MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.2. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại 5
1.2.1. Thẻ ngân hàng 5
1.2.1.1. Khái niệm và sự ra đời của thẻ ngân hàng 5
1.2.1.2. Phân loại thẻ 9
1.2.1.3. Tiện ích của thẻ ngân hàng 12
1.2.2. Nghiệp vụ phát hành thẻ 20
1.2.2.1. Các thành viên tham gia 20
1.2.2.2 Ðiều kiện được phép phát hành thẻ 22
1.2.2.3. Nguyên tắc phát hành 22
1.2.2.4 .Ðối tượng phát hành 23
1.2.2.5.Qui trình nghiệp vụ phát hành thẻ 23
1.2.3. Nghiệp vụ thanh toán thẻ 24
1.2.3.1. Các chủ thể tham gia 24
Hiệp hội các ngân hàng thanh toán và phát hành thẻ. 26
1.2.3.2.Qui trình nghiệp vụ thanh toán thẻ 27
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng 28
1.3.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng 29
1.3.1.1.Chiến lược phát triển sản phẩm 29
1.3.1.2.Chất lượng thẻ 29
1.3.1.3. Công nghệ 29
1.3.1.4.Nguồn nhân lực 30
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 30
1.3.2.1.Sự ổn định của môi trường kinh tế 30
1.3.2.2. Chính s ách quản lý nhà nước 30
1.3.2.3. Trình độ dân trí 31
1.3.2.4. Thói quen giao dịch qua ngân hàng của người dân 31
Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM. 32
2.1. Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển. 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank. 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại trung tâm thẻ tại VPBank. 39
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại VPBank. 47
2.2.1. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ. 49
2.2.2. Thực trạng thanh toán thẻ. 54
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động thanh toán thẻ tại VPBank. 57
2.3.1. Kết quả đạt được. 57
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 64
2.3.2. 1. Hạn chế 64
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM 72
3.1. Ðịnh hướng phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 72
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 75
3.2.1 Giải pháp phát triển nghiệp vụ phát hành 75
3.2.2 Giải pháp phát triển thanh toán thẻ 80
3.3. Một số kiến nghị 84
3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước 84
3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 86
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ 88
KẾT LUẬN 89
93 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến lược phát triển phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đây là mảng dịch vụ không chỉ VPbank mà các Ngân Hàng khác cũng đang hướng tới. VPB phấn đấu có mạng lưới chấp nhận thanh toán rộng, khả năng kết nối với các hệ thống khác. Phấn đấu lượng thẻ phát hành 1.000.000 thẻ năm 2010; mạng lưới của VPbank 800 đến 1000 ATM và 2.500 POS năm 2010..
Sơ đồ các phòng ban và mối quan hệ GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM THẺ VÀ DỊCH VỤ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
TECHCOMBANK
PHÒNG
VẬN HÀNH
PHÒNG
BÁN VÀ TIẾP THỊ
PHÒNG
DV THẺ TÍN DỤNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM
KIỂM SOÁT TÍN DỤNG
CHUẨN CHI VÀ CẤP PHÉP
BẢO MẬT VÀ AN NINH THẺ
THU THANH TOÁN NỢ
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
XỬ LÝ DỮ LIỆU
PHÁT HÀNH THẺ
SAO KÊ TÀI KHOẢN
DỊCH VỤ CUNG ỨNG
BÁN HÀNG
DỊCH VỤ
ĐVCNT
MARKETING
CHỦ THẺ
LIÊN KẾT
MARKETING
QUẢNG CÁO VÀ XÚC TIẾN
TÍN DỤNG
DỊCH VỤ VÀ LIÊN KẾT
SẢN PHẨM THẺ
TỔ CHỨC THẺ QUỐC TẾ
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THẺ
DỊCH VỤ
ATM
KẾ TOÁN ĐVCNT
KẾ TOÁN
CHỦ THẺ
INTER-
CHANGE
CÂN ĐỐI
TÀI KHOẢN
KHO THIẾT BỊ, VẬT TƯ THẺ
VĂN PHÒNG,
HÀNH CHÍNH
ĐÀO TẠO
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh thẻ ngân hang Vpbank)
- Giám đốc Trung tâm thẻ: phụ trách Thẻ, các dịch vụ thanh toán thẻ và phụ trách mảng tín dụng thẻ.
