * Một vài ví dụ điển hình về nợ quá hạn tại Techcombank Thăng Long và nguyên nhân Công ty 818: có 7 khế ước quá hạn gồm khế ước 2586,2594,2952,3003,3055 và 3016. Tính đến 30/7/2005 các khế ước này có tổng nợ gốc phát sinh là 3.415.843.382 đ, nợ lãi phát sinh là 128.663.926 đ và lãi phạt là 523.3513747 đ. Hiện nay toàn bộ hồ sơ cuả khách hàng đã được chuyển lên Ban xử lý nợ hội sở. Ban xử lý nợ đang xúc tiến thủ tục khởi kiện đòi nợ tại TAND TP Hà Nội. Công ty Viễn Đông II: Tháng 8/05 Công ty Viễn Đông II đã được TCB cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn năm 2005 giá trị 20 tỷ. Đến ngày 31/08/2005 Công ty có 43 khoản quá hạn loại 2 với tổng dư nợ gốc là 10.823 triệu đồng. Trong đó, số khế ước quá hạn gốc là 5, dư nợ gốc 2.429 triệu đồng (22% nợ loại 2), số khế ước quá hạn lãi 10, dư nợ gốc là 1.534 triệu (14% nợ loại 2), số khế ước vừa quá hạn gốc và lãi là 475 triệu đồng (4% nợ loại 2). Ngoài ra Công ty còn 8 khế ước thuộc nợ loại 3 với tổng dư nợ gốc là 1.905 triệu đồng. Trong tháng 8 công ty đã trả được 951.361.523 đồng tiền gốc và lãi. So với tháng 7/2005 nợ loại 3 của công ty tăng do các khế ước đã được gia hạn phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ loại 2 cũng tăng chủ yếu là do các khế ước quá hạn gốc và lãi dưới 90 ngày tăng. Tuy nhiên Công ty Viễn Đông II là khách hàng lớn có tiềm lực về tài chính và có uy tín tại Chi nhánh Thăng Long nên khả năng trả nợ là đảm bảo. Nguyễn Văn Ngọc vay số tiền là 1.5 tỷ, thời hạn vay từ ngày 12/08/04 đến 12/08/06 mục đích vay mua đất, tài sản đảm bảo là bất động sản. Nguồn trả nợ là lợi tức từ công ty Sơn Vũ do ông Ngọc là cổ đông chính. Đến ngày 31/08/05 khoản vay này có nợ gốc quá hạn 187.500.000 đồng ( 1 kỳ ), nợ lãi quá hạn và lãi phạt 9 triệu đồng. Nguyên nhân do Công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ các công trình xây dựng ở Hà Giang nên chậm thanh toán cổ tức. Như vậy có thể nói đây là một nguyên nhân khách quan. Việc xảy ra khoản nợ loại 2 này là hậu quả từ các công trình xây dựng ở Hà Giang đã trình bày ở trên. Xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu thương mại( Tradevico Vinamex ): Tính đến 8/2005 xí nghiệp có hai khế ước quá hạn tại Chi nhánh gồm khế ước 3832( nợ loại 4) và 3828( nợ loại 3), số tiền giải ngân là 122.425,71 USD đáo hạn ngày 08/04/2005, mục đích vay để tài trợ xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc. Đâù vào của phương án vay là hợp đồng thu mua sắn lát với cơ sở nông sản Dung Hà. Tuy nhiên do cơ sở Dung Hà lưà đảo trong thương vụ này và bà Dung( giám đốc) vẫn đang bỏ trốn nên công ty chưa thu xếp được việc trả nợ. Chi nhánh vẫn đang theo dõi các khoản tiền về từ khách hàng để kịp thời thu nợ. 4. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà Techcombank Thăng Long đã thực hiện 4.1. Các nguyên tắc cơ bản trong quy trình tín dụng của Techcombank để hạn chế rủi ro tín dụng Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng, nhất thiết phải vận dụng và tuân thủ một cách nhất quán các nguyên tắc cơ bản trong từng khâu của quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng bao gồm các khâu bắt đầu từ phát triển kinh doanh đến cấu trúc khoản vay, theo dõi sau khi cho vay, thu hồi nợ và xử lý các khoản vay có vấn đề 4.1.1. Phát triển kinh doanh: Phát triển kinh doanh là quá trình tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng đối với khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Trong hoạt động tín dụng, phát triển kinh doanh đòi hỏi phải tìm kiếm khách hàng mới và tìm cách bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Mục tiêu của Techcombank Trong khuôn khổ hoạt động tín dụng, mục tiêu cơ bản của Techcombank là: Phát hiện, phân tích, đánh giá nhằm tìm hiểu nhu cầu của thị trường, của khách hàng. Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. Tối ưu hoá thu nhập từ đồng vốn tín dụng Các nguyên tắc của Techcombank Phát triển kinh doanh phải có kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh doanh phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh chung của Ngân hàng và đặc biệt là phải tuân thủ những định hướng liên quan đến thị trường mục tiêu và các tiêu chuẩn về rủi ro của Ngân hàng. Phải tổ chức và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra 4.1.2.Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro một cách hiệu quả. Chức năng cơ bản của phân tích tín dụng là xác định và đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến việc cung cấp tín dụng. Để làm được điều này, phân tích tín dụng đòi hỏi phải chỉ ra tất cả các loại rủi ro đối với khách hàng và ngân hàng, bao gồm rủi ro tiềm ẩn và rủi ro hiện hữu trong mối liên quan đến loại hình tín dụng được cung cấp Mục tiêu của Techcombank: Xác định các yếu tố hình thành rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, thực trạng tài chính của doanh nghiệp…Xác định và làm rõ các vấn đề liên quan nếu quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Đề xuất cấu trúc khoản vay và các điều kiện liên quan có tính đến các yếu tố như: nhu cầu, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng kiểm soát rủi ro Các nguyên tắc của Techcombank Phân tích tín dụng đòi hỏi phải xử lý (kiểm tra, thẩm định, phân tích) thông tin do khách hàng cung cấp chứ không phải đơn thuần là nhận thông tin. Phải thực hiện việc thẩm định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các yếu tố hình thành rủi ro có liên quan đến khoản vay. Phải sử dụng các biện pháp để có thể đánh giá và đưa ra được các biện pháp hạn chế rủi ro cho phù hợp 4.1.3.Cấu trúc khoản vay Mục tiêu của Techcombank: Đáp ứng nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Bảo vệ lợi ích của Ngân hàng thô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Thăng Long.doc
Tài liệu liên quan