MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. Lí luận chung về kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. 4
I. Cơ sở lí luận: 4
1.1. Bản chất kinh tế của thị trường tiêu thụ sản phẩm: 4
1.1.1 K/niệm: 4
1.1.2. Lý luận về phát triển thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp 4
1.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 7
1.2.1 Vị trí của kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 7
1.2.2. Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 9
1.2.3. Những thành công và thách thức đối với thị trường, kênh tiêu thụ nông sản phẩm ở Việt Nam 12
1.3. Những định hướng chủ yếu của thị trường kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam 14
1.3.1. Cơ sở của định hướng. 14
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu về thị trường, kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. 14
1.4. Đặc điểm kênh tiêu thụ: 18
1.5. Chức năng kênh tiêu thụ. 19
II. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn: 19
2.1. Đặc điểm: 19
2.2. Các luồng sản phẩm: 20
III.Thực trạng tiêu thụ thịt lợn ở VN . 21
CHƯƠNG II. Thực trạng chung về kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của công ty cổ phần thực phẩm nông sản thái Bình. 27
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình: 27
1.1. Quá trình hình thành công ty: 27
1.2. Quá trình phát triển của công ty: 28
1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty trong sản xuất kinh doanh. 29
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình. 35
1.5. Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt tại Thái Bình. 37
II. Tình hình hoạt động các khâu trong kênh tiêu thụ tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình : 39
2.1. Đối tượng tham gia tiêu thụ thịt lợn cho hệ thống công ty. 41
2.2. Hoạt động của các khâu trong kênh tiêu thụ của công ty. 42
2.2.1. Từ khâu thu mua sản phẩm lợn thịt của nông dân: 42
2.2.2. Khâu chế biến và kĩ thuật các khâu chế biến: 43
2.2.3. Khâu bảo quản sản phẩm lợn thịt: 44
2.2.4. Năng lực chế biến của công ty hiện nay: 44
2.3. Tình hình tiêu thụ thịt lợn nội địa của công ty. 45
2.4. Tình hình xuất khẩu thịt lợn năm của công ty . 47
2.4.1. Tình hình thịt lợn mảnh và bloc: 47
2.4.2. Thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa: 47
2.4.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn choai tỉ lệ nạc cao và lợn bloc mảnh. 48
2.4.4. Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh: 49
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn: 52
3.1. Biến động giá cả: 52
3.2. Công nghệ sinh học. 55
3.4. Công nghệ giết mổ: 55
3.5. Công nghệ chế biến bảo quản 56
CHƯƠNG III. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn của công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình. 57
I. Nhận xét và đánh giá tình hình chung của công ty. 57
1.1.Thuận lợi: 57
1.2. Khó khăn: 58
1.3. Những tồn tại, yếu kém chủ yếu trong công ty . 59
II. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện việc xuất khẩu sản phẩm thịt lợn đông lạnh của công ty: 59
2.1. Định hướng chế biến tiêu thụ xuất khẩu thịt lợn của công ty: 59
2.2. Nâng cao Hiệu quả chế biến và xuất khẩu thịt lợn: 60
III. Các giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn cho công ty. 61
3.1. Về thị trường. 61
3.2. Quy hoạch hệ thống chế biến: 61
3.3. Về cơ chế chính sách. 62
3.3.1. Về hỗ trợ vốn: 62
3.3.2. Giải pháp về chuyển giao công nghệ: 62
3.4. Các giải pháp khác: 63
3.4.1. Về trình độ đầu tư và hình thức đầu tư: 63
3.4.2. Về cán bộ lao động: 63
3.4.3. Về cơ chế quản lí: 64
3.4.4. Về thị trường tiêu thụ: 64
IV. Căn cứ đề xuất các phương hướng để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thị và thị trường xuất khẩu của công ty. 65
4.1. Biện pháp chính sách xuất khẩu thịt lợn: 65
4.1.1. Biện pháp: 65
4.1.2. Chính sách đối với sản xuất, chế biến xuất khẩu thịt lợn: 66
4.2. Nghiên cứu Thị trường tiêu thụ thịt lợn và công tác thị trường: 67
4.2.1. Thị trường trong nước: 67
4.2.2. Thị trường nước ngoài: 68
4.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của công ty 70
4.4. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh thịt lợn cần mở rộng: 71
4.4.1.Công ty VNG . 71
4.4.2. Kế hoạch nguồn nhân lực 72
4.4.3. Kế hoạch kênh phân phối . 73
4.4.4. Kế hoạch về vốn lưu động, doanh thu và lợi nhuận 74
4.4.5. Chiến lược Marketing 74
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
* Phó giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng.
* Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
* Phòng tổ chức-hành chính: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế... cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động...
* Phòng công nghệ cơ điện: Có nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý kỹ thuật, máy móc điện như máy bảo quản đông lạnh và các thiết bị khác.
* Phòng kinh doanh tiếp thị: Tìm nguồn hàng, lập kế hoạch ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp thực phẩm của công ty cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng kinh tế-kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, đời sống... lập các dự án, kế hoạch giá thành các sản phẩm trước khi đem ra tiêu thụ...
* Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện quy định, pháp luật nhà nước, quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên về kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm khi đem tiêu thụ trong và ngoài nước có độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
* Phân xưởng sản xuất chế biến thực phẩm nông sản: Là một phân xưởng của công ty chuyên sản xuất và chế biến thịt lợn đông lanh và các sản phẩm nông sản khác.
Đội xe vận tải: Làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm trước và sau khi chế biến đến nơi tiêu thụ theo các yêu cầu của bộ máy quản lí của công ty và theo đơn đặt hàng.
4 năm qua bộ máy công ty chú trọng việc đầu tư phát triển trên cả 2 lĩnh vực: Tăng cường cơ sở vật chất và xây dựng thương hiệu. Đến nay xí nghiệp Thực phẩm xuât khẩu Quang Bình Kiến Xương đã được nâng cấp, mở rộng gấp 2 lần so với ban đầu. Sản phẩm lợn sữa đông lạnh đã đạt huy chương vàng và dấu “chất lượng sản phẩm vì sức khoẻ cộng đồng”, giấy chứng nhận cơ sở “an toàn vệ sinh thực phẩm”, đạt tiêu chuẩn quốc tế HACCP. Năng lực sản xuất chế biến các sản phẩm đạt 1500 tấn/năm và sản phẩm này đã có mặt trên các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc... các siêu thị METRO, ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hệ thống các nhà hàng ăn uống 30/6 (Thành phố Thái Bình ) và cây nhãn ( Vũ Thư) đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ăn uống, hội nghị, đám cưới được nhiều khách hàng tín nhiệm.
Hệ thống bán buôn bán lẻ hàng thực phẩm công nghệ được đầu tư kho hàng, phương tiện vận chuyển, nâng cấp các cửa hàng bán lẻ. Từ đó đã giữ vững thị phần bán buôn trong tỉnh và bán lẻ tại thành phố với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Tại thị trấn Thẫm Vũ Thư công ty đã đầu tư trung tâm thương mại, sẽ trở thành siêu thị trong một vài năm tới. Toàn bộ việc đầu tư trong hơn 4 năm qua đã tạo thêm năng lực để tăng doanh thu, hiệu quả và tạo ra thế lực mới cho doanh nghiệp. Ngay trong năm 2006 công ty được cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận “ sở hữu trí tuệ logo công ty” và tổ chức quốc tế Mĩ cấp chứng chỉ HACCP. Đó là những đầu tư chiến lược để doanh nghiệp bước vào thị trường thời hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả của những đổi mới trên đây đã là nền tảng để công ty đạt những chỉ tiêu kinh tế xã hội mang tính chất bước ngoặt trong 4 năm qua.
- Tổng doanh thu bình quân 70 tỷ/năm tăng 85% so với 4 năm trước cổ phần, trong cuối năm 2008 do khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ thị trường Mĩ kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tác động đến thị trường tiêu thụ của công ty làm doanh thu giảm 5% so với cùng kì năm trước.
- Mặt hàng chủ yếu của công ty: Thịt lợn sữa đông lạnh bình quân 1500 tấn/năm, tăng 2 lần so với bình quân 4 năm trước cổ phần.
- Nộp ngân sách: bình quân 1,5 tỷ/năm tăng gấp 5 lần so với trước cổ phần.
- Thu nộp BHXH, y tế, kinh phí công đoàn : đạt 100% theo quy định.
