Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Dịch vụ Thương mại số I (trasco)

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

Phần I- Cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường 5

I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. 5

1. Khái niệm nhập khẩu. 5

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 5

3. Các hình thức hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 7

II. Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 10

1. Nghiên cứu thị trường 10

2. Lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu. 15

3. Tổ chức tiến hành nhập khẩu hàng hóa. 19

4. Xúc tiến bán hàng. 23

5. Hoạt động sau bán hàng. 24

III. Các chỉ tiêu của nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 25

1. Các chỉ tiêu cuả hoạt động nhập khẩu hàng hoá. 26

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 33

Phần II- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ-Thương mại số 1 38

I. Khái quát về qúa trình hình thành và phát triển của 38

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 38

2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 38

3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty. 39

4. Kết quả hoạt động của Công ty dịch vụ thương mại số I trong những năm qua. 41

II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong những năm gần đây. 45

1. Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu theo thời gian. 47

2. Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu theo mặt hàng. 48

3. Hiệu qủa hoạt động nhập khẩu của Công ty TRASCO. 50

III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty TRASCO. 51

1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân. 51

2. Những hạn chế và nguyên nhân. 53

Phần III- Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Dịch vụ-Thương mại số 1 trong những năm tới. 55

I. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 55

1. Định hướng phát triển chung. 55

2. Định hướng phát triển nguồn hàng - bán hàng. 58

3. Định hướng phát triển thị trường, khách hàng. 59

II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty. 60

1. Biện pháp tạo vốn và sử dựng vốn hợp lý. 60

2. Biện pháp về thị trường. 61

3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp. 62

4. Biện pháp về xây dựng kế hoạch nhập khẩu. 63

5. Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu. 64

6. Biện pháp giảm chi phí hoạt động nhập khẩu. 65

7. Biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. 66

III. Kiến nghị với cấp trên. 67

1. Về phía ngành chủ quan ( Tổng công ty dệt may Việt Nam ). 67

2. Về phía Nhà nước. 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Dịch vụ Thương mại số I (trasco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hợp lãi tức đơn: Khi lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm lãi tức tích luỹ phát sinh từ các thời đoạn trước đó thì ta gọi là lãi tức đơn : Lãi tức đơn được tính theo công thức : I = p.s.t I - Lãi tức đơn (đồng) p : Số vốn cho vay s : Lãi suất đơn (%) t : Số thời đoạn trước khi rút vốn ( thanh toán) - Trường hợp lãi tức ghép : Trường hợp người mua hàng vay theo từng thời đoạn chưa đủ sức trả lãi hoặc muốn dùng số lãi này để đập thêm vào vốn gốc để tăng vốn kinh doanh, hoặc chủ nợ ( người bán hàng ) không muốn cho vay theo kiểu lãi tức đơn, phải thu tiền về lẻ tẻ thì lúc đó việc vay mượn thường được tiến hành theo thể thức lãi tức ghép. Trong trường hợp này tiền lãi của thời đoạn trước sẽ được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo. Ta thường gọi đây là trường hợp lãi mẹ đẻ lãi con. + Giá trị tương lai : Khái niệm lãi ghép trên đây cho ta thấy rõ cách tìm giá trị tương lai của một số tiền, được tính theo công thức. Pt = P (1 + i )t - Đánh giá hiệu quả tài chính hoạt đồng kinh doanh bằng phương pháp hiện giá Nếu đã biết giá trị tương lai Pt ta có thể tính được giá trị hiện tại P ở cuối năm t với lãi suất i% năm như sau : Pt P = (1 + i )t (i: là lãi suất chiết khấu, các ký hiệu khác vẫn như cũ) 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Các nhân tố bên ngoài Luật pháp và chính sách của Nhà nước. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm chắc và tuân theo một cách vô điều kiện và nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ở mỗi nước. Sự thống nhất chung của quốc tế sẽ bảo vệ các lợi ích của mỗi tầng lớp trong xã hội cũng như lợi ích của các nước trên thương trường quốc tế. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau bởi vậy nó chịu tác động của các chính sách, chế độ luật pháp của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng phải tuân theo những quy định luật pháp quốc tế chung. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì lợi ích chung phải thực hiện đẩy đủ trách nhiệm vì nghĩa vụ của mình trong hoạt động nhập khẩu. Do đó tạo được sự tin tưởng trong quan hệ thương mại quốc tế. Những chính sách quan trọng nhất của Việt nam hiện nay bao gồm: giấy phép, hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, kiểm soát ngoại tệ và Tỷ giá hối đoái. - Thuế nhập khẩu: Đây là nhân tố làm đội giá thành hàng hóa nhập khẩu, nên các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng đến hiệu quả kinh doanh. Hai vấn đề cơ bản của nhập khẩu là cách đánh thuế và biểu thuế quan. - Hạn ngạch nhập khẩu: Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị của mặt hàng được phép nhập khẩu từ thị trường nào đó trong một thời hạn nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép nhập khẩu. Đây là biện pháp hạn chế hoạt động nhập khẩu của một số loại hàng hóa khi Nhà nước nhận thấy việc nhập khẩu nhiều sẽ không có hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội. - Giấy phép nhập khẩu: Mọi hoạt động nhập khẩu ở Việt nam qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh XNK thì doanh nghiệp đó không phải xin giấy phép nhập khẩu. Ngoài những mặt hàng này, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu nhập khẩu đều phải xin giấy phép nhập khẩu ở cơ quan quản lý của Nhà nước và ngành Hải quan. - Quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: Đây là những biện pháp tác động trực tiếp tới vấn đề thanh toán trong hoạt động nhập khẩu. Đối với nước thiếu ngoại tệ như ở Việt nam áp dụng biện pháp kiểm soát ngoài tệ bằng cách điều tiết nhập khẩu một số loại hàng hóa thông qua việc phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hóa đó qua Ngân hàng quốc gia. Do vậy khi tiến hành nhập khẩu, các doanh nghiệp XNK phải xin được sử dụng ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ từ Ngân hàng quốc gia để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại tệ của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu bởi khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhập khẩu được hàng hóa với giá rẻ hơn và ngược lại. Nhóm nhân tố trên đây có vai trò hết sức quan trọng bởi bất kỳ một hoạt động nhập khẩu nào cũng đều phải tuân theo khuôn khổ của luật pháp và một sự thay đổi của chúng có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động nhập khẩu của cả nước nói chung và tình hình nhập khẩu của từng doanh nghiệp nói riếng. Nhân tố môi trườngkinh tế. - ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước: Có thể nói hoạt động nhập khẩu là cầu nối thông thừơng giữa hai nước, tạo ra sự gắn bó tác động qua lại giữa hai thị trường, phản ánh sự biến động của mỗi thị trường. Cụ thể là sự tồn động hàng hóa, giá cả giảm, nhu cầu về mặt hàng ở thị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu. Cũng như vậy thị trường ngoài nước quyết định sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp sản phẩm mới. Sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ được phản ánh qua nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa. - ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước. Sự phát triển của nền sản xuất của những doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm ngoài nhập, tạo ra những sản phẩm thay thế sản phẩm nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác nếu như sản phẩm trong nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đạt đến mức độ nhất định thì không thể sản xuất được những mặt hàng trong nước có nhu cầu nhưng đòi hỏi công nghệ cao như các sản phẩm điện tử, tin học. ở Việt Nam hiện nay thì tất yếu nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu không ngừng tăng lên vì sự phát triển của nền sản xuất nước ngoài tạo ra những sản phẩm mới, hiện đại và ưu việt cũng là một nhân tố đẩy mạnh nhập khẩu. - Cơ sở hạ tầng: Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau, chính vì vậy mà nó chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống thông tin liên lạc. Khi mà cơ sở hạ tầng được tổ chức tốt hơn sẽ làm cho quá trình nhập khẩu diễn ra thuận tiện nhanh chóng, an toàn. Điều này làm giảm chi phí nhập khẩu cũng như tăng thêm tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. ở Việt Nam hiện nay, cơ sở hạ tầng đang ngày một cải thiện tốt hơn. Sự phát triển các đội tầu biển, máy bay, các tuyến đường sắt cũng như hệ thống dịch vụ giao nhận kho vận làm cho quá trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn, với phi chí ít hơn. Ngành bưu chính viễn thông cùng với hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm đang từng bước hoà nhập vào hệ thống toàn cầu, do vậy mà các vấn đề như thanh toán, tìm kiếm thị trường, mua bảo hiểm, ký kết hợp đồng được diễn ra dễ dàng hơn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng đang là mối quan tâm lớn của Nhà nước nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nhân tố này quyết định việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương thức thanh toán, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh không chỉ của một doanh nghiệp XNK mà là của tất cả các doanh nghiệp XNK nói chung. Sự biến đổi của nó sẽ có ảnh hưởng lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái thuận lợi cho nhập khẩu thì bất lợi cho xuất khẩu và ngược lại. ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng. Các hoạt động xuất nhập khẩu ngày nay sẽ không thực hiện được nếu không có hệ thống tài chính ngân hàng. Dựa trên mối quan hệ uy tín nghiệp vụ của mình các ngân hàng đã bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời với lòng tin của ngân hàng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với khối lượng lớn kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ hấp dẫn. ảnh hưởng bởi môi trường văn hoá, phong tục tập quán. Mỗi quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau. Thông thường các sản phẩm sản xuất ở nước nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa của nước đó. Do vậy khi nhập khẩu hàng hóa các doanh nghiệp cần bảo đảm tính phù hợp về văn hóa của hàng hóa nhập khẩu đối với thị trường tiêu dùng trong nước. Việc nghiên cứu về đặc tính văn hoá của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến việc bán hàng và quyết định đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. ảnh hưởng của môi trường chính trị, khoa học công nghệ. Cũng như môi trường luật pháp, kinh tế, môi trường chính trị, công nghệ cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi tiến hành hoạt động nhập khẩu. Sự ổn định chính trị của một nước cũng như quan hệ của nước đó với các nước khác có liên quan, ví dụ như lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam trước đây, đã hạn chế hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, không chỉ với Mỹ mà cả những nước có quan hệ thương mại với Mỹ. Môi trường công nghệ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu của một nước có trình độ công nghệ còn lạc hậu như Việt Nam. Bởi vì nếu biết khai thác sử dụng tốt sản phẩm công nghệ tiên tiến được nhập từ nước ngoài về, thì nó sẽ là yêu tố thúc đẩy nền công nghệ trong nước phát triển và ngược lại. b. Các nhân tố bên trong. Tình hình tài chính của Công ty. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động nhập khẩu. Theo quy định 57 ND của pháp luật, 200.000 USD là số vốn tối thiểu ban đầu khi thành lập doanh nghiệp để một doanh nghiệp được trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Một doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn thì sẽ nhập được sự ưu thế về sản phẩm, cũng như các lô hàng có trọng lượng lớn, như máy móc công nghệ hiện đại đắt tiền điều mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thực hiện được. Trong một bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển nền kinh tế còn thiếu vốn trầm trọng như hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu phải tích cực tìm kiếm các nguồn huy động vốn từ bên ngoài bằng hình thức vay hoặc liên doanh với nước ngoài, mới có thể đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nhập khẩu của mình từ đó nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của Công ty. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định, nó tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc kinh doanh, đồng thời nó cũng có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, nhân tố kinh tế xã hội và phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ quyết định đến loại hàng, số lượng hàng cũng như phong cách hình thức của hàng hóa kinh doanh nhập khẩu như vậy các doanh nghiệp kinh doanh XNK cần phải cân nhắc cận thận đến vấn đề này trước khi tiến hành kinh doanh XNK. Hệ thống giao thông vận tải liên lạc. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các nước với nhau nên đặc điểm nổi bật của nó là sự khác xa về mặt không gian, vì thế hoạt động này luôn gắn liền với hệ thống giao thông vận tải và liên lạc. Khi yêu cầu về cung ứng hàng hóa được đáp ứng kịp thời, chính xác thì sẽ là cơ sở tạo niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp. Vì thế, một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu không thể không quan tâm áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống giao thông vận tải phù hợp với hoạt động nhập khẩu của mình. Phần II Phân tích thực trạng hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ-Thương mại số 1 I. Khái quát về qúa trình hình thành và phát triển của Công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Dịch vụ Thương Mại số 1 ra đời ngày 26-9-1995 sau khi Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập, là đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty, công ty được thành lập từ việc sát nhập 4 đơn vị như xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Dệt, Tổng kho Dệt Đức Giang, xí nghiệp Dệt kim thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam và xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may thuộc liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu May. Đây là những đơn vị có hoàn cảnh ra đời giống nhau vào những năm đầu của thập kỳ 90 nhằm thu hút số cán bộ dôi dư thuộc cơ quan văn phòng Liên Hiệp các xí nghiệp Dệt và Liên Hiệp các xí nghiệp May. Sau 4 tháng hoạt động từ ngày 1-1-1996 đã xuất hiện dấu hiệu tổ chức của công ty không ổn định và lại có sự chia tách mới, cuộc chia này kéo dài suốt 2 năm kể từ tháng 5 năm 1996 đến 30-10-1996 kết qủa là: ngày 15-5-1996, xí nghiệp May Hà Nội được chuyển về công ty Dệt Vải công nghiệp, ngày 18-8-1997 xí nghiệp May Hồ Gươm tách ra hạch toán độc lập, ngày 20-4-1998 xí nghiệp May Thời Trang Trương Định sát nhập với xí nghiệp May Hồ Cươm, cuối cùng chỉ còn xí nghiệp Sản Xuất và Dịch Vụ Dệt trước đây ở lại và thêm một số lao động của Tổng Kho Đức Giang mang tên công ty Dịch Vụ Thương Mại số 1, tổng số vốn của công ty sau khi bàn giao chỉ còn 6 tỷ 650 triệu đồng, trong đó có 4 tỷ 825 triệu đồng là vốn lưu động, lao động có 85 người. 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Từ một công ty hoạt động trên hai lĩnh vực sản xuất dịch vụ, công ty chỉ còn hoạt động dịch vụ thương mại thuần tuý để thích ứng với nhiệm vụ này, công ty tiếp tực sắp xếp lại bộs máy tổ chức của công ty gồm: 2 phòng nhệm vụ, phòng tài chính kế toán và tổ chức hành chính, 5 cửa hàng, trung tâm bán buôn bán lẻ sản phẩm Dệt May, 1 nhà nghỉ 20 phòng khép kín. (Sơ đồ trang bên) Phòng nghiệp vụ 1: Có chức năng kinh doanh hàng nội địa các mặt hàng vải, sợi, hàng may mặc sẵn, vải Dệt kim, sợi dệt kim tuyn, len... với các phương thức bán buân bán lẻ, bán đại lý cho các Công ty đồng thời tại nguồn hàng