MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 4
1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Đường sông miền Bắc 4
1.2. Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Đường sông miền Bắc 5
1.2.1. Bối cảnh ra đời Tổng công ty Đường sông miền Bắc 5
1.2.2. Quá trình phát triển của Tổng công ty Đường sông miền Bắc 6
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty Đường sông
miền Bắc 9
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ 9
1.3.2. Vốn kinh doanh 11
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 11
1.3.4. Lực lượng lao động 12
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Tổng công ty Đường sông miền Bắc 13
4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường
sông miền Bắc 16
4.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh 16
4.1.2. Về hoạt động tài chính của TCT 19
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 22
2.1. Phương án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con 22
2.1.1. Nguyên tắc chuyển đổi tổ chức 22
2.1.2. Điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại 23
2.2. Mô hình tổ chức của công ty mẹ - công ty con 25
2.2.1. Công ty mẹ 25
2.2.1.1. Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp
xếp, tổ chức lại 26
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty 26
2.2.1.3 Ngành, nghề kinh doanh của TCT 31
2.2.1.4. Vốn điều lệ của Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam 33
2.2.1.5. Sắp xếp lại lao động 35
2.2.2. Công ty con 35
2.3. Cơ chế hoạt động của công ty mẹ - công ty con 38
2.3.1. Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị hạch toán phụ thuộc 38
2.3.2. Quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty con 38
2.3.3. Quan hệ của Tổng công ty với các công ty liên kết 40
2.4. Một số tồn tại trong bộ máy quản lý Tổng công ty Đường sông miền
Bắc khi chuy ển sang mô hình công ty mẹ - công ty con: 40
2.4.1. Tư duy quản lý vẫn theo kiểu cũ 42
2.4.2. Hệ thống luật pháp áp dụng cho mô hình công ty mẹ - công ty con
chưa hoàn chỉnh 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 44
3.1. Cần thay đổi tư duy quản lý đối với các công ty con, từ chỗ bằng mệnh
lệnh trực tiếp sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn 44
3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới các đơn vị thành viên của
Tổng công ty 47
3.3. Chấn chỉnh công tác tổ chức quản lý phần vốn của Tổng công ty tại
các công ty con 48
3.4. Tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt để nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 49
3.5. Một số kiến nghị về phía Nhà nước: 50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của Tổng công ty đường sông Miền Bắc theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2004 đạt 3,282 tỷ đồng (bằng 84,39% so với năm 2003); năm 2005 đạt 3,832 tỷ đồng (tăng 16,75% so với năm 2004, bằng 98,53% so với năm 2003). Nguyên nhân chính của lợi nhuận giảm là do sự tăng giá của xăng dầu, tôn, sắt théo tác động (đối với vận tải và sửa chữa chi cho xăng dầu và sắt thép chiếm tỷ trọng rất lớn), trong khi đó giá cước vận tải hầu như không tăng.
- Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng): năm 2003 đạt 1.041.000 đồng; năm 2004 đạt 1.192.000 đồng (tăng 14,5% so với năm 2003); năm 2005 đạt 1.471.000 đồng (tăng 23,4% so với năm 2004).
Nhìn chung, tình hình tài chính của TCT là lành mạnh, tập trung được sức mạnh tổng hợp, đồng thời tạo thé chủ động cho các đơn vị thành viên trong sản xuất kinh doanh và bảo đảm được các chỉ tiêu Bộ GTVT giao.