- Trả cổ túc 100% theo nghị quyết đại hội cổ đông bình quân 170 triệu/năm.
- Thu nhập bình quân người lao động: 1,4 triệu/người/tháng tăng 50% so với trước cổ phần.
- Các quỹ xí nghiệp được hình thành, vốn điều lệ được bổ sung, tài sản doanh nghịêp được tăng cường, doanh nghiệp đã tham gia đóng góp các quỹ xã hội...
Phía trước là tương lai, tương lai bắt nguồn từ hiện tại. Để tiến nhanh, tiến vững chắc về phía trước trên con đường mới, công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình còn phải tiếp tục nỗ lực chủ động, tự tin và chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục những khó khăn, thách thức về vốn, về trình độ cán bộ quản lí điều hành, về cơ sở vật chất, công nghệ chế biến, chất lượng dịch vụ và nhất là những đòi hỏi khắt khe của thị trường và những cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
Công ty đã có một hành trình gần 50 năm, nay bước sang một hành trình mới, 4 năm qua mới là những bước khởi động. Nhưng tất cả hành trang ấy cùng với sự đổi mới của ngành thương mại VN, thương mại-du lịch Thái Bình, của môi trường KDSX ngày càng hoàn thiện và mở rộng, công ty cổ phần thực phẩm nông sản TB nhất định sẽ tồn tại và phát triển, vì lợi ích của nền kinh tế xã hội, của ngành thương mại, của doanh nghiệp và của mỗi cổ đông, mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.
Sau khi tách khỏi công ty thực phẩm nông sản Thái Bình, công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình đã đi vào hoạt động có những hiệu quả nhất định, bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định cần có biện pháp khắc phục.
Công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình được cổ phần hoá từ tháng 10/2004 trên cơ sở Công ty thực phẩm nông sản Thái Bình, với chức năng thu mua chế biến xuất khẩu thực phẩm đông lạnh và kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm công nghệ. Từ khi cổ phần hoá đến nay, bộ máy Công ty từng bước được kiện toàn và phát triển, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên đã góp phần tạo bước đột phá trong sản xuất kinh doanh: năm 2005 doanh thu đạt 64 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 71 tỷ đồng đem lại sự ổn định bền vững và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
khi cổ phần hoá, tổng tài sản và vốn của Công ty có 6,4 tỷ đồng trong đó vốn của Nhà nước là 1,9 tỷ, đến nay Công ty đã trả hết Nhà nước, 100% vốn do cổ đông đóng góp. Đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của Công ty mà không phải đơn vị nào cũng đạt được. Trong bối cảnh chuyển đổi cố phần hoá, cũng đồng nghĩa với chuyển đổi toàn bộ hệ thống quản lý từ cơ chế quản lý nhà nước sang cơ chế quản lý Doanh nghiệp, việc phân cấp phân quyền, phân công trách nhiệm giữa công ty và các chi nhánh gắn liền với quyền lợi của từng bộ phận, cá nhân, do đó buộc mỗi người phải nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao.
Để các hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và đi vào nền nếp, Công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp, điều lệ và quy chế làm việc, đồng thời đầu tư mới 3,5 tỷ đồng vào xây dựng, mua sắm, trang thiết bị và hệ thống kho, nhà xưởng đối với 5 đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu Quang Bình, Nhà hàng ăn uống dịch vụ 30-6, Nhà hàng ăn uống thị trấn Vũ thư, Cửa hàng thực phẩm nông sản Thành phố và 1 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định công việc thu mua và chế biến xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh là nhiệm vụ chủ đạo, chiếm khoảng 75% tổng doanh thu nên Công ty hết sức chú trọng phát triển Xí nghiệp thực phẩm xã Quang Bình. Hiện Xí nghiệp đã có hệ thống máy cấp đông công suất 7 tấn/ngày và 2 kho bảo quản lạnh dung tích 100 tấn thường xuyên trị giá hơn 2 tỷ đồng. Lợn sữa thu mua về đều được qua kiểm dịch sau đó mới đưa vào giết mổ, chế biến và qua các khâu bảo quản đông lạnh với quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế HACCP. Bình quân 3 năm từ sau cổ phần hoá, mỗi năm Công ty sản xuất và tiêu thụ 1.350 tấn thịt lợn sữa đông lạnh, tương đương với 2.700 tấn lợn hơi, khoảng 23 vạn con lợn sữa; tiêu thụ nội địa qua hệ thống phân phối Metro toàn quốc và xuất khẩu qua Trung Quốc, Hồng Kông, Malaisia... đem lại doanh thu bình quân 53 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn hộ gia đình ở nông thôn từ chăn nuôi lợn sữa.
