Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CỦA HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. KHÁI NIỆM 3

1. Khái niệm, nhiệm vụ của công ty thương mại trong giai đoạn hiện nay 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Nhiệm vụ của công ty thương mại trong giai đoạn hiện nay 4

2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 5

2.1. Khái niệm 5

2.2. Vai trò của xuất khẩu 6

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 12

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU 17

1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh 18

1.1. Nghiên cứu thị trường 18

1.2. Chọn thị trường, mặt hàng kinh doanh 20

1.3. Lập phương án kinh doanh 21

2. Đàm phán ký kết hợp đồng 21

3. Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 23

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 26

4.1. Xin giấy phép xuất khẩu 27

4.2. Kiểm tra L/C 27

4.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 28

4.4. Làm thủ tục hải quan 28

4.5. Mua bảo hiểm và thuê tàu lưu cước 29

4.6. Giao hàng xuất khẩu 29

4.7. Làm thủ tục thanh toán 29

5. Đánh giá kết quả 30

III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở NƯỚC TA 30

1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta 31

2. Định hướng phát triển xuất khẩu 32

2.1. Định hướng chung 32

2.2. Định hướng về thị trường 34

2.3. Định hướng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực 34

CHƯƠNG II 35

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI – AGREXPORT 35

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY XNK NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 35

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 35

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35

1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty XNK Nông sản – Thực phẩm Hà Nội 36

2 . Hệ thống tổ chức 37

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 37

2.2. Cơ cấu lao động của Công ty 40

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY 41

3. Thị trường XNK của AGREXPORT HN 45

3.1 Thị trường trong nước 45

3.2 Thị trường ngoài nước. 46

4. Quy trình xuất khẩu 46

4.1. Chào hàng 46

4.2. Làm phương án kinh doanh 47

4.3. Ký giấy ủy quyền 47

4.4. Ký hợp đồng nội 47

4.5. Ký hợp đồng ngoại 48

4.6. Giao hàng 48

4.7. Làm thủ tục thanh toán 48

5. Đánh giá 49

5.1 ưu điểm 49

5.2 Tồn tại 50

5.3 Nguyên nhân tồn tại 52

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM 53

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 53

1. Định hướng của Đảng, Nhà nước về khuyến khích , đẩy mạnh xuất khẩu 53

2. Định hướng phát triển và kinh doanh của công ty XNK Nông sản Thực phẩm Hà Nội trong thời gian tới 54

2.1. Nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2003 và các chỉ tiêu khác 54

2.2. Một số giải pháp cho thực hiện kế hoạch năm 2003 54

II/ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU 56

1/ Đổi mới và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 56

2/ Nghiên cứu phát triển thị trường 58

3/ Hoàn thiện công tác thu mua tạo nguồn hàng 65

3.1/ Nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng mua 65

3.2. Lựa chọn phương thức mua 66

4/ Tăng cường các biện pháp xúc tiến hoạt động xuất khẩu 68

4.1/ Nhu cầu của khách hàng 68

4.2/ Mở rộng mạng lưới phân phối 68

4.3/ Quyết định về chủng loại sản phẩm 69

4.4/ Quyết định nhãn hiệu sản phẩm 70

4.5/ Hội chợ triển lãm 70

5/ Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu tại công ty 71

6. Giữ vững và nâng cao uy tín của công ty 73

7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của cán bộ công nhân viên 75

8. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản 76

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 77

1. Kiến nghị về công tác chuẩn bị thị trường xuất khẩu nông sản và mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế 77

2. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 77

3. Lập quỹ bảo hiểm 79

4. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại. 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với ấn Độ cũng tăng từ 4,3% (năm 1992) lên 9,32% (năm 1998) kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng có tăng nhưng so với tốc độ chậm hơn từ 5,87% (năm 1992) lên 8,81% (năm 1998). So với các đối thủ cạnh tranh thì tốc độ tăng sản lượng của họ thấp hơn nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazin chỉ gấp 2,6 lần Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 3,93 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng khác cũng trong tình trạng tương tự. Trừ mặt hàng gạo, còn 3 mặt hàng kia lại có sự chênh lệch khá lớn về số lượng so với các đối thủ cạnh tranh chính: cà phê chỉ bằng 1/3 của Indonexia, chè chỉ bằng 1/6,7 của ấn Độ, 1/8 của Slilanca, cao su chỉ bằng 1/5 của Malaisia và 1/9 của Thái Lan… Như vậy, 10 năm qua tuy đã có sự phát triển vượt bậc song nhìn chung nông sản xuất khẩu của Việt Nam (trừ gạo) còn chiếm số lượng nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, chưa đủ sức để chi phối đến sự biến động giá cả trên thị trường thế giới và nông sản Việt Nam vẫn phải chịu tác động của giá cả thế giới và lấy đó làm tiêu chuẩn phấn đấu cho mình. Về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu có được cải thiện đáng kể ở hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên mẫu mã đơn điệu nên chưa thâm nhập được vào phần thị trường cao cấp, giá nông sản xuất khẩu có tăng nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và thấp hơn so với giá thế giới đây được xem là những nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới có sự chênh lệch đáng kể. Định hướng phát triển xuất khẩu 2.1. Định hướng chung Chiến lược phát triển xnk thời kỳ 2001-2005 là 16%/năm. Theo mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 dự kiến sẽ đạt 30 tỷ USD. Do gặp nhiều khó khăn nên mặc dù đã hết sức cố gắng, xuất khẩu của ta năm 2001 mới tăng 4% so với năm 2000, năm 2002 tăng 11,2% với 2001. Với kim ngạch năm 2002 là 16,7 tỷ USD, dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 2003-2005 phải đạt tới 22% /năm thì mới có thể đạt được mục tiêu 30 tỷ USD vào năm 2005. Tình hình trong nước và bên ngoài đặt khá nhiều thách thức đối với xuất khẩu trong năm 2003 và những năm tiếp theo. Năm 2003 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu của cả thời kỳ 2001-2005. Trong bối cảnh đó, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 đã xác định chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của năm 2003 là 18 tỷ USD, tăng 7,5-8% so với năm 2002. Mục tiêu này rất có cơ sở và phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng với quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu, nỗ lực hướng tới mục tiêu nêu trong Chiến lược, Bộ thương mại đề ra kế hoạch phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 18,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2002. Để đạt được mục tiêu này cần có sự nỗ lực rất lớn của các ngành hàng nói chung và ngành hàng nông sản thực phẩm nói riêng, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm thuộc chủ lực phải phấn đấu như sau: Bảng 2: Kế hoạch xuất khẩu hàng nông sản: Mặt hàng Số lượng (1000 tấn) So với 2002 (%) Trị giá (triệu USD) So với 2002 (%) Tỷ trọng 2002 % Tỷ trọng 2003 % Tổng KNXK … nhóm nông, thủy sản. - Gạo. - Cà phê. - Cao su. - Hạt tiêu. - Hạt điều. - Rau quả. - Thủy sản. … 3.200 600 470 80 70 98,7 83,5 105 104,4 112,5 18.500 4.532 725 420 350 120 240 230 2.300 111 113,4 100 130 130 112 115 114 114 23,9 24,5 Nguồn: Kế hoạch xuất khẩu Bộ Thương mại 2.2. Định hướng về thị trường Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Bên cạnh việc tích cực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Châu á và một số nước EU mới. Bên cạnh đó, cần bắt tay nghiên cứu một số thị trường khác tại khu vực Mỹ Latinh như Mêhicô, Achentina, Brazin, Chile để tìm kiếm cơ hội mới cho xuất khẩu. 2.3. Định hướng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: nhóm hàng nông, thủy sản; nhóm hàng chế biến; nhóm khoáng sản. Chương II hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội – AGREXPORT I. Khái quát chung về tình hình công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập năm 1963 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mang tên tổng công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội và do Bộ thương mại quản lý. Công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội, tên giao dịch là AGREXPORT – Hà Nội có trụ sở tại số 6 Tràng Tiền. Năm 1985 công ty được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và công nghiệp quản lý theo quyết định số 08-HĐBT ngày 14/01/1985. Đến năm 1995, công ty đổi tên thành công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý theo quyết định số 90-TTG ngày 17/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và công văn hướng dẫn của UBKH Nhà nước số 04/UBKH ngày 05/05/1994. Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và cùng đi lên với sự phát triển của đất nước. - Từ năm 1963 đến 1975 là thời kỳ Đảng và nhà nước thực hiện hai nhiệm vụ lớn là : Xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Phương châm chính của công ty trong giai đoạn này là đẩy mạnh XK và tranh thủ NK. Về XK, công ty đã thành lập nhiều trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Nghệ An. Về NK, chủ yếu là hàng viện trợ của các nước XHCN như : lúa mỳ, bột mỳ, ngô, thịt hộp, thực phẩm khô … - Từ năm 1975 đến 1985: khi đất nước hoàn toàn Giải phóng, Nhà nước thực hiện cơ chế tập trung bao cấp. Trong thời kỳ này công ty được độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh XNK hàng nông sản thực phẩm với các nước XHCN trên địa bàn hoạt động của công ty. Hàng XNK chủ yếu là gạo, đậu tương, lạc, rượu, bia, chè, cà phê, lương thực từ Liên Xô (cũ), đường (Cuba) và các nước Đông Âu khác. - Từ 1985 đến 1990 là thời kỳ đầu của quá trình đổi mới đất nước, niệm vụ chủ yếu của công ty là thực hiện những nghị định đã ký của nước ta với các nước XHCN. Các mặt hàng XK chủ yếu là: lạc nhân, đậu tương, dầu lạc, cà phê … và NK chủ yếu các mặt hàng phục vụ sản xuất Nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng xã hội. - Từ 1991 đến nay : thời kỳ đầu của giai đoạn này công ty đã gặp nhiều khó khăn do Nhà nước chuyển đổi quản lý nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong kinh doanh XNK công ty đã gặp nhiều vấn đề phức tạp và việc cân đối tài chính vẫn do nhà nước trợ giúp. Từ những năm 1994 đến nay công ty phải tự hạch toán cân đối tài chính, trả khấu hao TSCĐ, vay vốn ngân hàng, nộp các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước và chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực tế hoạt động kinh doanh công ty đã sớm thích nghi với cơ chế thị trường và ngày càng có uy tín trong hoạt động kinh doanh hàng nông sản thực phẩm chế biến ở trong nước cũng như trên thế giới. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty XNK Nông sản – Thực phẩm Hà Nội 1.2.1. Chức năng - Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hằng năm về mua bán, chế biến, vận chuyển, bảo quản XNK nông sản. - Tổ chức thực hiện kế hoạch của Nhà nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho cũng như đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và ngành khai thác trong nước. - Cùng với các đơn vị XNK trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu tìm tòi xây dựng tạo thị trường và nguồn hàng ổn định. 1.2.2. Nhiệm vụ - Tổ chức thu mua trực tiếp nông sản và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của XK, cùng với nó là tổ chức XK những hàng hoá và sản phẩm trong kế hoạch được giao. - Tổ chức NK các loại vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần thiết. - Liên doanh liên kết với các cơ sở trong nước và ngoài nước đảm bảo tự hạch toán kinh doanh, bảo toàn vốn được có lãi. - Quản lý và sử dụng tốt cơ sơ vật chất kỹ thuật phương tiện phục vụ trực tiếp cho yêu cầu kinh doanh của công ty. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện những kế hoạch về nhiệm vụ cần thiết khác. 2 . Hệ thống tổ chức 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội thuộc sự quản lý của Nhà nước, hiện nay trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng được tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Công ty có bộ máy tổ chức được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng và các nhân viên được nhóm vào các bộ phận phòng ban trên cơ sở thành thạo tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty XNK AGREXPORT Giám đốc P.giám đốc chi nhánh hải phòng Các phòng ban quản lý p.tổ chức hành chính ban công nợ p.kế toán tài chính p.kế hoạch thị trường Các Đơn vị nghiệp vụ phòng xnk từ 1đ7 NM chế biến hạt điều Vĩnh hoà chi nhánh tphcm P.giám đốc NM chế biến NS – TP Bắc Giang Nguồn: Phòng tổ chức - Giám đốc: là người trực tiếp điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: giúp giám đốc quản lý, điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc giao phó, đồng thời thay mặt giám đốc quản lý và điều hành các công việc khi được giao. - Tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc để sắp xếp bộ máy về tổ chức và công tác cán bộ của công ty. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở, thực hiện các chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện các công tác bảo vệ nội bộ, an toàn cơ quan, khen thưởng, kỷ luật. - Kế toán tài chính : có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động quản lý, tính toán về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn … nhằm đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh và chủ động tài chính của công ty. - Kế hoạch thị trường: xây dựng các kế hoạnh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng hợp cấn đối toàn diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quản kinh doanh của công ty. Điều chỉnh cân đối trong quá trình thực hiện mục tiêu, phương hướng của công ty. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ xúc tiến, quảng cáo, đối nội, đối ngoại. Đề xuất, nghiêm cứu, kiến nghị với giám đốc những vấn đề có liên quan. - Ban công nợ: giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước vẫn còn tồn đọng. Ngoài ra còn phải tìm đối tác, xây dựng các đề án liên doanh. - Phòng XNK : + XNK trực tiếp các mặt hàng được nhà nước cho phép, làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng khác mà Nhà nước cho phép. + Khai thác các mặt hàng trong phạm vi cả nước, xây dựng phương án thu mua và xuất khẩu hàng hoá. + Ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên cơ sơ giám đốc uỷ quyền. + Liên doanh, liên kết XNK với các tổ chức sản xuất trong và ngoài nước, các đơn vị có liên quan đến phương án được duyệt. + Được phép uỷ thác khi thấy cần thiết và hiệu quả. + Được phép vay vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất thu mua. - Chi nhánh Hải Phòng và Hồ Chí Minh: là hai chi nhánh hoạt động độc lập nhưng vẫn chịu sự điều hành và chỉ đạo của giám đốc theo những chính sách và kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho. - Các nhà máy: chịu sự điều hành và chỉ đạo của giám đốc, nhận trách nhiệm chế biến các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. + Nhà máy chế biến hạt điều Vĩnh Hoà thuộc chi nhánh TP.HCM. + Nhà máy chế biến nông sản - thực phẩm Bắc Giang trực thuộc công ty. 2.2. Cơ cấu lao động của Công ty Hoạt động kinh doanh XNK đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ tốt. Nhìn bảng biểu 1 ta thấy: cán bộ công nhân viên trong công ty có tăng về số lượng và trình độ nghiệp vụ, lực lượng lao động trong công ty đang dần trẻ hoá, nam nhân viên chiếm khoảng gần 65%. Với những lô hàng xuất khẩu cán bộ nghiệp vụ phải xuống tận cơ sở sản xuất, công việc này phù hợp với nam giới hơn. Đây có thể nói là một lợi thế của công ty, lực lượng lao động trẻ dễ tiếp thu những công nghệ – kỹ thuật mới, có đầu óc năng động, sáng tạo, nhanh nhạy trong xử lý công việc, có điều kiện xuống tận cơ sở để thu mua, quản lý hay đi ký kết hợp đồng… nhìn chung cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, rất thuận tiện cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Bảng 3: Phân bố lao động của công ty AGREXPORT Đơn vị: người Chỉ tiêu phân bố lao động 1998 1999 2000 Phân bố trình độ Đại học trở lên 120 130 130 Trung cấp, cao đẳng 37 30 30 Phân theo giới tính Nam 90 100 100 Nữ 67 60 60 Phân theo độ tuổi 25-40 50 89 89 41-60 107 71 71 Tổng số 157 160 160 Nguồn: Phòng tổ chức công ty AGREXPORT Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty có tăng lên để phù hợp với sự phát triển của thị trường và tình hình tăng trưởng của công ty, tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu phân bố lao động theo giới tính và theo độ tuổi không thay đổi nhiều, chỉ có cơ cấu trình độ ngày càng được tăng lên: số lượng cán bộ có trình độ đại học tăng lên. II. Phân tích hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty Kết quả hoạt động xuất khẩu Bảng 4: Kết quả họat động kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 1999 (1) Năm 2000 (2) Năm 2001 (3) So sánh (2)–(1) So sánh (3)-(2) Vốn kinh doanh (1000đ) 13.100.690 13.257.699 13.310.031 157.009 52.332 Tổng XNK (USD) 15.042.325 20.003.982 24.202.372 5.181.657 3.978.390 Xuất khẩu (USD) 2.930.579 9.157.368 15.054.705 6.226.789 5.897.337 Nhập khẩu (USD) 12.111.746 11.066.614 9.147.667 -1.045.132 -1.918.947 Doanh thu (1000đ) 100.400.120 104.403.164 139.201.813 4.003.044 34.798.649 Doanh thu XK (1000đ) 20.508.865 27.202.083 42.006.562 6.693.218 14.804.079 Doanh thu NK (1000đ) 72.834.473 70.63.817 89.250.807 -2.197.656 1.861.399 Doanh thu khác (1000đ) 7.056.782 6.564.264 7.944.444 -4.925.180 1.380.180 Lãi (1000đ) 500.790 600.210 800.500 99.420 200.290 TN/người/th (triệu đồng) 0.85 1.30 1.36 0.45 0.06 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Như vậy qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm sau cao hơn so với năm trước. Hoạt động xuất khẩu có tốc độ tăng, ban đầu doanh thu của họat động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng nó lại giảm đáng kể so với những năm sau, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty nói riêng và toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung. Quy mô kinh doanh cũng được mở rộng. Cùng với việc xuất khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn là đồng lương của cán bộ công nhân viên trong công ty dần được nâng cao, điều này góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Những mặt hàng đạt doanh thu cao và có khả năng tái xuất như cà phê, lạc nhân, hạt điều, hạt tiêu, hoa quả tươi,… đây là các mặt hàng chủ lực của công ty. Hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng. Mặt hàng XK chủ yếu của công ty là: lạc nhân, hoa hồi, quế, chè đây là những mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch tương đối cao và được XK liên tục trong nhiều năm. Ngoài ra, công ty còn XK một số hàng khác như: cà phê, ngô, đậu xanh… nhưng với số lượng ít. Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng của công ty AGREXPORT. Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng (USD) Tỷ trọng (%) Tổng (USD) Tỷ trọng (%) Tổng (USD) Tỷ trọng (%) Lạc nhân 237.487,7 8,1 716.302 7,8 16.028 0,1 Cao su 510.871 17,43 802.945 8,75 656.705 4,3 Hoa hồi 264.334,3 9,2 329.098 3,6 694028 4,5 Chè 58.296,4 2,0 212.069 2,3 145.853 0,96 Quế 321.876,4 11,0 161.007,2 1,75 108.814 0,7 Hạt tiêu 46.139,5 1,6 72.200 0,76 ----- ----- Hạt điều 405.924 13,85 1.096.974 11,9 590.656 3,9 Gạo 588.690 20,0 ----- ----- ----- Nhãn 49.200 1,7 3.081.174 33,6 ----- ----- Hoa quả ----- ----- 834.065 9,2 3.541.584 23,5 Cá mực ----- ----- ----- ----- 3.651.783 23,6 Hàng khô ----- ----- ----- ----- 3.545.088 23,0 Đậu ----- ----- 170.078 1,85 26.517 0,2 ý dĩ 2993040 10,2 201.600 2,2 384.000 2,6 Các loại khác ----- 3,4 ----- 16,38 319.019 10,21 Tổng KNXK 2930579 100 9.157.368 100 15.054.705 100 Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty AGREXPORT Dấu -----: là công ty không thực hiện xuất khẩu. Hiện nay danh mục các mặt hàng xuất khẩu của công ty đã tăng dần theo từng năm, cụ thể là: năm 1996 có 11 mặt hàng , năm 1997 có 14 mặt hàng, năm 1998 là 16 mặt hàng và 19 mặt hàng vào năm 2000. Các mặt hàng truyền thống như: lạc, hồi, quế, chè… vẫn được duy trì đều đặn vì đây là những mặt hàng quan trọng từ gần 40 năm qua, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng năng suất lao động trong nước, tận dụng và phát huy điều kiện đất. Nguồn hàng trong nước của công ty, công ty đã sử dụng các phương thức thu mua tạo nguồn thích hợp cho mình như thu mua tạo nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng thu mua theo hợp đồng, thu mua tạo nguồn hàng thông qua liên doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất, thu mua qua đại lý, mua đứt bán đoạn, các phương thức đối lưu hàng qua L/C xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị tư nhân không có khả năng XNK. 3. Thị trường XNK của AGREXPORT HN 3.1 Thị trường trong nước Kể từ khi nghị định 46/HĐBT ngày 10/06/1989 về đổi mới quản lý XNK đã mở rộng quyền chủ động của các đơn vị kinh doanh XNK. Đã có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này làm cho công ty gặp nhiều trở ngại. Lúc này công ty không còn độc quyền về XNK nữa mà phải cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh XNK như: Vinafood, Vinalimex, công ty XNK Phú Thọ… Nhưng hiện nay bộ máy hoạt động của công ty đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Với hai chi nhánh Hải Phòng và TP.HCM đang hoạt động có hiệu quả. Công ty đã thiết lập được nhiều quan hệ với bạn hàng trên cả nước, từ thành phố đến các tỉnh đồng bằng và vùng trung du miền núi. 3.2 Thị trường ngoài nước. Với chủ trương ngày càng mở rộng các hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty đã từng bước mở rộng thị trường XNK và có sự chuyển hướng hoạt động sang một số thị trường lớn, đáp ứng nhu cầu XNK của công ty. Thị trường thế giới là thị trường có nhiều biến động về kinh tế, chính trị xã hội và có ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh. Trước đây, hoạt động XNK của công ty hầu như được ấn định sẵn. Ngày nay, thị trường lớn nhất của AGREXPORT Hà Nội là các nước Châu á- Thái Bình Dương, chủ yếu là các nước ASEAN, Đài Loan, Trung Quốc. Ngoài ra công ty còn mở rộng mối quan hệ sang một số thị trường Bắc Âu, Mỹ nhưng giá trị không lớn lắm. 4. Quy trình xuất khẩu Sơ đồ 4: Quy trình xuất khẩu. Làm thủ tục thanh toán. Giao hàng. Ký hợp đồng ngoại. Ký hợp đồng nội. Ký giấy ủy quyền. Trình duyệt phương án. Làm phương án kinh doanh. Chào hàng 4.1. Chào hàng Sau giai đoạn nghiên cứu thị trường để chuẩn bị giao dịch xuất khẩu công ty tiến hành tìm kiếm khách hàng và tiếp xúc với khách hàng bằng các biện pháp quảng cáo công ty trên mọi phương tiện. Có hai loại chào hàng: chào hàng cố định và chào hàng tự do. Vì phương thức chào hàng tự do có đặc điểm và điều kiện không bị ràng buộc nhiều như phương thức chào hàng cố định: một mặt hàng có thể chào bán cho nhiều người, không bị ràng buộc về mặt pháp lý và có thể lựa chọn những chấp nhận chào hàng nào hợp lý và thu được lợi nhuận cao nhất có thể. 4.2. Làm phương án kinh doanh Khi mà giữa công ty và đối tác đã có thỏa thuận về quá trình mua bán thì phòng kinh doanh lập ra phương án kinh doanh trình lên giám đốc, phòng kế toán, phòng kế hoạch thị trường duyệt phương án kinh doanh. 4.3. Ký giấy ủy quyền Sau khi phương án kinh doanh đã được duyệt giám đốc ký giấy ủy quyền cho trưởng phòng hoặc phó phòng quyền ký hợp đồng xuất khẩu (bao gồm hợp đồng nội và hợp đồng ngoại). Đây là khâu quan trọng trong kinh doanh vì đây là giấy chứng nhận người ký hợp đồng có đủ tư cách pháp nhân thay mặt công ty ký hợp đồng hay không và là một trong những điều kiện xem xét hợp đồng có hiệu lực hay không. 4.4. Ký hợp đồng nội Ký hợp đồng nội là việc ký hợp đồng mua hàng để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Mục tiêu của công ty đề ra là giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường đồng thời thu lợi nhuận cao. Do vậy tổ chức mua của công ty đã đặt ra mục tiêu sau: + Đảm bảo về số lượng, chất lượng của hàng mua. + Giá cả của hàng mua phải đảm bảo cho công ty thu hút được khách hàng và thu được lợi nhuận sau khi bán. + Giảm thiểu của chi phí khi thực hiện công tác mua. Ký hợp đồng nội công ty áp dụng đối với hai loại hợp đồng sau: + Hợp đồng mua bán: căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng của công ty mà công ty tiến hành mua với số lượng và chất lượng được quy định trong hợp đồng. Đây là hình thức mua phổ biến và chủ yếu nhất, mua thỏa thuận được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận nhất trí giữa đại diện công ty và các chủ hàng về phương thức giao nhận, giá cả, hình thức thanh toán… các ràng buộc cam kết trong hợp đồng mua bán với quyền lợi và trách nhịêm của hai bên. + Hợp đồng ủy thác: căn cứ vào sự ủy thác của đơn vị “chân hàng” công ty nhận sự ủy thác và tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí của bên ủy thác. Trong trường hợp này công ty chắc chắn có hàng để giao dịch 4.5. Ký hợp đồng ngoại Ký hợp đồng ngoại