Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015)

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VỐN ĐẦU TƯ 3

I. Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội 3

1. Khái niệm và phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. 3

1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3

1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3

2. Vai trò và đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 4

3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (kế hoạch 5 năm) 7

3.1. Khái niệm và vị trí 7

3.2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm. 7

II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư. 8

1. Khái niệm vốn đầu tư. 8

2. Phân loại vốn đầu tư 8

2.1. Phân loại theo tài sản sản xuất. 8

2.2. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 9

2.2. Theo nguồn hình thành 11

III. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 13

1. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội 13

2. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 16

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2006-2010) TỈNH BẮC GIANG 18

I. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang 18

1. Tình hình kinh tế vĩ mô. 18

1.1. Những thành tựu đạt được. 20

1.2. Những hạn chế còn tồn tại 25

II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30

1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30

2. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010) 32

2.1. Các nguồn huy động vốn đầu tư 35

2.2. Về cơ cấu huy động vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế. 38

2.3. Đánh giá về việc thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010). 38

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2011-2015) TỈNH BĂC GIANG 47

I. Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang. 47

1. Mục tiêu về phát triển kinh tế. 47

2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. 49

3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư. 51

4. Định hướng thu hút vốn đầu tư 51

4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư 51

4.2. Định hướng ngành 52

II. Giải pháp thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang. 53

1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 53

2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ 54

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư 54

4. Cải cách về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 54

5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 54

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó khăn. Hoạt động khuyến công còn phân tán. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng khá, song chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức tổ chức lao động công nghiệp rất hạn chế, tình trạng tự ý bỏ việc, đình công trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở một số doanh nghiệp. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các dự án phát triển công nghiệp hiện đại, công nghệ cao. 1.2.4. Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thực sự sôi động, du lịch chưa phát triển. Quản lý thị trường còn có nhiều mặt chưa tốt Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh buôn bán tăng nhanh nhưng phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, mua bán qua nhiều tầng nấc. Chưa thành lập hệ thống các kênh phân phối thông suốt ổn định từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động thương mại chưa thực sự sôi động, tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hoá theo bình quân đầu người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước. Thị trường nông thôn chưa được quan tâm đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt tình hình diễn biến giá cả thị trường, dự báo thông tin thị trường, định hướng tiêu dùng xã hội.....còn hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường còn nhiều bất cập, nhất là các vấn đề mới nẩy sinh sau hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thị trường chưa cao. Tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại… còn diễn biến phức tạp. Về hoạt động xuất nhập khẩu : Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 đang tăng trưởng khá và đạt mục tiêu đề ra, song chưa tương xứng tiềm năng và chưa ổn định. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp xa so bình quân chung cả nước. Hàng hoá xuất khẩu nhìn chung còn phân tán, thiếu tập trung, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng còn thấp. Tỷ trọng hàng qua chế biến có tăng nhưng hàng xuất khẩu thô còn lớn. Doanh nghiệp, doanh nhân tham gia xuất khẩu phần lớn có quy mô nhỏ, vốn hoạt động hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Hiệu quả kinh doanh chưa cao. Năng lực tự tiếp cận và mở rộng thị trường còn hạn chế. Thị trường xuất nhập khẩu từng bước được mở rộng, tuy nhiên đối với một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... chưa thực sự ổn định vững chắc. Thị trường Trung Quốc còn nhiều rủi ro, thị trường mới như Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông.. chưa được quan tâm đầy đủ. 1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế-xã hội; việc triển khai quy hoạch chi tiết chưa theo kịp phát triển đô thị, giao thông vận tải. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập; công tác quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai còn thiếu sót, chưa theo kịp yêu cầu phát triển Đầu tư xây dựng hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng) chưa đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Công tác bồi thường, GPMB còn gặp nhiều khó khăn; tiến độ đầu tư của nhiều dự án trong các khu, cụm công nghiệp chậm. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ công nghệ thấp.... 1.2.6. Qui mô, chất lượng, cơ cấu đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Nguồn nhân lực có chất lượng còn thiếu, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức lao động công nghiệp hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, tình trạng lao động không có hoặc thiếu việc làm, nhất là thanh niên đến tuổi lao động đang là vấn đề đáng quan tâm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về chất lượng và số lượng, ít công nhân có tay nghề cao (bậc 7/7). Lực lượng cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh còn mỏng, trình độ có mặt hạn chế, không chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu về một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao. 1.2.7. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự vững chắc. Nguy cơ tái nghèo còn lớn; tốc độ giảm nghèo ở một số địa phương còn thấp; chưa hoàn thành chỉ tiêu xoá hộ chính sách nghèo vào năm 2007. Một bộ phận cán bộ và người nghèo thiếu ý thức vươn lên, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thu nhập của người lao động và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhìn chung còn thấp. 1.2.8. Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống còn hạn chế Mới chỉ dừng lại ở mô hình điểm; triển khai các chương trình có quy mô lớn còn ít. Chưa tạo được phong trào sâu rộng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu. Số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác chưa nhiều. Quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường còn thiếu sót, sai phạm. Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí còn hạn chế. II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) Đầu tư phát triển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo, quyết định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, do vậy nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn được tỉnh ủy, UBND tỉnh tập chung chỉ đạo với phương châm “Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư qua các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài”. Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) tỉnh Bắc Giang. Để đảm bảo kinh tế của tỉnh phát triển theo kịp sự phát triển của đất nước thì tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bắc Giang là: 25.862 tỷ đồng. Đây là một số vốn khá lớn so với khả năng tích lũy của tỉnh. Trong giai đoạn này khả năng tích lũy của tỉnh là: 7.163 tỷ đồng trong đó: Vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh là: 5.535tỷ đồng, vốn tín dụng nhà nước: 398 tỷ đồng, vốn đầu tư từ trung ương: 1.230 tỷ đồng. Số vốn cần huy động thêm là: 18.699 tỷ đồng Trong đó: Vốn huy động từ doanh nghiệp đầu tư trong nước là: 6.320 tỷ đồng, vốn huy động từ dân cư là: 9.850 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 2.529 tỷ đồng. Cụ thể kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2010 được trình bày trong bảng kế hoạch vốn đầu tư dưới: Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2010) (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu KH 2006 KH 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010 Tổng 1. Tổng đầu tư toàn xã hội 3523 4600 5500 5855 6384 25.862 a. Vốn do địa phương quản lý 3080 4356 5335 5728 6196 24695 Trong đó: Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 