Cùng với kinh doanh xuất khẩu thực phẩm, Công ty chú trọng đến kinh doanh đa năng, phát triển dịch vụ ăn uống giải khát và kinh doanh thực phẩm công nghệ. Năm 2007, Công ty đã tiêu thụ hơn 600 tấn bánh kẹo, 700 tấn đường, 100 ngàn chai rượu, 35 ngàn lít nước mắm, 100 tấn muối i-ốt từ mạng lưới đại lý trên toàn tỉnh, đạt doanh thu 18 tỷ đồng. Hai nhà hàng 30-6 (thành phố Thái Bình) và Cây nhãn (thị trấn Vũ thư) đã trở thành địa chỉ quen thuộc và tin cậy của nhiều người, doanh thu năm 2007 đạt 1,5 tỷ, tăng trưởng gấp 2 lần so với trước đây. Giải quyết việc làm ổn định cho hơn 130 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân 1,6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra Công ty còn có những có chế khen thưởng, động viên tinh thần cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình.
Sau bốn năm cổ phần hoá không những gặt hái cho Công ty những thành công không nhỏ mà còn đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước: Năm 2005 Công ty nộp ngân sách 2 tỷ, năm 2006 nộp 1,4 tỷ, năm 2007 nộp 1,8 tỷ đồng và được Cục Thuế Thái Bình đề nghị tuyên dương về thành tích xuất sắc chấp hành tốt pháp luật thuế. Được các cấp các ngành khen thưởng, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành thương mại trong nhiều năm, năm 2007 được trình đề nghị thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Sản phẩm của Công ty đạt Cúp thương hiệu của khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Huy chương vàng Hội chợ của Bộ nông nghiệp-phát triển nông thôn, được Cục Sở hữu trí tuệ Nhà nước cấp Chứng nhận Lô gô thương hiệu Công ty và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo lộ trình sau 4 năm cổ phần hoá, Công ty sẽ chuyển sang bước ngoặt mới để phát triển. Vì thế năm 2008 mục tiêu phấn đấu sẽ là nền móng của nhiệm kỳ tiếp theo: phấn đấu doanh thu đạt 90 tỷ đồng, trong đó thịt lợn đông lạnh sản xuất và tiêu thụ khoảng 1.200 tấn, doanh thu 60 tỷ, phấn đấu nộp ngân sách đạt 2 tỷ đồng. Hiện tại công ty đang nỗ lực triển khai các biện pháp hiệu quả trên cơ sở kế thừa và phát huy sở trường kinh doanh sẵn có, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng cường khai thác thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh trong thời gian tới.
Trong gần 5 năm cổ phần hóa, công ty cổ phần Thực phẩm nông sản Thái Bình đã có nhiều tăng trưởng trên các lĩnh vực: Doanh thu bình quân 60 tỷ/năm tăng 35% trước cổ phần hóa, sản lượng hàng hóa chủ lực lợn sữa đông lạnh xuất khẩu bình quân 1.400 tấn/năm (tăng 40%), đường và bánh kẹo đạt bình quân 1.000 tấn/năm, tăng 30%, dịch vụ ăn uống giải khát đạt 2,5 tỷ tăng 30%.
Nộp ngân sách Nhà nước bình quân 1,7 tỷ/năm (tăng 5 lần), nộp bảo hiểm 240 triệu/năm đạt 100% kế hoạch, thu nhập người lao động bình quân 1,5 triệu/tháng, các quỹ đầu tư, khen thưởng phúc lợi bình quân 200 triệu/năm, cổ tức đạt 100% nghị quyết đại hội cổ đông.
Đạt được kết quả trên đây do nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý điều hành, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ của tất cả các đơn vị trong công ty như luôn luôn mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước. Công ty có hàng chục doanh nghiệp lớn ở Hồng Kông, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng tiêu thụ thịt lợn đông lạnh, có trên 200 cơ sở đại lý trong tỉnh tiêu thụ đường, bánh kẹo và hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu ăn uống dịch vụ.
