MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3
1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: 3
1.1.1 Khái niệm : 3
1.1.2 Phân loại : 4
1.1.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: 8
1.1.4 Chức năng của tín dụng ngân hàng: 8
1.1.4.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên: 8
1.1.4.2. Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá ( tiền không đủ giá). 9
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế: 10
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 11
1.2.1Khái niệm về rủi ro tín dụng: 11
1.2.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 11
1.2.1.2 Rủi ro tín dụng: 13
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 14
1.2.2.1 Rủi ro tín dụng ngắn hạn 14
1.2.2.2 Rủi ro tín dụng trung, dài hạn 14
1.2.2.3 Rủi ro tín dụng chiết khấu 15
1.2.2.4 Rủi ro tín dụng thuê mua 16
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng ngân hàng: 17
1.2.3.1 Phân loại nợ: 17
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường 18
1.2.4 Tác hại của rủi ro tín dụng 21
1.2.4.1 Đối với ngân hàng: 21
1.2.4.2 Đối với khách hàng: 22
1.2.4.3 Đối với nền kinh tế xã hội: 22
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: 22
1.2.5.1 Các nhân tố môi trường: 23
1.2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng 24
1.2.5.3 Các nhân tố từ ngân hàng 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 26
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI 26
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI. 26
2.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội 26
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hùng Vương. 26
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương: 26
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương : 28
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG. 31
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng: 31
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh: 33
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG: 34
2.3.1 Thực trạng nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương : 35
2.3.1Cơ cấu tín dụng tại ngân hàng: 34
2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương .36
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 37
2.4.1 Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng 37
2.4.2 Khó khăn và nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hùng Vương : 38
2.4.2.1 Khó khăn tại NHNo&PTNT Hùng Vương : 38
2.4.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hùng Vương : 38
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 42
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 42
3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHÀ NƯỚC 42
3.2.1 Quy chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh: 43
3.2.2 Quy chế về dự trữ bắt buộc: 53
3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG. 53
3.3.1 Thực hiện phân tích tín dụng chính xác, đảm bảo quyết định cho vay đúng đắn. 53
3.3.2 Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay. 54
3.3.3 Xây dựng phát triển hệ thống khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng hợp lý. 55
3.3.4 Tăng cường kiểm tra và kiểm soát nội bộ. 56
3.3.5 Nguồn nhân lực. 56
3.3.6 Nâng cao năng lực tài chính. 57
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 58
3.4.1 Đối với Chính Phủ và các bộ ngành liên quan: 58
3.4.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước: 60
3.4.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: 61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng có những điểm khác biệt với các loại rủi ro khác. Nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng gồm các nhân tố môi trường, khách hàng, ngân hàng.
1.2.5.1 Các nhân tố môi trường:
Trước hết đó là các vấn đề về chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng.
Trong một nền kinh tế, chính phủ ra đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trứ bắt buộc... nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng cao lên.
Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan khi có đảo chính trong nội bộ chính phủ. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm sáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, như vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao, tuy nhiên nước ta là một nước có nền chính trị xã hội tương đối ổn định.
Ngoài các yếu tố trên, còn có các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ... Đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thề dự tính được. Trong các năm gần đây chúng ta đều được chứng kiến tai họa xảy đến đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, khi mà vốn liếng của họ bị thiêu huỷ hết do dịch cúm gia cầm. Rất nhiều gia đình vay vốn ngân hàng để chăn nuôi nhưng nay bị mất trắng. Họ gần như không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra.
1.2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng
Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ờ trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi được vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Như vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.
Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Đối với trường hợp bảo lãnh và uỷ quyền xảy ra chủ yếu đối với các công ty lớn. Một số công ty, công ty lớn đứng ra bảo lãnh uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng vào hoạt động và kinh doanh. Tuy nhiên khi đơn vị chi nhánh không trả được nợ thì đơn vị bảo lãnh không chịu đứng ra thực hiện nghĩa vụ của mình.
1.2.5.3 Các nhân tố từ ngân hàng
Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu được từ hoạt động tín dụng. Đó là nguồn thu chính của các ngân hàng do đó, việc tăng lợi nhuận tức là phải tăng quy mô của hoạt động tín dụng lên. Như vậy đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng lên. Việc mở rộng tín dụng lên thì việc giám sát và kiểm tra các hợp đồng tín dụng trở lên yếu kém đi. Việc giám sát của các cán bộ tín dụng đối với các hợp đồng tín dụng lơi lỏng, và việc tuân thủ các quy trình tín dụng cũng bị lơ là.
Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng yếu kém, đây cũng là một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Một người cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng về dự án. Trong trường hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính xác. Như vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao.
Quy trình tín dụng đối với các ngân hàng là một bí mật riêng. Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ hoặc quá cụ thể, quá linh hoạt điều có thể là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Những vấn đề nổi cộm hiện nay trong các quy trình tín dụng là đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Nhân tố do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong quá trình thu hút khách hàng. Đó là việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt được mức lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng tín dụng không lành mạnh, thiếu an toàn.
Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ...
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG_HÀ NỘI.
2.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông qua các cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước
Đây là một điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Luôn đi cùng với điều đó là sự phát triển của cả nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng từ đó mở rộng và phát triển quy mô của mình thông qua liên hệ với các hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hùng Vương.
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương được thành lập và chính thức đi vào hoạt đông theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT và TCCB từ ngày 21/7/2003. Là chi nhánh cấp 2 hạng một trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến nay ngân hàng đã phát triển mạnh và mở rộng thêm chi nhánh để phát triển lên chi nhánh cấp 1. Như vậy ta thấy được những cố gắng và nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh trong việc xây dựng và phát triển chi nhánh. Khởi đầu chi nhánh con eo hẹp về mọi mặt cả văn phòng và địa điểm làm việc. Nhưng trong thời gian sắp tới chi nhánh sẽ mở rộng diện tích văn phòng của chi nhánh thông qua việc thuê tiếp tầng hai của toà nhà để mở rộng diện tích làm việc và kinh doanh. Hiện nay chi nhánh được đặt tại một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh. Đó là chi nhánh co văn phòng ở vị trí ngã 3 đường, tạo được vị trí thuận lợi cùng với điều đó là khu vực này tập trung một bộ phận dân cư có thu nhập khá trong khu đô thị mới Linh Đàm. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự cạnh tranh của hai ngân hàng mạnh là Vietcombank và Techcombank.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương được thành lập năm 2003 cho đến nay chỉ mới chỉ có 4 năm. Đây là khoảng thời gian khá nhỏ cho một sự phát triển của một ngân hàng. Tuy nhiên, với một tập thể đoàn kết và vững mạnh đã tạo nên một kỳ tích. Chỉ vẻn vẹn trong khoảng thời gian là 5 năm từ một phòng giao dịch nhỏ đến nay đã phát triển thành chi nhánh cấp cao. Đó là một sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội. Theo lời của giam đốc chi nhánh có thể trong năm nay chi nhánh sẽ thuê thêm phòng để tăng diện tích văn phòng làm việc của chi nhánh lên. Từ đó tạo điều kiện phát triển và triển khai những lĩnh vực mới trong ngành ngân hàng ở khu vực đô thị mới Linh Đàm. Chúng ta cùng chờ đợi sự tiến triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian tới, cùng chứng kiến những thành tựu mà tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng sẽ làm để phát triển ngân hàng.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương :
Cơ cấu tổ chức bộ máy trong ngân hàng là phải làm sao đáp ứng được đầy đủ mục tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng đặt ra. Điểm mấu chốt để xây dựng một bộ máy hoàn thiện là phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức có thể tuân thủ mọi chính sách và quy trình trong ngân hàng, đồng thời tối ưu hoá các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực sao cho có hiệu quả nhất.