là việc ký kết hợp đồng giữa công ty và một bên là đối tác nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Đối với hợp đồng ngoại công ty áp dụng đối với hai loại sau: + Hợp đồng bán thẳng: khi công ty ký được hợp đồng trực tiếp với đối tác nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp sang nước đối tác. Đối với hợp đồng này công ty giao dịch thẳng với đối tác nên chi phí giao dịch không mất nhiều, mặt khác công ty sẽ có nhiều lợi thế hơn và tạo ra nhiều cơ hội giao dịch với bạn hàng. + Hợp đồng ký qua trung gian: là hợp đồng được ký giữa công ty và đối tác nước ngoài và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua một người thứ ba, người thứ ba này được gọi là người trung gian. Đối với hợp đồng này ngoài chi phí cho việc giao dịch hàng hóa công ty còn phải chịu một khoản phí cho người thứ ba gọi là phí hoa hồng 4.6. Giao hàng Việc giao hàng được thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã ký 4.7. Làm thủ tục thanh toán Khi đã hoàn thành việc giao hàng, công ty lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình ngân hàng Vietcombank (ngân hàng đại diện cho công ty trong giao dịch thanh toán với đối tác nước ngoài). Tùy thuộc vào hợp đồng và phương thức thanh toán hai bên lựa chọn để lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ thường gồm có: B/L (Bill of lading: vận đơn đường biển). Commercial Invoice (hóa đơn thương mại). Packing list (phiếu đóng gói). C/O (certificate of origin: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa). Certificate of quality: giấy chứng nhận chất lượng. Giấy chứng nhận côn trùng. Giấy chứng nhận kiểm dịch. Công ty thường sử dụng nhiều phương thức thanh toán tuỳ vào mối quan hệ với đối tác làm ăn. Đối với đối tác thông thường thì công ty sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Đối với đối tác mới làm ăn có thể công ty sử dụng phương thức D/P (Documents against Payment: chứng từ khi trả tiền) nhận bộ chứng từ trả 100% tiền hàng. Còn khách hàng đã làm ăn lâu dài với công ty, công ty đã thực sự tin tưởng thì có thể dùng phương thức TTR (Telegraphic transfer) trả chậm có thời hạn. 5. Đánh giá 5.1 ưu điểm Công ty có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ, ít phòng ban, giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh. Do vậy, các tình huống được xử lý nhanh đặc biệt là về thời gian. Đội ngũ cán bộ trong công ty đã biết nắm nhanh, khá chính xác tình hình hàng hóa tiêu thụ để xử lý trong kinh doanh một cách chủ động linh hoạt. Cán bộ công nhân viên có trình độ cao, hầu hết là tốt nghiệp ở các trường đại học có uy tín trong đào tạo các nhà kinh doanh. Đội ngũ cán bộ còn trẻ nhưng công ty đã bố trí hợp lý những người có nhiều kinh nghiệm với những người năng động linh họat trong kinh doanh. Công ty đã biết tích cực mở rộng thị trường xuất nhập khẩu khai thác khá triệt để khả năng sản xuất và nhập khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường uy tín đối với khách hàng. Biết tổ chức tốt việc huy động nguồn hàng xuất khẩu đặc biệt số lượng, chất lượng, thời gian, việc tiêu thụ hàng được nhập khẩu được tổ chức rộng rãi, chủ động đạt được yêu cầu: vừa tiêu thụ nhanh, vừa đảm bảo hiệu quả cao. Biết tôn trọng mọi khả năng bằng nhiều biện pháp có kết quả, huy động tốt nguồn vốn đáp ứng kinh doanh. Từng bước hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh chặt chẽ khoa học. Có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ kinh doanh: nối liền giữa các bộ phận với ban giám đốc công ty để giám đốc kịp thời đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Có hệ thống kho tàng, trạm thu mua tại những vùng trọng điểm để phục vụ công tác huy động hàng xuất khẩu, khai thác triệt để tiềm năng của một nước nông nghiệp. Vấn đề có tính chất quyết định kết quả kinh doanh đó là sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo, sự lao động sáng tạo nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao của các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên. 5.2 Tồn tại Việc huy động hàng nông sản xuất khẩu mới chỉ thực hiện ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung còn ở miền Nam chưa khai thác được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100748.doc
Tài liệu liên quan