- Phòng thẻ tín dụng: Đảm nhận nhiệm vụ cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẩm định các khoản vay qua đó đưa ra các quyết định cho vay, đây là phòng đưa ra các quyết định cuối cùng về các khoản vay của khách hàng.
- Phòng phát triển sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm mới qua đó trình lên ban giám đốc để qua đó đưa vào triển khai sản phẩm mới.
- Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán, chuyển khoản cho các tài khoản đổ lương, các tài khoản cá nhân, kiểm tra hệ thống thanh toán thẻ của Techcombank
- Phòng vận hành: Sản xuất thẻ, điều khiển hệ thống POS, phụ trách, kiểm tra các cây ATM.
- Phòng bán tiếp thị: Tìm kiếm khách hàng làm thẻ, trả lương qua tài khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng vay tiêu dùng, mua ô tô, thấu chi
- Phòng thu hồi nợ: thực hiện nhắc nợ, có trách nhiệm thu các khoản nợ của cá nhân vay tiêu dùng.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam những năm gần đây.
Năm 2007 là năm mà hệ thống các ngân hàng gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động. Hầu hết các NHTMCP đều tăng vốn điều lệ, và bán cổ phần chiến lược cho các cổ đông nước ngoài. Nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh, NHCP và ngân hàng liên doanh với nước ngoài đều kinh doanh có lãi.
Trong bối cảnh đó, vượt qua giai đoạn khủng hoảng 1997-2004, VPBank đã vươn lên khẳng định được mình, với uy tín thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài chính lành mạnh và chất lượng hoạt động được kiểm soát tốt. Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng.
Trong năm 2007 VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài như: duy trì hoạt đông của Ban dự án Core Banking T24; duy trì hoạt động của Trung tâm Thẻ; đầu tư vào hệ thống ATM, phát triển mạng lưới chi nhánh Nếu không có các khoản đầu tư đó, lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên việc đầu tư vào các yếu tố hạ tầng công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một vị thế cạnh tranh tốt cho VPBank trong tương lai.
Kết quả kinh doanh Đơn vị: Triệu VND
Kết quả kinh doanh
(Trong năm)
2007
2006
2005
Tổng thu nhập hoạt động
1.247.122
712.450
470.226
Tổng chi phí hoạt động
(781.121)
(481.210)
(394.017)
Lợi nhuận trước thuế
313.000
156.000
76.209
(Theo nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2007 VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn 313 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng.
Trong năm 2007 tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước:
+ Tỷ lệ an toàn vốn là 21% (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%).
+ Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức qui định tối thiểu là 25%);
+ Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%).
Các chỉ tiêu về tài sản Đơn vị: Triệu VND
Các chỉ tiêu về tài sản
(Đến 31/12)
2007
2006
2005
Tổng Tài sản có
18.231.000
10.242.000
6.093.163
Tiền huy động
15.355.000
9.065.000
3.178.389
Cho vay
13.217.000
8.010.300
3.014.209
Vốn cổ phần
2.299.800
1.542.200
309.386
(Theo nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank)
Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản Có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006; Tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng,, tăng 157% so với cuối năm 2006.
*. Công tác huy động vốn:
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Biểu 1: Huy động vốn tại Vpbank 2005 –2007 Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Tổng kết hoạt động Vpbank năm 2007)
Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng) tăng 149% so với cuối năm 2006; Vốn huy động từ TCKT và dân cư là 12.941 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm 2006; Vốn ủy thác đầu tư (dự án tài chính nông thôn ) là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006.
