Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội

Mục lục

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về công tác bảo đảm tiền vay. 3

1.1 Khái niệm, ý nghĩa bảo đảm tiền vay. 3

1.1.1 Khái niệm. 3

1.1.2 Ý nghĩa bảo đảm tiền vay. 3

1.2. Công tác đảm bảo tiền vay 3

1.2.1 Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản 3

1.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng 4

1.2.1.2 Xác định đối tượng vay vốn, mục địch vay vốn của khách hàng 4

1.2.1.3 Xác định hình thức đảm bảo 4

1.2.1.4 Xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo. 6

1.2.1.5 Thẩm định tài sản đảm bảo. 7

1.2.2 Đối với cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay ( tín chấp). 8

1.2.3 Đối với cho vay theo chỉ định của chính phủ 10

1.2.4 Đối với cho vay cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể xã hội. 10

1.2.5 Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. 11

1.2.6 Xác định mức cho vay dựa trên tài sản đảm bảo 12

1.2.6.1 Đối với các loại tài sản cầm cố 12

1.2.6.2 Đối với các loại tài sản thế chấp 13

1.2.7 Xử lí tài sản bảo đảm. 13

1.2.8 Giám sát,kiểm tra tài sản bảo đảm 14

Chương 2 : Thực tế công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội. 16

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội . 16

2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội trên địa bàn 16

2.1.2. Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội. 17

2.1.3. Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội. 18

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 18

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. 20

1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội. 24

2.2. Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội 25

2.2.1 Các biện pháp đảm bảo tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội 25

2.2.1.1 Cầm cố tài sản 25

2.2.1.2 Thế chấp tài sản 27

2.2.1.3. Hình thức bảo lãnh 31

2.2.1.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 31

2.2.1.5. Hình thức cho vay tín chấp. 33

2.2.2 Thực trạng các hình thức đảm bảo thực hiện tại chi nhánh 33

2.2.2.1 Các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 34

2.2.2.2 Cho vay không có tài sản bảo đảm. 39

2.2.3 Thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 40

2.2.4 Kiểm soát tài sản đảm bảo 40

2.2.5 Xử lí tài sản bảo đảm tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà nội 41

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội. 42

3.1. Phương hướng phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội và định hướng phát triển công tác bảo đảm tiền vay. 42

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội. 43

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay. 43

3.2.2 Xây dựng một bộ phận chuyên về công tác bảo đảm tài sản. 44

3.2.3. Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo. 45

3.2.4. Phân loại khách hàng của chi nhánh 45

3.2.5. Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng 46

3.2.6. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo. 46

3.2.7. Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm 47

3.2.8. Tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm 47

3.2.9. Hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo của người vay. 48

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội 49

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 49

3.1.1.1. Cần quy định rõ hơn về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm 49

3.1.1.2. Hoàn thiện đồng bộ các giấy tờ về sở hữu đất. 50

3.1.1.3. Chính phủ cần quy định rõ các loại tài sản bảo đảm phải mua bảo hiểm 50

3.1.1.4. Chính phủ cũng cần phải quy định rõ mức phí áp dụng cho các loại tài sản phải mua bảo hiểm. 50

3.1.1.5. Tạo điều kiện cho các công ty mua bán tài sản thế chấp hoạt động. 50

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 51

3.3 3 Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 51

Kết luận 53

Danh mục tài liệu tham khảo 54

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đến năm 2003 tỷ trọng giảm còn 35%, sang năm 2004 tỷ trọng chỉ còn là 33%, và năm 2005 tỷ trọng đạt được là thấp nhất 28%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn thấp, có chiều hướng giảm như vậy cho thấy việc Chi nhánh đã không thu hút được các khách hàng vay phục vụ đầu tư dài hạn. Không có được tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đảm bảo mức trung bình của hệ thống. Tuy nhiên trong năm tới, khi các dự án đầu tư trung và dài hạn giải ngân thì khả năng tỷ trọng loại cho vay này của Chi nhánh sẽ tăng lên. Như dự án Thuỷ điện Bắc Bình hạn mức 100 tỷ, nhiệt điện Hải Phòng hạn mức là 250 tỷ, Thuỷ điện Cửa Đạt là 197 tỷ…. Về dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm qua các năm nên tương ứng với nó là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên. Mức tăng tuyệt đối là từ 157 tỷ năm 2001 lên 267 tỷ năm 2002, sang năm 2003 thì số dư đã là 398 tỷ, đến năm 2004 con số này đã là 581 tỷ. Và đạt con số ấn tượng 805 tỷ vào năm 2005. Điều này cho thấy Chi nhánh đã được sự tín nhiệm của khách hàng vay vốn ngắn hạn, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Vì vậy mà chi nhánh đã có được sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn tăng dần đều qua các năm trong điều kiện nhiều Ngân hàng thương mại đều có nhiều chính sách ưu đãi trong cho vay nhằm thu hút khách hàng. Mặc dù vậy, tốc độ tăng năm 2005 là 28% cao hơn mức tăng chung của hệ thống, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của nguồn vốn. Dư nợ bình quân tính trên một cán bộ đạt 9,9 tỷ tuy nhanh nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu kinh doanh của chi nhánh. Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay tại địa phương Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Số tiền T/T Số tiền T/T Số tiền T/T Số tiền T/T Tổng dư nợ 478 100% 610,277 100% 873,764 100% 1119.14 100% Dư nợ DNNN 398 83,26% 522 85,53% 672,287 76,84% 876,276 78,3% Dư nợ DN ngoài QD 80 16,74% 88,277 14,47% 201,477 23,06% 242,864 21,7% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004, 2005 Viết tắt: T/T= tỷ trọng Đối tượng cho vay chính của Chi nhánh là doanh nghiệp, trong đó thì DNNN là đối tượng khách hàng chủ yếu. Điều này thể hiện rất rõ trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng cho vay. Dư nợ DNNN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ cho vay đối với DNNN năm 2002 đạt 398 tỷ đồng, năm 2003 đạt 522 tỷ đồng đến 2004 đạt 672,287 tỷ đồng và đến năm 2005 con số này là 876,276 tỷ đồng. Mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ có giảm nhưng là rất nhỏ thay đổi không theo xu hướng qua các năm, năm 2002 tỷ trọng dư nợ DNNN chiếm 83,26% tổng dư nợ; năm 2003 chiếm 85,53% tổng dư nợ; năm 2004 tỷ trọng tổng dư nợ là 76,84%; năm 2005 tỷ trọng trong tổng dư nợ là78,3. Mặc dù đang cố gắng để đa dạng hoá khách hàng nhưng DNNN vẫn là những khách hàng lớn, truyền thống của ngân hàng. Các DNNN vốn hoạt động kém hiệu quả, khi vay lại không cần bảo đảm, nên khi làm ăn thua lỗ các ngân hàng khó thu hồi nợ, do đó các ngân hàng ngại cho vay đối với các DNNN. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà các DNNN đã không còn được bao cấp, tự hoạt động kinh doanh, và đã hoạt động có hiệu quả thì việc cấp vốn cho các doanh nghiệp này là rất thuận lợi. Thể hiện ở số vốn vay lớn, thời hạn vay dài, luôn đảm bảo dư nợ cho Chi nhánh. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng tăng trưởng nhanh nhất cả về số lượng lẫn số vốn được cấp. Mặt khác, Chi nhánh có một số khách hàng là bạn hàng quen, truyền thống, luôn luôn đảm bảo uy tín đối với ngân hàng, như Công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, Công ty XNK bao bì Hà nội, Công ty xuất nhập khẩu với Lào… Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng đã tăng dần, khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường, tập trung phát triển khu vực khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy ngân hàng đang có xu hướng quan tâm hơn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù tăng không đều qua các năm, nhng số tương đối qua các năm đều tăng. Năm 2002 là 80 tỷ, sang năm 2003 là 88,277 tỷ, đến năm 2004 là 201,477 tỷ và đến năm 2005 đạt đến 242,864 tỷ. Có được thành tích này là nhờ Chi nhánh đã tăng cường cho vay đối với cán bộ công nhân viên của Trung tâm chuyển tiền bu điện, và của Sở thú Hà Nội. 1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội. Bên cạnh hoạt động đầu t tín dụng, ngân hàng đã thực hiện những hoạt động kinh doanh mới. Từ năm 2003 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng một số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: * Thực hiện thành công chương trình giao dịch một cửa ( Ngân hàng bán lẻ) theo chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tiếp cận chuẩn bị triển khai chơng trình WB ở Hội sở và chương trình Ngân hàng bán lẻ tới 100% chi nhánh, phòng giao dịch của chi nhánh. * Áp dụng thí điểm hình thức huy động tiết kiệm gửi góp để huy động nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư. * Thực hiện thí điểm hợp đồng huy động vốn và cho vay đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn. * Tiếp tục thực hiện mô hình cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN * Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối triển khai tới các tỉnh trong phạm vi của dự án. Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh có triển khai máy ATM, hiện nay chi nhánh đã có 8 máy, đã phát hành 8043 thẻ với số d hơn 7 tỷ đồng. Chi nhánh đã tổ chức kí kết hợp đồng làm ngân hàng đầu mối thanh toán cho Trung tâm chuyển tiền bưu điện- Tổng công ty bu chính viễn thông Việt Nam, hợp đồng bắt đầu được triển khai, không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu dịch vụ cho chi nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các Chi nhánh NHNo trong toàn hệ thống. Chi nhánh đã phối hợp với ban quan hệ Quốc tế, Ban quản lí dự án CBRIP, tổ chức đoàn công tác kiểm tra, chấn chỉnh tình hình quản lí dự án tại 8 tỉnh miền Trung và tổ chức thành công 3 lớp tập huấn cho 14 NHNo Tỉnh và hơn 100 NHNo huyện về nghiệp vụ quản lí, giải ngân dự án CBRIP. Chi nhánh tiếp tục triển khai các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện, Kho bạc Thanh Xuân, giao dịch nhận chứng từ tại chỗ cho Quỹ hỗ trợ TW, Kho bạc, Công ty cổ phần Phát triển nhà số 2…Đây là các dịch vụ tuy chưa được phí dịch vụ cao nhưng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là các công tác khơi tăng thêm nguồn vốn và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín thương hiệu của hệ thống NHNo Việt Nam. 2.2. Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội 2.2.1 Các biện pháp đảm bảo tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội Trong giai đoạn hiện nay, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại, nhưng cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại lợi nhuận thì ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thường chú trọng tới các tài sản làm đảm bảo. Các biện pháp bảo đảm đang được sử dụng hiện nay tại chi nhánh như sau 2.2.1.1 Cầm cố tài sản Dịch vụ cầm cố tài sản được thực hiện theo quy chế về dịch vụ cầm cố tài sản ban hành theo quyết định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay ngân hàng NNo&PTNT có bổ sung thêm một số điểm: + Lãi suất cầm cố do Giám đốc chi nhánh ngân hàng cho vay quyết định phù hợp với lãi suất thị trường địa phương và mức chi phí bảo quản vật cầm cố nhưng không thấp hơn mức lãi suất ngắn hạn cùng kỳ. Đối với chi nhánh, để thuận tiện cho ngân hàng trong việc định hướng quyền rút tiền trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng chỉ nhận cầm cố các giấy tờ có giá của những khách hàng có hộ khẩu thường trú trên địa bàn cùng thành phố. * Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp tuỳ theo mức độ ổn định giá trị của từng loại cầm cố. * Tỷ lệ cho vay đối với kim khí, đá quý, mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản cầm cố. Trái phiếu kho bạc do Chính phủ, Bộ tài chính và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành: Tổng giám đốc uỷ quyền cho giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định mức cho vay trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác. Nếu đến hạn mà người có tài sản cầm cố không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán vật cầm cố để thu hồi nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên phối hợp với khách hàng trong việc bán tài sản cầm cố để cả khách hàng lẫn ngân hàng cùng có lợi. Như vậy ngân hàng mới đảm bảo an toàn vốn trong mối quan hệ chặt chẽ gây được lòng tin và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ưu điểm: Ngân hàng có cơ sở để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng trực tiếp quản lí tài sản của khách hàng nên tránh được tình trạng khách hàng sử dụng tài sản trái với quy định trong hợp đồng. Hạn chế: Khi áp dụng hình thức này nghĩa là cán bộ tín dụng cần có trình độ hiểu biết tương đối, trong khi thực tế cán bộ tín dụng cũng không thể hiểu hết tất cả các khía cạnh của xã hội nên dẫn tới là không đánh giá đúng giá trị của tài sản. Còn nếu thuê chuyên gia thì lại tốn kém làm tăng chi phí cho ngân hàng. Khi tài sản được cầm cố được bảo quản ở Ngân hàng dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá. Mặt khác muốn bảo quản để chống hư hại thì chi phí cao. 2.2.1.2 Thế chấp tài sản Thế chấp là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro của ngân hàng cho vay và gắn trách nhiệm của người xin vay. Người đi vay phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo số nợ vay. Trường hợp không trả được, ngân hàng có quyền phát mại tài sản đó để thu hồi nợ. Theo quy chế về thế chấp tài sản dùng để thế chấp vốn vay ngân hàng gồm: Quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, và các tài sản khác gắn liền với đất... Khách hàng đến vay vốn phải thông qua các hình thức và thủ tục thế chấp là: khách hàng đến vay vốn phải tự nguyện viết giấy cam kết thế chấp tài sản có xác nhận của phòng công chứng. + Điều kiện của tài sản thế chấp Các tài sản có thể dùng thế chấp nợ vay như: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng khách sạn, các công trình kiến trúc và quyền sử dụng đất hợp pháp. Khi đến thế chấp bất động sản người vay phải giao chứng thư sở hữu gốc do cơ quan cấp cho ngân hàng quản lý đưa vào tài khoản ngoại bảng. Trường hợp chưa có chứng thư sở hữu gốc thì ngân hàng chỉ nhận thế chấp đối với các loại tài sản có đủ các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để Nhà nước cấp chứng thư sở hữu nhưng chưa được cấp và phải giao toàn bộ các giấy tờ gốc nói trên cho ngân hàng. Các giấy tờ hợp lệ hợp pháp có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất bao gồm: - Quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng nhà do cơ quan Nhà nước cấp. - Giấy tờ sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và nhà, đất này không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam. Nhà đã có chứng thư sở hữu gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp đã hoàn toàn tuân thủ bán (người bán đã nhận tiền) hoặc chuyển cho người thừa kế có chứng thực của phòng công chứng nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. Hiện nay trên thành phố Hà Nội phần lớn nhà ở, cửa hàng chưa đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp, mua bán chưa sang tên trước bạ. Các trường hợp trên nếu dựa vào quy chế thế chấp tài sản thì ngân hàng không cho vay được. Như vậy sẽ có nhiều hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà nội, các cán bộ tín dụng thường căn cứ vào giấy tờ chứng minh được nguồn vốn nhà sở hữu chứng thư, không phải đi thuê….Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng của ngân hàng phải tìm hiểu tại các cơ quan chức năng như Sở địa chính, Viện quy hoạch để loại trừ trường hợp cho vay thế chấp nhà, đất thuộc khu vực quy hoạch của thành phố. Sau khi xác định tính hợp pháp quyền sở hữu bất động sản của người vay, ngân hàng yêu cầu tất cả các món vay phải do người vay tự viết đơn theo sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đó phải ghi rõ nội dung người vay cam kết với ngân hàng, cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương rằng bất động sản đem ra đảm bảo món vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay. Đến hạn người vay không trả được gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền thu hồi bất động sản đó để phát mại tài sản thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Người vay và những người đồng sở hữu có tên trong hộ khẩu phải ký tên vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng hoặc chính quyền địa phương. Khi tài sản thế chấp bất động sản, người vay vốn phải giao nộp hiện vật cho ngân hàng quản lý hoặc lập hợp đồng thuê kho bảo quản. Đối với động sản là phương tiện để sản xuất kinh doanh của người vay không thể giao cho ngân hàng quản lý bằng hiện vật thì người thế chấp phải giao chứng thư sở hữu cho ngân hàng. Và phải mua bảo hiểm đảm bảo nếu có rủi ro thì ngân hàng vẫn có thể thu hồi được cả gốc và lãi, khách hàng phải giao cho ngân hàng bản gốc của giấy bảo hiểm tài sản thế chấp và giấy uỷ quyền cho ngân hàng được thanh lý tiền bảo hiểm chuyển thẳng cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Mọi tài sản thế chấp phải được định giá theo giá cả đã quy định. Để đảm bảo an toàn vốn tín dụng, việc định giá tài sản thế chấp là rất quan trọng. Tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội việc định giá giá trị tài sản thế chấp với giá trị dưới 30 triệu đồng có thể do cán bộ trực tiếp cho vay thẩm định. Còn với giá trị tài sản thế chấp lớn hơn 30 triệu đồng phải do tổ định giá tài sản thế chấp của ngân hàng cho vay. + Căn cứ để định giá tài sản để thế chấp. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và quyền sử dụng đất, căn cứ vào giá trị của thị trường địa phương nhưng không vượt quá khung giá theo quy định của cơ quan thuế tài chính, xây dựng để đảm bảo nếu phát mại tài sản thì thu hồi cả gốc và lãi vay. Đối với các loại tài sản khác mà ngân hàng không đủ khả năng, điều kiện để thẩm định chất lượng giá trị thì ngân hàng phải thuê chuyên gia kỹ thuật của cơ quan chức năng chuyên trách để định giá tài sản thế chấp. Chi phí kiểm định định giá tài sản thế chấp do người có tài sản thế chấp chịu. Nếu giá cả tài sản thế chấp trên thị trường biến động mạnh thì ngân hàng điều chỉnh lại giá trị tài sản thế chấp cho phù hợp với giá cả thị trường để tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng vay vốn. Mặt khác mỗi món vay thế chấp tài sản, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ các giấy tờ liên quan và khi cấp phát tiền vay ngân hàng thì phải luôn theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tài sản thế chấp trong suốt thời gian vay vốn. Sau khi cấp phát tiền vay ngân hàng làm văn bản gửi UBND phường, xã để thông báo cho chính quyền địa phương biết là ngân hàng đang quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về tài sản mà người vay đã thế chấp cho ngân hàng. Ngân hàng đề nghị công an và uỷ ban nhân dân phường, xã không xác nhận bất kỳ trường hợp nào là thành viên có tên trong giấy tờ chuyển nhượng mua bán khi cha có ý kiến của Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Khi người vay đã trả hết nợ gốc và lãi, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng. Và đồng thời viết thông báo gửi cho công an UBND phường, xã biết để giải toả cho gia đình có toàn quyền sở hữu. Tất cả món vay trước 10 ngày đến hạn trả nợ, ngân hàng sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người vay để chuẩn bị nguồn trả nợ cho ngân hàng. Các trường hợp phải chuyển sang nợ quá hạn, sau khi ngân hàng viết giấy mời người vay đến ngân hàng để tường trình lý do không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết thì phải yêu cầu người nợ viết bảng cam kết hẹn ngày trả nợ. Mỗi trường hợp quá hạn đều phải lập biên bản làm việc cụ thể. Nội dung của biên bản này ghi rõ quy định ngày trả nợ, đến ngày cam kết như đã định nếu khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng mời công an và Viện kiểm soát thành phố đồng thời mời người vay đến để làm việc với ngân hàng và cơ quan pháp luật. Trước cơ quan pháp luật người vay phải ký vào biên bản là cố ý trốn tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng và quy định ngày trả nợ (cam kết lần 2). Nếu cam kết lần hai khách hàng vẫn chưa trả nợ được thì ngân hàng sẽ viết thông báo kèm theo lá đơn và các chứng từ vay vốn kinh doanh (bản sao) gửi cho cơ quan chức năng để đề nghị xử lý. Ưu điểm: Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp là biện pháp hữu hiệu. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản bảo đảm để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên. Hạn chế: Do việc quản lí hồ sơ chứng từ sở hữu tài sản thế chấp của các cơ quan chức năng chưa đồng bộ nên gây khó khăn cho ngân hàng khi ngân hàng xử lí, phát mại tài sản để thu hồi nợ. Mặt khác việc làm thủ tục mua bán chuyển nhượng tài sản và cấp quyền sử dụng đất thổ cư thì các cơ quan chức năng làm chậm trễ, phiền hà và lệ phí cao dẫn đến khó cho việc vay vốn hoặc là không đáp ứng kịp thời. Do biến động của giá cả thị trường nên tài sản thế chấp khi cho vay thì định giá cao nhưng khi thu hồi nợ thì mất giá nên cũng ảnh hưởng tới thu hồi đủ nợ. Đối với một số tài sản thế chấp phức tạp thì cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ để đánh giá nên xác định giá tài sản không chuẩn xác. Khi xử lí, phát mại tài sản thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng thường gặp khó khăn dẫn đến phải thông qua cơ quan chức năng giải quyết, hoặc nếu mà thoả thuận được thì khi bán ra thường bị ép giá từ người mua nên không thể bán đúng giá trị của tài sản. 2.2.1.3. Hình thức bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn bằng tài sản của người thứ ba là việc người thứ ba cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến hạn quy định người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp một cá nhân hoặc pháp nhân bảo lãnh cho một hoặc nhiều bên vay vốn cùng một lúc thì tổng số tiền cho vay bảo lãnh không vượt quá theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân và pháp nhân bảo lãnh cho một bên vay vốn thì mỗi bên bảo lãnh thực hiện một phần gốc, lãi tiền phạt và ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập. 2.2.1.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. * Điều kiện áp dụng. Chi nhánh được quyền lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định của việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, chi nhánh được quyền cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi Chính Phủ quyết định giao cho ngân hàng nông nghiệp cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng cho vay trong một số trường hợp cụ thể. * Hạn mức cho vay. Tổng giám đốc Ngân hàngNông nghiệp quy định mức cho vay tối đa so với giá trị vốn vay từng thời kỳ. Tuỳ theo điều kiện của kế hoạch vay, tài sản hình thành từ vốn vay và mức cho vay tối đa, giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp quy định mức cho vay cụ thể: + Đối với khách hàng là hợp tác xã: Mức cho vay tối đa = Vốn tự có. + Đối với Doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua gạo, nhập khẩu phân bón: Mức cho vay tối đa = Giá trị hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay. + Đối với khách hàng khác được xác định như sau: - Trường hợp khách hàng có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư dự án. - Trường hợp khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án: - Trường hợp khách hàng có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng mức 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án: * Xác định giá trị tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay dùng để quyết định mức cho vay. Ký hợp đồng bảo đảm được xác định trên cơ sở phản ánh, dự án được duyệt hoặc được đơn vị trực tiếp cho vay chấp nhận lưu ý đối với các trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay gắn liền với đất hoặc tài sản khác thì quyền sử dụng đất và tài sản khác cũng sẽ là tài sản thế chấp tại đơn vị trực tiếp cho vay. Việc xác định giá trị của quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với tài sản hình thành từ vốn vay thể hiện như thế chấp cầm cố thông thường. * Ưu điểm: Khi khách hàng áp dụng hình thức này có nghĩa là họ dùng chính vốn vay từ ngân hàng để góp phần mua tài sản dùng cho hoạt động của mình. Thông qua đó ngân hàng có thể đánh giá giá trị của tài sản đúng đắn hơn. Khách hàng cũng dễ dàng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì không phải bỏ nhiều vốn kinh doanh. Đây là một hình thức vay vốn mà khách hàng rất ưa chuộng. * Nhược điểm: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, điều đó có nghĩa là ngân hàng không được nắm giữ tài sản đó. Cho nên khó kiểm soát khách hàng đã dùng tài sản bảo đảm có đúng theo yêu cầu không. Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay thường là nguồn trực tiếp hoạt động để trả nợ hoặc nếu không trả được nợ thì ngân hàng dùng chính tài sản đó để bán thu hồi nợ. Nhưng có một thực tế là trong quá trình hoạt động tài sản đó nhiều khi gặp bất trắc làm hư hỏng, mất hết giá trị. Lúc đó thì lấy tài sản đâu mà trả nợ. 2.2.1.5. Hình thức cho vay tín chấp. Với hình thức này có thể hiểu như việc cho vay dựa vào sự tín nhiệm của người vay. Song việc cho vay tín chấp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chứa đựng nhiều rủi ro, có thể khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng, quan hệ vay vốn sòng phẳng, làm ăn có lãi, phương án kinh doanh có khả thi. Nhưng tất cả những điều này thì không chắc chắn được rằng khách hàng sẽ trả đúng hạn cho ngân hàng. Mặt khác khách hàng có thể gặp một số rủi ro mang lại thiên tai hoả hoạn mất cắp… điều này sẽ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng vì đã không nắm được vật bảo đảm của khách hàng. Trong những năm gần đây, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội nhìn chung hình thức này áp dụng rất hạn chế. Với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn là rất cần thiết này đã hạn chế đi sự phát triển của ngân hàng. 2.2.2 Thực trạng các hình thức đảm bảo thực hiện tại chi nhánh Theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, hiện nay có hai hình thức bảo đảm là bảo đảm tiền vay có tài sản và không có tài sản bảo đảm. Trong quá trình cho vay chi nhánh nói chung và hội sở chính nói riêng đã thực hiện quy định này. Tình hình thực hiện của hội sở thể hiện qua bảng bảng sau: Bảng 4: Tình hình cho vay phân theo hình thức bảo đảm. Đơn vị: triệu đồng 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cầm cố 1111817 42.87 2373296 47.53 3480924 50.62 Thế chấp 221087 8.87 489339 9.8 719978 10.47 TSHTTVV 667417 26.77 1246317 24.96 1578175 22.95 Bảo lãnh 178531 7.16 295102 5.91 430474 6.26 Không có TSBĐ 314610 14.33 589205 11.8 667028 9.7 Tổng số cho vay 2493462 100 4993259 100 6876579 100 Nguồn : Sổ theo dõi cho vay tại hội sở chính 2003- 2005. Qua 3 năm hoạt động, ta nhận thấy chi nhánh ngày càng chú trọng hơn trong việc cho vay có tài sản bảo đảm. Năm 2003 chi nhánh cho vay không có TSĐB là 314610 triệu đồng, chiiếm tỷ trọng 14,33 % thì đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống còn 9,7 %, với số tuyệt đối là 667028 triệu đồng. Điều này phản ánh phần nào việc Chi nhánh ngày càng thận trọng hơn trong cho vay không có TSĐB. Tiếp đó là cho vay có tài sản bảo đảm hình thành với vốn vay, thế chấp và thấp nhất là bảo lãnh. Qua đó ta thấy chi nhánh vẫn muốn khách hàng vay vốn có một nguồn tài sản bảo đảm thực tế hơn là tín chấp. 2.2.2.1 Các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. * Cầm cố. Qua phân tích tình hình chung trên ta thấy hình thức cho vay bằng cầm cố là phát triển và chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng số cho vay. Khách hàng cầm cố là các động sản, chủ yếu là sổ tiết kiệm, ô tô, giấy tờ có giá như: cổ phiếu, bảo chứng, kì phiếu... Điều này thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình cho vay cầm cố Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cầm cố - Sổ tiết kiệm - Ôtô  - Cổ phiếu 10408.66 3593.1 11340 6865.56 100 34 1,02 64.98 2373296 887612 23733 1461951 100 37.4 1 61.6 3480924 1395851 32721 205235 100 40.1 0.94 58.96 Nợ quá hạn 2100 0.189 0 0 0 0 Nguồn: Sổ theo dõi cho vay tại trụ sở chính 2003- 2005. Như vậy ta có thể thấy ngân hàng vẫn tin tưởng hình thức bảo đảm tiền vay này nhất. Mức tăng trưởng cao liên tục trong 3 năm. Tuy nhiên trong đó thì cầm cố sổ tiết kiệm vẫn là hình thức được ưa chuộng nhất. Đơn giản bởi đây là hình thức an toàn nhất. Trong các năm 2003, 2004, 2005 thì tăng trưởng của cầm cố sổ tiết kiệm là cao nhất. Ngược lại, đối với ôtô và chứng khoán, ngân hàng càng ngày càng giảm lòng tin đối với 2 loại tài sản cầm cố này. Tỷ trọng của 2 loại tài sản này liên tục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan