Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

 

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 9

1.1 Một số khái niệm cơ bản 9

1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 9

1.1.2 Giáo dục và giáo dục phổ thông 10

1.1.3 Vai trò của giáo dục phổ thông trong phát triển kinh tế - xã hội 11

1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 13

1.2.1 Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 13

1.2.2 Các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 14

1.2.2.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước 14

1.2.2.2 Nguồn thu để lại 15

1.2.2.3 Nguồn vốn đóng góp của nhân dân 15

1.2.2.4 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 15

1.2.2.5 Các nguồn vốn đầu tư khác 15

1.2.3 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 15

1.2.3.1 Chi thường xuyên 16

1.2.3.2 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 16

1.2.3.3 Chi chương trình mục tiêu 16

1.3 Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 17

1.3.1 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước 17

1.3.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước 17

1.3.2.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 17

1.3.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 21

1.3.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 23

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng 24

CHƯƠNG II –THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 27

2.2 Thực trạng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 27

2.2.1 Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 28

2.2.2 Chất lượng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 29

2.2.3 Đội ngũ giáo viên phổ thông ở Thành phố Hà Nội 32

2.3 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước 33

2.3.1 Đầu tư ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 33

2.3.1.1 Nguồn ngân sách nhà nước 35

2.3.1.2 Nguồn ngoài ngân sách 40

2.3.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước 41

2.3.2.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước 41

2.3.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước 44

2.3.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước 46

2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước 47

2.4.1 Thành tựu 47

2.4.2 Nguyên nhân tồn tại 48

CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 50

3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông 50

3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Đảng và Nhà nước 50

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Thành phố Hà Nội 52

3.2 Giải pháp 56

3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 56

3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 57

3.2.2.1 Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 57

3.2.2.2 Công tác phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông 59

3.2.3 Đổi mới, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 60

3.2.4 Hoàn thiện, đổi mới công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 62

3.2.5 Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 63

3.2.6 Một số giải pháp khác 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thẩm quyền xét duyệt theo quy định. Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, cân đối và trùng khớp với số liệu của cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước. Thứ hai, phê chuẩn báo cáo quyết toán. Đơn vị giáo dục cấp trên xét duyệt báo cáo của đơn vị giáo dục cấp dưới, cơ quan tài chính các cấp xét duyệt và phê chuẩn quyết toán đối với các đơn vị giáo dục dự toán cùng cấp. Sau 10 ngày kể từ khi nhận đc bản phê chuẩn báo cáo quyết toán của đơn vị cấp trên, các đơn vị cấp dưới phải thực hiện ngay các yêu cầu trong thông báo đó. Các Sở Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện NSNN từ các phòng tài chính, các Sở GD - ĐT ở địa phương mình và báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính. 1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT bao gồm: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn thu NSNN lớn thì nguồn vốn đầu