*. Hoạt động tín dụng
Nhờ việc mở rộng nguồn vốn, Ngân hàngngoài quốc doanh Việt nam đã không ngừng tăng trưởng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
Ðể thấy rõ hơn hoạt động tín dụng của VPBank trong năm 2007, chúng ta sẽ nhìn nhận hoạt động đó thông qua cơ cấu dư nợ của ngân hàng theo kỳ hạn và theo tiền vay:
Cơ cấu cho vay tín dụng tại Vpbank năm 2007 Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ các loại
3.297.883
5.006.598
13.323.681
Dư nợ ngắn hạn
1.688.767
2.488.445
6.959.529
Dư nợ trung và dài hạn
1.607.058
2.518.153
6.364.152
(Theo nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank)
Biểu 2: Tỷ trọng dư nợ tại Vpbank theo khu vực
(Theo nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vpbank)
Trong hoạt động tín dụng, VPBank luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu cho khách hàng. Mặc dù các khoản huy động trung và dài hạn luôn gây khó khăn cho các ngân hàng không chỉ đối với VPBank. Nhưng theo cơ cấu dư nợ thì ta có thể thấy VPBank đã đáp ứng được 48% các khoản vay trung và dài hạn. Ðây được coi là sự cố gằng và thành công của ngân hàng khi mà cầu về nguồn vốn này trong các doanh nghiệp là rất lớn. Với tình hình kinh tế khó khăn trong suốt mấy năm gần đây thì khoản dư nợ bằng VNÐ chiếm 95% trong cơ cấu dư nợ theo tiền vay đã một lần nữa khẳng định VPBank đang và sẽ ngày càng phát triển tốt hơn và hoàn thiện hơn trong thời gian sắp tới.
*. Các nghiệp vụ khác:
Với sự vươn lên không ngừng, VPBank không chỉ tập trung vào những nghiệp vụ cơ bản mà còn phát triển các nghiệp vụ trung gian như: nghiệp vụ thu, chi, chuyển tiền cho khách hàng, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... và đặc biệt hiện nay ngân hàng đang tiến hành hoàn thiện để đưa vào dịch vụ thẻ phục vụ khách hàng. Trong đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế được coi là thế mạnh của ngân hàng với 2 lần đạt danh hiệu ngân hàng có tỷ lệ điện chuẩn cao trong thanh toán quốc tế. Năm 2007, doanh số mở LC nhập khẩu đạt 52 triệu USD, tăng 9 triệu USD so với thực hiện năm 2006. Doanh số chuyển tiền nước ngoài cả hệ thống đạt 43 triệu USD tăng 6 triệu so với thực hiện năm 2006. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007, tổng doanh số mua ngoại tệ là 611 triệu USD tăng 140 triệu USD, tổng doanh số bán ngoại tệ 512 triệu USD tăng 103 triệu USD so với thực hiện năm 2006. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007 đạt 3.6 tỷ đồng. Hoạt động kiều hối: doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.
Từ những số liệu trên có thể nhận thấy sự gia tăng ngày càng nhanh chóng và định hướng phát triển VPBank thành ngân hàng bán lẻ đang và sẽ được ngân hàng thực hiện hoàn thiện và cải tiến ngày càng rõ hơn trong tương lai không xa.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại VPBank.
Hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam được bắt đầu vào những năm đầu của thập kỷ 90, thế kỷ trước với sự tham gia đầu tiên của Vietcombank. Tiếp đó là sự thâm nhập thị trường của ANZ, Eximbank vào năm 1996 - 1997, và hàng loạt các ngân hàng khác sau đó. Hai năm sau từ khi hoạt động thanh toán thẻ xuất hiện tại Việt Nam, doanh số một năm đã đạt đến 200 triệu USD/ năm, tốc độ thanh toán thẻ tăng trung bình 300%/năm. Những năm sau đó, thị trường thẻ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực khiến thanh toán thẻ giảm rõ rệt. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn tích cực mở rộng mạng lưới thanh toán. Đến cuốI năm 2007, cả nước đã có 4.500 ATM và 22.000 POS được lắp đặt.