Bảng 2.3: Số liệu tài chính của một số đơn vị thành viên năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
CTVTT 1
CTVTT 2
CTVTT 3
CTVTT 4
ToànTCT
1. Tổng doanh thu và thu nhập khác
162.080
89.637
80.278
77.762
661.919
- Doanh thu sản xuất kinh doanh
160.011
89.535
79.744
76.609
650.041
- Doanh thu hoạt động tài chính
232
50,56
339
59
1.457
- Thu nhập khác
1.837
51,22
195
1.094
10.421
2. Vốn kinh doanh
35.466
27.674
10.844
28.515
231.314
Trong đó: vốn nhà nước
19.832
19.950
6.520
19.676
188.254
3. Lợi nhuận trước thuế
2.289
346
(121)
315
4.399
4. Lợi nhuận sau thuế
1.648
249
226
3.833
5. Thu nhập bình BQ người/tháng
1,646
1,355
1,527
1,289
1,471
6. Các khoản nộp ngân sách
4.105
1.915
2.261
1.902
14.621
7. Lợi nhuận trước thuế/vốn NN
0,12
0.02
0.02
0.33
8. Lợi nhuận sau thuế/vốn NN
0,08
0.01
0.01
0.24
(Ký hiệu viết tắt:CT VTT: Công ty vận tải thuỷ (1 – 4))
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
2.1. Phương án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con
2.1.1. Nguyên tắc chuyển đổi tổ chức
Việc chuyển TCT Đường sông miền Bắc sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con phải phù hợp với quy định của pháp luật và chủ trương chung của nhà nước. Công ty mẹ thực hiện kinh doanh ngành nghề chủ đạo trong lĩnh vực vận tải, xếp dỡ, cơ khí, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, là doanh nghiệp có phần vốn góp chi phối và không chi phối ở các công ty con.
Nếu như trước đây, tổng công ty quy định từ con người cho tới dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp thành viên thì ở mô hình mới này Công ty mẹ thực hiện việc góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con , hưởng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo tỷ lệ vốn góp. Đồng thời thực hiện quyền chi phối của mình đối với các đơn vị thành viên-các công ty con thông qua tỉ lệ vốn góp đó.
Sắp xếp lại TCT và các đơn vị trực thuộc TCT thành công ty mẹ và các công ty con theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả; đảm bảo tính kế thừa, tích tụ tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh; từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ để tạo nội lực, nhằm nhanh chóng ổn định, phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện cho công ty mẹ và công ty con tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện chuyên môn hoá cao, đầu tư công nghệ mới tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực.
2.1.2. Điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại
a) Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 95/2005/QDD-TTg ngày 6/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ GTVT trong 2 năm 2005 – 2006, trong đó TCT Đường sông miền Bắc được chuyển sang tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Nghị định số 153/2004/NDD-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con, TCT Đường sông miền Bắc đủ điều kiện để chuyển đổi, tổ chức lại thành TCT nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cụ thể là: TCT thuộc danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
b)Cơ sở lý luận:
- Mô hình công ty mẹ-công ty con có đặc điểm đặc biệt thích hợp với trường hợp một công ty muốn kiểm soát một công ty khác mà không muốn can thiệp vào uy tín và danh tiếng của một doanh nghiệp hiênj tại.
- Mô hình này có thể kết hợp giữa quản lý tập trung và phi tập trung một cách hoàn hảo, điều đó tạo ra tính hiệu quả cao cảu mô hình này.
- Mô hình này cũng có thể đạt được nhiều hiệu quả về kinh tế trong hoạt động như:
+ Bằng cách giao cho các công ty con đảm nhiệm các vùng lãnh thổ khác nhau mà công ty con có thể cung cấp tiện lợi nhất và kinh tế nhất.
+ Mô hình này cũng tạo ra tính kinh tế thông qua năng lực đặt mua hàng với khối lượng lớn.
+ Về mặt kĩ thuật, mô hình này các doanh nghiệp trong cùng tổ hợp có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm kĩ thuật từ đó đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Trong quản lý bán hàng, tính kinh tế sẽ đạt được thông qua việc loại bỏ yếu tố cạnh tranh có thể dẫn tới chiến tranh giá cả và giá bán không kinh tế.
+ Trong mô hình công ty mẹ công ty con, công ty mẹ có thể tài trợ hoạt động cho công ty con, trong trường hợp cần thiết phải bổ sung vốn thì các tổ chức quy mô lớn có thể bổ sung dẽ dàng hơn rất nhiều.
c) Cơ sở thực tế:
Tất cả các công ty thành viên của TCT đã và đang chuyển thành công ty cổ phần.