Đặc biệt trong năm 2006, công ty đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 6 tháng cuối năm 2006 công ty đã triển khai đào tạo kiến thức cho 100% cán bộ, nhân viên liên quan, xây dựng bộ quy trình kiểm soát từ nguyên liệu đến sản phẩm, 3 lần các cơ quan chuyên môn trong ngoài nước kiểm tra đánh giá. Ngày 03/01/2007 công ty đã chính thức nhận chứng chỉ HACCP do tổ chức Interte (Mỹ) cấp. Điều đó khẳng định uy tín chất lượng sản phẩm lợn sữa đông lạnh xuất khẩu, đồng thời có cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước khi nước ta gia nhập WTO.
Năm 2007 trên cơ sở những gì đã có, công ty tiếp tục đổi mới toàn diện, triệt để hơn. Trong phương hướng sắp tới, công ty chú trọng đầu tư chế biến các mặt hàng thực phẩm nông sản có nhiều lợi thế tại Thái Bình, đầu tư xây dựng các cửa hàng tiện ích, siêu thị tại thành phố Thái Bình, kinh doanh phân phối hàng hóa, thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng. Công ty chủ trương là thành viên liên kết của tổng công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) để nâng tầm doanh nghiệp, tham gia vào chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thụ của Tổng công ty tại Hà Nội với mục tiêu: Vừa tiêu thụ sản phẩm, vừa tiếp nhận hàng hóa của Tổng công ty tiêu thụ tại Thái Bình. Làm được các công việc trên đây, công ty sẽ có bước đột phá trong 2 năm (2007 - 2008) cả về thế và lực, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thưc, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững .
- Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004- 2008 của công ty như sau:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
2007
2008
1
Doanh thu
tr. đ
44000
64000
53.178
71.046
80.000
2
Mặt hàng chính
Lợn sữa chế biến
tấn
1.060
1.580
1.262
1.096
680
thịtlợnmảnh đông lạnh
tấn
1.011
1.500
1.300
1.202
700
thịt lợn mảnh sơ chế
tấn
1.500
1.650
1.500
1.700
1.600
3
Nộp ngân sách
tr. đ
1.010
2.000
1.410
2.300
2.800
4
Đầu tư mở rộng sx
tr. đ
500
600
3.000
1.058
600
5
thunhậpbình quân người/th
tr. đ
1.000
1.300
1.500
1.600
1.700
6
Cổ tức
tr. đ
8%
8%
10%
11%
11%
1.5. Khái quát tình hình chăn nuôi lợn thịt tại Thái Bình.
Chăn nuôi lợn có tầm quan trọng trong nông nghiệp của Thái Bình phải trong những năm qua tổng đàn lợn từ 500- 550 nghìn con, hệ số vòng quay đạt 1,5 vòng đã tạo ra sản lượng thịt lợn từ 42- 45 nghìn tấn/ năm. Trừ phần tiêu dùng nội bộ từ 60- 70% thì số lượng thịt lợn hàng hóa hàng năm có 14- 16 nghìn tấn cần tiêu thụ hết để thúc đẩy chăn nuôi tiếp tục phát triển.
Trong đàn lợn thịt của Thái Bình có tới gần 100% loại F1 vơi tỉ lệ thịt lợn đạt 28- 30% phải tương đối phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho Nga, đặc biệt trong 3 năm gần đây tỉnh có tỉ lệ nạc cao 48-50% phù hợp nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng về chất lượng (nạc cao mỡ thấp). Cũng trong đàn lợn của Thái Bình140-150 nghìn con lợn nái đẻ, với 8 con/nứa,2 nứa/ năm đã tạo ra đàn lợn sữa từ 2.2-2.5 triệu con/năm. Trừ số lợn để nuôi và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.Lượng lợn sữa hàng hóa từ 1.4- 1.7 triệu con tương đướng với 5000-6000 tấn /năm, riêng mặt hàng này rất cần thiết phải được xuất khẩu mới đảm bảo hiệu quả sản xuất không thể tiêu dùng nội địa được. Nếu không xuất khẩu được sẽ giảm sút đàn lợn,Giảm sút hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái.