Toàn bộ các quy trình trong ngân hàng phải có gắn bó với việc nghiên cứu thị trường thông qua các: các mối liên hệ với khách hàng, điều tra và đánh giá, phê duyệt soạn thảo hồ sơ, giải ngân, thu nợ và gia hạn, chấm dứt khoản cho vay. Các quy trình gắn liền với từng bộ phận, tuy nhiên có những quy trình đòi hỏi sự gắn kết của cả ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên em chỉ có thể giới thiệu về một bộ phận trong toàn bộ máy của chi nhánh, đó là về bộ phận tín dụng trong chi nhánh. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng vì vậy đây là một bộ phận rất được quan tâm và chú trọng. Phòng tín dụng luôn được trang bị tốt hơn so vói các phòng khác và cũng là phòng có tính bảo mật cao. Đồng thời đây là phòng có công việc nặng nhọc nhất và cũng đi liền với trách nhiệm cao. Tuy nhiên mặc dù chỉ là phòng tín dụng nhưng mọi quy trình trong hoạt động tín dụng đều có sự tham gia của giám đốc chi nhánh trong việc giám sát và quản lý tín dụng. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh:
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập
chi nhánh
Phòng (Tổ)
Tín dụng
Phòng (Tổ)
thẩm định
Giám đốc
Chi nhánh
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng chi nhánh
* Vai trò của người giám đốc trong chi nhánh đó là điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong phạm vi thẩm quyền được phép. Những hoạt động cụ thể liên quan đến quản lý tín dụng bao gồm:
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng đem lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ và cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển kỳ nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
* Trong bộ máy vai trò của giám đốc là vô cùng quan trọng nhưng không thể thiếu được vai tro của hai phòng tín dụng và phòng thẩm định. Tuy nhiên tại chi nhánh cấp 2 này thì không có phòng thẩm định mà chỉ có tổ thẩm định và phòng tín dụng. Trong đó vai trò của phòng tín dụng được thể hiện bởi những nhiệm vụ sau đây:
+ Phòng tín dụng:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.
+ Phòng thẩm định:
Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh cấp I và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới.
Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh cấp II, đồng thời lập hồ sơ trình Giám đốc Chi nhánh cấp I (qua Phòng thẩm định) để xem xét phê duyệt.
Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc Chi nhánh cấp I quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh cấp I hoặc do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh cấp II.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG.
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng:
Từ khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương Hà Nội đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý những rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng và có những biện pháp phù hợp. Tốc độ và quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được xây dựng hợp lý và theo đúng đính hướng chung của toàn hệ thống và của Ngân hàng Nhà Nước.
Bảng 1: Quy mô tăng trưởng tín dụng qua các năm 2004-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
75.000
90.789
101,544
155.013
Tăng trưởng so với năm liền kề
---
121%
111%
152%
(Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2004-2007)
Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến đáng kể, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng lên thay thế cho các khoản vay trung và dài hạn, mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế trong đó có cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Bảng 2: Cơ cấu tín dụng qua các năm 2004-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
số dư
%
số dư
%
số dư
%
Tổng dư nợ
75.000
90.789
100
101,544
100
155.013
100
Ngắn hạn
73.524
88.601
97,6
101.167
99,63
153.115
98,8
Trung và dài hạn
1.476
2.188
2.4
0.377
0,37
1.899
1,2
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2007)
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2007 là 155.013 triệu đồng tăng so với năm trước là 101,544 triệu đồng tương đương với 52.6%. Trong đó cho vay ngắn hạn 153.115 triệu đồng chiếm 98,8% trong tổng dư nợ và cho vay trung và dài hạn là 1.899 triệu đồng chiếm 1,2% tổng dư nợ.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn từ năm 2005 - 2007 có xu hướng tăng từ 97.6% lên 98.8%, song về số tuyệt đối năm 2007 vẫn duy trì và tăng trưởng mạnh so với năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đáng kể, chiếm tới 98.8% và dự tính là trong quý I năm 2008 dư nợ tín dụng ngắn hạn sẽ đạt được con số tuyệt đối là 180.336 triệu đồng tương đương 117% so với năm 2007. Điều này có thể thực hiện được thông qua sự cố gắng nỗ lực tìm kiếm các dự án khả thi có hiệu quả để đầu tư, đây là nguồn thu ổn định của hoạt động tín dụng. Kết quả trên phần nào khẳng định được chỗ đứng vững chắc của ngân hàng tại thủ đô Hà Nội.
Bảng 3: Diễn biến thu nợ và cho vay của ngân hàng năm 2004-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
số tiền
Tăng giảm
số tiền
Tăng giảm
Số tiền
Tăng giảm
Số tiền
Tăng giảm
Dư nợ đầu kỳ
0
75.000
90.789
101,544
Doanh số cho vay
107.640
100%
133.175
25,58%
151.746
13.9%
210.807
38%
Doanh số thu nợ
32.640
100%
119.386
365,7%
140.99
18%
157.338
11.5%
Dư nợ cuối kỳ
75.000
100%
90.789
21,05%
101,544
11.84%
155.013
28%
Nguồn Bảng cân đối kế toán các năm
Qua bảng trên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung và dài hạn. Doanh số cho vay và thu nợ phát sinh tăng theo các năm điều này cho thấy sự phù hợp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Sự tăng trưởng này thể hiện sự chỉ đạo đùng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ngân hàng đi đúng hướng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam là kinh doanh an toàn và chủ động. Việc cho vay trung và dài hạn ngân hàng vẫn đảm bảo đúng cơ cấu tín dụng, tích cực tìm kiếm các dự án lớn, có tiềm năng để cho vay, duy trì nguồn thu ổn định.
Dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên cho thấy chi nhánh đã và đang chuyển dịch cơ cấu dư nợ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước và cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ chế thị trường hiện nay.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Một tập thể đoàn kết và thống nhất từ Giám đốc tới phòng tín dụng, thẩm định và phòng giao dịch, mọi người đều cùng gắng sức vì sự phát triển của ngân hàng. Vượt qua rất nhiều khó khăn và trở ngại đến nay ngân hàng đã đạt được những thành quả như sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu
2.895
3864
Tổng chi
2.267
2205
Lọi nhuận trước thuế
628
1659
Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế so với năm trước liền kề %
-
264
Thu dịch vụ
35
50.3
Tăng trưởng thu dịch vụ so với năm trước liền kề(%)
100
43.7
Tỷ trọng thu dịch vụ/ Tổng thu nhập
1.2
1.3
Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm
Qua bảng trên ta thấy: Tổng thu của ngân hàng tăng dần qua các năm đến năm 2007 tổng thu là 3864 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng tương đối cao, chỉ trừ năm 2004 do mới thành lập nên lợi nhuận trước thuế không lớn, các năm sau đều dương và tăng. Năm 2006 là 628 triệu đồng và năm 2007 là 1659 triệu đồng. Riêng thu dịch vụ giảm xuống nguyên nhân là do những tác động của nền kinh tế thị trường, chất lượng phục vụ khách hàng còn có nhiều điểm thiếu sót. Ngoài ra, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG:
2.3.1 Cơ cấu tín dụng tại ngân hàng:
Tại ngân hàng thì các đối tượng cho vay gồm có doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD), tư nhân và cá thể, hợp tác xã (HTX) và hộ sản xuất ( SX). Hiện nay quy mô cho vay giữa các đối tượng là không đồng đều. Ta có thể tham khảo qua bảng báo cáo về tình hình dư nợ của ngân hàng trong hai năm 2006 và 2007.
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại ngân hàng trong năm 2006-2007
Đơn vị: triệu đồng.
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
Tỷ lệ tăng
1
DNNN
49,901
55,781
11.7%
2
DNNQD
40,368
75,983
88.2%
3
Tư nhân, cá thể
5,575
9,890
77.4%
4
HTX và Hộ SX
5,700
0
-
Nguồn: Báo cáo giao ban năm 2006-2007
Trên bảng ta thất được rằng quy mô tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhiều gần gấp đôi so với năm 2006. Nhưng trong khi đó quy mô dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước lại không tăng mạnh chỉ đạt 11.7%, còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 40,368 triệu đồng lên mức 75,983 triệu đồng tăng lên 35,615 triệu đồng tương đương với 88.2% doanh số cho vay của năm 2006. Hộ gia đình, tư nhân, cá thể quy mô khá nhỏ so với doanh nghiệp, cho nên quy mô sử dụng vốn cũng nhỏ và ít so vưới doanh nghiệp. Quy mô của cá nhân chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng dư nợ năm 2006. Năm 2007 quy mô tăng trưởng cũng mạnh nhưng xét mặt tuyệt đối thì rất nhỏ so với cả hai nhóm doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh. Hợp tác xã và hộ sản xuất cũng tình trạng tương tự như tư nhân và cá thể, nhưng tuy nhiên hợp tác xã và hộ sản xuất chỉ cho vay trong năm 2006 nhưng năm 2007 thì không hề có. Đều này cũng dễ hiểu vì khu vực Linh Đàm là một khu đô thị mới, và tầng lớp dân cư đại đa số là trung lưu và thượng lưu. Điều đó dẫn đến nhu cầu sử dụng tín dụng cho tiêu dùng là rất ít.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì hai năm qua có thể coi là vẫn ổn định về quy mô, còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì quy mô tăng lên dõ dệt. Đều này có thể hiểu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007, rất có nhu cầu mạnh về vốn để cải thiện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước thềm hội nhập. Nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước mọi vấn đề của họ đã được nhà nước giúp đỡ và hỗ trợ. Dẫn đến nhu cầu về vốn luôn được ổn định, và ít biến động.
