MỤC LỤC
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG TIN DI ĐỘNG 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁ, GIÁ DỊCH VỤ VÀ VAI TRề CỦA CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1
1. Dịch vụ, phân loại dịch vụ trong nền kinh tế thị trường 1
1.1. Dịch vụ: 1
1.2. Phõn loại dịch vụ 1
1.2.1. Phân loại dịch vụ thương mại 1
1.2.2: Dịch vụ thông tin di động MobiFone: 3
2. Vai trũ của chiến lược giá trong hoạt động kinh doanh dịch vụ 5
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG NỀN KTTT 6
1. Các phương pháp định giá dịch vụ 6
1.1. Định giá trên cơ sở chi phí 6
1.2. Định giá dựa trên cảm nhận của người mua với giá cả và giá trị 6
1.3. Định giỏ dựa vào cạnh tranh 7
2. Chiến lược giá dịch vụ 7
2.1. Chiến lược giá dịch vụ mới 7
2.2. Chiến lược định giá cho phối thức dịch vụ 8
2.3. Chiến lược điều chỉnh giá 10
2.4. Thay đổi giá 11
3. Quy trỡnh định giá dịch vụ 14
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRONG DỊCH VỤ 16
1. Cỏc yếu tố nội vi 16
2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 16
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG GIÁ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS MOBIFONE 18
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SX KD CỦA CÔNG TY VMS ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ HIỆN NAY 18
1. Đặc điểm khách hàng của Công ty 18
2. Tính chất sản phẩm của Công ty. 18
2.1. Sản phẩm hàng hoá. 18
2.2 Sản phẩm dịch vụ: 19
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ 22
4. Đặc điểm về lao động 24
5. Mối quan hệ kinh tế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin di động: 24
5.1. Mối quan hệ kinh tế trong Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam: 24
5.2. Mối quan hệ với đối tác Comvik trong hợp đồng BCC: 25
II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ CÁC GÓI DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY VMC MOBIFONE 26
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VMS Mobifone 26
1.1 Sự tăng trưởng của các thuê bao 26
1.2 Sản lượng đàm thoại 28
1.3 Doanh thu từ dịch vụ 28
1.4 Lợi nhuận 29
1.5 Nộp ngân sách nhà nước 31
2. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tại công ty VMS 31
3. Quy trình định giá mà Công ty VMS đang sử dụng 35
3.1. Xác định chi phí cho định giá: 36
3.2. Xác định cầu thị trường mục tiêu và hình thái thị trường mà Công ty tham gia 37
3.3. Phân tích dịch vụ và giá của đối thủ cạnh tranh 38
3.4. Chiến lược giá linh hoạt 39
3.4.1 Chiến lược giá dịch vụ mới 39
3.4.2 Chiến lược giá cho Dịch vụ bao quanh hay Dịch vụ GTGT 39
IV. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH GIÁ ĐANG ÁP DỤNG HIỆN NAY TẠI CÔNG TY VMS 41
1. Những thành công trong công tác định giá các gói cước cũng như giá các dịch vụ GTGT của Công ty 41
2. Những điểm còn tồn tại trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới và chính sách giá 45
2.1 Hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường 45
2.2 Hạn chế trong công tác triển khai cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng 45
Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY VMS MOBIFONE 48
I. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 48
1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành thông tin di động 48
2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty VMS 48
II. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ DỊCH VỤ HIỆN NAY CỦA CÔNG TY VMS MOBIFONE 50
1. Nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường 50
2. Nghiên cứu, xây dựng mô hình hợp tác kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng giữa MobiFone với các nhà cung cấp nội dung 52
2.1Sự cần thiết phải xây dựng mô hình hợp tác kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng giữa MobiFone với các nhà cung cấp nội dung 52
2.2 Một số mô hình kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên thế giới 53
2.3 Kiến nghị lựa chọn mô hình hợp tác kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng áp dụng đối với VMS MobiFone 55
3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. 56
4. Chuyển đổi mô hình sở hữu 59
5. Tập trung vào tăng cường chất lượng mạng, đổi mới công nghệ 59
III. TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG & ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ 60
63 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện giá cước dịch vụ của công ty VMS Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý, khai thác, điều hành, phát triển mạng lưới, kinh doanh và phục vụ dịch vụ thông tin di động theo quy định của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và những quy định của quản lý Nhà nước về viễn thông.Công ty được quyền mở các điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố để phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động trong cả nước theo quy định của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Công ty Thông tin di động (VMS) với mạng dịch vụ thông tin di động MOBIFONE với đối thủ cạnh tranh chính trong cùng Tổng Công ty là Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC với mạng thông tin di động có tên là VINAPHONE. Công ty GPC do Tổng Công ty trực tiếp quản lý, điều hành và là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Toàn bộ mạng lưới thông tin di động VINAPHONE được giao cho các Bưu điện tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, khai thác dịch vụ, mở các điểm giao dịch, các cửa hàng tại tỉnh, thành phố đó. Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC chỉ chịu trách nhiệm điều hành chung.