Đặc biệt về công tác thú y, nhiều năm qua TB đã bảo vệ an toàn dịch bệnh. Đây là một thế mạnh xuất khẩu thịt lợn của tỉnh nhà.
Trong nhưng năm tới, khả năng nguồn thức ăn cho vụ đông với hàng hóa ngày càng tăng, dịch bệnh vẫn an toàn, thị trường tiêu thụ được thiết lập chắc chắn thì đàn lợn F1, lái và lợn tỉ lệ nạc cao sẽ phát triển tốt với mức 5-10%/ năm thì vẫn bảo đảm nguồn cho xuất khẩu và thỏa mãn nhu cầu nội địa.
Từ khi có chủ trương của tỉnh về tích cực phát triển thịt lợn ( gồm thịt lợn sữa và hướng nạc, lợn mảnh) thì tình hình sản xuất thịt lợn ở Thái Bình có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Theo cách thức sản xuất truyền thống ở Thái Bình phương thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng, quy mô nhỏ, gia đình. Nhưng trong một số năm gần đây phương thức chăn nuôi theo dạng gia đình trang trại, trại quy mô lớn chiếm tỉ trọng lên đến gần 50% số hộ chăn nuôi lợn. Phương thức chăn nuôi này sử dụng thức ăn chế biến công nghiệp và số lượng thức ăn vi lượng.
- Về chất lượng đàn lợn đã được nâng cao rõ rệt. Đàn lợn hiện nay trên 85% là lợn Móng Cái, lợn thịt 100% là F1 lai giữa lợn Móng Cái và lợn đực giống ngoại và lai ngoại. Tại trại giống lợn ông bà Đông Mỹ có quy mô, mỗi năm đã cung cấp hàng nghìn lợn lái bố mẹ chất lượng cao cho nhu cầu chăn nuôi lợn lái ngoại trong tỉnh.
- Thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn, trong thời gian ngắn từ năm 2000 đến nay có nhiều hộ nuôi lợn nái ngoại quy mô lớn từ 25-30 con trở lên. Trong đốc có một số ít hộ nuôi từ 50- 150 con lợn lái.
- Về thức ăn chăn nuôi lợn Thái Bình là tỉnh có nguyên liệu thức ăn rất lớn. Lượng lương thực sản xuất ra hàng năm khá lớn như thóc, ngô, khoai, đậu tương, cá... Để chủ động phát triển sản xuất chăn nuôi quy mô lớn.
- Về dịch vụ thú y: Thái Bình có đội ngũ cán bộ làm công tác thú y đến xóm, công tác quản lý thú y tương đối lề nếp, mặt khác do vị trí được sông biển bao bọc nên việc phòng dịch thuận lợi nên các ổ dịch được phát hiện kịp thời sử lí tốt, thuế thú y quản lí tốt có mạng lưới phân phối trên toàn địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu và phòng dịch cho gia súc gia cầm.
Trên cơ sở định hướng của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, con lợn sẽ được quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất quy mô, tập trung , hiện đại.
II. Tình hình hoạt động các khâu trong kênh tiêu thụ tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình :
Qua nghiên cứu thấy người chăn nuôi tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn chủ yếu qua thương lái (chiếm 90,6%) phần còn lại bán cho lò mổ hoặc những người dân địa bàn. Sau khi mua lợn thương lái bán cho lò mổ (4,77%), đa số thương lái mướn lò mổ để tự tiêu thụ.
Lợn thịt được sản xuất ở hộ chăn nuôi được bán chủ yếu cho người giết mổ tại địa phương (70 - 80%) và phần còn lại được bán thông qua người môi giới trung gian tới người buôn bán lợn hơi được vận chuyển tới các thành phố lớn và sau đó tới các công ty để chế biến (đông lạnh và chế biến) chủ yếu cho xuất khẩu (1 - 2%). Thịt lợn sau khi giết mổ một số được tiêu thụ trong ngày, mà chủ yếu là thịt tươi sống chưa qua chế biến. Riêng các hộ chăn nuôi ở huyện Kiến Xương Thái Bình do gần trung tâm nhà máy chế biến nên công ty gần như không mất chi phí vận chuyển hoặc rất ít chi phí vận chuyển .