Hiện nay, các loại thẻ thanh toán quốc tế đã được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam gồm: Visa, Mastercard, Amex, JCB, Dinner Clubcó nhiều ngân hàng Việt Nam cũng như ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tham gia tổ chức thẻ quốc tế, đây là cách thức để các ngân hàng củng cố vị thế, xây dựng cho mình nền tảng phát triển vững chắc hơn trong thị trường thẻ đầy sôi động.
Trong hơn 10 năm qua, thị trường thẻ cũng đã có ít nhiều thăng trầm, song nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2004, dưới sự bảo trợ của Vietcombank, VPbank đã tham gia kí hợp đồng làm thành viên phụ của tổ chức thẻ Master Card cùng 10 Ngân hàng khác là Techcombank, NH Quân đội, VIB Bank, Ngân hàng Marry time bank, Habubank, NH Nhà TP HCM, NH Bắc Á, NH Tân Việt, NH liên doanh ChohungVina. Hiện nay con số Ngân hàng tham gia vào liên minh nói trên là 18. Tuy nhiên trung tâm thẻ VPbank mới đi vào hoạt động chuyên biệt vào cuối năm 2006. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo nên khi vừa ra mắt thị trường, sản phẩm thẻ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùng. Vào 31/12/2007 VPbank phát hành trên 11.000 thẻ, lắp đặt trên 420 điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Với mức tăng trưởng cao hiện nay sản phẩm thẻ của VPbank dần khẳng định vị thế của mình. Cùng với sự quan tâm của mọi thành viên VPbank cho hoạt động phát triển thẻ, ngân hàng đã từng bước hoàn thiện nghiệp vụ, tổ chức bộ máy hoạt động của trung tâm thẻ, triển khai thành công sản phẩm thẻ ghi nợ được sử dụng vốn thuận tiện, nhiều tính năng công nghệ ưu việt sản phẩm thẻ của VPbank được đánh giá cao, có hệ thống chấp nhận thanh toán rộng, bao gồm hàng trăm máy ATM và hàng ngàn điểm chấp nhận thanh toán của VPbank, Vietcombank và 15 ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Tiến tới Vpbank sẽ hoà vào hệ thống thanh toán thẻ của tất cả các ngân hang có mặt ở Việt nam. Ðể hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm thẻ VPbank, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu hai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của trung tâm.
2.2.1. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ.
Các loại thẻ do VPbank phát hành.
*. Thẻ ghi nợ nội địa(Autolink Card)
Từ cuối năm 2006, Vpbank bắt đầu phát hành thẻ ghi nợ nội địa Autolink card. Đây là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt. Chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản thẻ và sử dụng trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình. Đây là phương tiện thay thế tiền mặt tiện lợi và an toàn dùng để thanh toán hàng hóa/dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ có trưng biểu tượng VPBank; rút tiền mặt tại hệ thống ATM của VPBank và liên minh Vietcombank trên cả nước. Thời hạn sử dụng: 10 năm. Hạn mức rút tiền mặt/ngày: 20,000,000 VND. Số dư tối thiểu là 50.000 VND. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt/thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại bất kỳ các máy rút tiền tự động ATM của VPBank và liên minh Vietcombank trên cả nước. Với thẻ này khách hàng sẽ được bảo vệ an toàn, tránh được những phiền phức về tiền rách, tiền giả, tiền lẻ... và các rủi ro về tiền mặt . Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thực hiện các dịch vụ ngân hàng tự động khác tại các máy ATM của VPBank như: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, in sao kê giao dịch, tra cứu thông tin ngân hàng... được hưởng lãi suất trên số dư trên tài khoản thẻ ghi nợ nội địa VPBank AutoLink: 0,28%/tháng. Đây là công cụ hữu hiệu giúp công ty, doanh nghiệp, tổ chức giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc chi trả lương , thưởng... cho nhân viên.
*. Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Platinum MasterCard Credit Card.
Thẻ ghi nợ VPBank Platinum EMV MasterCard là loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV (Europay – MasterCard – Visa) giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ. Chủ thẻ được cấp trước một khoản tín dụng để thanh toán/rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. Đây là thẻ mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi từ 16 - 45 ngày hoặc có thể trả chậm mỗi tháng 5% số tiền đã chi tiêu nhưng phải chịu phí tài chính. Thẻ có tính năng mua hàng qua internet, đặt hàng qua thư, qua điện thoại... .(Khách hàng có thể đăng ký dịch vụ này với ngân hàng khi có nhu cầu). Thời hạn sử dụng: 5 năm và hạn mức chi tiêu/ngày: 50,000,000 VND.
*. Thẻ ghi nợ quốc tế Platinum MasterCard Debit Card.
Ngày 04/07/2007 Vpbank phát hành thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Platinum MasterCard. Đây là loại thẻ đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV (Europay – MasterCard – Visa) giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ. Phát hành trên cơ sở khách hàng có tài khoản thẻ tại VPBank, theo đó chủ thẻ có thể thanh toán/rút tiền mặt trên cơ sở số tiền mình có trong tài khoản. Đây là phương tiện thay thế tiền mặt tiện lợi và an toàn dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ, ATM có trưng biểu tượng MasterCard trên toàn thế giới. Thời hạn sử dụng thẻ là 5 năm. Hạn mức rút tiền mặt/ngày: 30,000,000 VND (ba mươi triệu đồng). Số dư tối thiểu trên tài khoản thẻ: 20,000,000VND. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 24 triệu điểm chấp nhận thẻ MasterCard như: Siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ... tại Việt Nam và hơn 220 quốc gia trên thế giới. Chủ thẻ chính có thể yêu cầu phát hành đến 5 thẻ phụ. Tài khoản thẻ được hưởng lãi suất trên số dư trên tài khoản thẻ VPBank Platinum MasterCard: 0,3%/tháng.
*. Thẻ VPBank MC2 MasterCard
Ngày 21/12/2007 ra mắt thẻ VPBank mc2 MasterCard, là thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới. Sản phẩm thẻ được thiết kế độc đáo, với đường cong quyến rũ và khách hàng có thể tự lựa chọn màu sắc theo sở thích. Thẻ VPBank MC2 EMV được bảo mật hơn nhờ tính năng bảo mật trên cơ sở chip. Thẻ VPBank MC2 MasterCard được chấp nhận tại hơn 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM trên toàn cầu. Do có thể sử dụng toàn cầu nên chủ thẻ có thể giảm thiểu được rủi ro bởi sự lên xuống của tỷ giá và khách hàng chỉ cần mang theo một số lượng nhỏ tiền mặt khi đi ra nước ngoài. Chủ thẻ được hưởng các ưu đãi giảm giá đặc biệt tại các cửa hàng thời trang, nhà hàng, các trung tâm mua sắm, các Spa, và rất nhiều điểm chấp nhận thanh toán tại Việt Nam. Nếu thẻ của chủ thẻ bị thất lạc hay mất trộm, ngân hàng có thể “khóa” chip lại và ngăn cản việc sử dụng của nó ngay khi việc thông báo mất trộm/thất lạc thẻ được thông báo cho ngân hàng.
Tình hình phát hành thẻ trong năm 2007
Ngày 08/01/2004, VPBank Ký kết Hợp đồng Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ MasterCard International (cùng 10 NHTM khác gồm NH Kỹ Thương VN (Techcombank), NH Quân đội (MB), NH TMCP Nhà Hà Nội (HABUBANK), NH TMCP Hàng Hải (MSB), NH Nhà HCM (Housing Bank), NH Quốc tế, NH Bắc Á, NH Tân Việt, NH Việt Á, NH liên doanh Chohung VINA) dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Tuy nhiên đến tận cuối năm 2006 trung tâm thẻ Vpbank mới chính thức đi vào hoạt động và bắt đầu tham gia vào thị trường phát hành thẻ. Trung tâm Thẻ thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụ kinh doanh thẻ cần có trên thị trường thẻ, tham gia làm đại lý thanh toán cho thẻ quốc tế VISA, Master, Amex, JCB... phát hành thẻ Autolink, MasterCard, thẻ MC2 MasterCard... đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Thẻ do Vpbank phát hành có thể được sử dụng trên hệ thống ATM và các điểm chấp nhận thẻ của VPbank cũng như các Ngân hàng khác trong liên minh thẻ của Vietcombank. Qua hơn 3 năm qua, hoạt động kinh doanh thẻ của VPbank không ngừng phát triển, số lượng thẻ phát hành ngày càng tăng mạnh.
Bảng: Kết quả kinh doanh thẻ tại VPbank
STT
Nội dung
Đơn vị tính
2006
2007
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1
Thẻ Autolink
Thẻ
1.254
2.458
5.720
7.923
10.028
Thẻ Debit card
Thẻ
0
0
0
115
261
Thẻ Credit card
Thẻ
0
0
0
240
510
Thẻ MC2
Thẻ
0
0
0
0
91
2
doanh số giao dịch chủ thẻ do VPB phát hành
trVNĐ
5.235
11,142
35,723
52,178
80,164
3
Doanh số giao dịch tại đại lý VPbank
trVNĐ
2,456
6,560
20,437
32,966
62,796
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh thẻ Vpbank)
Tuy hoạt động phát hành thẻ tại Vpbank bắt đầu từ năm 2006, nhưng có thể coi năm 2007 là năm đầu tiên chính thức đi vào hoạt động và đã có sự đột phá về số lượng thẻ. Nhiều loại hình thẻ mới được phát hành: Ngày 04/07/2007 cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Platinum MasterCard Credit Card và thẻ ghi nợ quốc tế Platinum MasterCard Debit Card; ngày 21/12/2007 phát hành thẻ MC2 MasterCard. Đây là loại thẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn do áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV (Europay – MasterCard – Visa) giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ.
Biểu 3: Tốc độ tăng trưởng thẻ tại Vpbank 2007 Đơn vị: Thẻ
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh thẻ Vpbank)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, tuy mới đi vào hoạt động nhưng lượng thẻ phát hành của Vpbank trong năm 2007 đã đạt được một bước tăng trưởng ấn tượng: khoảng 11.000 thẻ. Tốc độ tăng trưởng cao: Quý II tăng 3.300 thẻ so với quý I (tăng 230%); quý III tăng 45% so với quý II ( từ 5720 thẻ lên 8300 thẻ); quý IV tăng trên 30% so với quý III (tăng từ 8300 thẻ lên 10800 thẻ).
Biểu 4: Tình hình phát hành thẻ theo khu vực
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh thẻ Vpbank)
Biểu 5: Tình hình phát hành thẻ theo loại năm 2007
(Theo nguồn: Phòng kinh doanh thẻ Vpbank)
2.2.2. Thực trạng thanh toán thẻ.
Trên nền tảng công nghệ hiện đại, dưới sự trợ giúp của hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ, cùng với việc cung cấp thêm 2 dịch vụ mới là tài khoản tiết kiệm và ứng trước tài khoản cá nhân, đã khiến thẻ VPBank nhanh chóng được thị trường đánh giá là một trong những thẻ tiện ích nhất, thu hút một khối lượng lớn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào thị trường thẻ VPbank. Doanh thu từ thanh toán thẻ của VPbank đã lên tới hơn 150 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Đằng sau con số này là sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ rất trẻ của VPbank và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, đảm bảo hệ thống thanh toán thẻ có thể thực hiện được 24h/24h, mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và người sử dụng.