TCT có quy mô lớn, có khả năng huy động và đầu tư vốn vào các đơn vị thành viên (công ty con) để chi phối; có bí quyết công nghệ, có thương hiệu, có thị trường rộng lớn, đủ khả năng chi phối các công ty con.
TCT có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành, đa nghề, trong đó có ngành kinh doanh chính là vận tải, xếp dỡ.
Mục tiêu của việc chuyển đổi, tổ chức lại TCT Đường sông miền Bắc thành TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển đổi từ liên kết kiểu hành chính với cơ chế giao vốn giữa TCT với các đơn vị thành viên sang liên kết bền chặt bằng cơ cấu đầu tư tài chính là chủ yếu, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn, lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con; tạo điều kiện tăng cường năng lực sản xuất cho các đơn vị tham gia liên kết, phát huy có hiệu quả nguồn lực cho toàn tổ hợp gồm các đơn vị thành viên tham gia liên kết trong mô hình này.
Việc sắp xếp, chuyển đổi cũng nhằm xây dựng TCT Đường sông miền Bắc thành một TCT vận tải mạnh, phát triển TCT thành hạt nhân quan trọng làm tiền đề cho việc thành lập tập đoàn vận tải trong tương lai.
2.2. Mô hình tổ chức của công ty mẹ - công ty con
2.2.1. Công ty mẹ
- Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM WATERWAY TRANSPORT CORPORATION
- Tên giao dịch viết tắt: VIVASO
- Trụ sở chính: Số 158 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
TCT vận tải thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riềng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
TCT là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề đã được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT.
TCT giữ quyền chi phối, đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con.
Và để đạt được những mục tiêu trên, tổng công ty phải đảm bảo các nguyên tắc như: có năng lực quản lý và làm chủ công nghệ, có nguồn tài chính mạnh, có tính độc lập, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế .Tổng công ty cũng phải có đầy đủ các ngành nghề : vận tải, xếp dỡ, cơ khí, xây dựng và tư vấn,kinh doanh dịch vụ…trong đó kinh doanh vận tải vẫn luôn giữ vai trò mũi nhọn và có tính then chốt trong định hướng hoạt động của Tổng công ty.
2.2.1.1. Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại
Cơ quan TCT Đường sông miền Bắc, các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh và thành lập thêm một số đơn vị, bao gồm:
- Cơ quan TCT;
- Trung tâm vận tải dịch vụ và đại lý vận tải;
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật;
- Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế;
- Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà;
- Công ty nhân lực và thương mại quốc tế;
- Cảng Việt Trì;
- Cảng Hà Nội;
- Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn;
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh;
- Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chuyển công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ về làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT;
- Giải thể trường Dạy nghề bán công giao thông vận tải thuỷ và thành lập trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
a) Cơ cấu quản lý điều hành của TCT bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 5 thành viên (trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách, ba thành viên kiêm nhiệm).
- Ban kiểm soát: 3 thành viên (trong đó Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị).
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc: 4 người (trước mắt giữ nguyên số phó tổng giám đốc hiện có).
- Kế toán trưởng
- Bộ máy giúp việc: 6 phòng
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phòng khoa học kĩ thuật và hợp tác quốc tế
+ Phòng tài chính kế toán
+ Văn phòng
b) Các đơn vị trực tiếp sản xuất (hạch toán phụ thuộc)
* Trung tâm vận tải- dịch vụ và đại lý vận tải:
Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ vận tải. Đây là lực lượng nòng cốt đảm nhận nhiệm vụ vận tải của công ty mẹ. Hiện nay có 26 tàu đẩy = 4124CV, 100 sà lan, tạo thành 25 đoàn phương tiện, trọng tải mỗi đoàn từ 800 đến 1600 tấn với tổng trọng tải là 24200 tấn phương tiện. Hàng năm vận chuyển từ 600 đến 700 ngàn tấn, và đạt từ 100 đến 110 triệu Tkm, phục vụ vận chuyển hàng hoá cho các nhà máy nhiệt điện, phân đạm: Phả Lại, Ninh Bình, Xi măng Hoàng Thạch, Chin Fong, Đạm Hà Bắc…vv..Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ chuyển tải phục vụ cho việc xuất khẩu than. Doanh thu năm 2007 ước đạt 33 tỷ đồng.
