Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 2

1.1. Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quốc tế tại NHTM. 2

1.1.1. Các phương thức thanh toán quốc tế: 2

1.1.2. Tín dụng chứng từ- một phương thức thanh toán quốc tế của NHTM: 4

1.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ : 17

1.2.1. Rủi ro tín dụng: 17

1.2.2. Rủi ro đạo đức: 19

1.2.3. Rủi ro hàng hóa: 21

1.2.4. Rủi ro quốc gia: 22

1.2.5. Rủi ro pháp lý: 23

1.2.6. Rủi ro ngoại hối: 23

1.2.7. Rủi ro tác nghiệp: 24

1.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C 25

1.3.1. Do sự biến động của nền kinh tế thị trường 25

1.3.2. Do thông tin không đầy đủ 25

1.3.3. Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng: 25

1.3.4.Năng lực và đạo đức kinh doanh của các nhà nhập khẩu: 26

1.3.5. Các nguyên nhân khác: 28

1.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C của ngân hàng thương mại: 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH. 32

2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 32

2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của BIDV Hà Thành: 32

2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành: 34

2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 40

2.2.1. Trong thanh toán L/C xuất: 44

2.2.2. Trong thanh toán L/C nhập: 45

2.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại BIDV Hà Thành: 46

2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: 46

2.3.2. Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành: 47

2.3.3. Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô: 48

2.4. Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: 51

2.4.1. Ban hành hệ thống các qui chế, qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới chặt chẽ. 52

2.4.2. Xác lập qui chế, thể lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm: 53

2.4.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí 53

2.4.4. Qui định hạn mức tín dụng và hạn mức mở L/C đối với từng loại hình doanh nghiệp : 54

2.4.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro: 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH 58

3.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 58

3.1.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT: 58

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 59

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT: 61

3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế: 61

3.2.2. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C: 68

3.2.3. Giải pháp trong công tác tổ chức, đào tạo cán bộ: 69

3.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát: thành lập bộ phận quản lí và phòng ngừa rủi ro 71