Biểu 6: Doanh thu từ dịch vụ thẻ trong các năm 2007
(Nguồn: Trung tâm Thẻ VPbank)
Tính đến cuối năm 2007, tổng doanh thu từ dịch vụ thẻ là khoảng 150 tỷ, đây là một thành tích rất ấn tượng cho năm đầu hoạt động. Tốc độ tăng trưởng doanh thu rất cao, quý sau tăng gấp 2 lần so với quý trước. Giao dịch của thẻ Vpbank phát hành là lớn hơn so với thẻ do các ngân hàng trong liên minh phát hành. Số lượng thẻ phát hành tăng lên kéo theo là sự tăng lên về doanh thu, mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho Trung tâm thẻ nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Tín hiệu này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về kinh doanh thẻ của VPbank trong thời gian tới. Và khả năng đó là hoàn toàn có thể xảy ra với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng hiện đại cũng như sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên VPbank trong việc giới thiệu thẻ VPbank tới khách hàng cũng như phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Tình hình phát triển đại lý chấp nhận thẻ của VPbank
Phát triển mạng lưới các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ là mục tiêu quan trọng của VPbank trong chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán thẻ. Trước tình hình cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng thuộc Việt Nam và các Ngân Hàng Nước ngoài, VPbank đã đưa ra các chương trình phát triển và mở rộng mạng lưới của mình. Cùng với tổ chức thẻ quốc tế Master card, VPbank có chương trình khuyến khích cho các cán bộ bán và tiếp thị POS nhằm mở rộng mạnh lưới thanh toán thẻ của VPbank, đồng thời ngoài đội ngũ nhân viên hiện có ngân hàng cũng có kế hoạch triển khai đội ngũ cộng tác viên trong tiếp thị mở rộng mạng lưới đại lý. Trong năm 2007 VPbank đã có khoảng 900 CSCNT, lắp đặt được 170 máy ATM, tập trung chủ yếu tạI các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..
Biều 7: Phân bổ máy ATM của VPbank tại các khu vực năm 2007
(Nguồn:Theo số liệu Wesite Vpbank)
Mạng lưới đại lý thuộc trung tâm thẻ VPbank đa dạng bao gồm các loại hình như các điểm ATM rút tiền mặt của các chi nhánh VPbank, khu vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, vận tải, giải trí, các cửa hiệu bán lẻ, các trung tâm thương mại Do mới đi vào hoạt động lên Vpbank mới chỉ tập trung lắp đặt ATM và các điểm thanh toán thẻ tại Hà Nội (96/170 máy ATM = 55%), Hồ Chí Minh ( 35/170 máy ATM = 20%) và các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, HuếMức độ lắp đặt máy của Vpbank có mức tăng trưởng cao hơn so với các ngân hàng khác. Hiện nay VPBank ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank.
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động thanh toán thẻ tại VPBank.
2.3.1. Kết quả đạt được.
Trong quá trình ra đời và trưởng thành, ngân hàng thương mại Ngoài quốc doanh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu. Những thành công có được hôm nay là từ sức mạnh ý chí của cả tập thể để đem đến sự thân thiện và tin cậy cho khách hàng. Hoà vào không khí chung cả tập thể lớn, trung tâm thẻ của ngân hàng cũng đã góp sức mình nhằm phát triển hoạt động thẻ cho cả ngân hàng, đem đến cho ngân hàng những kết quả đầy triên vọng trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.
Năm 2004, VPbank chính thức trở thành hội viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. Việc trở thành hội viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam giúp VPbank đóng góp nhiều hơn cũng như nhận hỗ trợ từ Hiệp hội và các Ngân hàng bạn để đưa hoạt động thanh toán thẻ của VPbank ngày càng phát triển.
Kể từ khi gia nhập thị trường thẻ, VPbank nói chung cũng như Trung tâm thẻ nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
+ Phát triển công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
Ngày 24/4/2006, VPBank chính thức ký Hợp đồng mua phần mềm hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ). Hệ thống Core Banking mới là nền tảng công nghệ để VPBank phát triển các sản phẩm, dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7572.doc