bán lẻ tại các cửa hàng. Phòng nghiệp vụ 2: Là phòng chủ chốt của công ty thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Giám đốc giao, đó là kinh doanh nhập khẩu bông, xơ, tơ, sợi, kinh doanh nguồn sợi chính cho khách hàng truyền thống. Kết quả kinh doanh của phòng là quyết định sự tồn tại của công ty. Bởi vậy, phòng luôn được sự chỉ đạo chặt chẽ, trực tiếp của Ban Giám đốc, phòng được biên chế gọn nhẹ, có những chuyên gia về lĩnh vực bông sợi, hoá chất và có nghiệp vụ tốt trong những lĩnh vực xuất nhập, giao nhận hàng. Nhà nghỉ Hoa Lan: Nằm trên vị trí không thuận tiện cho kinh doanh, xa trâm tâm, xa khu thương mại, khách qua lại ít. Tuy vậy năm 2000 đã đạt kết quả chưa từng có từng có từ trước đến nay, bởi con số của năm 2000 là 250 triệu đồng và so với kế hoạch đạt 142%, so với năm 1999 vượt 47%. Phòng tổ chức hành chính: Với chức năng hành chính là quản lý con người phải giải quyết chế độ chính sách, quản lý tài sản công ty, phục vụ cho công tác kinh doanh, đồng thời quản lý một phần kinh doanh, đó là cho thuê mặt bằng và kinh doanh vải mex Phòng tài chính kế toán: tài chính kinh doanh như huyết mạch của cơ thể, nếu không làm tốt khâu này thì kinh doanh sẽ không thể đạt kết quả, trong công tắc thanh toán và ký kết hợp đồng mới. Phòng đã được chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, ngoài ra trong công tắc là việc của phòng, phòng đã phân công rõ ràng cho từng cán bộ trong từng lĩnh vực, theo dõi, kiểm tra đinh kỳ hàng tháng hoạt động kinh doanh của các phòng và các cửa hàng. 3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty. a. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh. Chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh hàng nguyên liệu phục vụ cho các công ty Dệt và các ngành khác nếu có nhu cầu. Về mặt hàng kinh doanh Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực để hoà nhập vào thị trường nhưng vẫn còn có nhiều nét riêng của thương nghiệp quốc doanh đó là: gắn kinh doanh với phục vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra, giá cả được niêm yết rõ ràng. Cùng với phương thức phục vụ tốt nên Công ty luôn giữ được chữ tín đối với khách hàng. Trong khâu bán lẻ, đã có nhiều cửa hàng bán đại lý ở các điểm trong các trung tâm thành phố, với sự chuyển dịch trong từng lĩnh vực kinh doanh. b. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty. Do Công ty có điểm bán hàng đặt ngay tại trung tâm thủ đô như cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm 16 Lý Nam Đế Hà Nội, cửa hàng giới thiểu sản phẩm 85 Cầu Đông Hà Nội, Trung tâm thời trang Dệt May19-21 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội, Trung tâm thời trang Dệt may ASEAN số 10 Phạm Ngọc Thạch Hà Nội, Trung tâm thời trang Quang Trung-Thành Phố Vinh-Nghệ An (đơn vị liên doanh) có một lợi thế rất lớn nằm tại đầu mút giao thông quan trọng, do đó đã thu hút được khối lượng lớn khách hàng trong và ngoài thành phố. Thị trường của công ty đã chia thành hai loại: Thị trường truyền thống: Đối với thị trường truyền thống Công ty đã có nhiều giải pháp thích hợp về chính sách với khách hàng, cập nhật kịp thời về giá cả đặc biệt là dịch vụ cung ứng kịp thời, nhất là khách hàng lớn như Dệt Nam Định, Dệt Kim Đông Xuân, Dệt Hà Nam, Dệt Hồng Quân .v.v.. nên đã duy trì và phát triển tốt. Thị trường tiềm năng: Công ty tăng cường mở rộng phạm vi kinh doanh, động viên khuyến khích việc khai thác thị trường mới, và thực tế năm 2000 Công ty đã đạt được một thành tích rất đáng khích lệ trong lĩnh vực này, đã nhập và tiêu thụ được trên 1000 tấn giấy và hạt nhựa đạt doanh số trên 10 tỷ đồng với lãi gộp trên 500 triệu đồng. Trong năm tới, Công ty sẽ tăng cường công tác tiếp thị hơn nữa nhằm tiến tới gia công bao bì để cung ứng cho các đơn vị sản xuất xi măng, tạo nên sự khép kín từ cung ứng nguyên liệu giấy, nhựa nhập và lấy sản phẩm bao bì để tiêu thụ. Công ty TRASCO đã quan hệ liên kết với đối tác Trung Quốc để kinh doanh phụ liệu, bước đầu đã tìm được phương thức kinh doanh hợp lý, tuy mới kinh doanh trên lĩnh vực này nhưng rất có