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng: 71

3.2.6. Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng công nghệ: 73

3.3 Một số kiến nghị: 73

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan: 73

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: 76

3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng: 78

KẾT LUẬN 81

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dụng các sản phẩm, dịch vụ mới của hệ thống như dịch vụ Home Banking, chuyển tiền Western Union, thu mua séc du lịch, thanh toán thẻ Visa, Master, đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan, dịch vụ trả lương cho các cơ quan v.v....Nhờ áp dụng triệt để mô hình giao dịch một cửa, Chi nhánh đã rút ngắn được thời gian phục vụ giao dịch với khách hàng, giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn, đem lại sự tiện ích, hài lòng và niềm tin tới đông đảo các khách hàng. Đặc biệt, với đặc điểm giao dịch cả thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ tết, thời gian giao dịch kéo dài đến 18h hàng ngày, Chi nhánh Hà Thành đã trở thành sự lựa chọn số một của đông đảo khách hàng trên địa bàn. Đến nay, sau 3 năm hoạt động, Chi nhánh đã mở mới thêm được 17.000 tài khoản cá nhân, 550 tài khoản doanh nghiệp, phát hành mới thêm được 17.000 thẻ ATM, thu dịch vụ chiếm xấp xỉ 40% tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Về hoạt động tín dụng, với định hướng hoạt động ngay từ lúc thành lập là phục vụ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Chi nhánh đã nhanh chóng thay đổi nhận thức, đổi mới tác phong làm việc, xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp để có thể tiếp cận và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Những nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh sau 3 năm hoạt động đã phần nào được đền đáp. Từ chỗ ban đầu chỉ có 12 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với Chi nhánh với tổng dư nợ 65 tỷ VND đến nay Chi nhánh đã có 130 khách hàng doanh nghiệp, hơn 100 khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn thường xuyên với dư nợ tín dụng đạt gần 1.300 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 90%. Hình ảnh Chi nhánh Hà Thành với tư cách là một NHTM quốc doanh chuyên phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được rất nhiều các đơn vị biết tới và lựa chọn. Trong số các khách hàng đó, có rất nhiều các đơn vị đã có thương hiệu trên thị trường, tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty CP FPT, Tập đoàn Việt Á, Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH Hoà Bình, Công ty CP VPP Hồng Hà, Công ty CP Cơ giới lắp máy và xây dựng Vimeco v.v... 2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành: Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên 70%). Sở dĩ phương thức chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu chính là vì những ưu điểm của nó như chúng ta đã biết. Hơn nữa, phương thức này cũng khá phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét các số liệu dưới đây: Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008 Đơn vị: triệu USD Năm Doanh số % so với năm trước 2006 88 114,3 2007 94 107,1 2008 109 114,8 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành Đối với thanh toán xuất khẩu: qua bảng trên ta có thể thấy, mặc dù tình hình XNK còn gặp nhiều khó khăn- hoạt động XNK có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng chặt chẽ- nhưng doanh số thanh toán xuất khẩu tại BIDV Hà Thành trong các năm vẫn liên tục tăng. Năm 2006 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội có nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt, các quy định về rào cản đối với hang xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư, dịch vụ đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên với nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện của Chính phủ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng. Đặc biệt là những nỗ lực chủ quan của ngân hàng khiến hoạt động thanh toán quốc tế tại cũng tăng trưởng. tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán xuất khẩu qua chi nhánh đạt 88 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2005. Năm 2007, 2008, công tác thanh toán quốc tế vẫn duy trì chất lượng tốt với tổng doanh số xuất khẩu đạt cao- năm 2007 đạt 94 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2006; năm 2008 đạt 109 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 tăng cao, NHNN đã phải sử dụng hàng loạt các biện pháp ‘sốc’ nhằm thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt tín dụng. Chính sách này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu do chi phí đầu vào tăng và lãi xuất vay tăng lên. Bảng 2.2: Kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008 Đơn vị: triệu USD Năm Doanh số So với năm trước (%) 2006 360 102,5 2007 369 102 2008 440 119,5 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành Đối với thanh toán nhập khẩu: doanh số thanh toán nhập khẩu tại BIDV HT trong các năm cũng liên tục tăng, năm 2007, doanh số nhập khẩu qua ngân hàng đạt 369 triệu USD, tăng 2% so với 2006, năm 2008 doanh số đạt 440 triệu USD, tăng 19,5% so với năm 2007. Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam luôn là rất lớn do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, sản xuất chưa đủ phục vụ cho tiêu dùng cũng như có nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam chưa sản xuất được, hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải có những hàng hóa có chất lượng cao. Vì vậy, cơ hội cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng là rất lớn. Hiện nay, hoạt động thanh toán hàng nhập chủ yếu của BIDV HT là trong phạm vi Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc với các mặt hàng chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, xe máy… Có thể thấy được, trong những năm gần đây, mức độ gia tăng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm nay so với năm trước qua ngân hàng được bảo đảm. Có được sự tăng trưởng đều đặn như vậy là so uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Ngoài ra đó còn do làm tốt công tác phục vụ khác hàng, công tác phát triển mạng lưới và sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính…tạo sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng. Đây là kết quả nỗ lực thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT. Tại BIDV HT, kim ngạch thanh toán bằng phương thức này thường chiếm trên 80% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó thanh toán L/C nhập chiếm tỉ trọng 70% và xuất chiếm 30%. Trong những năm gần đây: năm 2006 là L/C xuất chiếm 34,54%, L/C nhập chiếm 82,63%, năm 2007 L/C xuất chiếm 15,35%, L/C nhập chiếm 73,42%, năm 2008 L/C xuất chiếm 25,35% và L/C nhập chiếm 79,9%. Nguyên nhân của việc sử dụng phương thức thanh toán L/C với tỉ lệ cao nhưng mất cân đối giữa L/C nhập và xuất là do: trường hợp nhập khẩu hàng hóa, một mặt do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác, một mặt do thị trường nước ta không ổn định vì vậy để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng an toàn nên họ thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam mở L/C, hoặc cũng có thể do bản thân các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên họ lựa chọn phương thức L/C để nhận được sự tư vấn và tài trợ từ phía ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, thì một doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng phía nước ngoài nên sẵn sàng chấp nhận thanh toán theo phương thức D/A hay thanh toán TTR sau khi giao hàng. Ngoài ra, có những doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn so với phương thức khác. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các công ty tư nhân, các công ty mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán nhiều hàng nên thường chấp nhận các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra mà không quan tâm đến sự an toàn trong thanh toán. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế trên cho thấy hoạt động này đã có những đóng góp nhất định trong việc mang lại hiệu quả kinh doan cho ngân hàng như: - Giữ vững thị phần thanh toán quốc tế trong cơ chế cạnh tranh gay gắt. - Là một mắt xích quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động khác phát triển có hiệu quả. - Là một trong những tiêu chí góp phần tạo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. - Nâng cao được uy tín và thương hiệu BIDV HT trên thương trường quốc tế. Chúng ta có thể theo dõi báo cáo 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình thanh toán quốc tế của BIDV HT qua bảng sau: Và so sánh kết quả hoạt động TTQT 06 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007: Bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng còn một số khó khăn, tồn tại nhất định, cần phải có biện pháp khắc phục để hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung có thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành: Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu là bất kì một sự chậm trễ nào trong các khâu của thanh toán quốc tế. Như vậy, rủi ro trong thanh toán L/C không chỉ là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay mở L/C hay chiết khấu chứng từ hàng hóa mà còn là những chi phí phải bỏ ra do không thu hồi được vốn đúng hạn hoặc những chi phí phát sinh khác có liên quan. Bảng 2.6. Chi phí do không thu hồi được vốn đúng hạn và các chi phí phát sinh khác có liên quan tại BIDV HT. Đơn vị: triệu VND Tỷ lệ chi phí do không thu hồi vốn đúng hạn 0.95% 0.95% 0.95% Chi phí do không thu hồi vốn đúng hạn 256.8192 164.9253 133.494 Tỷ lệ chi phí khác có liên quan 0.72% 0.72% 0.72% Chi phí khác có liên quan 194.6419 124.996 101.1744 Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng vừa là trung gian thanh toán tiền hàng giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, vừa là người bảo đảm thanh toán cho hai bên mua bán. Người bán nhận được sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng xác nhận dùng uy tín và tài chính của ngân hàng để cam kết thanh toán cho người bán yêu tâm giao hàng. Tuy nhiên đây không phải phương thức an toàn tuyệt đối cho người bán hoặc người mua mà thực thế phát sinh cũng dẫn đến những bất lợi, rủi ro ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các bên liên quan. Tại BIDV HT, hầu hết các rủi ro trong thanh toán quốc tế xảy ra trong phương thức L/C. Ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán đơn thuần mà còn trực tiếp đưa ra cam kết và có nghĩ vụ phải thực hiện cam kết tài chính. Mặt khác, phương thức L/C chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán tại ngân hàng ( như đã nói ở trên thường chiếm trên 80%) và do tính chất phức tạp của nghiệp vụ nên rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là rất cao. Ta có thể thấy rõ hơn rủi ro tại BIDV HT qua tỉ lệ nợ quá hạn tổng thanh toán L/C của ngân hàng: Dựa vào bảng trên có thể thấy nợ quá hạn trong thanh toán L/C của BIDV HT vẫn cao hơn ngành, tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế hiện nay thì vẫn có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể là 3,3% năm 2006, 2,9% năm 2007 và 2,5% năm 2008. Năm 2006, tỉ lệ này tăng cao là do giá cả thị trường biến động, tỉ giá không ổn định và sự chưa hoàn thiện trong thanh toán quốc tế đối với L/C làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán L/C. Năm 2007, 2008, tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng và toàn ngành đều thấp hơn tuy nhiên vẫn là mối đe dọa lớn đối với ngân hàng nếu số nợ này không được thu hồi. Tổn thất trong thanh toán quốc tế đối với phương thức L/C đã có sự giảm xuống trong thời kì vừa qua nhờ việc áp dụng và thắt chặt các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ liên quan tới L/C trả chậm luôn được cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng, BIDV HT khuyến khích các khách hàng chỉ sử dụng L/C trả chậm trong trường hợp nhập khẩu các loại máy móc, dây chuyền công nghệ mới hoặc nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được. Doanh số phát hành L/C trả chậm đã giảm xuống rõ rệt qua các năm, đến cuối năm 2008 số L/C trả chậm chưa thanh toán với nước ngoài chỉ còn lại là 51 triệu USD. Do đó đã ngăn chặn được những nguy cơ rủi ro tiềm tàng từ phương thức thanh toán này mang lại. 2.2.1. Trong thanh toán L/C xuất: a. BIDV HT là ngân hàng thông báo L/C: - Đối với khách hàng là những doanh nghiệp có chức năng ban đầu là sản xuất hàng hóa, sau này được pháp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu với nước ngoài nên kiến thức về thanh toán quốc tế còn hạn chế, sai sót trong chứng từ dễ dàng xảy ra. Mặt khác, đa số cấc công ty này đều đồng ý điều kiện của L/C là 1/3 vận đơn gốc được giao trực tiếp cho người mua, do đó người mua có thể nhận được hàng hóa trước khi chứng từ đến. - Nhiều L/C không thông báo được cho khách hàng vì không đủ điều kiện để thông báo hoặc người hưởng lợi không nhận được L/C , ngân hàng đòi lại điện phí và phí giao dịch nhưng hầu như ngân hàng mở L/C không trả. - Các ngân hàng ở Hongkong, Hàn Quốc thường thanh toán chậm các L/C được mở, ở thị trường này thường có qui định đòi tiền từ NH thứ 3 là chi nhánh của họ ở nước thứ 3 bằng hối phiếu, điều này gây mất thời gian và tốn chi phí đòi tiền làm giảm hiệu quả kinh tế của khách hàng cũng như uy tín của ngân hàng. b. BIDV HT là ngân hàng chiết khấu chứng từ: - Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, đình công…rất ít xảy ra với ngân hàng. - Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp sau khi được ngân hàng chiết khấu chứng từ, do kinh doanh kém hiệu quả nên chưa có tiền trả ngân hàng hoặc tìm cách kéo dài thời gian thanh toán. - Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ. Đây là rủi ro thường gặp đối với ngân hàng, thường chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ rủi ro xảy ra. 2.2.2. Trong thanh toán L/C nhập: So với những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nhập có mức độ thiệt hại lớn. Trong thời gian qua, mặc dù công tác hạn chế và phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng rất tốt nhưng vẫn không thể khắc phục hết những thiệt hại phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Mặc dù số vụ rủi ro nhỏ nhưng hậu quả gây ra cho ngân hàng rất nặng nề bởi giá trị của các hợp đồng nhập khẩu là rất lớn. Trong các vụ rủi ro thì rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán chiếm tỉ lệ cao nhất, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. - Năm 2006, có khách hàng khi nhập hàng về đã không thể lường trước được sự trượt giá của đồng ngoại tệ thanh toán. Để cạnh tranh thì nhà nhập khẩu không muốn nhập lô hàng về, trong khi đó BIDV HT đã thanh toán cho nhà xuất khẩu vì họ đã xuất trình được chứng từ phù hợp theo L/C .Trong trường hợp này, rủi ro tỉ giá đã gây ra những thiệt hại vật chất đáng kể cho ngân hàng. - Rủi ro do ngân hàng không thực hiện đúng qui định trong UPC mà L/C dẫn chiếu chiếm khoảng 15% trong tổng số vụ rủi ro xảy ra tại ngân hàng. Do đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế còn trẻ, thiếu kinh nghiệm đôi khi dẫn tới sai sót trong việc xem xét các chứng từ trong thời gian qui định (5 ngày làm việc theo UPC600), khi phát hiện sai sót thì không được người mua chấp nhận và đương nhiên ngân hàng vẫn phải thanh toán L/C mặc dù có sai sót. 2.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại BIDV Hà Thành: 2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: - Do thiếu thông tin: việu thiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không lựa chọn được những khách hàng tốt, có tín nhiệm trong quan hệ thương mại quốc tế. Vì vậy khi đã xảy ra rủi ro rồi mới nhờ các cơ quan chức năng xác minh tư cách của đối tác nước ngoài, nhiều trường hợp chỉ là các công ty "ma", hoặc lừa đảo lấy tiền của khách hàng Việt Nam xong là giải thể. Kinh doanh trên thị trường quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, các doanh nghiệp muốn đứng vững đòi hỏi phải nắm được khả năng tài chính cũng như uy tín của đối tác để xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tại Việt Nam hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường dẫn tới gặp phải rủi ro trong thanh toán quốc tế. - Do trình độ nghiệp vụ còn yếu kém: theo một số báo cáo thống kê mới nhất cho thấy hơn 60% cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới những sai sót từ khâu soạn thảo hợp đồng tới trình tự thanh toán. - Do khách hàng thiếu trung thực: những rủi ro đạo đức của khách hàng Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu trung thực của họ. Một số khách hàng vì lợi ích trước mắt mà đã vi phạm những cam kết với ngân hàng. Hàng hóa đã bán hết nhưng họ không nộp tiền vào trả nợ ngân hàng mà đã sử dụng vào mục đích khác. Hoặc lại dùng cính những lô hàng nhập khẩu về để thế chấp vay vốn ngân hàng khác. Không ít trường hợp khách hàng đã cố tình từ chối thanh toán trái với thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không ít tới uy tín của BIDV Hà Thành. 2.3.2. Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành: - Tồn tại nhiều vướng mắc về chế độ và thủ tục mở L/C: BIDV HT đã qui định hạn mức tín dụng và hạn mức mở L/C đối với khách hàng nhằm quản lí việc phát hành L/C, song cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh rất tốt và hạn mức được qui định khong đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của những doanh nghiệp này, việc chờ hội sở chính phê duyệt mức tín dụng nhiều khi làm cho việc mở L/C bị chậm trễ, gây ra những hậu quả như khách hàng nước ngoài thấy giá cả tăng hoặc do không chuẩn bị được hàng hóa đã lấy lí do doanh nghiệp Việt Nam không mở L/C đúng hạn để từ chối giao hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. - Công tác thẩm định tài chính dự án chưa được coi trọng đúng mức: đối với những L/C trả chậm nhập khẩu máy móc thiết bị dây truyền sản xuất thì công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và giảm rủi ro cho ngân hàng. Tại BIDV HT, thẩm định tài chính dự án luôn được quan tâm xem xét, tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng thẩm định dự án chưa kĩ càng. Nguyên nhân chủ yếu là do muốn duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống mà bỏ qua một số bước của qui trình thẩm định, hoặc do trình độ thẩm định của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nghiên cứu, thẩm định dự án. Chất lượng thẩm định dự án chưa cao là yếu tố gây ra rủi ro đối với thanh toán quốc tế tại BIDV HT. - Kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán L/C: những qui định hiện nay về kinh doanh ngoại tệ của BIDV HT cũng có nhiều điểm gây cản trở cho nghiệp này,mà nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có phát triển thì mới hỗ trợ tốt cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo L/C. Nhằm mục đích quản lí tập trung nguồn ngoại tệ trong toàn hệ thống, BIDV đã qui định hạn mức số dư ngoại tệ trên tài khoản, nếu vượt quá hạn mức này thì phải chuyển về hội sở chính BIDV. Qui định này nhằm mục đích tránh ứ đọng vốn trong kinh doanh ngoại tê, song là hợp lí nếu như khi chi nhánh có nhu cầu về ngoại tệ để bán cho khách hành thanh toán L/C thì BIDV HT. Ngoài ra, trong bối cảnh chung, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tình trạng nhập siêu kéo dài dẫn tới cung ngoại tệ không đủ đáp ứng cầu ngoại tệ. Vì thế dẫn tới khó khăn đối với quá trình thanh toán quốc tế của BIDV HT. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn yếu: mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế đông đảo, trong đó có nhiều người giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ, nhưng vẫn còn nhiều cán bộ khác được giao nhiệm vụ nhưng chưa có đủ những kiến thức cần thiết để làm công việc khó khăn phức tạp này. Đặc biệt là ở những chi nhánh mà khối lượng thanh toán quốc tế còn tí thì dẫn dễ xảy ra tình trạng này. Đặc biệt đối với nghiệp vụ mở L/C trả chậm, khi nộp đơn mở L/C trả chậm thì các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục xin bảo lãnh ngân hàng và thực hiện kí quĩ hoặc thế chấp tài sản. Trước khi chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh toán quốc tế để làm thủ tục mở L/C thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thẩm định dự án, kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp, kiểm tra tài sản thế chấp…Vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng không những giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức tốt để đảm bảo không xảy ra các rủi ro đạo đức trong thanh toán quốc tế. 2.3.3. Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô: - Môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C còn chưa được hoàn thiện: hành lang pháp lí cho thanh toán quốc tế nói riêng và cho hoạt động ngân hàng nói chung còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Hơn nữa điều kiện để thực thi luật còn chưa đầy đủ, chúng ta chưa có riêng một qui chế, văn bản pháp lí hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Sự khác biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế gây khó khăn cho các bên tham gia L/C. Bộ luật UCP600 điều chỉnh qui trình trong thanh toán quốc tế vẫn còn gây nhiều tranh chấp, có những quy định mà có thể hiểu theo cách nào cũng đúng, hoặc là bản thân UCP 600 có những điều khoản mà người không chuyên ngành có thể hiểu sai. Ví dụ: Thông báo sửa đổi yêu cầu ngày giao hàng lần 1 vào 25/02/2008 sửa thành ngày 15/02/2008, ngày giao hàng lần hai vào ngày 05/03/2008 sửa thành 20/02/2008. Người bán chấp nhận sửa đổi đầu tiên, sửa đổi 2 không chấp nhận. Trường hợp này không phải là chấp nhận một phần sửa đổi, nhưng người mua nghĩ rằng đó là sửa đổi từng phần và do đó vẫn giao hàng theo tiến độ cũ. Hoặc là những điều khoản về dung sai khi giao hàng nhiều lần, các ngân hàng có thể hiểu dung sai là quy định cho tổng lượng hàng hóa được giao hoặc là dung sai cho lần giao hàng đều có lý, do đó tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp luật: Phương thức Tín dụng chứng từ liên quan tới 3 hợp đồng: Hợp đồng thứ nhất (hợp đồng ngoại thương- giữa người nhập khẩu và xuất khẩu) được các luật sau điều chỉnh: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, luật thương mại Việt Nam 1997, Luật hàng hải Việt Nam 1990, các công ước quốc và hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết (công ước Brussel 1924, Hamburg1978, UBL…), tập quán thương mại quốc tế: Incoterm. Hợp đồng thứ 2 (giữa người xin mở thư tín dụng và NHPH) chịu điều chỉnh bởi: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Luật thương mại, luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh quản lý ngoại hối, nghị định 64/NĐ_CP2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng… Hợp đồng thứ 3 (L/C) chịu sự điều chỉnh của UCP 600, ISBP681, URR525… Hiện nay ở Việt Nam chưa có một ngân hàng nào sử dụng eUCP1.1 trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Như vậy có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam chưa có quy định riêng về thanh toán quốc tế trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định nào cả, các quy định của Pháp luật về thanh toán quốc tế nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như luật dân sự, luật thương mại 1997… điều này gây khó khăn cho các bên liên quan tham chiếu và nghiên cứu đủ các quy định về thanh toán quốc tế, sai sót trong thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó ở các nước, người ta đã xây dựng Luật hay các văn bản dưới luật điều chỉnh riêng cho phương thức thanh toán bằng L/C có tính tới thông lệ quốc tế và đặc thù của nước họ. Các văn bản quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, biểu thuế quan không ổn định, cùng với hiệu lực thi hành của pháp luật kém dẫn tới việc người bán và người mua không làm tròn trách nhiệm của mình theo phương thức thanh toán bằng L/C. - Chính sách thương mại chưa ổn định: chính sách thương mại không ổn định, gây khó khăn cho ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập nhưng năm sau lại không cho phép nhập nữa làm cho các doanh nghiệp đã kí kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thủ tục hành chính trong quản lí xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Định hướng kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lược sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được chúng ta nên có chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước và cấm nhập khẩu những mặt hàng đó, nhất là bằng phương thức L/C trả chậm. Chỉ cho phép các doanh nghiệp mở L/C trả chậm để nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại hoặc nhập phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu trong nước chưa sản xuất được… để đáp ứng nhu cầu trong nước. - Chính sách tỉ giá hối đoái: việc tỉ giá thay đổi, bất ổn định gây khó khăn đối với việc thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Việc điều chỉnh tỉ giá và biên độ giao động tỉ giá là cần thiết, tuy nhiên những sự đột biến về tỉ giá trong thời gian qua với bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là với các doanh nghiệp mở L/C mua hàng trả chậm nước ngoài, vì tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22170.doc
Tài liệu liên quan