Đối với các Công ty khác trong cùng Tổng Công ty như các Bưu điện tỉnh, thành phố, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) và Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC), Công ty Thông tin di động phối hợp với các Công ty này thực hiện việc đối soát, ăn chia cước. Ví dụ như khi một cuộc gọi được xuất phát từ mạng thông tin di động MOBIFONE của VMS đi quốc tế thì phần cước trong mạng MOBIFONE sẽ thuộc về VMS còn phần cước quốc tế sẽ phải trả về cho Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI).
5.2. Mối quan hệ với đối tác Comvik trong hợp đồng BCC:
Như đã trình bày ở trên, ngày 19 tháng 05 năm 1995, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract) với đối tác là Công ty Comvik/Kinnevik của Thuỵ Điển.
Bên đối tác chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ trang thiết bị mạng lưới, các thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác điều hành, khai thác dịch vụ thông tin di động như thiết bị tổng đài, các trạm phát sóng vô tuyến, thiết bị kiểm tra, giám sát, tối ưu hoá mạng lưới, thiết bị mạng máy tính. .. Đồng thời phía bạn còn chịu trách nhiệm hỗ trợ điều hành sản xuất kinh doanh, cố vấn, đào tạo nghiệp vụ. Phía Việt Nam (Công ty Thông tin di động) chịu trách nhiệm cung cấp nhà trạm, đường truyền dẫn, con người, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh. Số vốn do hai bên thoả thuận đóng góp theo tỷ lệ 50/50. Sau khi kết thúc hợp đồng, toàn bộ tài sản, thiết bị sẽ thuộc về Công ty Thông tin di động. Điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC và liên doanh là ở chỗ hai hình thức đều được xây dựng thông qua việc góp vốn giữa bên Việt Nam và bên đối tác nước ngoài nhưng đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới, mọi quyền quyết định trong việc khai thác dịch vụ thông tin di động vẫn thuộc về phía Việt Nam.
Thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh này, Công ty Thông tin di động không những tận dụng được đầu tư trang thiết bị mạng lưới của phía đối tác Comvik mà còn tranh thủ được kinh nghiệm quản lý, khai thác, điều hành sản xuất kinh doanh của phía bạn mà vẫn giữ được quyền tự chủ trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh.
ii. thực trạng của công tác định giá các gói dịch vụ của công ty vmc mobifone
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VMS Mobifone
Sự tăng trưởng của các thuê bao
Trong lĩnh vực viễn thông, thuê bao là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị trường, liên quan đến các chỉ số doanh thu, lợi nhuận của công ty, Nhìn vào tốc độ tăng của các thuê bao qua các năm thông qua 2 chỉ tiêu: Số thuê bao thực phát triển (thuê bao TPT) và Số thuê bao lũy kế qua từng năm của 1 công ty dịch vụ thông tin di động ta có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ngành, Dưới đây là bảng biểu về tốc độ tăng trưởng thuê bao của Công ty VMS Mobifone qua các năm từ 2000 – 2004
Bảng 2: Thuê bao của công ty VMS 2000 - 2004
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Thuê bao TPT
145,599
160,428
183,504
356,056
888,060
Tốc độ tăng (%)
110,2
114,4
194,0
249,4
Lũy kế thuê bao
353,025
513,566
696,957
1,053,008
1,941,068
Tốc độ tăng (%)
136,6
132,5
140
138,4