Tuy nhiên với cơ cấu dư nợ về thành phần kinh tế như trên là chưa cân xứng giữa các thành phần kinh tế. Khi có biến cố hoặc một yếu tố nào đó tác động đến một thành phần kinh tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến ngay cơ cấu dư nợ. Rủi ro tín dụng sẽ có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng.
2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương :
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trước tiên ta cần đi vào phân tích cơ cấu dư nợ theo chất lượng dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn.
Bảng 6: Cơ cấu nợ theo chất lượng tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
90.789
101.544
155.013
Nợ trong hạn
90.789
101.544
155.013
Nợ quá hạn
0
0
0
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm
Năm 2004- 2007 mới thành lập nhưng ngân hàng chưa phát sinh hề phát sinh một khoản nợ quá hạn nào. Nhưng tổng dư nợ các năm vẫn tăng trưởng ổn định qua từng năm. Năm 2004 tổng dư nợ là 75 tỷ, năm 2005 là 90 tỷ tăng lên 21.05%, đến năm 2006 đạt được 101 tỷ đồng tăng lên 11.84% so với năm 2005, và đến năm 2007 tăng trưởng vượt trội là 28% với mức đạt được 155 tỷ đồng. Đây là toàn bộ những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ ngân hàng trong việc hạn chế các khoản nợ quá hạn. Tránh được mọi rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn được rằng khả năng rủi ro tín dụng không xảy ra tại ngân hàng, hay xuất hiện nợ quá hạn đối với ngân hàng. Nhưng cũng cần đánh giá cao về thành quả lao động của đội ngũ cán bô, nhân viên và lãnh đạo làm việc tại chi nhánh.
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.4.1 Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng
Với hơn 4 năm đi vào hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương đã nỗ lực và đạt được những bước tăng trưởng cao. Quy mô nguồn vốn đã đáp ứng được quy mô tín dụng. Nguồn vốn huy động được đến ngày 31/12/2007 là 337.754 triệu đồng trong khi tổng dư nợ là 155.013 triệu đồng Chi nhánh không phải dùng vốn điều hoà của Trung ương. Như vậy đến thời điểm 31/12/2007 tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn là 179.821 triệu đồng, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn là 157.933 triệu đồng. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 853.287 triệu đồng chiếm 56.2%, và tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn là 666.797 triệu đồng chiếm 43.8%. Trong năm 2007 lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là 1428 triệu đồng, trong khi đó tổng thu là 1695 tỷ đồng như vậy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 98% trong tổng thu. Như vậy ta có thể nói việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng là rất tốt, thông qua tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động tín dụng với tổng thu của ngân hàng.
2.4.2 Khó khăn và nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hùng Vương :
Khó khăn tại NHNo&PTNT Hùng Vương :
Ngoài những thành tích đạt được rất đáng khen ngợi trong việc tạo mức lợi nhuận cao. Nhưng ngân hàng vẫn còn có khó khăn nhất định.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương hoạt động trong khu vực Linh Đàm cùng với rất nhiều ngân hàng lớn khác như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về mặt lãi suất, phí dịch vụ… được tạo ra để thu hút nguồn vốn về các ngân hàng. Ngoài sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, thì từ năm 2006 đến nay các ngân hàng phải cạnh tranh với thị trường chứng khoán, đó là một kênh huy động vốn tiết kiệm cho các doanh nghiệp. Mức độ rủi ro trên thị trường chứng khoán rất cao, tuy nhiên người dân vẫn đem tiền tích luỹ chuyển sang chứng khoán. Nhưng đầu năm nay để hạn chế lạm phát trong nền kinh tế chính phủ đã quyết định tăng lãi suất huy động lên. Việc tăng lãi suất huy động làm cho các nguồn vốn từ trong chứng khoán chuyển dịch hết sang các ngân hàng, với mức lãi suất huy động rất cao.
Bên cạnh các mặt hạn chế trên, NHNo&PTNT Hùng Vương do mới thành lập nên cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chưa hợp lý, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào cao, không ổn định, trụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hạn chế tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương.docx