tư cho giáo dục sẽ cao. Thứ hai, tốc độ phát triển dân số. Dân số tăng nhanh sẽ làm tăng số lượng học sinh, từ đó làm tăng số trường, lớp, giáo viên… để đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh. Khi đó, đòi hỏi lượng NSNN chi cho giáo dục tăng. Thứ ba, các chương trình phát triển GDPT của đất nước. Tùy thuộc vào số lượng cũng như tầm quan trọng của các chương trình phát triển GDPT mà mức độ và số lượng NSNN dành cho chúng có sự khác nhau. Thứ tư, thực trạng của ngành GDPT. Số lượng học sinh, giáo viên ở mỗi cấp học của hệ thống giáo dục là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi NSNN cho GDPT. Hiện nay với chủ trương miễn học phí ở bậc tiểu học thì mức kinh phí NSNN dành cho GDPT phụ thuộc vào định mức cấp cho mỗi học sinh. Ngoài ra số lượng giáo viên tăng cũng sẽ làm tăng các khoản chi NSNN cho GDPT như tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giáo viên. Cơ sở vật chất của các trường học phổ thông cũng ảnh hưởng đến chi NSNN cho GD - ĐT như sửa chữa, mua sắm thiết bị cho hoạt động dạy học… Thứ năm, nguồn viện trợ, hợp tác của các tổ chức và Chính phủ các nước tới cho sự nghiệp GDPT. Thứ sáu, cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDPT. Thứ bảy, trình độ và phương pháp quản lý của các đơn vị GDPT Ngoài ra còn có các nhân tô khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi NSNN cho GDPT như: biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, những chính sách phát triển GDPT… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ của cả nước. Hà Nội nằm ở lưu vực đồng bằng sông Hồng, gồm có 9 quận, 5 huyện với diện tích 927.39 km2, dân số hơn 3.5 triệu người. Thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông thuận lợi, là nơi giao lưu hàng hóa với quốc tế. Tình hình KT - XH của Thành phố Hà Nội liên tục tăng, bình quân đạt 11.16%/năm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường. Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của Việt Nam. Với mạng lưới các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu với hàng nghìn học sinh, sinh viên các cấp. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung đông đảo đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, công nhân kỹ thuật có trình độ cao thuộc mọi ngành nghề. Với sự phát triển của các ngành khác, giáo dục Hà Nội cũng chịu ảnh trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của thủ đô, do đó tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn tác động đến sự phát triển của hoạt động giáo dục trên địa bàn Thành phố, được là GDPT. Thực trạng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội Trải qua hơn 15 năm đổi mới và phát triển, nền giáo dục thủ đô đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất trường học… Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng, trong những năm gần đây Thành phố Hà Nội đã xây dựng và mở rộng thêm rất nhiều trường, lớp ở tất cả các bậc học GDPT. Bảng 2.1 – Quy mô GDPT Hà Nội qua các năm Đơn vị: trường, học sinh Bậc học Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiểu học Trường Học sinh 250 206.417 252 199.369 250 194.954 253 193.012 257 136.879 THCS Trường Học sinh 208 174.514 212 177.957 214 171.715 214 167.455 214 165.038 THPT Trường Học sinh 40 53.643 41 55.137 41 55.029 43 60.157 44 66.122 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Theo bảng số liệu trên ta thấy, số lượng trường học phổ thông không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể: ở bậc tiểu học trong năm 2007 có 257 trường, tăng 2,8% so với năm 2003. Trong khi đó ở bậc THCS là 214 trường, tăng 2,9% so với năm 2003; bậc THPT là 44 trường, tăng 10% so với năm 2003. Tính đến ngày 31/8/2007 toàn Thành phố Hà Nội có 137 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 14,2%, trong đó có 68 trường tiểu học (chiếm 30% của cấp học), 34 trường THCS (chiếm 15,6% của cấp học) và 6 trường THPT (chiếm 5,9% của cấp học). Trong khi đó số lượng học sinh bậc tiểu học và THCS đang giảm dần qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu thống kê. Cụ thể: ở bậc tiểu học trong năm 2007 số học sinh giảm 69.538 học sinh, giảm 50,8% so với năm 2003; ở bậc THCS số học sinh giảm 9.431 học sinh, giảm 5,7% so với năm 2003. Số lượng học sinh tiểu học và THCS giảm chủ yếu là do hệ thống giáo dục ngoài công lập đang phát triển mạnh, các phụ huynh có xu hướng chuyển con em họ sang học tại các trường dân lập, bán công hoặc tư thục với điều kiện tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng học sinh THPT lại có chiều hướng tăng lên, năm 2007 tăng 12.479 học sinh, tăng 23% so với năm 2003. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ cho nền kinh tế thủ đô. Chất lượng giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa ở bậc tiểu học và THCS đã được củng cố và có nhiều tiến bộ vượt bậc. Bảng 2.2 – Chất lượng GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đơn vị: % Xếp loại học lực Xếp loại đạo đức Khá Giỏi Khá Giỏi Tiểu học 28,93% 44,75% 1,8% 98,2% THCS 38,13% 28,66% 21,87% 75,33% THPT 38,5% 10,2% 32,8% 58,1% Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi cao, tỷ lệ học sinh trung bình yếu thấp và đang có xu hướng giảm dần. Ngoài ra tỷ lệ giáo dục đạo đức khá tốt ở học sinh phổ thông chiếm đa số, tỷ lệ trung bình hạn chế. Như vậy chất lượng GDPT thủ đô ngày càng tăng cả về học tập và đạo đức. Bậc tiểu học: Hầu hết trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 41.380 học sinh năm 2007. Số học sinh khuyết tật huy động đến lớp tham gia giáo dục hòa nhập được 1.754 học sinh. Số học sinh học 2 buổi/ngày năm 2007 có 188.259 học sinh, đạt tỷ lệ 93,5% tăng 2.5 lần so với năm trước. Duy trì thực hiện kết quả xóa mũ chữ và phổ cập tiểu học (1990) đúng độ tuổi. Trong những năm gần đây hiệu quả đào tạo ở bậc tiểu học ở Hà Nội đã tăng đều, hạn chế mức học sinh lưu ban, bỏ học. Ngoài ra còn quan tâm và duy trì những hoạt động giáo dục tổ chức kỷ luật, rèn luyện nếp sống, thi đua vở sạch – chữ đẹp… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đưa Tin học vào giảng dạy trong nhà trường: mới triển khai ở một số trường nội thành có điều kiện. Bậc THCS: Năm 2007 huy động được 43.415 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 vượt kế hoạch 1,6%. Huy động được 405 học sinh khuyết tật đến lớp học tập trung và hòa nhập. Số học sinh học 2 buổi/ngày có 61.919 học sinh đạt tỷ lệ 39%, tăng 3,1% so với năm trước. Giữ vững kết quả phổ cập THCS và chất lượng toàn diện. Thành phố Hà Nội đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đạt 100% vào năm 2002. Đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường: đạt 64% số trường Bậc THPT: Triển khai tốt đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông phân ban lớp 11. Số học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2007 có 66 em tham dự 11 môn, kết quả đạt 50 giải trong đó có 4 giải nhất, 17 giải nhì, 17 giải ba và 12 giải khuyến khích. Hà Nội có 2 học sinh dự thi học sinh giỏi quốc tế đều đạt huy chương bạc. Số học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 94.8% vào năm 2007. Đưa Tin học vào giảng dạy trong các nhà trường: đạt 100% số trường. Chất lượng GDPT Hà Nội còn được thể hiện qua tỷ lệ số học sinh/lớp, tỷ lệ học sinh/giáo viên. Cụ thể: tỷ lệ này càng ít thì chất lượng học tập càng cao do ít học sinh nên giáo viên dễ kèm cặp hơn, và ngược lại. Bảng 2.3 – Tỷ lệ học sinh/lớp, học sinh/giáo viên của GDPT ở Hà Nội Đơn vị: học sinh/lớp, học sinh/giáo viên Cấp học Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiểu học Học sinh/lớp 35,44 34,31 33,33 Học sinh/giáo viên 24,17 24,17 23,83 THCS Học sinh/lớp 40,41 40,33 40,23 Học sinh/giáo viên 19,23 18,61 18,03 THPT Học sinh/lớp 44,87 44,85 44,92 Học sinh/giáo viên 21,56 22,42 24,13 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy: số học sinh/lớp, học sinh/giáo viên ở bậc tiểu học và THCS có xu hướng giảm qua các năm thể hiện chất lượng giáo dục ở hai bậc này đang được củng cố: phổ cập giáo dục 100% ở bậc tiểu học và THCS. Trong khi đó con số này ở bậc THPT lại có xu hướng gia tăng do số trường THPT còn ít, cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng yêu cầu, vì vậy chất lượng giáo dục ở bậc này hiện còn chưa cao. Ngày nay các gia đình đều rất quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình phát triển về mọi mặt vì đây chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó ngành giáo dục nói chung và GDPT nói riêng đang phát triển ổn định và vững chắc, tạo cơ sở cho sự phát triển đất nước. Chất lượng GDPT hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục như tình trạng đối phó với thi cử còn nhiều phổ biến, chất lượng không đồng đều giữa các môn học, đặc biệt là sự chênh lệch về chất lượng học tập giữa nội thành và ngoại thành còn khá cao, tình trạng học chay, dạy chay còn khá phổ biến ở một số trường… Đội ngũ giáo viên phổ thông ở Thành phố Hà Nội Trong những năm vừa qua, số lượng giáo viên phổ thông ở Thành phố Hà Nội ngày càng tăng, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4 – Số lượng giáo viên GDPT ở Thành phố Hà Nội Đơn vị: người Bậc học 2003 2004 2005 2006 2007 Tiểu học 8.114 8.118 8.273 8.155 8.076 THCS 9.014 9.038 9.544 8.953 8.941 THPT 2.664 2.636 2.762 2.756 2.967 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Chất lượng của đội ngũ giáo viên phổ thông ngày càng cao, trong đó tỷ lệ giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn trên chuẩn cao: giáo viên tiểu học, THCS đạt 98%, giáo viên THPT đạt 100%. Đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt và tận tụy với nghề nghiệp. Chất lượng của đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào tỷ lệ giáo viên/lớp, tỷ lệ này càng ít thì chất lượng giáo dục càng cao, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5 – Tỷ lệ giáo viên/lớp của GDPT ở Hà Nội Đơn vị: người/lớp Cấp học 2006 2007 2008 2009 Tiểu học 1,47 1,42 1,40 1,35 THCS 2,10 2,17 2,23 1,97 THPT 2,08 2,00 1,86 2,09 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Các hoạt động bồi dưỡng giáo viên được tiến hành đúng kế hoạch, có chất lượng và hiệu quả cao. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ giáo viên, trong năm 2007 Sở đã tổ chức cho trên 350 giáo viên, các đơn vị cơ sở đã tự tổ chức bồi dưỡng Tin học cơ sở cho 4200 cán bộ và giáo viên. Ngoài ra ngành giáo dục Hà Nội còn cử hai đoàn cán bộ quản lý và giáo viên đi dự các chương trình học tập ở nước ngoài. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước Đầu tư ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội Cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự phấn đấu của ngành GD - ĐT, nền GDPT Hà Nội đã có những bước phát triển trong thời gian qua theo đúng mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra. Thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn đầu tư cho GD - ĐT, đặc biệt là GDPT như xây dựng các chương trình mục tiêu hành động, triển khai thực hiện các đề án… UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 26/2003/CT-UB ngày 31/7/2003 về việc thực hiện chương trình kiên cố hoá - hiện đại hoá trường lớp học ở Thủ đô. Kết quả đạt được như sau: Xây dựng trường chuẩn quốc gia: tính đến nay 31/10/2007 toàn Thành phố có 138 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 14,2%. Tuy nhiên, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế do thiếu diện tích đất, các phòng học chức năng, thực hành, thí nghiệm, thư viện, nhà thể chất theo quy định. Từ năm 2003 đến nay, Hà Nội đã xoá 1.500 phòng học cấp 4 và hoàn thành cơ bản việc xoá phòng học cấp 4 của các trường phổ thông, riêng giáo dục mầm non còn 475 phòng học cấp 4 tiếp tục xoá trong năm tới. Hoàn thành tách cấp được 6/16 điểm trường chung về cơ sở vật chất; đồng thời kết hợp mở rộng diện tích đất và xây mới được 97 trường học, trong đó quận huyện xây mới được 78 trường, trực thuộc xây mới được 19 trường. Từ năm 2003 đến nay, giáo dục và đào tạo Thủ đô được Thành phố quan tâm đầu tư và cấp đất mở rộng diện tích trường học gần 400.000 m2. Riêng năm 2007, đã được cấp 194.000 m2 đất xây dựng và mở rộng diện tích trường học, trong đó Giáo dục Tiểu học có 35.000 m2; Giáo dục THCS có 51.000 m2; Giáo dục THPT có 8.000 m2. Di dời hộ dân ra khỏi khuôn viên trường học: tổng số có 377 hộ dân ở trong khuôn viên đất do các trường học quản lý đến nay đã cơ bản hoàn thành di dời được 73 hộ (trong đó 22 hộ trực thuộc Sở, 51 hộ thuộc quận huyện). Công tác tăng cường cải tạo chiếu sáng học đường đến nay cơ bản hoàn thành. Số phòng học được cải tạo chiếu sáng học đường năm 2007 là 4.524 phòng học với kinh phí 20,66 tỷ đồng. 100% các trường học đã xây dựng phòng Y tế để sơ cấp cứu cho học sinh kịp thời. Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động của các trường học. … Bên cạnh đó, còn xây dựng các bản quy hoạch phát triển, quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung phòng học phục vụ học sinh học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học và THCS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong việc thực hiện đổi mới chương trình GDPT theo Nghị quyết 40 của Quốc hội. Nguồn ngân sách nhà nước: Đây là nguồn vốn chủ đạo dùng để chi cho GD - ĐT, chiếm trên 20% tổng chi ngân sách của Thành phố. Ngân sách Thành phố duy trì đảm bảo tỷ lệ ngân sách hàng năm cho sự nghiệp GD - ĐT năm sau cao hơn năm trước; đảm bảo phân bổ đủ kinh phí ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội. Chi NSNN gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên: chiếm tỷ trọng lớn, tăng dần qua các năm, bao gồm chi lương, phụ cấp lương chiếm 80%; chi giảng dạy, mua sắm, sửa chữa chiếm 20% tổng chi NSNN. Bảng 2.6 – Chi thường xuyên cho GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội Đơn vị: triệu đồng 2005 2006 Dự toán 2007 2008 2009 Chi thường xuyên 810 842,77 1.104,96 1.196,07 1.323,1 Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội Chi thường xuyên cho sự nghiệp GD - ĐT Hà Nội năm 2005 là 810 tỷ đồng, năm 2006 là 842,77 tỷ đồng tăng 4,05% so với năm 2005. Dự đoán NSNN dành cho chi thường xuyên sẽ tăng cao trong các năm tiếp theo, cụ thể: năm 2007 là 1.104,96 tỷ đồng, năm 2008 là 1.196,07 tỷ đồng và năm 2009 là 1.323,1 tỷ đồng. Năm 2006, HĐND Thành phố đã thông qua định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2007 làm cơ sở ổn định chi ngân sách cho giai đoạn 2007-2010 Tùy theo từng cấp học, chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục sẽ được phân bổ một cách khác nhau. Cụ thể định mức phân bổ năm 2007 đối với bậc tiểu học là 1.270.000 đồng tăng 162,8% so với năm 2004; đối với bậc THCS là 1.730.000 đồng tăng 163,4% so với năm 2004. Bảng 2.7 – Định mức phân bổ chi thường xuyên cho GDPT ở Hà Nội Đơn vị: đồng Cấp học Phân bổ năm 2004 Phân bổ năm 2007 Tiểu học 780.000 1.270.000 THCS 1.060.000 1.730.000 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Chi đầu tư xây dựng cơ bản: gồm các khoản chi tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới trường lớp phục vụ công tác dạy và học Bảng 2.8 – Chi đầu tư xây dựng cơ bản GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội Đơn vị: triệu đồng 2005 2006 Dự toán 2007 2008 2009 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 210 192,86 261,78 238,73 215,83 Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội Chi đầu tư phát triển GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội năm 2005 đạt 210 triệu đồng, năm 2006 là 193,86 triệu đồng giảm 8,2% so với năm 2005. Dự toán chi đầu tư cho sự nghiệp GD - ĐT của Thủ đô năm 2007 là 261,78 triệu đồng, năm 2008 là 238,73 triệu đồng, năm 2009 là 215,83 triệu đồng. Tùy theo từng bậc học mà tỷ trọng phân bổ đầu tư phát triển cho giáo dục ở Hà Nội là khác nhau, theo tỷ trọng từ cao xuống thấp, dao động không đáng kể qua các năm. Bảng 2.9 – Tỷ trọng phân bổ chi đầu tư phát triển cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội Đơn vị: % Tiểu học THCS THPT Tỷ trọng phân bổ 28,7% 32% 18,13% Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Chi chương trình mục tiêu: bao gồm các khoản chi nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu GDPT, giải quyết những tồn tại trong hệ thống GDPT để nâng cao chất lượng giáo dục. Bảng 2.10 – Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia cho sự nghiệp GD - ĐT Đơn vị: triệu đồng Thực hiện năm 2006 Dự toán năm 2007 Dự toán năm 2008 Chi chương trình mục tiêu quốc gia 1.000 900 1.000 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Bảng 2.11 – Dự toán chi chương trình mục tiêu cho sự nghiệp GD - ĐT ở Thành phố Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chương trình mục tiêu Thành phố Tổng Trong đó Chi phòng chống ma túy học đường Chi công nghệ thông tin trong nhà trường Chi bồi dưỡng giáo viên Thực hiện năm 2006 6.980 300 462 6.218 Dự toán năm 2007 4.402 100 0 4.302 Dự toán năm 2008 5.000 0 0 5000 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Theo bảng số liệu trên, nguồn vốn chi dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi chương trình mục tiêu Thành phố cho sự nghiệp GD - ĐT tăng qua các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, và của Thành phố Hà Nội trong việc giải quyết những tồn tại trong hệ thống GDPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô. Bảng 2.12 – Tổng hợp kinh phí NSNN cho sự nghiệp GD - ĐT Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 - Tổng chi sự nghiệp GD – ĐT 1.142.005 1.863.600 2.325.118 Tỷ trọng trong chi ngân sách địa phương (loại trừ đầu tư cho các dự án lớn) 11,4% 15,2% 23,8% - Chi đầu tư xây dựng cơ bản 210.107 683.600 885.000 Tỷ trọng trong chi đầu tư xây dựng cơ bản địa phương (loại trừ đầu tư cho các dự án lớn) 5,1% 11,9% 20,9% - Chi thường xuyên, chương trình mục tiêu 931.898 1.180.000 1.440.118 Tỷ trọng 26,4% 23,1% 31,9% Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội Qua bảng số liệu trên có thể thấy Thành phố Hà Nội rất ưu tiên đầu tư cho GD - ĐT. Tổng chi NSNN cho giáo dục tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân hàng năm là 24,8%. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục trong chi ngân sách địa phương tăng dần từ 11,4% năm 2005 lên 15,2% năm 2006 và 23,8% năm 2007. Trong đó tỷ trọng chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu cho sự nghiệp giáo dục bình quân trên 23% chi thường xuyên của ngân sách địa phương; tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần qua các năm từ 5,1% năm 2005 lên 11,9% năm 2006 và 20,9% năm 2007. Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp GDPT Thủ đô trong việc nâng cao quy mô và chất lượng giáo dục. 2.3.1.2 Nguồn ngoài ngân sách Triển khai giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thành phố Hà Nội đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cho 100% cơ sở GD – ĐT công lập. Thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục đào tạo trong năm 2007 khoảng 300 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu là học phí. Thu học phí và các khoản thu khác của các cơ sở GD – ĐT đóng vai trò quan trọng cùng với NSNN để phát triển GD – ĐT, nhưng hiện nay chiếm chưa tới 13% tổng chi ngân sách cho GD – ĐT của Thủ đô, đạt 300 tỷ/2.325 tỷ đồng năm 2007. Ngoài ra, trong những năm qua, giáo dục Hà Nội nhận được các nguồn viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Riêng nguồn viện trợ và tài trợ cho các trường khuyết tật giai đoạn 2003-2006 là 4.332 triệu đồng. Trong năm 2007, nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ cho GDPT ở Hà Nội cụ thể như sau: Bảng 2.13 – Nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho GDPT ở Hà Nội Đơn vị: đồng CBM Hands of hope Thời gian 3 năm 3 năm Tổng vốn 3.768.718.300 333.856.000 Vốn đến 31/12/2006 1.458.351.800 147.825.000 Thực hiện 2007 796.004.000 91.031.000 Dự toán 2008 1.514.362.500 95.000.000 Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội 2.3.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Thành phố Hà Nội 2.3.2.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước Công việc đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN là lập dự toán ngân sách, đó là việc lập kế hoạch các khoản thu – chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành ngân sách chung của Thành phố, hoạch định các chính sách tài chính ngắn và dài hạn, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất, điều chỉnh các chính sách chế độ tài chính hiện hành. Xây dựng dự toán thu chi tài chính của GDPT phải dựa trên kế hoạch phát triển giáo dục theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, và Thành phố đối với sự nghiệp GDPT. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng cấp, từng trường; căn cứ vào như cầu về ngân sách của từng đơn vị giáo dục; căn cứ vào định mức chi , quy chế chi tiêu, dự toán các năm trước đó… để các trường lập dự toán theo Mục lục ngân sách gửi các cơ quan tài chính quản lý trực tiếp. Quá trình lập dự toán ngân sách được thực hiện như sau: Cuối quý III năm báo cáo, Sở Tài chính Hà Nội hướng dẫn phòng Tài chính và phòng Giáo dục các quận, huyện lập kế hoạch chi cho đơn vị mình. Các trường có trách nhiệm lập dự toán chi của đơn vị và gửi lên cơ quan tài chính cấp trên. Tại đây phòng Tài chính các quận, huyện sẽ tổng hợp và gửi lên UBND quận, huyện để trình HĐND quận, huyện phê duyệt, đồng thời gửi Sở GD - ĐT, Sở tài chính Hà Nội. Đối với các trường THPT do Sở quản lý thì gửi trực tiếp dự toán lên Sở Tài chính. Sở Tài chính Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Sở GD - ĐT, Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội xem xét dự toán và trình UBND Thành phố thông qua. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Nhà nước giao, các Sở ngành có liên quan tiến hành lập dự toán chi đến từng đơn vị và trình HĐND, UBND Thành phố xem xét, phê duyệt. HĐND Thành phố xem xét, và đưa ra quyết định phê duyệt dự toán ngân sách chi cho từng đơn vị giáo dục, đồng thời đưa ra phương án phân bổ dự toán từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp GDPT được phân bổ cụ thể như sau: Chi thường xuyên: giao cho các đơn vị giáo dục phân bổ theo bốn nhóm: thanh toán cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa và các loại khác. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: phân bổ theo tiến độ. Bảng 2.14 – Chi tiêu cơ sở cho sự nghiệp GDPT theo từng loại qua các năm Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Tổng chi 1.388 1.737 1.826 1.953 Chi thường xuyên 1.196 1.475 1.587 1.737 Chi đầu tư 193 262 239 216 Nguồn: Sở GD - ĐT Hà Nội Ta thấy dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GDPT ở Thành phố Hà Nội tăng dần qua các năm. Tổng chi cơ sở năm 2006 đạt 1.388 tỷ đồng, năm 2007 tổng chi tăng 25,2% so với năm 2006 đạt 1.737 tỷ đồng và dự kiến năm 2008 tăng 5,2% đạt 1.826 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 12,5% đạt 1.953 tỷ đồng so với năm 2007. Chi thường xuyên là khoản chi gần như bắt buộc, tăng đều qua các năm tùy theo quy mô GDPT ở Hà Nội. Còn chi đầu tư phát triển trong những năm qua tăng rất cao, trong đó chi đầu tư năm 2007 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2006. Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Thành phố được quy định trong Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi. Trong khi đó theo Quyết định số 135/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội thì định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Thành phố lại phân bổ theo sô học sinh. Tùy thuộc vào số học sinh tại các trường trong năm học mà sẽ có những mức phân bổ hợp lý, để đáp ứng điều kiện học tập cũng như những trang thiết bị cần thiết cho mỗi học sinh. Định mức chi hàng năm của Thành phố cho sự nghiệp GDPT ở các cấp học luôn cao hơn rất nhiều so với định mức chi của Trung ương, điều này đã tạo ra một khoảng cách chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền. 2.3.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước Công tác cấp phát kinh phí: được thực hiện theo mô hình quản lý chi ngân sách GDPT của Thành phố Hà Nội như sau: Bậc tiểu học và THCS: Sở Tài chính Hà Nội căn cứ vào dự toán chi NSNN được giao sẽ chuyển kinh phí từ ngân sách Thành phố xuống cho phòng Tài chính các quận, huyện thực hiện cấp cho từng trường. Bậc THPT: căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị giáo dục lập dự toán chi ngân sách gửi Sở GD - ĐT Hà Nội tổng hợp và gửi Sở Tài chính Hà Nội. Khi đó Sở Tài chính Hà Nội sẽ cấp hạn mức kinh phí cho từng trường thông qua hệ thống tài khoản được mở tại kho bạc nhà nước Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GDPT ở TP Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan