Chuyên đề Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4

1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs- Small and Medium enterprises). 4

1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. 9

1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước. 10

1.2.1 Nhật Bản. 10

1.2.2 Hàn Quốc 14

1.2.3 Cộng hòa Liên Bang Đức. 14

1.2.4 Philippines, Indonexia và Thái Lan. 15

1.3 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 21

2.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008. 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 21

2.1.2 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua. 24

2.1.3 Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 25

2.1.4 Phân bố của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 37

2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. 39

2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. 39

2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. 40

2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội. 40

2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 41

2.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. 42

2.2.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. 42

2.3 Đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 43

2.3.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 45

2.3.2 Thực trạng chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 53

2.3.3 Thực trạng chính sách lao động và đào tạo lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 55

2.3.4 Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 56

2.3.5 Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa. 58

2.4 Đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 61

2.4.1 Những kết quả đạt được. 61

2.4.2 Những vấn đề tồn tại. 63

2.4.3 Nguyên nhân của những yếu kém trên. 64

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 66

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 66

3.1.1 Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cơ hội và thách thức. 66

3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước. 68

3.1.3 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 69

3.2 Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 70

3.2.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 70

3.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa. 72

3.2.3 Đổi mới các chính sách về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp. 74

3.2.4 Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất kinh doanh. 75

3.2.5 Xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 76

3.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo. 76

3.2.7 Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. 77

3.2.8 Phát triển các Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ

và vừa. 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia các DNNVV theo tiêu chí hình thức sở hữu ta cũng thu được kết quả gần giống với kết quả ở phần trên. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp. Năm 2006 chiếm tới 98,23 % trong tổng số các DNNVV. Qua đó, một lần nữa khẳng định sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 8a: Số lượng các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006. Đơn vị: Doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dưới 0,5 tỷ 16.276 18.326 18.591 18.790 23.187 26.687 15.908 Từ 0,5 – 1tỷ 6.534 8.403 10.994 12.954 16.191 20.434 21.808 Từ 1 – 5 tỷ 10.759 14.556 20.141 24.737 32.739 41.856 63.954 Từ 5 – 10 tỷ 2.745 3.385 4.490 5.496 7.303 9.255 12.670 Tổng số 36.305 44.670 54.216 61.977 79.420 98.232 114.340 Bảng 8b: Tỷ lệ các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dưới 0,5 tỷ 44,83 41,03 34,29 30,31 29,16 27,35 13,91 Từ 0,5 – 1tỷ 18,0 18,81 20,27 20,90 20,39 20,80 19,07 Từ 1 – 5 tỷ 29,64 32,58 37,15 39,91 41,22 42,60 55,93 Từ 5 – 10 tỷ 7,53 4,58 8,29 8,89 9,23 9,25 11,08 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp) Một điều đáng chú ý đó là, các DNNVV ở Việt Nam mặc dù đông về số lượng nhưng quy mô về vốn lại rất nhỏ bé. Nhìn vào Bảng 8b có thể nhận thấy rằng đa phần các doanh nghiệp có số vốn từ 0,5 đến 5 tỷ đồng; trong khi số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ 5 – 10 tỷ đồng lại rất ít, chỉ chiếm 11,08% (năm 2006). Bảng trên cũng thể hiện sự thay đổi trong quy mô vốn của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ đồng dần giảm xuống (13,91% của năm 2006 so với 44,83% năm 2000) trong khi các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn ngày một tăng về số lượng và tỷ lệ trong tổng số các DNNVV. Điều này thể hiện rằng khu vực DNNVV đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều vốn hơn trước nên dễ dàng hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh. 2.1.3.3 Cơ cấu theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam các DNNVV thường tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). - Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH). - Công ty cổ phần (CTCP). - Công ty hợp danh (CTHD). - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH 1Tv). - Doanh nghiệp nước ngoài (DNNN). Số lượng của các DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 9: Số lượng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001 – 2006. 2001 2002 % so với 2001 2003 % so với 2002 2004 % so với 2003 2005 % so với 2004 2006 % so với 2005 DNTN 7.100 6.532 92,00 7.813 119,61 10.405 133,18 9.295 89,33 10.246 110,23 Cty TNHH 11.121 12.627 113,54 15.781 124,98 20.190 127,94 22.341 110,65 25.777 115,38 CTCP 1.550 2.305 148,71 4.058 176,05 6.497 160,10 8.010 123,29 9.664 120,65 CTHD 2 0 0,00 1 7 700,00 13 185,71 4 30,77 Cty TNHH 1Tv 0 59 98 166,10 125 127,55 292 233,60 906 310,27 DNNN 27 12 44,44 20 166,67 6 30,00 8 133,33 9 112,50 Tổng số 19.800 31.535 67,81 27.771 216,30 37.230 16,33 39.959 2001,47 46.606 198,55 (Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp) Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp có sự thay đổi. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng ít được lựa chọn là loại hình để nhà đầu tư thành lập, trong khi đó, loại hình Cty TNHH, CTCP ngày càng được lựa chọn nhiều hơn như là một hình thức đầu tư để gia nhập thị trường. Nếu như trong năm 2000, loại hình DNTN chiếm tới 36%, Cty TNHH chiếm 56% và CTCP chiếm 8% trên tổng số doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh thì trong năm 2006, tỷ lệ này lần lượt là 22%, 55,3%, 20,7% và trong năm 2007 là 17,2%, 43,8%,25%. 2.1.3.4 Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh. Theo ngành nghề kinh doanh thì các DNNVV ở Việt Nam được chia thành các ngành sau: Nông nghiệp và lâm nghiệp; Thủy sản; Công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thương mại; Khách sạn và nhà hàng; Giao thông vận tải; Các ngành khác. Thống kê về các DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 10a: Số lượng DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006. Đơn vị: Doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp và lâm nghiệp 925 875 972 939 1.015 1.071 1.092 Thủy sản 2.453 2.563 2.407 1.468 1.354 1.358 1.307 Công nghiệp khai thác mỏ 427 634 879 1.029 1.193 1.277 1.369 Công nghiệp chế biến 10.399 12.353 14.794 16.916 20.531 24.017 26.863 Xây dựng 3.999 5.693 7.845 9.717 12.315 15.252 17.783 Thương mại 17.547 20.722 24.794 28.369 36.090 44.656 52.505 Khách sạn và nhà hàng 1.919 2.405 2.843 3.287 3.957 4.730 5.116 Giao thông vận tải 1.796 2.545 3.242 3.976 5.351 6.754 7.695 Các ngành khác 2.823 3.890 5.132 6.311 9.950 13.835 17.602 Bảng 10b: Tỷ lệ DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006. Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp và lâm nghiệp 2,2 1,7 1,5 1,3 1,1 0,9 0,8 Thủy sản 5,8 5,0 3,8 2,0 1,5 1,2 1,0 Công nghiệp khai thác mỏ 1,0 1,2 1,4 1,4 1,3 1,1 1,0 Công nghiệp chế biến 24,6 23,9 23,5 23,5 22,4 21,3 20,5 Xây dựng 9,5 11,0 12,5 13,5 13,4 13,5 13,5 Thương mại 41,5 40,1 39,4 39,4 39,3 39,5 40,0 Khách sạn và nhà hàng 4,5 4,7 4,5 4,6 4,3 4,2 3,9 Giao thông vận tải 4,2 4,9 5,2 5,5 5,8 6,0 5,9 Các ngành khác 6,7 7,5 8,2 8,8 10,8 12,2 13,4 (Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp) Nhìn vào bảng trên ta thấy được có khoảng 40% các DNNVV ở Việt Nam thuộc lĩnh vực thương mại, 20% trong lĩnh vực sản xuất, và 14% trong lĩnh vựa xây dựng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện rõ trong ngành nghề kinh doanh của các DNNVV. Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp lâm nghiệp ( từ 2,2% năm 2000 xuống còn 0,8% năm 2006), và thủy sản (từ 5,8% năm 2000 xuống còn 1,0% năm 2006). Trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tăng đều qua các năm (từ 9,5% năm 2000 đến 13,5% năm 2006). 2.1.4 Phân bố của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có 64 tỉnh thành phố được phân thành 6 vùng kinh tế lớn bao gồm: - Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh): Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. - Vùng đồng bằng sông Hồng (15 tỉnh thành): Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Tây. - Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (10 tỉnh): Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. - Tây Nguyên (4 tỉnh): Đắk Lak, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai. - Vùng Đông Nam Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam (8 tỉnh thành): Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh. - Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh thành): An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đông Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Dựa theo số liệu của Trung tâm thông tin Doanh Nghiệp – Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoach và Đầu tư, ta có được biểu đồ phân bố các DNNVV ở các vùng trong cả nước như sau (Xem biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Phân bố các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo các vùng kinh tế trong cả nước năm 2007. (Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp) Các DNNVV ở Việt Nam không phân bố một cách đồng đều, phần lớn các DNNVV tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và khu kinh tế trọng điểm phía Nam, sau đến là vùng Đồng bằng sông Hồng. Tây Nguyên là khu vực có ít DNNVV nhất trong cả nước. Giữa các tỉnh thành với nhau cũng có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều nhất, với 17.313 doanh nghiệp trong khi đó Bắc Kạn chỉ có 71 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp có tới gần 55% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tập trung ở 3 thành phố lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội , Hải Phòng. Đây cũng là 3 địa phương dẫn đầu trong cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong giai đoạn 2000 – 2007. Bảng 11: Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai đoạn 2000 – 2007. STT Địa phương Số lượng doanh nghiệp 1 Thành phố Hồ Chí Minh 82.591 2 Hà Nội 53.339 3 Hải Phòng 9.852 4 Đà Nẵng 6.625 5 Bình Dương 5.564 6 Đồng Nai 5.290 7 Khánh Hòa 3.962 8 Cần Thơ 3.720 9 Quảng Ninh 3.708 (Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp) 2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. 2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV trong thời gian qua đã khơi dậy một sức sản xuất rất lớn và giải quyết một số lượng lớn lao động xã hội, kể cả ở vùng xâu vùng xa. Tổng giá trị sản xuất hàng hóa của thành phần này tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP. Ở Việt Nam, các DNNVV đã tạo ra một khối lượng sản phẩm chiếm 45% GDP (Niên giám thống kê 2007). Số lượng các DNNVV tăng lên kéo theo đó là các mặt hàng trở nên phong phú hơn, sức cạnh tranh cao hơn khiến chất lượng các hàng hóa dịch vụ tăng lên, thị trường sôi động hơn. DNNVV còn góp phần khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế như tài nguyên, lao động, vốn, thị trường, đặc biệt là tay nghề tinh xảo và truyền thống dân tộc. Nhờ phát huy lợi thế của DNNVV nên thời gian qua, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV đạt khá cao. Trong lĩnh vực xuất khẩu, với chính sách mở rộng và khuyến khích thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. DNNVV đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ của đất nước, chủ yếu qua hình thức xuất khẩu gián tiếp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công – mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản. 2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Với một lực lượng doanh nghiệp hùng hậu hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị mà các DNNVV mang lại cho nền kinh tế là rất lớn, là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách quản lý, điều hành chính sách thuế. Trong thời gian qua, các DNNVV đóng góp khoảng 17,46% tổng thu ngân sách Nhà nước. 2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động; ngoài ra số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển xang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Chính sự xuất hiện ngày càng nhiều các DNNVV ở các thành phố, địa phương, vùng nông thôn, góp phần giải quyết bài toán việc làm cho số lao động trên. Theo thống kê, có tới 90% việc làm mới được tạo ra từ các DNNVV. Lao động trong các DNNVV cũng co thu nhập cao hơn rất nhiều so với thu nhập cảu lao động nông nghiệp. Do đó, việc thu hút các lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp của các DNNVV là một giải pháp xóa đói giảm nghèo cơ bản thiết thực và có hiệu quả. Bên cạnh đó, DNNVV cũng tham gia tích cực trong việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phương trong cả nước. Một số doanh nghiệp còn trực tiếp xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cung cấp học bổng cho sinh viên,v.v… 2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nhiều năm trở lại đây cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng) đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp, tăng giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ. Có được kết quả trên là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Bởi vì, DNNVV phần lớn thuộc khu vực kinh tế tư nhân và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, sự phát triển của DNNVV thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều các làng nghề thủ công truyền thống, phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Sản phẩm của các làng nghề này đa dạng, phong phú về chủng loại với chất lượng, kỹ - mỹ thuật ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên khu vực và thế giới. Trước đây, các làng nghề thủ công gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc duy trì nghề truyền thống của mình vì không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm sản xuất ra dẫn đến không có đủ thu nhập cho sinh hoạt và phải bở nghề. Các DNNVV với sự nhanh nhẹn trong kinh doanh đã nhận thấy tiềm năng xuất khẩu hàng thủ công – mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống ra thị trường nước ngoài. Chính các DNNVV đã góp phần quảng bá sản phẩm của các làng nghề thủ công ra thị trường thế giới, giải quyết đầu ra sản phẩm của các làng nghề, từ đó tạo công ăn việc làm cho những người thợ thủ công, qua đó góp phần duy trì các làng nghề truyền thống của Việt Nam tồn tại và phát triển. 2.2.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. Mối liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia đã được hình thành và phát triển trong thời gian qua. Các DNNVV liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Có thể nói, đây là mối quan hệ hai chiều, ràng buộc lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các DNNVV về thị trường, tài chính công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại, các DNNVV đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước. Những kết quả và đóng góp tích cực của DNNVV đã nêu ở trên có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, do tính tích cực sáng tạo và nhạy bén của các DNNVV; các chủ doanh nghiệp có tâm huyết, biết làm ăn. Sự đóng góp tích cực còn do ưu thế của bản thân DNNVV, được thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Việc thành lập doanh nghiệp đòi hỏi ít vốn, diện tích mặt bằng không nhiều, các điều kiện sản xuất đơn giản. - Nhạy cảm với những thay đổi của thị trường. - Dễ dàng thay đổi mặt hàng, thay đổi thiết bị công nghệ kỹ thuật. - Quản lý đơn giản. 2.3 Đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Nhằm khuyến khích phát triển DNNVV thực hiện vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển các DNNVV. Theo Nghị định này, phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích tạo thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Bên cạnh Nghị đinh 90, còn có rất nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn khác của Chính phủ nhằm trợ giúp các DNNVV như: - Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25-6-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ. - Thông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7-5-2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điểm Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ. - Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28-4-2000 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg ngày 17-01-2003 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, và thành viên của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008. - Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 11-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thành viên Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20-02-2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Thông tư sô 82/2006/TT-BTC ngày 13-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định sô 48/2006/QĐ-BTC ngày 14-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010). 2.3.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.3.1.1 Vai trò của hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một là, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNNVV. Trong nền kinh tế thị trường, ai cũng muốn đồng vốn của mình phải sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó, những nhà doanh nghiệp vì mục đích sinh lời rất cần vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua nguyên vật liệu, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Để giải quyết mâu thuẫn đó, ngân hàng thông qua quan hệ tín dụng thu hút những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cư khác, mang lại cho nhà doanh nghiệp cần vay vốn. Hoạt động này tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất – kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện. Hai là, tín dụng tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Hoạt động tín dụng góp phần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấu của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là, với tư cách cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng ngân hàng trở thành động lực kích thích tổ chức kinh tế và dân cư trong các nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như: trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị trả châm… Như vậy, nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu được thu hút qua kênh tín dụng ngân hàng. Bốn là, tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “vay để cho vay”; “vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn và lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao đã thúc đẩy doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, nâng cao hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn. Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV. Các DNNVV có vốn lưu động rất ít song nhu cầu cần nhiều. Nguồn vốn để mua vật tư hàng hóa, dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và nhập khẩu) hiện tại chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng. Mặt khác tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông qua mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng tiến lên hiện đại hóa. Sáu là, tín dụng ngân hàng với công cụ lãi suất đã góp phần quan trọng thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng địa phương, từng vùng, ngành kinh tế. Qua đó, góp phần tác động mạnh khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hoặc việc xóa bỏ sự phân biệt lãi suất cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, đã góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. 2.3.1.2 Thực trạng tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua. Thực hiện mục tiêu về trợ giúp phát triển các DNNVV theo các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới cơ chế chính sách tín dụng để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là các DNNVV tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Với chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng, dư nợ tín dụng của các ngân hàng tăng qua các năm (Biểu đồ 2). Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tháng 7/2008, dư nợ cho vay của nền kinh tế tăng 18,36% so với thời điểm cuối năm 2007. Theo báo cáo mới nhất từ 6 ngân hàng thương mại (NHTM)Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% tổng số DNNVV với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các NHTM với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7% khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%, khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%. Biểu đồ 2: Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước 2008) Một số chính sách tín dụng của các ngân hàng dành cho các DNNVV có thể kể tới như sau: - Đối với ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của Vietinbank với số dư nợ tín dụng chiếm khoảng 50%. Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng duy nhất được Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNNVV và được nhiều tổ chức quốc tế lựa chọn là đối tác thực hiện các chương trình dành cho DNNVV. - Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN &PTNT VN) cũng xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm khách hàng quan trọng cần được ưu tiên. Đến 31/08/2007 dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng tăng gấp 20 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 100%. Dự kiến, đến năm 2010 tổng dư nơ cho vay đối với các DNNVV vào khoảng 35 %– 40%. - Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) với tiêu chí xếp loại doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu USD trở xuống thì số lượng doanh nghiệp này chiếm 35 %– 40% trong tổng số khách hàng của HSBC. - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố chương trình Hỗ trợ tính dụng cho DNNVV góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2008 – 2010 như sau: + Về tín dụng, BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với DNNVV vượt qua khó khăn trong lạm phát cao. Theo lộ trình, năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng, năm 2010 là 20.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ cho vay của BIDV. + Về dịch vụ, BIDV cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán,…, các dịch vụ trọn gói như tiền gửi, dịch vụ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21798.doc
Tài liệu liên quan