Dự kiến từ nay đến năm 2010 trung tâm sẽ có 31 tàu đẩy = 5374 CV, 120 sà lan ghép thành 30 đoàn phương tiện với tổng trọng tải đạt 30 nghìn tấn phương tiện. Sản lượng vận chuyển đạt 1 triệu tấn, tấn luân chuyển đạt từ 150 đến 200 triệu Tkm. Doanh thu đạt 50 tỷ đồng trở lên.
* Cảng Hà Nội và Cảng Việt Trì:
Chủ yếu làm nhiệm vụ xếp dỡ, ngoài ra có kết hợp phát triển thêm làm nhiệm vụ vận tải, thương mại, dịch vụ.
Cảng Hà Nội và Cảng Việt Trì là hai đơn vị xếp dỡ lớn nhất trong tổng công ty, đảm nhận nhiệm vụ xếp dỡ cho lực lượng vận tải của công ty mẹ, ngoài ra còn phối hợp với các cảng khác như: Hà Bắc, Nam Định, Hoà Bình, Sơn La..v.v.. Phục vụ xếp dỡ cho các đơn vị trong TCT cũng như đơn vị ngoài ngành, hàng năm khối lượng xếp dỡ của hai đơn vị đạt 1,5 đến 1,8 triệu tấn thông qua; 3,0 đến 3,8 triệu tấn xếp dỡ. Doanh thu năm 2007 ước đạt 84 tỷ đồng. Hiện nay hai cảng đang được đầu tư nâng cấp. Dự kiến đến 2010 sẽ đạt 2,8 triệu tấn thông qua, 5 triệu tấn xếp dỡ. Doanh thu đạt khoảng 150 tỷ đồng.
* Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế và công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà:
Làm nhiệm vụ xây dựng, tư vấn thiết kế phục vụ các dự án trong và ngoài TCT.
Tuy mới được thành lập nhưng hai đơn vị này đã được TCT quan tâm vì tốc độ phát triển tương đối mạnh. Năm 2007, doanh thu của hai đơn vị ước thực hiện đạt gần 100 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010 về giá trị sản lượng đạt 200 tỷ đồng, doanh thu đạt 175 tỷ đồng.
* Công ty nhân lực và thương mại quốc tế:
Có nhiệm vụ xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại.
Cùng với việc phát triển nghề như xây dựng, với phương châm đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, TCT đã phát triển thêm lĩnh vực xuất khẩu lao động. Hiện nay, hàng năm công ty đã xuất được từ 500 đến 700 lao động đi các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia… Doanh thu năm 2007 ước đạt 4 tỷ đồng, từ nay đến năm 2010 hàng năm có thể xuất khẩu từ 1000 đến 1500 đi các nước. Dự kiến doanh thu đạt khoảng 10 tỷ đồng.
* Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn:
Đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy, thiết bị, trước tiên là phục vụ cho công tác vận tải của công ty mẹ, tiếp đó là phục vụ các công ty con trong TCT và các đơn vị ngoài ngành.
Sau khi được cải tạo, nâng cấp, năng lực của công ty đã được nâng lên. Hiện nay, công ty đóng mới các đoàn tàu có trọng tải từ 800 đến 2000 tấn, tàu tự hành từ 1000 đến 2500 tấn. Hàng năm có thể sửa chữa 42000 TPT + 12000 CV. Ngoài nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa, công ty còn đầu tư thêm phương tiện để sản xuất vận tải. Hiện nay công ty có gần 2000 tấn phương tiện, doanh thu năm 2007 ước đạt 50 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010 năng lực sửa chữa đạt 60000 TPT + 20000 CV, đầu tư thêm để đội tàu đạt trên 10000 tấn phương tiện. Tổng doanh thu đạt 100 tỷ đồng.
* Công ty vật tư kĩ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ:
Dự kiến sẽ cổ phần hoá trong năm 2007 nhưng hiện nay do vướng mắc về tài chính, chưa giải quyết ngay được nên thực hiện cổ phần hoá là rất khó, mặt khác Công ty có số vốn nhỏ (dước 1,5 tỷ đồng), lực lượng lao động không lớn có 68 người, đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho sáp nhập về làm thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty sau này kho công ty ổn định sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hoá.
* Trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm:
Do Trường Bán công Giao thông vận tải thủy sẽ giải thể vì nhà nước không duy trì hình thức Trường bán công. TCT đề nghị Bộ Giao thông vận tải thành lập mới Trung tâm Dạy nghề và tư vấn việc làm hạch toán phụ thuộc TCT để làm nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại cho TCT.
* Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật:
Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng, phương tiện..v.v.. Đảm bảo yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ cho đơn vị sửa chữa và vận tải.
* Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh:
Thực hiện các nhiệm vụ TCT khu vực phía Nam
* Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh:
Thực hiện các nhiệm vụ của TCT tại Quảng Ninh.
Sẽ đề nghị Bộ Giao thông vận tải thành lập mới 2 công ty:
* Công ty vận tải và đóng tàu Tây Bắc:
Thực hiện nhiệm vụ vận tải, xếp dỡ, đóng mới, sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ.
Hiện nay tại vùng hồ Hoà Bình TCT đang quản lý, khai thác cảng 3 cấp vùng thượng lưu đập thủy điện, với số vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng (giá xây dựng năm 1978), đang được nhà nước đầu tư thêm (Xưởng đóng tàu; cảng Bích Hạ, cảng Bến Ngọc, đường nối quốc lộ 6 vào cảng 3 cấp) với tổng số vốn 45 tỷ đồng. Đây là một công ty thực hiện nhiệm vụ tổng hợp: làm nhiệm vụ vận tải, xếp dỡ, đóng mới và sửa chữa phương tiện, vận chuyển vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, phát triển kinh tế vùng lòng hồ và khu vực Tây Bắc.
* Công ty vận tải ven biển:
Từ nay đến 2010 TCT sẽ đầu tư một số tàu trọng tải mỗi tàu từ (2500 – 3000 tấn): làm nhiệm vụ vận tải ven biển. Phạm vi hoạt động: Bắc - Trung – Nam, các đảo. Sau khi khu công nghiệp điện Vũng Áng, Nghi Sơn đi vào hoạt động, sẽ đầu tư lớn có thể vận chuyển mỗi năm từ (3 -5) triệu tấn hàng.
2.2.1.3 Ngành, nghề kinh doanh của TCT
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong và ngoài nước;
- Xếp dỡ và kinh doanh khi bãi cảng đường sông;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá đường sông và vận tải đa phương thức;
- Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ;
- Sản xuất kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên ngành;
- Vận tải hành khách bằng đưởng thuỷ nội địa; Dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trên sông, trên vịnh, trên hồ;
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ;
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng khác;
- Đại lý các mặt hàng: máy móc, vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu;
- Hoán cải, thiết kế, sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ;
- Phá dỡ tàu cũ;
- Sửa chữa, đóng mới lắp đặt thiết bị nâng hạ;
- Tư vấn việc làm;
- Xuất khẩu lao động;
- May trang phục bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên và thuyền viên vận tải;
- Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ;
- Thiết kế phương tiện vận tải thuỷ;
- Thiết kế, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị naâg hạ;
- Sửa chữa, lắp đặt, thiét bị thông tin liên lạc, điện tử;
- Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, bưu điện, đường dây và trạm biến thế;
- Kinh doanh nhà đất;
- Khảo sát xây dựng (bao gồm khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn);
- Đào tạo mứoi, liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo công nhân, cao đẳng, đại học;
- Đào tạo lại đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật để nâng ngạch, nâng bậc;
- Đào tạo ngoại ngữ để phục vụ xuất khẩu lao động;
- Tư vấn việc làm cho người lao động (bao gồm công nhân, sinh viên ra trường, trí thức) cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Kinh doanh và chế biến than mỏ, quặng;
- Xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, hoá chất phục vụ ngành công nghiệp;
- Nhập khẩu phương tiện vận tải bộ, vật tư, thiết bị điện, điện tử, tin học, thiết bị văn phòng, đồ điện dân dụng;
- Kinh doanh lữ hành;
- Vận tải hành khách bằng ô tô;
- Khai thác cảng, bến thuỷ nội địa;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường quán bar);
- Dịch vụ bưu phẩm;
- Dịch vụ chuyển phát thư, hàng hoá;
- Sản xuất, mua bán (kể cả xuất khẩu) các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, và các vật liệu tết bện (trừ các loại gỗ Nhà nước cấm);
- Xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước;
- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình;
- Xây dựng công trình phi nhà ở (khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất và khu du lịch sinh thái);
- Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế;
- Mua bán đồ uống có cồn (rượu, bia) và đồ giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Mua bán chất tẩy rửa (trừ các loại Nhà nước cấm);
- Mua bán đồ dùng cá nhân;
- Dịch vụ bến xe, bãi đỗ;
- Kinh doanh khu vui chơi giải trí,thể thao;
- Quảng cáo thương mại;
- Dịch vụ trông giữ xe;
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.4. Vốn điều lệ của Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam
Là vốn chủ sở hữu của TCT Đường sông miền Bắc thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2006, sau khi đã kiểm toán:
- Vốn điều lệ của công ty mẹ là: 250.108.000.000 đồng
Trong đó:
+ Vốn tại công ty mẹ là: 174.800.000.000 đồng
+ Vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con là: 73.767.000.000 đồng
+ Vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty liên kết là: 1.541.000.000 đồng
Kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu của TCT như sau:
- Đầu tư phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng (vùng thượng lưu Hoà Bình và khu vực Tây Bắc) : 45 tỷ đồng
- Bổ sung vốn từ Quỹ phát triển sản xuất dự kiến đến năm 2010 là: 30 tỷ đồng (kế hoạch lợi nhuận tăng mỗi năm từ 15% trở lên)
- Khai thác tiềm năng quỹ đất để kinh doanh
- Liên doanh để xây dựng cảng Phù Đổng với tổng mức đầu tư: 500 tỷ đồng, vốn đối ứng của TCT 30% (bằng giá trị đất), còn lại vốn liên doanh 70% = 350 tỷ đồng. Dự kiến khởi công từ năm 2007, hết năm 2010 hoàn thành.
- Vốn của các cổ đông: các năm tiếp theo tăng bình quân 5% năm.
- Liên kết với các chủ hàng, huy động vốn để đóng phương tiện.
- Đề nghị Nhà nước đầu tư bổ sung.
TCT phấn đấu đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu của TCT đạt từ 697.5 tỷ đồng trở lên.
Bảng 2.1: Kế hoạch tăng vốn điều lệ của TCT đến năm 2010
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng vốn điều lệ
250,108
264,108
270,108
278,108
288,108
Trong đó:
- Vốn tại công ty mẹ
174,767
188,800
194,800
202,800
212,800
- Vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty liên kết
1,541
1,541
1,541
1,541
1,541
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Từ năm 2006 trở đi, ngoài phần vốn ngân sách cấp cho các dự án TCT đang làm chủ đầu tư + Quỹ đầu tư phát triển các đơn vị, đề nghị phần vốn cổ tức thu được bằng nguồn vốn của công ty mẹ đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết được giữ lại bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển để tăng vốn tại công ty mẹ.
2.2.1.5. Sắp xếp lại lao động
TCT sẽ tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động hiện có của cơ quan Văn phòng TCT và các đơn vị thành viên hạch toán phụt huộc theo hướng gọn, nhẹ, bố trí sắp xếp lao động hợp lý để nâng cao năng suất lao động.