Theo nghiên cứu và số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều tra tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực giáp Hà Nội thì kênh tiêu thụ thịt lợn hoạt động rất khác nhau từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng phải qua các khâu trung gian và tỉ lệ lợi nhuận và tiêu thụ sản xuất rất khác nhau ( theo sơ đồ 1 và 2 dưới đây có thể khái quát được tình hình tiêu thụ của cả vùng Đông Bằng Sông Hồng để từ đó hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn ở Thái Bình nói chung và ở Công ty nói riêng.
Các sơ đồ như sau:
2.1. Đối tượng tham gia tiêu thụ thịt lợn cho hệ thống công ty.
+ Người môi giới lợn hơi (lái lợn): Những người này làm nhiệm vụ để người chăn nuôi lợn và người mua (bao gồm người buôn bán trung gian lợn hơi và công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình) gặp gỡ trao đổi mua bán. Họ không bỏ vốn để kinh doanh, được hưởng hoa hồng thông qua việc môi giới. Họ làm môi giới không chỉ đối với thịt lợn tiêu thụ ngay trên địa bàn tỉnh và thị trường xuất khẩu. Người môi giới thường liên kết thành từng nhóm không chính thức theo khu vực địa lý. Trên thực tế đối tượng này không đăng ký kinh doanh, sự thoả thuận với các đối tác chủ yếu bằng miệng, không có văn bản pháp lý. Có thể nói đây là những người buôn bán thông tin trong kênh tiêu thụ thịt lợn.
+ Người buôn bán trung gian thịt lợn là hệ thống công ty. Chức năng của họ là mua bán lợn hơi từ những nơi khác nhau thông qua lái lợn để bán cho lò mổ gần các trung tâm thành phố lớn và chủ yếu là công ty ở khu nhà máy chế biến Kiến Xương. Địa bàn hoạt động của họ rất rộng không những trong phạm vi tỉnh mà còn giữa các tỉnh, các vùng. Những cai thầu hoạt động kinh doanh theo kiểu “không chính thức”, cũng như các đối tượng tham gia vào khâu tiêu thụ, các cơ quan Nhà nước như thuế vụ rất khó có thể xác định được doanh số kinh doanh của nó. Để có được nguồn hàng các cai thầu tổ chức một mạng lưới cung ứng hàng khá ổn định thông qua các lái lợn tại các vùng nông thôn chuyên thu gom lợn cho họ. Trong mọi trường hợp cai thầu thường có uy thế hơn và là người quyết định giá cả.
+ Hệ thống giết mổ:
- Nhà máy chế biến ở Kiến Xương : Công ty trực tiếp mua lợn hơi từ các cai thầu và mổ tại lò mổ khoảng từ 10 - 30 con một ngày. Sau đó họ chế biến bảo quản để tiêu thụ và bán sản phẩm chủ yếu các nhà hàng, những mặt hàng đạt yêu cầu thì đem xuất khẩu và đôi khi có thể trực tiếp bán lẻ cho các chủ kinh doanh thực phẩm thịt lợn .
Giá cả được hình thành chủ yếu do thị trường quy định. Đồng thời người chăn nuôi cũng thường tham khảo giá cả từ hàng xóm.
2.2. Hoạt động của các khâu trong kênh tiêu thụ của công ty.
2.2.1. Từ khâu thu mua sản phẩm lợn thịt của nông dân:
Công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình có chi nhánh thu mua và chế biến chính là cơ sở sản xuất Quang Bình Kiến Xương,tại đây các đơn vị xuống các xã huyện thu mua tại nông hộ hay thu mua qua thương lái đề về cơ sở để chế biến.
- Lợn con dùng làm nguyên liệu để chế biến lợn sữa đông lạnh phải được bắt ở vùng an toàn về dịch bệnh, con vật phải khoẻ mạnh, béo, lông da bóng mượt, không có dị tật, không quá xây xát, không có nốt đậu, không ghẻ lở, không bị cháy nắng đỏ da, không có các nốt sần đỏ do bị kiến, côn trùng, muỗi đốt.
- Trước khi đưa vào giết mổ cần được kiểm tra sống, nếu phát hiện những con có triệu trứng bệnh truyền nhiễm và quá gầy phải loại ngay không được đưa vào sản xuất.