Nhìn vào biểu trên ta thấy tốc độ tăng mạnh của số thuê bao chỉ trong vòng 5 năm đặc biệt trong giai đoạn 2003 – 2004 bằng số thuê bao cả 7 năm trước cộng lại, Đó là bước đột phá lớn và cũng có thể hiện xu hướng tiêu dùng mới của thị trường nghiêng về sử dụng dịch vụ trả tiền trước (Mobicard) số thuê bao Mobicard trong năm 2000 bằng 96% tổng số thuê bao phát triển trong năm (báo cáo năm 2000), Năm 2004 tăng gần bằng 2,5 số thuê bao thực phát triển , nâng số thuê bao luỹ kế của công ty lên tới con số 1,941,068 thuê bao, Đó là do nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động ngày càng tăng cũng như chính sách phát triển của công ty và nó chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty cũng như các tiềm năng của công ty,
Tớnh đến thỏng 10/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trớ số 1 về thị phần thuờ bao di động tại Việt Nam với số thuờ bao là 25 triệu thuờ bao so với kế hoạch ban đầu là 21 triệu và dụ kiến đến hết Quý IV năm 2008 sẽ đạt tới 30 triệu thuờ bao,
TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010
Sản lượng đàm thoại
Sản lượng đàm thoại là chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, Tăng tổng số đàm thoại là vấn đề mà công ty VMS luôn quan tâm và phấn đấu đạt được vì đồng nghĩa với nó là phát triển doanh thu của công ty,
Sản lượng đàm thoại là sản lượng thu được từ việc các thuê bao điện thoại di động của VMS gọi đi đến các điện thoại cố định, các thuê bao cố định gọi vào các thuê bao di động VMS, các thuê bao di động VMS gọi cho nhau, các thuê bao di động VMS gọi đến các thuê bao di động khác và ngược lại,
Tổng sản lượng tăng nhanh đáng kể từ 1,035,804 phút năm 2000 đạt đến 1,636,018 phút năm 2001; 2,518,753 phút năm 2002 cả mobicard và mobifone, Sự tăng nhanh này được giải thích bằng ba nguyên nhân:
+ Thứ nhất: Do số thuê bao tăng làm tăng sản lượng đàm thoại,
+ Thứ hai: Do Công ty đã mở rộng hình thức đàm thoại mới Mobicard và Mobi4U, Mobile 365
+ Thứ ba : Do chỉ tiêu số phút đàm thoại thuê bao/ngày tăng có nghĩa là khách hàng gọi càng nhiều hơn,
Sản lượng đàm thoại
Chỉ tiêu số phút đàm thoại/ thuê bao/ ngày =
Số thuê bao* 365
Doanh thu từ dịch vụ
Doanh thu là một trong các chỉ tiêu phản ánh rõ nhất thực trạng hoạt động và phát triển kinh doanh, cũng như quy mô phát triển của một doanh nghiệp,
Doanh thu của Công ty thông tin di động VMS Mobifone xuất phát từ 2 mảng: Doanh thu từ dịch vụ cơ bản là Voice và dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Bảng 3:Doanh thu từ các dịch vụ thông tin di động năm 2006 – 2007
TT
Doanh thu
dịch vụ
Thực hiện 2006
KH 2007
TH 2007
So với KH 2007
So với TH 2006
Tổng
815,506,160,952
1,010,495,026,207
1,779,537,486,042
176.11
218.21
1
Voice
570,854,312,665
606,297,015,724
1,423,629,988,833
234.81
249.39
2
SMS
81,550,616,098
141,469,303,669
249,135,248,046
176.11
305.50
3
Roaming
122,325,924,140
101,049,502,621
8,063,100,000
7.98
6.59
4
VAS
40,775,308,049
161,679,204,193
98,709,149,163
61.05
242.08
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu và cơ cấu doanh thu của Công ty qua 2 năm 2006 – 2007 thông qua 2 chỉ tiêu DT TH 2007/DT TH 2007 và chỉ tiêu DT TH 2007/DT TH 2006 của từng dịch vụ.
Doanh thu thực hiện năm 2007 so với năm 2006 tăng 218.21%, trong đó dịch vụ Voice tăng 249.39%, DV SMS tăng 305.5%, DV VAS tăng 242.08%, riêng có DV Roaming giảm. Và so với kế hoạch Doanh thu thực hiện tăng 176.11% trong đó chủ yếu là do sự phát triển trên cả dự kiến của dịch vụ Voice và dịch vụ SMS. Điều đó càng chứng minh xu hướng phát triển của dịch vụ thông tin di động Việt Nam nói chung và Công ty VMS Mobifone nói riêng đó là khai thác dịch vụ GTGT và không ngừng nâng cao chất lượng của mạng.
Lợi nhuận
Nếu như doanh thu phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của công ty thì lợi nhuận thể hiện thực chất hiệu quả hoạt động của công ty, Đây là bảng so sánh chi phí và lợi nhuận của Công từ năm 2000-2004, Trong đó Tỷ suất lợi nhuận được tính như sau:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng chi phí
Nhìn vào bảng chi phí và lợi nhuận của công ty ta thấy công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đã đầu tư cho mọi hoạt động của công ty như: xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ, mở rộng thị trường tiêu thụ đến cả miền sâu miền xa, cả đồng bằng và miên núi, Vì vậy mà chi phí mỗi năm ngày một tăng lên, Đồng thời với chi phí tăng lên thì lợi nhuận của công ty cũng tăng lên, Sự gia tăng của lợi nhuận đã bù đắp được cho sự tăng lên của chi phí, Cụ thể:
Chỉ tiêu
N 2000
N 2001
N 2002
N 2003
N 2004
Tổng chi phí hoạt động (Tr,đ)
451,925
551,432
684,538
799,523
1,445,047
Tốc độ tăng %
122%
124,1%
116,8%
180,7%
Lợi nhuận VMS (tr,đ)
446,626
642,250
877,826
1,297,231
1,507,000
Tốc độ tăng %
143,8%
136,7%
147,8%
116,2%
Tỷ suất lợi nhuận (%)
98,8%
116,5%
128,2%
162,3%
104,3%
Bảng 4: Bảng chi phí và lợi nhuận của công ty
Biểu đồ chi phí - lợi nhuận qua từng năm 2000-2004
Năm 2001 so với năm 2000: Lợi nhuận tăng 195,624 triệu, tương ứng với tốc độ tăng là 43,8%, Cùng với nó là chi phí tăng 99,54 triệu, tương ứng với tốc độ tăng là 22%, Và cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,165 đồng lợi nhuận,
Đặc biệt năm 2003: Lợi nhuận tăng 419,405 triệu, tương ứng với tốc độ tăng là 47,8%, Cùng với nó là chi phí tăng 114,985 triệu, tương ứng với tốc độ tăng là 16,8%, Và cứ 1 đồng chi phí bỏ ra Công ty thu về 1,623 đồng lợi nhuận,
Trong những năm qua tỷ suất lợi nhuận đạt trên 100% cho thấy mỗi một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu về 1 khoản lợi nhuận ròng là > 1, tốc độ tăng đột biến là trong năm 2003 đạt 162%,
Những điều trên đây cho ta thấy công ty đã và đang phát triển rất tốt, Tăng chi phí cho các hoạt động kinh doanh của công ty là một hướng đi đúng đắn cho công ty trong giai đoạn hiện nay,
Nộp ngân sách nhà nước
Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước để xây dựng đất nước giầu mạnh đồng thời tạo ngân quỹ cho quốc gia, giúp nhà nước thực hiện tốt an ninh quốc gia nhằm ổn định chính trị, Qua đó công ty có được môi trường ổn đinh để phát triển công ty của mình,
Nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước được thể hiện qua các số liệu sau:
Năm 2000, nộp ngân sách nhà nước 282,347,000,000 đồng
Năm 2001, nộp ngân sách nhà nước 356,782,000,000 đồng
Năm 2002, nộp ngân sách nhà nước 491,152,000,000 đồng
Năm 2003, nộp ngân sách nhà nước 717,371,000,000 đồng
Năm 2004, nộp ngân sách nhà nước 672,000,000,000 đồng
Số liệu trên đây cho thấy công ty là một trong những doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước là cao, Mỗi năm công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng, và lượng đóng góp này có xu hướng ngày càng tăng.
Một doanh nghiệp phát triển không những làm giầu cho công ty mình, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty mà còn làm giầu cho đất nước nâng cao đời sống của mỗi người trong một xã hội,
2. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tại công ty VMS
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định hình thái thị trường mà mình tham gia để có thể tìm ra chỗ đứng thích hợp của mình trên thị trường đó. Với từng hình thái thị trường khác nhau doanh nghiệp sẽ có thái độ thích hợp. Việc xác định đúng hình thái, diễn tiến của thị trường chính là để tìm ra phương thức kinh doanh đúng đắn mang lại lợi nhuận tối đa và tránh rủi ro trong kinh doanh.
Từ việc xác định hình thái thị trường, doanh nghiệp cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu thị trường đó. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nắm được tổng cung, tổng cầu hàng hoá dịch vụ, giá cả và những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, nghiên cứu người mua, người bán trên thị trường. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động, việc đánh giá co giãn của cầu là rất quan trọng để có chính sách giá hợp lý mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng, ngoài ra còn phải xem xét thực trạng kinh doanh viễn thông di động và các xu hướng thay đổi của công nghệ thông tin di động trên thế giới để có những bước đi thích hợp trong việc giảm giá dịch vụ viễn thông nói chung và cước thông tin di động nói riêng để hoà nhập vào xu thể toàn cầu.
Trên thị trường hiện nay đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động trong đó có 3 nhà cung cấp chiếm thị phần chủ đạo nhưng vẫn có sự xuất hiện của các đối thủ tiềm năng như EVN Telecom, Hanoi Telecom. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của con người cũng luôn thay đổi. Thế giới đang trong thời đại của công nghệ nên nhu cầu về các tiện ích trong khi sử dụng mạng điện thoại di động là rất lớn. Các mạng di động hiện nay đang tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường để làm sao đáp ứng được tôt nhất nhu cầu của khách hàng. Thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động hiện nay đang ở cuối thời kỳ tăng trưởng sắp sang thời kỳ bão hòa. Đây là giai đoạn thành công nhất của thị trường này. Việc gia nhập thị trường sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp mới nếu không có những chiến lược hợp lý
Dù rằng thị trường cung cấp các dịch vụ điện thoại di động hiện nay đã được coi là bão hòa, rào cản gia nhập của các doanh nghiệp mới là cao song vẫn có thể thấy được sức phát triển về chiều sâu của thị trường đó là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, gia tăng các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng di động.
Hoạt động nghiên cứu thị trường:
Trong năm 2000 thực hiện chương trình thăm dò khách hàng, gửi 25.000 phiếu thăm dò khách hàng về:
Vùng phủ sóng mới
Nhu cầu khách hàng về dịch vụ mới
Chất lượng mạng lưới
Hiệu quả quảng cáo
Tên tuổi VMS/MOBIFONE trên thị trường
Bảng 4: Thăm dò tâm lý khách hàng
(Đơn vị: %)
Đánh giá
Chỉ tiêu
Tốt
Chấp nhận được
Tồi
Vùng phủ sóng
29.74%
61.35%
8.92%
Chăm sóc khách hàng
35.63%
54.81%
9.56%
Bảo hành sửa chữa máy
35.69%
54.90%
9.41%
Bán hàng
58.26%
39.48%
2.26%
Quảng cáo trên TV
43.71%
51.44%
4.85%
Quảng cáo trên báo
65.35%
33.59%
1.05%
Biển hiệu quảng cáo
41.87%
54.14%
3.99%
Tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo
30.78%
58.94%
10.28%
Tài liệu hướng dẫn sử dụng
49.32%
39.76%
10.92%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch BH&Marketing)
Thu thập thông tin kinh tế xã hội tại 64 tỉnh, thành phố trên cả nước để dự đoán lượng khách hàng tiềm năng về dịch vụ thông tin di động tại các tỉnh, thành phố. Từ đó đề ra các chương trình Marketing phù hợp để phát triển và mở rộng thị trường tại các tỉnh này.
Dưới đây là một số nội dung tổng hợp nghiên cứu thị trường về đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ trong ba năm 1998-1999-2000:
Hoạt động Quảng cáo
Tiến hành đăng quảng cáo trên 45 báo địa phương và trung ương, nhiều mặt báo có số người đọc lớn như Thời báo Kinh tế, Đầu tư, Hà Nội mới, Lao động, Sài Gòn giải phóng,... cũng như các báo tiếng Anh như VIR, Vietnam News,...
Tiến hành quảng cáo 850 lượt trên truyền hình năm 2000 về dịch vụ thông tin di động MobiFone.
Xuất bản gần 20 loại ấn phẩm như sách hướng dẫn cách gọi, khoá máy, sử dụng máy bằng tiếng Việt, bảng giá cước, hướng dẫn sử dụng hộp thư thoại, giới thiệu vùng phủ sóng, dịch vụ MobiFone. .. và đặc biệt là xuất bản định kỳ tờ tin MobiFone News gửi cho khách hàng.
Tặng các tặng phẩm quảng cáo như bút, áo mưa, áo phông, lịch MobiFone, thiếp chúc mừng năm mới.
Triển khai các biển quảng cáo cỡ lớn tại các phòng chờ sân bay, trên các trục đường chính.
Quảng cáo trên mạng máy tính của VDC và FPT.
Bảng 5: Chi phí Quảng cáo của Công ty trong hai năm 1999-2000
(Đơn vị: Nghìn đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Báo chí
1.601.658
2.258.800
Truyền hình
2.825.430
4.147.413
ấn phẩm
1.921.211
2.001.149
Tài trợ
600.430
930.579
Biển hiệu
312.098
459.284
Internet
184.922
301.661
Tổng cộng
7.445.749
10.098.888
(Nguồn: Phòng Kế hoạch BH&Marketing)
Như vậy cùng với tốc độ phát triển gia tăng thuê bao Mobiphone cũng như MobiCard thì chi phí Quảng cáo của Công ty cũng tăng lên rất nhanh chiếm một phần lớn trong chi phí chung. Điều đó nói lên Công ty VMS và đối tác CIV đã rất coi trọng hoạt động này và coi đây là một trong những vũ khí quan trọng nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty so với đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ di động, cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
Công ty VMS là doanh nghiệp biết cách xây dựng thương hiệu mang tính chiến lược xứng tầm với những thành tích mà doanh nghiệp đã gặt hái được như:
Mạng di động có chất lượng tốt nhất trong 2 năm 2007-2008, cụ quản lý chất lượng, Bộ thông tin truyền thông công bố.
Được xếp hạng top 20 trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tháng 10/2008 Mobifone chính thức trở thành nhà cung cấp mạng di động với số thuê bao lớn nhất Việt Nam với hơn 25 triệu thuê bao chiếm gần 40% thị phần thông tin di động tại Việt Nam
Với phương châm chăm sóc khách hàng “Mọi lúc Mọi nơi”, Công ty đã nghiên cứu cải tiến các chương trình nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng mạng di động của Mobifone. Cụ thể:
Chương trình Chúc mừng sinh nhật giành cho các thuê bao trả sau với quà tặng là hoa quà chúc mừng hoặc tiền cước sử dụng dịch vụ nhân dip sinh nhật
Chương trình Khách hàng kết nối dài lâu, đây là chương trình tích điểm dành cho các hội viên dựa trên số tiền cước mà khách hàng sử dụng
Chương trình Khách hàng VIP dành cho những khách hàng lâu năm khách hàng có cước sử dụng dịch vụ cao với chế độ ưu đãI giảm 7% cước cuộc gọi
Chương trình tôi yêu Mobifone phát sóng trên hệ VOV3 của đài tiếng nói Việt Nam với nhiều thông tin về các chương trình khuyến mại và các chương trình chăm sóc khách hàng khác
Chương trình cả nhà đều vui cho các thuê bao có cùng hộ khẩu, Kêt nối đồng nghiệp cho những đối tượng khách hàng Công ty trả sau, Kết nối bạn bè đã được nghiên cứu cảI tiến thành các gói cước với nhiều ưu đãi hấp dẫn: giảm từ 30% đến 50% cước nội nhóm, miễn phí sử dụng một số dịch vụ như Mobichat, MobiMail, hộp thư thoại
Gần đây nhất là chương trình mua điện thoại với giá chỉ 1.000 đồng rất hấp dẫn: khi khách hàng hòa mạng mobifone với gói cước 499.000 đồng sẽ có 498.000 trong tài khoản và được tặng kèm máy di động Samsung W1775. Đây là chương trình kết hợp giữa dịch vụ mạng di động với dịch vụ bán máy di động của đối tác của Công ty.
3. Quy trình định giá mà Công ty VMS đang sử dụng
Sản phẩm của Công ty VMS nói chung hay dịch vụ nói riêng được chia thành 2 loại là Dịch vụ cơ bản hay dịch vụ cốt lõi (Dịch vụ đàm thoại) và Dịch vụ bao quanh hay Dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT). Dịch vụ đàm thoại chiếm tới 70% chi phí của dịch vụ tổng thể song tác động để khách hàng nhận biết không lớn thường chiếm khoảng 30%. Dịch vụ GTGT tạo ra những giá trị thêm cho khách hàng, giúp khách hàng cảm nhận tốt hơn về dịch vụ đàm thoại. Dịch vụ GTGT chiếm khoảng 30% chi phí song gây tới 70% ảnh hưởng tác động đến khách hàng.
Cước phí thông tin di động gồm 3 phần chủ yếu sau:
+ Cước hòa mạng: Thu một lần bao gồm chi phí đấu nối, lắp đặt, simcard và các chi phí khác. Hiện nay công ty thu 119.000 đồng (Đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng) đối với các gói cước trả sau.
+ Cước thuê bao tháng: thu theo tháng bao gồm: phí vận hành, bảo dưỡng mạng lưới, phí sử dụng tần số, đường truyền... và các hoạt động khác để duy trì cho máy thuê bao liên lạc với hệ thống trong cả tháng (59.000đ/tháng đối với các gói cước trả sau)
Ngoài ra còn có cước thuê bao ngày đối với gói trả trước thuê bao ngày, cước thuê bao ngày là 1.530 đồng/ngày.
+ Cước phát sinh: Tình theo thời gian đàm thoại được tính theo nguyên tắc blog 6s + 1 và tùy từng gói dịch vụ trả trước và trả sau mà có cách cách tính cước khác nhau.
Bảng 6: Giá cước áp dụng đối với mobicard.
( Đơn vị : đồng )
Giờ
Giá cước
7h-23h
23h-7h chủ nhật và ngày lễ
6s đầu nội mạng
175
giảm 30%
1s sau nội mạng
29
giảm 30%
6s đầu liên mạng
199
giảm 30%
1s sau liên mạng
33
giảm 30%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch BH&Marketing)
Cước IDD được tính theo quy định của bảng giá cước viễn thông quốc tế hiện hành
Bảng 7: Giá cước áp dụng đối với Mobifone hòa mạng trả sau
(Đơn vị: đồng)
Giờ
Giá cước
7h-23h
23h-7h chủ nhật và ngày lễ
6s đầu nội mạng
108
giảm 30%
1s sau nội mạng
18
giảm 30%
6s đầu liên mạng
120
giảm 30%
1s sau liên mạng
20
giảm 30%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch BH&Marketing)
3.1. Xác định chi phí cho định giá:
Chi phí được phân chia thành: Chí phí cố định + Chi phí biến đổi
Ngành thông tin di động là một trong những ngành thuộc cơ sở hạ tầng. vì thế có chi phí cố định lớn. Do đó trong cơ cấu giá thành của dịch vụ thông tin di động thì tỷ trọng chi phí cố định lớn. Đặc điểm này cho thấy giá thành đơn vị dịch vụ thông tin di động giảm nhanh cùng với sự tăng số lượng sản phẩm (tính kinh tế nhờ quy mô). Đặc điểm này là một lợi thế cho kinh doanh dịch vụ thông tin di động, nó cho phép mở rộng phạm vi thống nhất giữa phạm trù phục vụ và phạm trù kinh doanh của hoạt động dịch vụ di động. Nhất là hiện nay khi có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động như Vinaphone, Viettel telecom, Sphone, EVN thì việc cạnh tranh giờ đây chính là cuộc chạy đua về chất lượng mạng. Nhà cung cấp nào có thể đầu tư vào việc xây dựng được nhiều trạm BTS (đối với hệ thống mạng GSM) để nâng cao vùng phủ sóng và đưa chất lượng đàm thoại lên tốt nhất thì nhà cung cấp đó chiếm ưu thế tuyệt đối về thị phần thị trường, điều này đòi hỏi VMS càng phải đầu tư vào mua sắm các thiết bị đầu vào hơn nữa.
Tuy nhiên lĩnh vực thông tin di động là một trong những hình thái độc quyền tuyệt đối có sự điều tiết của nhà nước mà cụ thể là Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Tổ chức độc quyền của nhà nước có thể sử dụng chính sách giá cả để đạt tới những mục tiêu rất khác nhau. ở đây mức giá ban đầu mà Công ty đưa ra là với ý đồ bù đắp chi phí, song hiện nay trên thị trường đã có các nhà cung cấp khác, sự cạnh tranh về giá cả, thị phần thị trường đã trở nên khốc liệt thì Công ty chịu sức ép từ phía Tổng công ty về việc giảm giá cước do là đơn vị chiếm thị phần lớn trong ngành. Do đó hiện nay có thể thấy về cơ bản mức giá cước cho các cuộc gọi của Công ty được coi là đơn giá đảm bảo “mức lợi nhuận công bằng”.
3.2. Xác định cầu thị trường mục tiêu và hình thái thị trường mà Công ty tham gia
Khi xác định cầu thị trường mục tiêu ta cần xác định rõ hai yếu tố là tổng cầu của thị trường mục tiêu và hệ số co giãn của cầu.
Công ty VMS hiện đang tham gia vào lĩnh vực thông tin di động là một trong những lĩnh vực, ngành dịch vụ mũi nhọn của nước ta, lại là đơn vị đầu tiên tổ chức và khai thác dịch vụ thông tin di động. Việt Nam với dân số 81 triệu dân và là dân số trẻ, đang ở độ tuổi lao động nhu cầu sử dụng điện thoại di động là rất cao, hiện nay tính trung bình tại các khu vực thành thị cứ có 100 gia đình thì có 90 máy cố định và 100% là có máy di động tính bình quân cho một công dân. Như vậy rõ ràng doanh nghiệp đang tham gia vào một thị trường có sức cầu rất lớn. Thông tin di động là một dịch vụ cao cấp, do đó nhu cầu có độ co giãn rất cao, việc giảm giá cước các dịch vụ khiến cho lượng cầu tăng lên rõ rệt.
Có thể tính toán được hệ số co dãn của cầu so với giá thông qua các số liệu sau
Năm 2000
Năm 2003
Hiện nay
Giá cước
3,500/p
3,500/p
1,750/p
Số thuê bao lũy kế
353,025
1,053,008
30,000,000
Doanh thu thực hiện
699,911
1.773.979
100tr.usd
Hết năm 1995, Việt Nam mới cú 742,000 thuờ bao điện thoại cỏc loại, nhưng thời điểm này tổng số thuờ bao điện thoại đó lờn tới 49,6 triệu và đạt 57,3 mỏy/100 dõn, Trong đú, điện thoại di động chiếm tới 75,6%, Tốc độ phỏt triển điện thoại di động mấy năm gần đõy luụn ở mức độ năm sau bằng tất cả cỏc năm trước cộng lại.
3.3. Phân tích dịch vụ và giá của đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Công ty VMS là các công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động khác cũng như các loại hình dịch vụ truyền tin khác. Hiện nay trờn thị trường cung cấp dich vụ điện thoại di động ở Việt Nam cú 6 doanh nghiệp cựng kinh doanh. Đú là Vinaphone, MobiFone của Tổng cụng ty bưu chớnh viễn thụng Việt Nam, S-Fone, Viettel Mobile của Tổng cụng ty viễn thụng Quõn đội, EVN Telecom của tổng cụng ty điện lực Việt Nam và HT- Mobile của HanoiTelecom,
MobiFone là nhà cung cấp mạng với cụng nghệ GSM, thương hiệu 090 và mới đõy là 093, hiện nay đang sở hữu 5 đầu số: 090,093,0122,0126,0121, MobiFone được đỏnh giỏ là một trong những doanh nghiệp viễn thụng cú thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng thuờ bao là 70,000-80,000 thuờ bao/ ngày, Đồng thời cũng là doanh nghiệp được đỏnh giỏ là cú chất lượng đàm thoại tốt nhất hiện nay, thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện nay,
Vinaphone là doanh nghiệp thứ 2 tham gia thị trường di động Việt Nam, với thương hiệu 091 và mới thờm đầu số 094,0123, VinaPhone là mạng di động cú vựng phủ súng lớn nhất trong tất cả cỏc mạng di động hiện nay với hơn 2,000 trạm BTS, Vinaphone là doanh nghiệp cú sự hậu thuẫn lớn của tổng cụng ty bưu chớnh viễn thụng Việt Nam,
S-Fone là mạng di động đầu tiờn tại Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7519.doc