2.2.2. Công ty con
Các công ty con do TCT vận tải thuỷ Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, cụ thể là:
* Công ty cổ phần: 6 đơn vị
- CtyCP vận tải thuỷ số 1 (vốn góp TCT chiếm 56% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải thuỷ số 2 (vốn góp của TCT chiếm 72% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải thuỷ số 3 (vốn góp của TCT chiếm 54% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải thuỷ số 4 (vốn góp của TCT chiếm 69% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải thuỷ Thái Bình (vốn góp của TCT chiếm 64% vốn điều lệ)
- CtyCP cảng Hà Bắc (vốn góp của TCT chiếm 60% vốn điều lệ)
* Công ty liên kết: Các công ty liên kết do TCT vận tải thuỷ Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, cụ thể là:
- CtyCP Cơ khí 75 (vốn góp của TCT chiếm 14,6% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải thuỷ Nam Định (vón góp của TCT chiếm 22% vốn điều lệ)
- CtyCP vận tải và cơ khí đường thuỷ (vốn góp của TCT dự kiến chiếm 10% vốn điều lệ) sẽ cổ phần hoá trong năm 2007.
* Đơn vị sự nghiệp có thu: 01 đơn vị
- Ban quản lý dự án.
* Công ty liên doanh: Cảng Phù Đổng (sẽ xin thành lập)
Mô hình tổ chức của Tổng công ty đường sông Miền Bắc theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con có dạng như sau:
Cảng Phù Đổng (sẽ thành lập)
Đơn vị sự nghiệp:
- Ban quản lý dự án TCT
CtyCP Nhà nước giữ < 50% vốn:
- CtyCP cơ khí 75
- CtyCP vận tải thuỷ Nam Định
- CtyCP vận tải và cơ khí thuỷ (cổ phần hoá năm 2007)
CtyCP Nhà nước giữ > 50% vốn:
- CtyCP vận tải thuỷ 1
- CtyCP vận tải thuỷ 2
- CtyCP vận tải thuỷ 3
- CtyCP vận tải thuỷ 4
- CtyCP vận tải thuỷ Thái Bình
- CtyCP Cảng Hà Bắc
Các phòng tham mưu nghiệp vụ:
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tổ chức Cán bộ - lao động
- Phòng Kế hoạch đầu tư
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế
- Văn phòng
Các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc:
- Cảng Hà Nội
- Cảng Việt Trì
- Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn
- Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế
- Công ty nhân lực và thương mại quốc tế
- Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà
- Công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ
- Trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật
- Trung tâm vận tải dịch vụ và đại lý vận tải
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh
- Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty vận tải và đóng tàu Tây Bắc
- Công ty vận tải ven biển
Công ty liên doanh
Công ty con
Ban kiểm soát – Công ty mẹ
Tổng GĐ – Công ty mẹ
HĐQT- Công ty mẹ
Bộ Giao thông vận tải
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty mẹ - công ty con
2.3. Cơ chế hoạt động của công ty mẹ - công ty con
TCT vận tải thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ của TCT. Công ty con là các công ty cổ phần, công ty liên kết hoạt động theo Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty con. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của TCT, các công ty con, công ty liên kết được quy định tại Quyết định thành lập công ty mẹ và các quyết định khác về sắp xếp, đổi mới tổ chức của TCT.
TCT có mối quan hệ với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công ty con, công ty liên kết như sau:
2.3.1. Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Đơn vị hạch toán phụ thuộc của TCT thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch toán, tổ chức và nhân sự… của TCT theo quy định tại quy chế vè tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt. TCT chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
2.3.2. Quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty con
Công ty con là công ty cổ phần được thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật về loại hình công ty đó.
TCT thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, liên doanh, bên góp vốn chi phối tại công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đó.
TCT quản lý trực tiếp cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn của TCT tại các công ty con (sau đây là người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối).
TCT có quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau:
- Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối;
- Yêu cầu người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của công ty con;
- Giao nhiệm vụ và yêu cầu người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối, xin ý kiến về những vấn đề quan trọng (những vấn đề quan trọng được ghi cụt hể trong quy chế quản lý vốn góp của TCT ở doanh nghiệp khac) trước khi biểu quyết tại công ty con; báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của công ty;
- Chỉ đạo người trực tiếp quản lý phần vốn của TCT tại các công ty con trong việc bầu,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý của Tổng công ty đường sông Miền Bắc theo mô hình công ty mẹ - công ty con.docx