- Thời gian chờ giết mổ sau khi nhập chuồng khoảng 5-6 tiếng. Không nên giết sớm quá ( nếu giết sớm thì thành phẩm sẽ bị đỏ) cũng không nên giết muộn quá vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới tỉ lệ thu hồi thành phẩm cũng như ảnh hưởng tới chất lượng mầu sắc của sản phẩm.
- Trọng lượng con đưa vào giết mổ phải tuỳ thuộc theo yêu cầu của khách mua hàng...Hàng xuất đi Hồng Kông thường có trọng lượng thành phẩm từ 3- 6 kg. Hàng xuất đi Trung Quốc Đại Lục có trọng lượng gần như hàng Hồng Kông, Hàng tiêu dùng trong nước có trọng lượng thành phẩm1,8- 3 kg, 6,1- 14 kg vẫn để dịch biên độ lớn hơn chút ít.
- Trước khi đưa vào giết mổ lợn phải được tắm rửa cọ cho sạch sẽ.
2.2.2. Khâu chế biến và kĩ thuật các khâu chế biến:
+ Kĩ thuật chọc tiết:
- Yêu cầu vết chọc tiết phải vào đúng giữa hầu, vết chọc tiết phải gọn và đảm bảo ra hết tiết, tuyệt đối không được chọc chéo vào sườn lợn làm rách sườn lợn.
- Lợn chọc tiết xong được cho vào bể, dùng nước rửa cho bớt dính máu, sau đó xếp lợn lên cho máu chảy nốt và rửa cho hết máu trước khi đưa vào làm lông.
+ Kĩ thuật giết mổ:
- Trước khi mổ phải kiểm tra đã được làm sạch mới đưa vào giết mổ.
- Vết mổ được mổ phải thật gọn, thẳng từ vết chọc tiết tới bẹn lợn dọc theo đường trắng giữa bụng lợn. Phanh bụng lợn ra dọc 2 bên cơ hoành sao cho để lại một phần cơ hoành và cắt lưng chừng cuống họng rồi cầm lấy toàn bộ lòng ra. Chỉ để lại 2 quả thận yêu cầu thận không bị dập nát và tuyệt đối không được rách màng thận). Đặc biệt lưu ý không được để cho mật vỡ dây vào lợn và không được để phân dây vào lợn. Toàn bộ lòng lợn lấy ra hết khỏi con lợn cho vào xô nhựa đưa ra ngoài khu vực làm lông.
2.2.3. Khâu bảo quản sản phẩm lợn thịt:
Sau khi chế biến công ty phải bảo quản đúng quy trình kĩ thuật chờ đến khi tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng hay đưa đi xuất khẩu.
* Bảo quản :
- Nhiệt độ kho bảo quản: -180C đến -220C.
- Trong kho yêu cầu xếp theo cỡ hàng và chủng loại hàng để dễ xuất hàng.
- Xếp hàng sao cho thoáng, dễ truyền nhiệt không nên xếp quá đầy.
- Nhiệt độ tâm sản phẩm khi bảo quản trong kho lạnh phải đảm bảo -120C đến -150C.
- Hàng giữ lâu trong kho phải tiến hành đảo từ ngoài vào giữa , từ trên xuống dưới.Có như vậy mới đảm bảo độ lạnh đồng đều cho tất cả các kiện hàng (tránh được việc lợn bị vàng, bị thối, hỏng) khi kho đang xả đá tuyệt đối không được mở cửa kho.
* Yêu cầu vệ sinh :
- Nhà xưởng yêu cầu đảm bảo vệ sinh công nghiệp và vệ sinh thú y.
- Cửa nhà xưởng đảm bảo khi sản xuất phải đóng kín tránh côn trùng( muỗi ruồi, kiến... bay dính vào sản phẩm.
- Ánh sáng đảm bảo lớn hơn 60 lux.
- Tiếng ồn không quá 90 dBA.
- Độ bụi trong không khí nhỏ hơn 1000 hạt/ cm3 KK.
- Độ ẩm nhỏ hơn 80%.
- Khí CO2 nhỏ hơn 0,1 mg/lít KK.
2.2.4. Năng lực chế biến của công ty hiện nay:
Công ty cổ phần thực phẩm nông sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22199.doc