580 856 1211 1342 1546 5535 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 52 48 75 93 130 398 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1000 1112 1324 1420 1464 6320 Vốn đầu tư của dân cư 1015 1800 2280 2300 2455 9850 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 485 540 645 673 880 2592 b. Vốn do trung ương đầu tư trên địa bàn 443 251 175 163 198 1230 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 443 251 175 163 198 1230 2. Phân theo cơ cấu ngành 3523 4600 5500 5855 6384 25862 a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế Công nghiệp 610 750 835 986 1069 4250 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 837 997 1008 1058 1100 5000 Quản lý nhà nước 121 173 149 129 208 780 Giao thông 1256 1374 1180 1009 1181 6000 Văn hóa thông tin, bưu chính viễn thông 87 95 186 198 234 800 b. Cơ sở hạ tầng xã hội Phát triển đô thị 83 149 367 530 371 1500 Giáo dục đào tạo 172 439 559 703 717 2590 Y tế, dịch vụ xã hội 73 70 98 157 310 708 c. Các ngành, lĩnh vực khác 697 789 877 928 933 4224 (nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Với mục tiêu phát triển kinh tế một cách toàn diện, Bắc Giang đã xây dựng một bản kế hoạch vốn đầu tư khá chi tiết căn cứ vào nguồn nội lực của tỉnh và khả năng thu hút vốn từ bên ngoài. Đồng thời có kế hoạch thu hút vốn đầu tư cho từng ngành, lĩnh vực để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội (2006-2010) của tỉnh. Qua bảng kế hoạch vốn đầu tư ta nhận thấy: Thứ nhất: Theo nguồn vốn đầu tư thì vốn đầu tư cần thu hút thêm từ bên ngoài là khá lớn 18.699 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là thu hút từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp (6.320 tỷ đồng) và vốn đầu tư của dân cư (9.850 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá ít (2.592 tỷ đồng). Đây là giai đoạn tỉnh bắt đầu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. So với giai đoạn 2000- 2005 (890 tỷ đồng) thì vốn đầu tư nước ngoài cần thu hút tăng khá nhiều. Ta thấy Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch vốn đầu tư với sự chủ động về nguồn vốn khá cao của tỉnh: vốn đầu tư từ trung ương là khá nhỏ (1.230 tỷ đồng). Việc ít phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ trung ương sẽ giúp tỉnh chủ động hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai: theo cơ cấu ngành đầu tư thì vốn đầu tư được đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông (6.000 tỷ đồng). Tỉnh chú trọng vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một quyết định rất hợp lý. Để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào tỉnh thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển của tỉnh còn rất yếu kém, dẫn đến không hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp cũng cần phải được chú trọng. Bắc Giang là một tỉnh thuần nông, phát triển nông nghiệp vẫn là một ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp thì việc đảm bảo phát triển nông nghiệp là mục tiêu cần thiết. 2. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010) Sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 tỉnh Bắc Giang, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỉnh đã cố gắng vượt qua và đạt được các kết quả: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động được là 20.495 tỷ đồng đạt 79,25% kế hoạch để ra. Trong đó vốn đầu tư từ trung ương trên địa bàn là 1.233 tỷ đồng đạt 100,24% kế hoạch đề ra. Vốn đầu tư tỉnh huy động thêm được là 13.000 tỷ đồng đạt 69,5%. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp là 4.700 tỷ đồng đạt 74,4%, vốn đầu tư của dân cư là 6.300 tỷ đồng đạt 63,96%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 2.000 tỷ đồng đạt 77,16%. Đây là một kết quả thấp so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên ta có thể thấy tỉnh đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả này. Do nhiều yếu tố khách quan mà tỉnh đã không đạt được mục tiêu mà kế hoạch đề ra nhất là khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008. Cụ thể tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh được thể hiện trong bảng dưới: Bảng 2.3: Thực trạng huy động vốn đầu tư tỉnh Bắc giang (2006-2010) (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 Tổng 1. Tổng đầu tư toàn xã hội 3245 4658 4190 2018 6384 20495 a. Vốn do địa phương quản lý 3013 4411 3955 1754 6129 19269 Trong đó: Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 880 915 1200 1345 1595 5935 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 52 48 74 90 70 334 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 755 1015 1024 642 1264 4700 Vốn đầu tư của dân cư 980 1000 1275 790 2055 6300 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 485 425 460 200 430 2000 b. Vốn do trung ương đầu tư trên địa bàn 232 247 235 264 255 1233 2. Phân theo cơ cấu ngành 3245 4658 4190 2018 6384 20495 a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế Công nghiệp 610 650 735 786 953 3733 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 837 1097 1288 758 813 4792 Quản lý nhà nước 121 173 149 129 214 786 Giao thông 1456 1374 880 909 1064 5683 Văn hóa thông tin, bưu chính viễn thông 87 85 186 158 234 749 b. Cơ sở hạ tầng xã hội Phát triển đô thị 7.7 10.9 36.7 53.0 37.1 1454 Giáo dục đào tạo 17.3 43.9 55.9 70.3 71.7 2590 Y tế, dịch vụ xã hội 7.3 7.0 9.8 15.7 31.0 708 c. Các ngành, lĩnh vực khác 697 789 877 928 933 4224 (nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Qua bảng trên cho ta thấy tỉnh đã chủ động được nguồn vốn đầu tư của mình: tổng số vốn đầu tư do tỉnh quản lý chiếm tỉ lệ rất cao (19.269 tỷ đồng) trong khi đó vốn do trung ương đầu tư trên địa bạn là rất thấp (1.233 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư của tỉnh vẫn chủ yếu là thu hút từ nguồn vốn đầu tư trong nước (11.000 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư từ doanh nghiệp là 4.700 tỷ đồng và vốn đầu tư của dân cư là 6.300 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư do tỉnh quản lý huy động mới chỉ đạt được 78,03% . Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này là khá ít chỉ có 2.000 tỷ đồng. Ta nhận thấy trong những năm đầu tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư khá tốt, tuy nhiên bắt đầu từ cuối năm 2008 thì thu hút vốn đầu tư của tỉnh giảm rõ rệt. Bảng 2.4. Tình hình thực hiện kế hoạch thu hút vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 KH TH KH TH KH TH KH TH KH ƯTH Tổng vốn đầu tư xã hội(tỷ đồng) 3523 3245 4600 4658 5500 4190 5855 2018 6384 6384 Năm 2007 là năm thực hiện tốt nhất kế hoạch vốn đầu tư: huy động được 4.658 tỷ đồng đạt 101,26% kế hoạch. Từ năm 2008 huy động vốn đầu tư bắt đầu có dấu hiệu đi xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Đỉnh điểm là năm 2009 khi mà tỉnh chỉ huy động được 2.018 tỷ đồng đạt 34,47% kế hoạch đề ra. Đây là năm mà hàng loạt các doanh nghiệp đang đầu tư giảm vốn đầu tư và lui tiến độ, dẫn đến việc huy động vốn đầu tư giảm. Những tháng đầu năm 2010 tình hình huy động vốn đầu tư đang có những tiến triển rõ rệt, trong 3 tháng đầu năm tỉnh đã thu hút được thêm 6 dự án đầu tư mới vào các khu công nghiệp Quang Châu, Đình Trám với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.575 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh bắt đầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với tình hình như hiện nay thì khả năng năm 2010 sẽ vượt kế hoạch đề ra. Vốn đầu tư phân theo cơ cấu ngành thì ngành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng huy động được một khối lượng vốn đầu tư khá lớn. Xây dựng cơ sở hạ tầng là lĩnh vực huy động được nhiều vốn đầu tư nhất 7.137 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và vốn từ trung ương rót xuống. Chính vì vậy mà nguồn vốn trong lĩnh vực này thu được khá lớn. Vốn đầu tư trong công nghiệp là 3.733 tỷ đồng đạt 87,8% và nông nghiệp là 4.792 tỷ đồng đạt 95,84%. Ngành dịch vụ huy động được số vốn khá lớn 4833 tỷ đồng chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và các dịch vụ về giáo dục và y tế chăm sóc sức khỏe. 2.1. Các nguồn huy động vốn đầu tư Để huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010). Tỉnh đã huy động nguồn vốn qua các nguồn: Vốn đầu tư trong nước Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn quan trọng Đây trong phát triển kinh tế xã hội. Nó không mang tính quyết định nhưng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo có đủ năng lực nội tại để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bảng 2.5: Huy động vốn đầu tư trong nước tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 Tổng a. Vốn do địa phương quản lý 3013 4411 3955 1754 6129 17269 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 880 915 1200 1345 1595 5935 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 52 48 74 90 70 334 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 755 1015 1024 642 1264 4700 Vốn đầu tư của dân cư 980 1000 1275 790 2055 6300 b. Vốn do trung ương đầu tư trên địa bàn 232 247 235 264 255 1233 ( Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn đầu tư trong nước là rất lớn 18.502 tỷ đồng, chiếm 90,27% tổng vốn đầu tư xã hội mà tỉnh huy động được. Số vốn đầu tư này được huy động chủ yếu qua các nguồn: Thứ nhất là nguồn vốn vay ngân hàng và tín dụng đầu tư: trước mắt và lâu dài, đây vẫn là nguồn vốn quan trọng, đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nguồn vốn vay ngân hàng và tín dụng đầu tư vẫn còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng nguồn vốn đầu tư). Chưa phát huy được hết tiềm năng. Nhờ thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ qua hệ thống tín dụng ngân hàng, nên nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại tăng khá. Dư nợ tín dụng ước đạt 9.400 tỷ tăng 44% so với giai đoạn 2000-2005. Trong đó kết quả dư nợ nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo chủ trương kích cầu của Chính phủ ước đạt 2.700 tỷ đồng, bằng 28,7% tổng dư nợ. Nhờ đó đã giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và dần hồi phục. Thứ hai là nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư trong tỉnh: Hiện nay Bắc Giang đang sử dụng nguồn vốn đầu tư từ dân cư khá lớn 6.300 tỷ đồng đạt 63,965% kế hoạch đề ra và chiếm 30,74% tổng vốn đầu tư xã hội. Tuy nhiên đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều yếu tố tự phát của dân cư, vốn đầu tư của dân cư chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ: giao thông vận tải, nhà hàng… Trong khi đó đầu tư của doanh nghiệp trong nước chưa khai thác hết tiềm năng. Tính chung từ trước tới nay, toàn tỉnh đã thu hút 415 dự án đầu tư trong nước, sử dụng 3.551 ha đất, với số vốn đăng ký đầu tư là 19.505 tỷ đồng. Thứ ba là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Bao gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và nguồn trung ương cân đối trực tiếp cho ngân sách địa phương. Trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã huy động được 7.168 tỷ đồng đạt 105,96% chiếm 34,97% tổng vốn đầu tư xã hội. Đây là nguồn vốn quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Trong giai đoạn 2006-2010 khi mà nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hầu hết các mục tiêu về thu hút vốn đầu tư đều không thực hiện được đúng kế hoạch thì vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn duy nhất vượt kế hoạch. Đây là một nỗ lực của tỉnh nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cường sự hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư. b. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Thứ nhất, Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Trong thời gian qua Bắc Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện môi trường đầu tư.Tuy nhiên, thu hút đầu tư nước ngoài của Bắc Giang vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Bảng 2.6: Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Giang (2006-2010) (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 TỔNG Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 485 425 460 200 430 2000 (Nguồn: sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang) Qua bảng số liệu trên ta thấy. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu được trong giai đoạn 2006-2010 là 2000 tỷ đồng đạt 77,16% kế hoạch đề ra và chiếm 9,76% tổng vốn đầu tư xã hội. Tính đến hết tháng 3/2010, Bắc Giang đã thu hút được 77 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 479,3 triệu USD. Trong 3 tháng đầu năm 2010 tỉnh Bắc Giang đã thu hút 18 dự án đầu tư trong nước, sử dụng 19,6 ha đất và 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký 571 tỷ đồng và 17,478 triệu USD. Nói chung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Giang vẫn còn rất khiêm tốn, chưa đạt kế hoạch đề ra. Bắc Giang cần phải tăng cường công tác xúc tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của tỉnh. Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: Nguồn vốn này do nhà nước quản lý. Số vốn đầu tư về tỉnh Bắc Giang được tính vào vốn ngân sách nhà nước cấp. 2.2. Về cơ cấu huy động vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế. Bảng 2.7: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (2006-2010) (Đơn vị: tỷ đồng) STT Ngành đầu tư Số vốn đầu tư theo kế hoạch Số vốn đầu tư thực hiện. % Thực hiện kế hoạch 1 Công nghiệp 4250 3373 79,3% 2 Nông, lâm, ngư nghiệp 5000 4792 95,04% 3 Dịch vụ 7670 3119 40,66% 4 Xây dựng cơ sở hạ tầng 8942 9211 103% (nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015)) Qua bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (2006-2010) ta thấy: tỉ lệ thực hiện được kế hoạch huy động vốn đầu tư trong các ngành nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cao: Tổng số vốn đầu tư huy động được phục vụ cho đầu tư trong ngành nông, lâm, thủy sản là: 4.792 tỷ đồng đạt 95,04% kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đầu tư huy động được phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng là: 9.211 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch đề ra. Trong khi đó ngành công nghiệp và dịch vụ huy động được khá ít: Tổng số vốn đầu tư huy động được phục vụ cho đầu tư trong ngành công nghiệp là 3.373 tỷ đồng đạt 79,3% kế hoạch. Ngành dịch vụ tổng số vốn đầu tư huy động được là 3.119 tỷ đồng chỉ đạt 40,66%. 2.3. Đánh giá về việc thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010). Nhìn chung kết quả huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2010 là một kết quả đạt mức khá, tổng vốn đầu tư xã hội huy động được là 20.495 tỷ đồng đạt 79,25% kế hoạch đề ra. Một số mục tiêu thu hút vốn đầu tư vượt kế hoạch như vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của tỉnh đạt 107,23% và vốn đầu tư từ trung ương đầu tư vào tỉnh đạt 100,24% kế hoạch đề ra. Đây là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vì vậy rất ổn định và ít chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên hầu hết các mục tiêu huy động vốn đầu tư là không đạt kế hoạch đề ra: Vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 74,37%, vốn đầu tư của dân cư đạt 63,96%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 77,16%. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình đầu tư của các nhà đầu tư vào tỉnh. Thứ nhất là đầu tư nước ngoài giảm, số lượng vốn đầu tư thực hiện giảm đáng kể Có thể nói, ảnh hưởng rõ nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới biểu hiện  ở  tỉnh ta thời gian qua là tình trạng giãn, giảm tiến độ các dự án FDI và khó khăn trong thu hút FDI mới vào các khu, cụm công nghiệp. Một trong những dự án quy mô lớn của Tập đoàn Hồng Hải đang được đầu tư tại Cụm CN ô tô Đồng Vàng là Nhà máy thiết bị điện tử Fuhong mặc dù đã hoàn thành việc đầu tư hạ tầng và nhà xưởng  nhưng đã phải giãn tiến độ do thị trường thu hẹp. Không chỉ Hồng Hải, đây là thời kỳ hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Điều đó buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải cơ cấu lại sản xuất, cắt giảm đầu tư   và tập trung điều chỉnh, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chính quốc. Do đó, thu hút các dự án FDI mới cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu tư trong nước giảm do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Trước tình hình khó khăn lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan các cấp cố gắng, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mặt khác khi ta xem xét tình hình huy động vốn đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế ta thấy: Qua bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (2006-2010) ta thấy: Các ngành nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư khá tốt và tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là rất cao. Đây là hai ngành mà vốn đầu tư huy động chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư ngân sách là chính, vốn đầu tư ngân sách là nguồn vốn ổn định. Còn lại ngành công nghiệp và dịch vụ huy động được rất ít vốn đầu tư và không đạt được so với kế hoạch đề ra là rất lớn. Đây là hai ngành mà vốn đầu tư chủ yếu huy động từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của dân cư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là những nguồn vốn chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà việc huy động vốn đầu tư trong những ngành này là rất khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008. 2.3.1. Các thành tựu đã đạt được: a. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thu hút vốn đầu tư của tỉnh vẫn đạt kết quả tốt Những năm đầu của kế hoạch vốn đầu tư tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bắt đầu tư năm 2008 thu hút vốn đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. Điển hình nhất là tỉnh trạng giãn, giảm tiến độ các dự án FDI mới vào các khu, cụm công nghiệp. Tuy vậy thu hút vốn đầu tư vẫn đạt mức khá so với kế hoạch đề ra: Vốn FDI vẫn đạt 77,16% kế hoạch đề ra Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đạt 74,37% đạt mức khá Vốn đầu tư của dân cư đạt 63,96%. Đây là một kết quả chấp nhận được so với tình hình ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015).DOC
Tài liệu liên quan