triển vọng vì đây là một thị trường khá lớn còn bỏ ngỏ và nhu cầu của nó ngày càng một cao. Ngoài việc cung ứng vật tư hàng hóa cho các bạn hàng truyền thống, Công ty còn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu của các làng nghề, nắm chắc nhu cầu nguyên liệu sản xuất ở các khu vực này, những nguyên liệu trong nước sản xuất được, Công ty tổ chức đặt hàng cho các đơn vị trong nước sản xuất, những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được thì tổ chức nhập khẩu. Đây là một thị trường rộng lớn nếu Công ty biết khai thác và tận dụng tiềm lực của mình để xây dựng một thị phần mới đáng tin cậy với khách hàng. c. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. Kinh doanh nhập khẩu là chính cho công ty nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cả hiện hữu lẫn tiềm ẩn. Việc tồn tại cạnh tranh là có lợi cho nền kinh tế và người tiều dùng nhưng lại là nguy cơ tiêu diệt bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không đầu tư và nỗ lực hơn nữa trong việc duy trì thế vị trên thị trường. Sự thôn tính tranh giành người cung cấp và khách hàng diễn ra hàng ngày hàng giờ và vô cùng khốc liệt diễn ra giữa các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế cho thấy rằng mọi chi phí để lôi kéo một khách hàng mới sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí để giữ chân khách hàng cũ, vì vậy sự cố thủ, bảo vệ khách hàng cũ và mở rộng quy mô thu hút khách hàng mới đã làm cho cạnh tranh được đẩy lên định điểm. Đối thủ cạnh tranh của Công ty có rất nhiều và xuất hiện dưới nhiều hình thức cùng với cách thức cạnh tranh của mỗi đối thủ là khác nhau, điển hình nhất là những thương nhân buôn bán không cần chứng từ, hoá đơn, trốn thuế và giảm giá bán để cạnh tranh với Công ty. d. Đặc điểm về vốn, tài sản của Công ty. Đặc điểm về vốn và tài sản: Công ty TRASCO là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam nên nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn là vốn do Tổng công ty dệt may Việt Nam cấp và vốn tự có. Khi thành lập Công ty năm 1996: +Tổng số vốn kinh doanh: 6.650 triệu đồng. + Vốn lưu động là: 4.825 triệu đồng. Bởi vốn kinh doanh được cấp quá ít nên vốn kinh doanh phần lớn là vay Ngân hàng và CBCNV, năm 2000 Công ty phải trả lãi vay với tổng số tiền lãi vay trên 1 tỷ đồng. Về tài sản cố định: Cơ sở hạ tầng của công ty tại Hà Nội gồm trụ sở chính tại 20 đường Lĩnh Nam, quận Hai Bà Trưng và một số đơn vị kinh doanh nằm xung quanh thành phố như Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 16 Lý Nam Đế, Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 85 Cầu Đông, Trung tâm thời trang Dệt May 19-21 Định Tiên Hòang, Trung tâm thời trang Dệt May ASEAN số 10 Phạm Ngọc Thạch và Nhà nghỉ Hoa Lan. Hiện nay Công ty đang hiện đại hoá máy móc thiết bị cơ sở vật chất, điều này cho thấy sự định hướng đúng đắn, lâu dài trong qúa trình phát triển kinh doanh, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 4. Kết quả hoạt động của Công ty dịch vụ thương mại số I trong những năm qua. a. Tình hình thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Tổng công ty Dệt May giao cho về tăng cường phục vụ nhu cầu mặc trong nước và từng bước giành lại thị phần bị hàng ngoài nhập chiếm lĩnh, Công ty đã thành lập các trung tâm thời trang ở Hà Nội và liên kết với công ty thương mại thành phố Vinh để cùng nhau mở rộng các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị bán lẻ này chủ yếu là bán đại lý cho các công ty dệt may thuộc Tổng công ty và một số mặt hàng do Công ty khai thác. Việc mở cửa hàng bán lẻ của Công ty đã gây được có sức cạnh tranh đáng kể đối với hàng nhập lậu vì hàng của ta đã có nhiều tiến bộ về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng đảm bảo. Hiện nay khách hàng đã quen và ưa thích hàng may mặc sản xuất trong nước. Trong kinh doanh Công ty luôn coi trọng chất lượng phục vụ, kể cả khâu bán buôn và bán lẻ. Coi trọng chữ Tín. ý thức này được quán triệt trong toàn đơn vị. Mọi người đều nghiêm túc thực hiện. Nhờ vậy được khách hàng tin mến, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty. Hơn bốn năm hoạt động trong điều kiện khó khăn, đơn vị mới thành lập, thị phần còn nhỏ bé lại phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, song Công ty vẫn luôn giữ được bản sắc, phong cách làm ăn của một doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ đổi mới, sau đây là kết quả kinh doanh qua các năm mà Công ty đặt được: ĐV: Triệu đồng. Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Toàn công ty Trđó VP Toàn công ty Trđó VP Trđó VP Doanh thu cóVAT 90.733 80.841 104.716 100.210 104.914 133.536 Giá vốn 85.192 76.936 99.851 95.568 91.735 128.492 Lãi gộp 5.541 3.905 4.865 4.642 3.646 5.044 Thuế DT VAT 724 461 769 594 3.510 5.867 Khấu hao 632 228 602 235 360 384 Lãi trước thuế 705 234 314 311 189 250 Thu nhập b/q năm 0.760 0.900 1.473 1.647 Bảng 2. Doanh thu không có VAT kinh doanh qua các năm: Năm 1996: 75.566 triệu đồng, thu nhập bình quân tăng 49%. Năm 1997: 90.009 tr.đ, thu nhập bình quân tăng 76%. Năm 1998: 103.947 tr.đ, thu nhập bình quân tăng 90%. Năm 1999: 101.404 tr.đ, thu nhập bình quân tăng 147.3%. Năm 2000: 127.669 tr.đ, thu nhập bình quân tăng 164.7%. - Về xuất khẩu: Công ty tổ chức gia công các loại quần áo dệt thoi và dệt kim để xuất khẩu sang thị trường Đông âu. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. - Về nhập khẩu: Công ty đã ký hợp đồng nhập khẩu với hầu hết các nước trong khu vực như Châu á, Châu âu với nhiệm vụ này Công ty đã giao cho phòng nghiệp vụ 2 thực hiện, vì là khâu quan trọng nhất của Công ty hoặc có thể nói đây là yếu tố quyết định sự tồn tại của Công ty, như vậy phòng luôn được sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc để việc kinh doanh nhập khẩu của Công ty đạt kết quả cao nhất. Từ năm 1996 đến 2000, mặt hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là: + Bông nhập: 1.750 tấn. + Xơ nhập: 500 tấn. + Giấy kraft: 920 tấn. + Hạt nhựa: 108 tấn. + Sợi các loại: 1.352 tấn. Riêng mặt hàng giấy và hạt nhựa Công ty mới bắt đầu khai thác từ cuối năm 1999 nhưng năm 2000 đã đạt được một giá trị cao với 920 tấn giấy,108 tấn nhựa, đạt trên 10 tỷ đồng doanh thu với lợi nhuận cao, ngoài ra kết quả này đã góp phần tích cực bù vào giá trị các mặt hàng bị thiếu thụ của năm 1999. Riêng năm 2001, doanh thu đạt 152 tỷ đồng (đạt 101,33% so với kế hoạch), lợi nhuận trước thuế đạt 210 triệu đồng . Cụ thể ở các đơn vị như sau: Stt Các đơn vị Kế hoạch doanh thu năm 2001 (tỷ đồng) Thực hiện năm 2001 (tỷ đồng) Thực hiện so với kế hoạch (%) 1 Phòng NV1 31 30 97 Trong đó: -Văn phòng 29,76 - Cửa hàng 0,240 2 PhòngNV2 100,5 98,535 98 3 Phòng NV3 16 4 Trung tâm Dệt may 3 18 18,541 103 5 TTTT 61-63 Cầu Gỗ 2,4 2,278 95 6 Phòng TCHC 1 0,950 95 Trong đó: MEX 0,320 0,3 93,7 7 Nhà nghỉ Hoa Lan 0,250 0,29 116 Kế hoạch Tổng Công ty giao năm 2001 tăng 30% so với kế hoạch năm 2000, tăng 12,7% so với thực hiện năm 2000. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ trong hoàn cảnh công ty không được bổ sung vốn cho đến ngày 24/10/2001. b. Thuận lợi và khó khăn của Công ty: Những thuận lợi: Công ty đã có nhiều hệ thống cửa hàng trong các trung tâm thành phố như ở Hà Nội và cửa hàng liên doanh ở Nghệ An (Vinh). Mặt hàng kinh doanh của các cửa hàng là rất đa dạng về mẫu mã, số lượng để góp phần thuần lợi gây được sự chú ý và có ấn tượng đối với khách hàng. Công ty có nhiều bạn hàng lâu năm có nhu cầu lớn như các công ty Dệt May, các nhà làng nghề, công ty xi măng, các công ty sản xuất nhựa ... Đội ngũ cán bộ Công ty theo một hệ thống nhất định, luôn đoàn kết, hợp tác trong công việc nên Công ty rất thuận lợi trong việc giải quyết những khó khăn. Trong qúa trình kinh doanh, Công ty đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, Công ty đã được sự giúp đỡ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ... giúp Công ty có vốn để kinh doanh. Trong suốt những năm qua, Công ty đã xây dựng được uy tín với Ngân hàng, thực hiện các khế ước vay đúng thời hạn. Những khó khăn: Khó khăn lớn nhất của Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100596.doc
Tài liệu liên quan