Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing xuất khẩu mặt hàng cá Tra, cá Basa của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ
Cá basa có tên là Latin Langasius Bocourti SauVage, thuộc dòng cá mà tiếng Anh gọi là Catfish. Cá tra, basa có xuất sứ từ vùng Cơatrê và Stung trơng (Campuchia). Những quả chứng cá tra, basa theo dòng chảy, chảy vào sông Tiền của Việt Nam (chính vì vậy cá basa còn có tên là Basa Mêkông). Hai tỉnh đồng thấp và An Giang là đầu nguồn được nhân giống cá tự nhiên này, cũng từ đó hai địa phương này được coi là trung tâm của nghề nuôi cá tra, basa. - Từ nơi đây cá tra, basa được người dân sông nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long chú ý. Tra, basa được phát triển ở dạng bè của nhiều nơi không chỉ ở Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Hông Ngự Đồng Tháp mà đã đến Phung Hiệp Thốt Nốt (Cần Thơ), Tiền Giang, Bến Tre. với mỗi bè dài 3.5 m được làm từ ghỗ sao với hệ thống kèo chắc chắn, có mạng lưới dày bao bọc, neo chéo cố định bè. Có hai loại hình nuôi cá tra và basa, đó là nuôi bè và nuôi hầm. Giá xuất xưởng của hai loại cá này cũng khác nhau, cá tra, basa nuôi bè có giá trị cao hơn nuôi hầm do chi phí ban đầu cho bè và duy trì cho bè lớn hơn cá nuôi trong hầm, trong khi chi phí chăm sóc cá tại hầm giảm hơn do tỷ lệ cá bị cuốn trôi ít hơn. So với cá basa, cá tra có nhiều ưu điểm hơn dẫn đến giá thành thấp hơn nhiều. Khi bán cho doanh nghiệp chế biến, giá hai loại cá này không chênh lệch nhau nhiều. Thịt cá tra tốt không thua kém cá basa. Giá thành sản phẩm basa fillet thấp hơn bình quân 1USD/kg so với cá basa. Đây là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể giá xuất khẩu cá da trơn Việt Nam. Khi xuất sang nước ngoài, hai loài cá này đều có chữ “Basa” trong thương hiệu (Cá Tra còn được gọi là “hypobasa”). Cá bè có chất lượng cao hơn dùng nhiều cho xuất khẩu, còn cá hầm số lượng nuôi chưa nhiều vì nông dân không có đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng vận dụng Marketing-Mix vào hoạt động XK cá tra, Basa của các Doanh nghiệp VN sang thị trường Mỹ.doc